Định hướng trong đào tạo: lối mòn hay đột phá?

Sau một tuần “cắm trại” ở giải Trẻ Quốc Gia Úc, nhìn thấy một loại vdv từ U13, 15 đến 18 từ các Bang thi đấu với nhau, đủ các sắc tộc và lối chơi khác nhau, em nhận ra rất nhiều điều. Tạm viết ngắn gọn ra đây rồi em sẽ phân tích đào sâu vào từng vấn đề.

Các vdv ngang sàng sàng cùng một lứa, đứa nào có gì đặc biệt thì sẽ thắng. Cùng tập với nhau giống thời gian, nhưng đứa nào có 1 cú gì lạ (giao bóng, tấn công,..) thì sẽ giành ưu thế rõ rệt so với đứa đều hết mọi mặt. Thói thường ai cũng nghĩ rằng “dạy căn bản vững chắc, đều các mặt thì khi phát triển mới toàn diện” – nhưng đấy là cái tính toán quá xa vời: khi đứa vdv ấy đánh thua mãi, nó sẽ bỏ bb trước khi kịp thành cao thủ.

Nếu cái “không giống ai” đủ lớn, thì nó sẽ thành “rất đặc biệt”, và khi đó thì nó sẽ thắng được trong vài trường hợp cũng “đặc biệt”. Vd 1 đứa rất giỏi đánh rơ lốp bóng bổng và chuyên gia lùi ra thủ, ngoài ra…chả giỏi gì, nhưng khi gặp một thằng giỏi toàn diện nhưng yếu tấn công bóng cao, thằng dỡ hơn lại thắng ngon lành! Đánh gai PX thì cũng ko quá đặc biệt, đánh gai cụt cũng không gì lạ, đẳng cấp đại diện cho Tỉnh hay Bang dư sức vượt qua. Nhưng nếu chơi cùng lúc 2 miếng gai và lấy gai dài ra tấn công, lấy gai ngắn ra giao xoáy thì chẳng ai đọc được xoáy cả.

Vdv mới tập chơi nên tìm hlv giỏi nhất. Càng muốn đi xa thì nên càng học hlv giỏi và có kinh nghiệm đào tạo, đã từng có nhiều học trò giỏi. Thói thường ng ta cứ nghĩ là “mới tập thì cần quái gì hlv giỏi cho…tốn kém, nó chỉ mới tập căn bản thôi thì chỉ cần thầy…mẫu giáo là đủ”. Nhưng cái ông thầy giỏi sẽ dạy ra một vdv giỏi, khác nhau ở cái tư duy định hướng, vạch ra đường lối cho đứa bé. Một thằng học trò ngay từ bé được kèm bởi một thầy giáo giỏi Toán sẽ có tư duy hoàn toàn khác một đứa học gạo suốt ngày với một tay chỉ giỏi công thức.

Vợt mút, lối đánh giống nhau, tập nhiều hơn sẽ thắng. Sức khỏe tốt hơn, thể lực dai hơn, tay chân to dài hơn thì thắng. Câu hỏi đặt ra là: nếu em không có các yếu tố thuận lợi ấy thì làm sao?

Đứa nào có “năng khiếu” về tư duy chiến thuật, tỉnh táo hơn thì sẽ thắng. Ta cứ nghĩ chúng có năng khiếu thiên phú, nhưng nếu để ý rằng có rất nhiều đứa bạn “đồng môn” với nó cũng đánh “khôn bóng” như thế, thì ta nên suy nghĩ khác một chút: sự khôn khéo có thể truyền dạy được!

Có những lò bóng bàn dạy ra cả chục rơ khác nhau, và khi hỏi ra thì học phí cao khủng ($65/h hoặc $600/tuần) mà học trò xếp hàng chen nhau đăng ký. Cái hay của mấy lò này là đệ tử dạy ra đánh rất có nét, rơ nào ra rơ nấy, khác biệt hoàn toàn. Em tự hỏi: ông coach trong cái lò ấy là thiên tài, hay mấy ông coach khác là…hạng bét?

