Có bạn nào biết tưới cây thế nào là đúng cách nhất? Tưới lên lá cây, tưới vào gốc cây hay tưới vào đất?
Thường thì khi cầm vòi tưới cây, chúng ta sẽ làm đúng theo nghĩa đen: tưới nguyên cái cây, tức là xịt nước lên tán lá. Nhưng tiếc chỗ, lá không thể hút nước được, mà nước bị bay hơi mất hết trước khi kịp rơi xuống đất. Nói chung là chỉ những ai hời hợt lắm mới tưới cây như thế.
Đa số chúng ta xịt thẳng vào gốc cây, vì ai cũng biết rằng cây hút nước bằng rễ, cho nên xịt vào gốc là…đúng chỗ. Phiền mỗi chỗ, cây chỉ hút được nước ở phần chót đầu của rễ, nghĩa là phần xa nhất của gốc cây. Ờ thì nó thấm dần thì cũng tới rễ cây, mọi người nghĩ vậy. Chính vì cái suy nghĩ đó nên khi họ thấy nước chãy lêng láng trên gốc cây thì cho rằng đã dư lắm rồi, thật ra là rễ cây vẫn chẳng uống được giọt nào.
Ở những vùng đất bụi do khô hạn quá lâu, nước chẳng bao giờ thấm xuống đất vì có một lớp cát nhuyễn trên mặt, cát giữ nước rồi bốc hơi hết chứ nước chẳng thể thấm xuống tầng đất dưới.
Cách tưới đúng nhất mà thằng tui được chỉ dạy là: tưới hết toàn bộ vùng đất xung quanh gốc cây một khoảng xa, sao cho đất ướt đều và chậm để nước có thời gian thấm xuống, sau đó tưới nữa từng lượng nhỏ cho tới khi nước thấm tới tận đầu mút cùa rễ cây. Với cách tưới này thì cây sẽ có đủ nước trong một thời gian dài, chờ tới khi mưa xuống.
Ở những nơi khô hạn thì cả dại không nên nhổ bỏ, vì rễ của chúng giữ nước rất tốt. Một vườn hoa mà thiếu cỏ thì chắc chắn sẽ tốn nước gấp đôi vườn hoa có phủ cỏ, dù chết héo hết. Bởi vậy tốn chút nước nuôi cỏ lại là cách tuyệt vời để bảo vệ độ ẩm cho đất, tránh khô hạn.
Các bạn có biết tui đang định nói tới chuyện gì không?
Có bạn hỏi tui chứ nếu có tiền thì làm sao mang ra giúp cho những người khác một cách có hiệu quả nhất?
Người nghèo cũng cần sự giúp đỡ như cây khô cần nước mùa Hè.
Các tổ chức nhân đạo Phi Chính Phủ (NGOs) của TG cũng đã tới và giúp VN rất nhiều, họ đổ vào rất nhiều tiền nhưng theo cách thứ nhất: tưới lên lá cây!
Các bạn có thấy rằng nước Vn chúng ta như một cái cây mà lá vẫn xanh rì trong khi gốc đang khát trơ ra, cố cắn sâu vào cát nóng, cố bóp nát đá sõi để lấy từng hạt nước mà cung phụng cho bọn lá nó…bốc hơi? Toàn bộ số tiền lớn đó có tới tận tay người dân hay ko? có ai từng nói rằng tôi đã nhận tiền cứu trợ từ các tổ chức TG? Không hề!
Toàn bộ sự giúp đỡ ấy đã bị chặn lại và bốc hơi trên tầng lá cao tít, nơi thượng tầng của xã hội, trong khi cái gốc của XH thì đang chết khô.
NGO biết nhưng chả cần quan tâm, họ được giao việc là tưới, và họ tưới. Còn sống hay ko là chuyện khác.
Bọn lá cũng chả quan tâm, dù rằng gốc chết thì lá chắc chắn cũng chết theo, nhưng…chậm hơn.Cho nên tôi đã từng nói, khi trời hạn hán thì cách tốt nhất để cứu cây là….chặt hết cành lá trên ngọn của nó!
Cách thứ hai mà chúng ta vẫn thường làm là tới thẳng các trung tâm làm công tác XH, các trại trẻ mồ côi, tới báo đài,..để gián tiếp trao tiền cứu trợ hay giúp đỡ. Ai cũng chắc mẫm là ta đã giúp đúng chỗ, tưới đúng gốc. Nhưng buồn thay, thực tế là nước sẽ chãy lênh láng ra ngoài, vào những khe rãnh dẫn đi xa khỏi cái cây chứ thấm vào bộ rễ chẳng có bao nhiêu.
Trong trường hợp các nhà hảo tâm gặp đúng các tổ chức thiện nguyện thực sự thì sao? Thì tốt chứ sao, nhưng tiền chẳng thể tới tay người cần ngay, họ còn đủ thứ thủ tục hành chính vào biết bao nhiêu khoảng phải chi, và họ cũng phải sống nữa.
Thế thì chã lẽ đào cái lỗ sâu tới tận đầu mút của rễ mà…tưới? Hay là móc hết đất lên để đỡ phí nước?
Khi hạn hán thì cả một vùng lớn thiếu nước, việc tưới vào gốc một hay vài cây thật ra chả có ý nghĩa gì, nó cũng chẳng giải quyết được gì nhiều. Cả một XH đang nghèo thì chuyện giúp đỡ bão lụt chỉ là chuyện…cầm ca đi giúp người ta tát nước lũ, giúp xong rồi thì họ vẫn cứ thiếu thốn thôi.
Muốn giúp đỡ một cá nhân trong XH, với các mối quan hệ chằng chịt lẫn nhau, thì việc hy vọng chút tiền của mình có thể mang lại hiệu quả cho họ, chỉ là niềm tin. Cho dù một núi tiền cũng bay vèo đi như đất đang khô cháy, nước chẳng kịp thấm vào rễ đã bị bay hơi hết. Mà có thấm vào cũng bị cành lá nó hút lên cạn ngay.
Nếu ai đó thực sự muốn giúp người, thì phải làm theo cách giúp hết những người xung quanh đối tượng đó. Khi bà bán rau giàu lên, bác sửa xe khá lên, thầy cô đỡ nghèo,…thì đối tượng của bạn mới được ăn ngon, sức khỏe tốt, học hành đàng hoàng và có một cơ hội để vươn lên.
Để kết thúc vấn đề, tôi xin nói về nguyên nhân hạn hán theo khoa học. Đó là hiệu quả dây chuyền, nơi hạn hán sẽ ngày càng nóng bức nếu như ai cũng lo cất trữ nguồn nước mà chẳng mang ra tưới cây, và ngày càng khô nóng hơn. Nhưng nếu có rất nhiều người cùng chấp nhận đem nguồn nước dự trữ ra tưới tiêu, thì hơi nước sẽ nhiều, tạo thành mây. Mây sẽ thu hút mây và kéo mưa về.
Giúp người cũng vậy, nếu nhiều “đại gia” cùng mở túi ra, chịu rũi ro mà giúp đỡ lẫn nhau thì tự nhiên đời sống sẽ dễ hơn, người trung lưu sẽ chịu chi tiêu và người nghèo cũng dễ thở hơn. Nếu cất tiền trong tủ thì cũng như tích nước trong chai, để rồi cùng chịu nóng.
21-12-13