Đi về đâu

Sắp bước qua tuổi mới, ngồi lại nhìn những tuổi cũ đã qua, cũng như mọi lần, nó tự hỏi mình đang làm gì, đã làm được gì và sẽ đi về đâu? Cái gì là ý nghĩa của cuộc (sống trên) đời này?

Hay hỏi một cách đơn giản hơn: sống để làm gì?

Đó là câu hỏi mà tất cả các triết gia từ ngàn xưa cho tới ngàn sau, dưới vũ trụ và trên trái đất này sẽ chẳng thể có câu trả lời thỏa đáng.

Bởi vì đó là một câu hỏi quá dễ mà bất cứ ai chả-phải-triết-gia-cm-gì cũng có thể trả lời ngay tức thì và giống y chang nhau: có việc làm, lập gia đình, sanh đẻ rồi nuôi dạy đám con,..

sống để mà sống, hay chính xác hơn: sống để mà chết.

Tôi chẳng có cái bằng cấp triết học nào, nhưng Socrate có nói “hãy lấy vợ đi, nếu may mắn anh sẽ là một người hạnh phúc, còn không anh sẽ trở thành một triết gia”

Chẳng đủ điều kiện thỏa mãn cái vế thứ nhất, nhưng chắc chắn là đang ở vế còn lại.

Nói một cách nghiêm túc thì ai đã từng bị ám ảnh bởi câu hỏi “tôi là ai?” là đã bước chân vào địa phận của triết học rồi, bởi vì cái gì chẳng thể trả lời thì chỉ có thể triết lý vậy thôi.

Thằng tôi rất đồng tình với quan niệm “sống để sống, mà sống sao cho nó ra sống” của đại đa số, vì cơ bản nó thuận với tự nhiên. Bạn đâu có biết khi nào cần phải ăn uống ngủ nghỉ, lập trình của cơ thể dạy bạn phải làm thế để mà tồn tại, bạn phải nhọc công đi tìm giai tài gái xinh để mà tái tạo thế hệ sau, bạn phải thương con cháu vì nó chúng là một phần của bạn,..

Có nhiều người mà đời gọi là “may mắn”, sinh ra đã đầy đủ, thấy công danh thành đạt trước mặt, tìm được ý trung nhân và có con cái thảo hiền. Lúc nào họ cũng thấy ý nghĩa cuộc đời ở phía trước.

Thế nhưng nếu bạn “không may mắn” khi phải ngồi lại bên đường nhìn dòng người phóng vùn vụt, bạn sẽ thấy có rất nhiều lối rẽ khác mà những người đi quá nhanh không để ý. Giống như con ngựa cứ mãi nhìn bó cỏ trước mặt chẳng thể nhìn thấy dòng suối bên vệ đường.

Bởi vậy mới có chuyện Tái Ông mất ngựa, được mất chưa hẳn là hên xui. Có khi sãy chân ra khỏi con đường của mình, ta mới chợt thấy cuộc đời còn nhiều điều đẹp hơn lắm chứ.

Và tôi đang ngồi đây nhìn lại con đường đã đi qua.

Khi đang bối rối lựa chọn thì ngay lúc đó tôn giáo chính trị nhãy vào tròng mũi dẫn đắt ngay.

Vào nhà thờ hỏi các tôn giáo độc thần, họ sẽ bảo bạn nên sống “theo ý Thượng Đế”. Nhưng Thượng Đế chả có bắt loa la làng cho mọi ng biết, ổng chỉ nói nhỏ cho các mục sư cha cố nghe thôi…

Hỏi các nhà khoa học duy vật, họ bảo nên khám phá thế giới này, đi cùng trời cuối đất, lên lên sao Hỏa hoặc chui xuống lòng đất,..khám phá ra cái mới là ý nghĩa cuộc đời một nhà khoa học.

Tôi chẳng nghiên cứu khoa học, cũng chẳng phải bị mấy ông thầy nhồi sọ kiểu tư tưởng con cừu. Cũng chẳng phải những kẻ được cuộc đời nhuộm hồng, có tiền tiêu xài thoải mái và cứ lên tiếng kêu gọi mọi người hãy lạc quan nhìn về phía trước. Tại sao không phải là nhìn phía sau, nhìn xung quanh và nhìn lại chính mình?

Cái thế giới và xã hội này sẽ đi về đâu, khi mà con người không thể ngừng được sự tham lam và tàn ác. Cái khác nhau là ở chỗ, một kẻ đứng dưới đất thấy trước mặt là hoa hồng, còn kẻ khác đang đứng trên tháp cao hơn nhiều và thấy con đường tối dần đang dẫn về vực thẳm.

Từng bước qua từng tuổi đời, con đường tôi đã đi hơn một nửa tươi đẹp nhất, bây giờ tôi phải làm gì đây?

Có người khuyên tôi hãy đi tìm Giác Ngộ, bằng cách này cách nọ. Thành thật mà nói, Giác Ngộ cũng như đứa bé ao ước được đi Đầm Sen chơi, chuẩn bị và háo hức thì vui, tới đó rồi thì ngột ngạt muốn bỏ về.

Giác ngộ là gì? là thấy cái Tôi chẳng phải có thật. Mà ta chẳng là ai hết thì ta sống để làm gì? Hóa ra tìm dc giác ngộ rồi thì lên rừng lên núi mà sống với thú, hoặc “thỏng tay vào chợ” thấy cái gì cũng tan nát mà chẳng thể làm gì được.

Thế thì cũng huề vốn.

Tuổi mới, chẳng có gì thay đổi. Câu trả lời cửa miệng vẫn là “như mọi ngày, vũ-như-cẩn” mọi khi ai hỏi những hoạch định tương chao mắm muối.

Nếu tôi hỏi con kiến con ong “đời sống có ý nghĩa gì?” thì nó cười vào mặt và tiếp tục công việc. Đóng góp của một con ong trong tổ có khi còn lớn hơn giá trị một con người trong vũ trụ này

Con ong chẳng cần mua sắm ăn chơi, chẳng cần lập gia đình sinh con cái, chẳng phá hoại môi trường mà cũng chẳng liên quan tới “chính chị tôn dáo”. Con ong có thể giúp cho biết bao loài hoa kết trái, mang về mật ngọt phấn hoa,…

Làm sao để sống có ích hơn loài ong đây?

03-12-13

Viết một bình luận