  • Đào tạo nhấn vào trọng tâm hay dàn trãi?

Đây là câu hỏi hóc búa, vì trả lời không thể trọn vẹn, chỉ có thể nói “cả hai” nhưng tỉ lệ bao nhiêu thì từng trường hợp cụ thể. Ai nhấn mạnh một phía đều sai cả! Em từng tiếp chuyện khá nhiều hlv, Việt Tây Tàu có hết, và vấn đề này cũng chẳng ai chịu nhường ai. Một bên sẽ nhắm vào điểm mạnh: cú “top-spin” thuận tay rồi đưa ra giáo trình rất ngắn (1). Cứ tập đều 2 bên rồi vào dạy topspin ngay (vợt mút có tốc độ khá cao, nên ở trình độ này ai đánh vào là thắng điểm), sau đó dạy giao bóng và 3rd ball attack – Hết! Dạy xong thì bảo là xong phần Căn Bản rùi, quăng ra thi đấu lấy kinh nghiệm, muốn học cao hơn thì tự đi tìm thầy khác. Cách này có cái hay là trong vòng thời gian rất ngắn (vì bọn nhỏ có khi chỉ học bb có 1h mỗi tuần) mà bọn trẻ đã “biết chơi bóng bàn”. Cách (1) này thường thấy ở các club Á Châu, cụ thể là VN và Tàu. Nói tới cách dạy này thì mọi ng ở VN rất quen thuộc, vì…đi đâu cũng thấy, nên cứ mặc định đây là cách dạy…duy nhất. Cách (2) thường thấy ở các club có hơi hướm Tây: hlv da trắng hoặc nhiều bọn trẻ da trắng tập. Cách đào tạo có phần Tây hơn: đâu ra đó có tầng bậc, đánh điểm rơi, động tác, độ chính xác,…chuẩn hết thì mới được lên cấp. Phần đông cũng dạy giao bóng và thi đấu ngay từ đầu, nhưng “có gì chơi nấy” trước, không có cú đánh dứt điểm thì đánh cho vào bàn, miễn là đều. Cách này hơi lâu, nhưng bọn Tây không ưa kiểu hiếu thắng của Tàu, thích đánh “đong đưa” qua lại, biểu diễn hơn là dứt điểm. Vợt mút của bọn trẻ rất “căn bản” nghĩa là rất chậm và ít xoáy, phần đông chúng chưa biết giật gì đã có thể vào đấu và chiếm các thứ hạng tương đối – chỉ với cú bạt và phòng thủ chì xa bàn. Chỉ cần nhìn cách đánh Bh là biết ngay được dạy theo cách (2), chúng không biết chặn bóng ôm bàn, mà có xu hướng lùi ra tấn công lại bằng Bh luôn.

