Xu hướng vũ khí và cách đánh của CNT – 2015

Tháng 8-2015

Bài viết này mang tính ngắn hạn, bàn về xu hướng mới của CNT trong cách chọn vũ khí và lối đánh. Bài này bàn chuyện trên…Sao Hỏa, mang tính chém gió là chủ yếu, không áp dụng được gì cho bóng bàn phong trào ở VN.

Trước tiên, định nghĩa thế nào là low-throw và high-throw? Nói ngắn gọn dễ hiểu thì low-throw là bóng đi thẳng hơn, nhắm đâu tới đấy. Đại diện cho low-throw là mút gai công, đánh bóng nhanh mà ít xoáy, nên đi thẳng hơn mút úp. Mút phổ thông thường thì loại nào ít xoáy mà đi nhanh (bề mặt trơ ít bám, sponge tốc độ cao) sẽ cho cung thẳng hơn. Hi-throw là bóng đi cong nhiều hơn, nhắm vào góc bàn hay sát lưới phải cộng trừ độ cong. Về lý thuyết thì loại mút nào chậm và bám xoáy sẽ cho quỹ đạo vồng cao hơn.

Nếu chỉ đơn giãn thế thì nghề chơi cũng đâu còn gì thú vị nữa! Sự thật phức tạp hơn nhiều lắm, do ảnh hưởng của cốt vợt và cả cách đánh. Vì thế mới có chuyện vài người mút Tàu đánh bóng đi “thẳng băng” mà mút như Bryce Speed lại đánh bóng đi cong cúp vào bàn rất đẹp – trong khi Bryce là loại low-throw, trên lý thuyết. Bài này còn liên quan tới bóng mới, plastic 40+ và xu thế chọn vợt lẫn lối đánh của CNT. Với bóng mới này thì low-throw và hi-throw cái nào có lợi thế hơn.

Trên TG, ng ta đồn rằng sở dĩ ZJK vắng mặt trong các giải đấu lớn là vì bị chấn thương nặng chưa hồi phục, nhưng em nghi rằng thằng này sẽ vì lý do “chấn thương” mà nghỉ thi đấu luôn – dù sao chính hắn cũng đã xây xong một bức tượng rất cao rồi. Olympic sắp tới, nếu ZJK vẫn còn chơi theo phong cách cũ thì sẽ không vào sâu các vòng trong đâu, ML sẽ lên ngôi thôi. Đây là cuộc chiến “trí tuệ” giữa các HLV khi vạch ra đường lối phát triển cho đệ tử chứ không còn chỉ là các trận đấu trên bàn nữa. Và e cũng đưa ra 1 tiên đoán: sau FZD sẽ không còn trào lưu chuộng Vis trong CNT nữa đâu, thay vào đó sẽ là cốt có cấu trúc giống M.Maze hay JM ZLC.

Thực ra, khi bóng mới 40+ được áp dụng thì CNT cực kỳ có lợi, nhóm low-thow hay hi-throw đều có những lợi thế riêng. Nếu vẫn giữ xu thế low-throw theo truyền thống của Tàu (từ thời Mã Văn Cách và LGL) và phát huy lối đánh của ZJK thì Tàu vẫn là vô đối. Tuy nhiên, trong nội bộ CNT vẫn luôn có 2 xu thế kình (và kính) nhau để cùng phát triển, đấy là cách đánh hi-throw. Trong CNT luôn cân bằng nhau về cách đánh, thời WLQ làm vua với cú Fh khủng và Bh bắn chéo (low-throw) thì vẫn có ML và WH làm đối trọng với kiểu đánh vồng cao lắt léo. Thời ZJK vô địch thì vẫn có ML thỉnh thoảng cũng thịt lại được (dù lúc ấy ML có kiểu Bh bắn thẳng do xài T64), ngoài ra còn có XX với Fh rất cao (Bh thẳng) và FZD có Fh thẳng nhưng Bh hi-throw. Cho dù đánh kiểu nào thì CN vẫn nhất TG, chấp đám “còn lại” có đánh kiểu nào cũng không qua nổi. Tuy nhiên, trong nội bộ CNT vẫn luôn đấu đá nhau tranh giành vị trí số 1 giữa hai rơ này.

