Học cao và cao học

Nghĩ tới chuyện lấy bằng Ph.D mới thấy nó khó trần ai. Tui hỏng biết ở VN ng ta nghiên cứu cao học Thạc Sỹ hay Tiến Sỹ nó có vậy ko, chứ ở những nước “Tư Bản giãy chết” thì chuyện nghiên cứu và bảo vệ một đề tài cao học là cả một vấn đề nhiều tập. Đây chỉ mới là chuyện nghiên cứu Luận Án Thạc Sỹ, nghĩa là chỉ mới đọc, tổng hợp và đưa ra những để xuất.

 

Trước tiên tui phải đọc thiệt là nhiều nguồn và phải làm các phép thử – đoán để tìm xem có cái chỗ nào đang thiếu, lãnh vực nào chưa ai nghiên cứu tới. Giống như kiếm một cái lỗ trống để nhét cái xe vào.

Thường là mỗi lần đưa ra một ý là hầu như người ta đã làm qua cả chục lần rùi. Mạng lưới liên thông giữa các trường ĐH cho phép mọi ng kiểm tra với nhau để tránh trùng lặp, cho nên chẳng thể nào có chuyện làm một đề tài “tương tự” chứ đừng nói gì là sao chép.

Khi đã tìm ra đề tài chưa ai làm thì phải tới phần kiểm duyệt của mấy ông GS lớn, chừng nào mấy ổng gật đầu thì mới làm dc. Bây giờ tới phần đọc-tìm-đọc như một vòng lặp, bơi trên hàng chục thư viện và hàng ngàn articles. Càng tìm được những bài viết hay và độc làm tham chiếu thì Luận Án càng có giá trị cao.

 

Mà, có phải chỉ đọc thôi đâu, phải đọc phần NHẬN XÉT của mấy ông cớm khác. Rồi bản thân mình cũng phải viết NHẬN XÉT (critical review) riêng, thích chỗ nào, mình thấy đúng sai ra sao, người ta nói về vđ này thế nào, vv..chỉ trên 1 cái article thui. Mà phải làm ít nhất là 25-30 cái articles lớn, có uy tín, đã được lựa ra. Viết xong cái đó phải đem cho mấy ông bà GS lớn đọc, để ổng xem mình suy nghĩ có đúng ko. Chổ cần khen phải khen cho đúng, chỗ cần chê phải chê sao cho hợp lý, chỗ cần nổ thì phải cho kêu,… Có quyền khen chê khác người ta, nhưng mình phải ĐÚNG, mà cái đó khiến mấy ông bà GS để ý hơn, điểm cũng vọt lên đáng kể nếu mình đi “trật đường rầy” mà lại đúng.

 

Phần quan trọng nhất vẫn là cái ĐỀ NGHỊ hay đề xuất, kiểu như “theo như những gì đang có, những ý kiến của nhiều nguồn, thì tui nghĩ vấn đề này được giải quyết theo cách này là tối ưu”. Những đề nghị tầm thường cùng với chứng minh rời rạc sẽ chỉ dc điểm vừa đủ đậu hoặc rớt. Chỉ có những đề xuất táo bạo và chứng minh hùng hồn từ những nguồn có giá trị mới đủ sức mang lại sức thu hút cho cái Luận Án, và nhờ đó mới có thể được điểm cao. Chưa hết, cách chứng minh và dẫn chứng phải có sức thuyết phục và khó bị bẻ lại bởi hội đồng chấm bài, phải có một niềm đam mê cháy bỏng trong nghiên cứu mới có thể làm nhiều người động lòng mà cho điểm ưu.

 

Cái tên đề tài nghiên cứu và điểm phân loại sẽ gắn với danh hiệu Thạc Sỹ, chứ không có chuyện gọi cái chức danh khơi khơi. vd ông Th.S. A đề tài X loại TB. Khi xin việc, phải kèm theo những chi tiết ấy, chứ ko phải chỉ mang chức danh Th.S là như nhau, cá mè một lứa.

Như trên, Luận Án Thạc Sỹ là chỉ đề xuất, nhưng để làm Luận Án Tiến Sỹ  thì phải đưa ra một cái gì đó HOÀN TOÀN MỚI hoặc biến một đề xuất trở nên KHẢ THI. Vì lẽ đó mà những trường ĐH lớn mỗi năm chỉ cho ra có mười mấy cái TS thôi, nhưng chất lượng thì bảo đảm cứng. Một ng đã là TS của đề tài đó thì chắc chắn là vững như tường thành vách thép, có kiến thức cực kỳ sâu rộng.

 

Thế mới biết tại sao bằng cấp ở VN ko có giá trị gì. Đụng tí là “kính lão đắc thọ”, nên chả dám NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ai cả, cứ hùa theo số đông. Mà cũng đúng, một khi bạn đi ngược lại số đông thì chắc là phải đi bằng xe thiết giáp vì người ta sẳng sàng ném đá bạn, bất kể bạn đúng hay sai. Thêm nữa, ở VN chẳng ai có cái quyền ĐỀ XUẤT, một cách hoàn chỉnh. Bạn chỉ có thể đề xuất một cái gì đó “theo đúng dòng chãy” nghĩa là chẳng có gì khác, hoặc là bạn đứng lại giữa dòng và chắc chắn sẽ bị đánh chìm, bất kể bạn nghị luận như thế nào. Cuối cùng, cái đề xuất của bạn cũng sẽ bị lãng quên vả xếp xó, ai quan tâm nào?

 

Thằng tui quen cái thói Nhận Xét và Đánh Giá, rùi cũng hay Đề Xuất, cho nên chỉ thích hợp với môi trường Academic của nước ngoài. Thôi thế thì…byebye ĐH VN nhé!

02-01-14

Viết một bình luận