Quan điểm sai lầm của cả hai hướng đào tạo: Người bên cách (2) nhìn vào cách (1) sẽ cho rằng “chúng không thể tiến xa, cái đám thích mỳ ăn liền”, vì chỉ có bấy nhiêu kỹ thuật, như cái nhà có nền móng quá bé không thể xây cao. Sự thật cũng chứng minh là có nhiều em đã không đi tới đâu, bỏ bb khi bị thua những em có trình độ yếu hơn rất nhiều. Thế nhưng các vdv bên nhóm (2) lại cũng thường thua những em nhỏ bên nhóm (1) chỉ mới biết đánh có vài cú (giao bóng khó, đánh 1 quả, đẩy góc Bh). Ngay cả nhóm (2) cũng không thể đi xa, vì họ không có những quả đánh “chủ lực”, khi lên đến trình độ cao lại trở nên yếu thế vì tất cả các đòn đánh đều quá yếu, không thể xuyên thủng hàng phòng thủ của đối phương. Cho nên ở trình độ cao cũng có tỉ lệ ngang nhau giữa 1 và 2. Bên (1) thì nhận xét thế này “cần quái gì hoa lá, múa may cho đẹp làm gì, chỉ cần 1 cú đủ mạnh là phá tan hết, phải có mủi nhọn”. Họ gặp khó khăn vì ra thi đấu rất khó có bóng để mà đánh “toàn lực”, cứ phải bị xoay vần theo lối đánh cù cưa của bên kia. Chính vì đào tạo “mủi nhọn” nên thiếu rất nhiều kỹ năng phụ khác, chỉ cần “mất bài” 1 cái là tan nát trận đấu (vd đụng phải rơ quái, rơ gai, rơ lốp bóng,..). Thường thì số vdv của bên (1) rơi rụng nhiều hơn (2) khi lên trình độ trung bình – phần vì chúng bỏ để lo đi học, phần vì chán vì…đánh đi đánh lại cũng chán phèo có mấy bài đó. Phần lớn vì thua không lối ra (vì thiếu bài bản, thiếu biến hóa) nên bỏ ngang, chỉ có những ai “đam mê, năng khiếu” và có gì đó đặc biệt thì mới tiến xa hơn, các em này cũng phải được vài hlv giỏi huấn luyện để bổ sung các phần còn thiếu (chắp vá thôi).

Những sai lầm này bắt nguồn từ khâu định hướng và vạch kế hoạch đào tạo dài hạn. Ít có HLV nào chịu tìm hiểu rằng đứa học trò mình sẽ học bb bao lâu, ba mẹ nó mong nó thành vdv chuyên nghiệp hay chỉ biết đánh rồi lo học văn hóa. Kiểu đào tạo “mỳ ăn liền” tuy có nhiều điểm sai nhưng lại thích hợp với đám trẻ Châu Á lớn lên ở Úc, chúng chỉ cần biết đánh cho nhanh, sau khi lên tới lớp 10-11 thì chúng nghỉ mất rùi, vì cha mẹ chúng muốn trở thành BS hay KS chứ đâu có cho đi chơi bb làm gì. Em ngồi tiếp chuyện với vài vị Phụ Huynh có con rất giỏi trong đội tuyển, họ tự hào khoe thành tích học của con trong Trường Điểm hay trường Tư Thục nổi tiếng, sau đó nói về sự tốn kém khi cho chúng học bb để có thành tích thế này. Em nghĩ họ rất giàu và giỏi, có lòng với bộ môn bb, nhưng đấy là cả một sự lãng phí quá lớn! Những đứa U13, U15 cực giỏi căn bản, có thể tiến lên rất xa trong thành tích, nhưng khi tới U18 chả còn ma nào đánh ra trò trống gì trong tuyển – hỏi ra thì ng ta bảo chúng nghỉ bb để dồn sức học cho mấy năm cuối rồi! Ở một phía ngược lại, em cũng thấy có vài trường hợp đáng tiếc: cả nhà đầu tư tiền của cho thằng đấy học bb chuyên nghiệp, nó cũng cực kỳ ham thích, nhưng tiếc thay nó khởi đầu bb hoàn toàn sai – học với những ông coach già không có kỹ thuật tấn công bạo lực – nên càng đánh lên càng cảm thấy nãn. Những thằng này đánh cực đều nhưng lại không có cú nào đặc biệt cả, gặp phải 1 đứa có cú độc là ra đi rất nhanh. Nhìn nó thi đấu rất là…tội nghiệp, cứ ở thế dưới cơ, phòng thủ chả phải mà tấn công cũng không phải, đánh ng ta cả chục phát chưa thắng, ng ta phang lại 1 quả là ngủm ngay!