Sau 1 năm xài bóng 40+, cuối cùng thì ITTF vẫn chưa cải tiến được chất lượng bóng cho khá hơn, vẫn rất bất ổn và…tốn tiền (dĩ nhiên thằng giàu sụ là các hãng SX bóng – toàn là của CN thôi). Vâng, tính chất BẤT ỔN này tồn tại không riêng gì ở loại bóng “tệ nhất” mà chúng ta đang có, ở đẳng cấp cao nhất thì các VDV ấy vẫn phải chấp nhận sự thật rằng bóng này “có gì đó” giống bóng D38 ngày xưa – ở cái khoản…không chính xác, và rất ngẫu hứng theo…ý riêng của quả bóng. Do tính chất dễ đổi xoáy và dễ sáng tạo mà khi chơi bóng D38 tụi Tàu thỉnh thoảng vẫn thua Tây, dù tập như máy chứ vẫn thua mấy tay đánh lạ. Lúc đổi sang bóng D40 thì chậm hơn và rất ổn định nên càng tập luyện cho chính xác thì càng vô đối. Với bóng plastic D40+ này thì độ chính xác bị ảnh hưởng bởi yếu tố “hên xui” của quả bóng, nên lối đánh nào càng mạo hiểm (gần lưới hoặc ép cạnh góc) thì càng dễ hỏng mà tập luyện cũng không thể nào vượt qua hơn được nữa. Cho nên khi cân đo sự an toàn thì rơ hi-throw có phần lợi thế hơn.

Xu thế chuộng Vis đã xẹp xuống rất nhanh sau khi cái đám CNT B xài Vis luôn bị yếu ở Fh – vũ khí chính của bọn Tàu. Ngay cả ZJK và FZD cũng bị lép vế khi đánh FH đối kháng với ML và FB, kể cả XX nữa. May nhờ FZD đổi kiểu Bh sang hi-throw, chứ nếu đánh như thời ZJK xài T64 thì còn thua nhanh hơn. Nghe nói ZJK đã đổi từ T05FX sang T05 luôn rồi, T64 xem như chính thức hết thời. Bây giờ khó mà tìm ai trong CNT đánh Bh kiểu low-throw bắn ngắn như kiểu ML cách nay 1 năm, vì cách bắn ấy chỉ lợi dụng ở tốc độ (điểm yếu của bóng lớn) chứ không tạo “kình lực” được. Cánh trái mà chỉ trả lại kiểu ấy thôi thì xem như rất yếu, ML dạo trước ăn điểm nhờ vào Fh khủng, chứ Bh chỉ ngon khi đánh với đám Tây, trong nước toàn bị đàn em nó đục khoét hành hạ. Bóng lớn được lợi thế nhất khi đánh có kình lực, kiểu lực và xoáy khủng kết hợp nhau, chứ nếu chỉ có bắn thẳng thì không có gì đặc biệt hết – nhất là khi phải đối đầu với Fh mút Tàu. Chính vì thế, từ khi ML đổi mút Bh và đổi kỹ thuật, hắn trở nên vô đối, dù ZJK có nguyên vẹn phong độ thì cũng không cách nào phá thủng nổi Bh của ML. Trong khi ZJK lấy Bh biến hóa làm chủ lực, làm mồi cho pháo lớn bên Fh, thì ML lấy BH cực đều làm khiên đỡ, khi đã phát hỏa Fh thì nắm phần thắng hết 90%. Dạo ấy, ZJK thua FB thì còn lấy lý do chấn thương (cho đỡ quê) chứ vào chung kết vẫn sẽ thua ML thôi.

Thế nhưng các bác trong ao làng VN cũng đừng vội bán Vis đổi qua cốt mềm làm gì, đấy là chuyện ở trên trời, còn lâu mới ảnh hưởng tới mình. Đánh rơ low-throw với bóng lớn cũng có cái lợi thế đặc biệt, ở cấp phong trào, dạng hy sinh 1 càng kiểu “khiên và búa”, hoặc hai càng nhanh “súng ngắn dao găm”,..đều rất hiệu quả. Cốt Vis vẫn được xem là mềm và chậm so với Clipper CR hay Sadius. Nếu không có mút Tàu, đánh Tenergy hay các loại tương tự thì cốt cấu trúc giống Vis (TBS, TB ALC,…) vẫn là lựa chọn tốt bên cạnh dòng vợt 7 lớp gỗ. Điều đáng mừng là lớp trẻ bắt đầu đánh rơ hi-throw dù vẫn còn xài cốt vợt low-throw (vì cần tốc độ). Với bóng mới thì ai đánh mạo hiểm (thấp hoặc cạnh quá) sẽ thấy thành tích thăng giáng bất thường. Trong khi CNT đang theo xu thế xoáy an toàn thì đám Nhật và Hàn lại chuyển qua Bh mạo hiểm, đám Tây lại thích Fh đánh lao tới. Không phải ngẫu nhiên mà V. Samsonov vẫn trụ vững cho tới ngày nay, dù tuổi tác khá cao. Rơ bóng của Sam là hi-throw và low-throw kết hợp, bọn Tàu cũng có những lúc vất vả với bác này (nhất là ZJK) trước khi chúng nghiệm ra đấy mới là rơ cần hướng tới. Nếu ở VN mà có em nào tập rơ hai càng đều, bóng cao và có lực, biến hóa tốt như thế thì chưa cần mút Tàu cũng đã đạt thứ hạng cao rồi. Em có thử cầm vợt carbon (giống Sadius) dán mút Sriver và Calibra Sound để đối giật với mút Tàu thì thấy có tiết kiệm sức hơn, đánh dễ vào bàn và nhanh hơn mút Tàu, nhưng bù lại mình không đều bằng thằng đệ tử – nếu chỉ nó cái bài giật xoáy đua đều. Quay về Vis với H3 đánh cũng bắt đầu yếu thế hơn đám học trò – vì em dạy chúng toàn là đánh hi-throw, đã không còn sợ gì những quả Fh đều thẳng của em nữa. Bắn Bh đi thẳng và thay đổi tốc độ điểm rơi với T64 cũng bắt đầu kém cạnh so với T05 và mút Tàu Bh, bọn chúng chỉ chờ thêm nữa nhịp và phản công lại bằng kiểu giật hiện đại (chấp em phản công, xem ai đều hơn). Đánh chưa rớt bóng mà đã thấy rõ ai hơn ai rồi, nhưng em vẫn cứ giữ rơ ấy, vì đơn giãn và ít tốn kém.

Quay lại CNT, em nói trước rồi các bác cứ theo dõi xem có đúng không. Bọn CNT sẽ đổi nhiều theo lối đánh Bh an toàn, bóng cao vồng lên biến hóa xoáy, chứ ko chuộng quả bắn thẳng nữa. Fh sẽ đổi thành kiểu giật dài tay, bóng cao và an toàn chứ không chuộng kiểu Fh ôm bàn ngắn tay kiểu ZJK nữa đâu. Cây Vis và T64 đã chính thức bị lỗi thời rồi. Sẽ không có chuyện ZJK làm mưa gió CNT với lối đánh cũ nữa, nếu hắn đổi bài thì còn may ra.

 

4 bình luận về “Xu hướng vũ khí và cách đánh của CNT – 2015

  1. Bác P 500 cho hỏi chút là nếu để hợp với bóng 40+ sao không phải là loại cốt mới như inner có cấu trúc chắc nhà sản xuất dự tính cho loại bóng mới. Để tạo nhu kình thì inner với T05 bác có thấy hợp lý không vậy?

Viết một bình luận