Ý kiến của em là một sự kết hợp, nghiêng bên nào là do sự linh hoạt của HLV nhưng phải có đủ cả hai – không ít thì nhiều. Không thể đè ra dạy hết các kỹ thuật khi mà đứa nhỏ chỉ có vài giờ chơi bb, nhưng cần phải dạy để chúng có một quan niệm rộng về môn thể thao này – chứ không phải chỉ là giao bóng rồi giật một phát là hết. Sau khi nghỉ chơi bb để đi học, đi làm, xong rồi lúc rãnh rỗi chúng vẫn nhớ và luyến tiếc về bóng bàn như là một nơi rộng lớn nào đấy chưa được khám phá hết. Chúng không trở thành vdv giỏi (dù chỉ là phong trào) nhưng không bao giờ chán ghét môn thể thao này hay bỏ đi chơi qua môn khác. Sự chán ghét này rất thường gặp, vì tâm lý đứa ấy nghĩ rằng “bóng bàn chỉ có vậy” – hoặc do ông HLV nào ấy chả biết gì hơn ngoài mấy cú ăn điểm và giao bóng khó. Thực tế chứng minh rằng có rất nhiều đứa bỏ bb không phải để học (đấy chỉ là lý do mà ta nghe ông HLV nói) mà chúng bỏ qua môn khác như bóng đá, bóng chuyền,…vì hứng thú hơn. Nhưng khi bắt được một đứa có tiềm năng, thì cần phải cho chúng có điều kiện học tất cả những gì thuộc về nền móng, nhưng buộc phải có những kỹ thuật mủi nhọn chủ đạo. Sự thắng thua cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới niềm đam mê của vdv. Thua hoài hoặc không thấy bản thân có gì hơn chúng bạn thì vdv ấy sẽ rất dễ sinh tâm lý lạc lỏng như đi vào mê hồn trận không lối ra. Trong một vài lò dạy bóng theo kiểu “đều hai bên”, em thấy ông Coach thường bày những trò kỹ thuật lạ mắt, như cú giật xoáy ngang, hoặc đánh các pha bóng đẹp,…để tạo sự hấp dẫn. Nhưng em nghĩ cái cần nhất vẫn là một cú “chủ lực” thì ngay cả ông Coach đó cũng không có thì làm sao mà dạy đây? Ai cũng nghĩ là “có căn bản vững thì sẽ tiến xa”, nhưng chỉ lo cái nền mà thiếu xây dựng cái đỉnh thì vẫn mãi là cái nền thôi, dù có cao mấy cũng thế.

  • Đừng lo mình khác biệt, vì cái “khác” mà đủ lớn nó sẽ thành cái đặc “biệt”.

Ở đây em cũng nhấn mạnh về sự định hướng trong đào tạo. Phần này em nói về những đứa vdv tự học vì…hlv từ chối dạy (thuộc hạng “thầy chạy, bs chê”). Có nhiều đứa rất năng khiếu và cá tính mạnh mẽ, nhưng lại bị các hlv cực kỳ ghét bỏ, vì chúng thường xuyên…cãi thầy (không sợ núi đè). Em cứ mãi nhớ ơn ông thày hướng dẫn làm đồ án Kiến Trúc năm I, lúc ấy ai cũng chăm chú xài màu nước, còn em thì vẽ nhà bằng…sơn dầu. Ông thầy hd không cấm đoán gì, chỉ nói 1 câu “nếu cái không giống ai của cậu mà làm cho tới, thì cậu được điểm tối đa”. Bài đồ án ấy bây giờ có lẽ vẫn còn được treo ở vp Bộ Môn (nếu chưa bị mối ăn hết) vì em lần đầu tiên và duy nhất thể hiện bản vẽ kiến trúc bằng phong cách sơn dầu! Trong bóng bàn cũng có những đứa rất quái, dạy đánh giật top-spin chúng không khoái, cứ thích quả banana loop. Bóng nó đánh ra không bao giờ đi thẳng, lúc ẹo tí bên này, lúc lạn bên kia rất khó cho người chắn. Lại chơi tay trái và vợt cũng mỏng mềm oặt, giao xoáy ngoằn nghèo, ngắt nhéo đủ trò,…Dễ dàng biết ra nó phải tự tập chứ coach nào dạy được, thế nhưng hắn lại đứng top ở Tiểu Bang trong một thời gian dài!

Xem giải Trẻ mới vừa qua, em thấy 1 thằng lùi ra xa đở bóng cao (vì trần nhà tđ khá cao và chói nắng) thắng một đứa trình độ cao hơn rất nhiều! Cái thằng thua rất tức tưởi vì nếu không có kiểu lốp này, đánh “tay đôi” thì cầm chắc nó bóp thằng nọ dưới 5 điểm. Nhiều người xem trận đấu mà không khỏi cười bò: một đứa bé tí đối đầu với một đám “khủng long” thế mà đám kia lại xoắn lên vì không đọc được xoáy – chỉ vì lối mòn tư duy rằng gai dài phản xoáy còn gai cụt thì không tạo ra xoáy nhiều. Một bên thực sự là “mới biết đánh” còn bên kia ít ra cũng chơi 3-5 năm rồi, thế mà vẫn lóng ngóng như mới biết chơi. Đến nổi những cú giao bóng bằng gai dài không xoáy cũng đở ko dc, giao bóng gai cụt và gò chém bằng gai cũng…ăn điểm trực tiếp (chưa cần phải đập). Em đã đào tạo riêng một lối chơi rất khác biệt, không theo logic thường thấy của các coach khác nên buộc đối thủ phải khựng lại chứ không dám “càn quét tiêu diệt”. Chỉ ở mức độ rất căn bản, bước đầu tiên, mà đã gây ra sự “khác biệt” đủ lớn để làm đau đầu những ông hlv “cớm” của đội khác.

Nhiều người có sở thích chơi bb không quan trọng thắng thua (vì có muốn cũng thắng không nổi), nên chuyện trở thành “khác biệt” lại trở nên hứng thú và khả thi hơn. Vài đứa “gà” trước khi ra giải lớn, tự lượng sức mình không làm gì nổi mấy chú đại bàng kia, bèn hỏi em cách nào để thắng được vài trận “cũng đủ rồi”. Thế là thầy trò ngồi với nhau tìm xem trong túi mình có gì đặc biệt và lạ lẫm rùi đẩy mạnh rèn luyện chỉ mấy chiêu ấy – và mang lại hiệu quả thực sự. Nguyên một dàn đối thủ đều tăm tắp, bh fh như điện, còn gà của mình thì cứ chặt chém ngắt nhéo rồi đập, nhưng kết quả lại thắng! Có một nhóm khác (không phải của em dạy) chủ trương rơ all-round xưa nhưng lại đẩy mạnh sự khác biệt ở vũ khí. Chúng chơi vợt rất chậm và rất nhún (phải nhấn mạnh chữ RẤT) và mút rất bám (gripy chứ không tacky). 3-4 năm về trước, nhóm này đã thắng giòn giã những thằng cực mạnh ở bang khác, chỉ vì lúc đó chưa ai hiểu gì về kiểu vợt “rất nhiều lớp” và mút Rasant. Nhìn động tác rất đơn giãn và tầm thường, bóng đi chậm rì rì nhưng không đoán được xoáy và điểm rơi, hấp tấp là thua ngay. Nếu đánh theo lối suy nghĩ thông thường “chạm bóng ở đỉnh cao nhất” thì chết ngay với xoáy của rơ chậm buồn ngủ này! Cú giao bóng và chém nặng khi trả giao bóng chỉ là ở mức rất căn bản, nhưng có đứa chỉ luyện cái trò “con nít” này nhưng lại thắng ở những điểm quan trọng. Buồn cười hơn nữa khi nó “chặt” bóng khó đến nổi đối phương không dám giật nữa, thế là lại chiếm được thượng phong!

Các bác sẽ bảo rằng ở đẳng cấp cao hơn thì mấy trò “quái” này chỉ là trò “hề”. Chưa chắc nhé, hãy nhìn lại các cao thủ TG, họ đều là những nhà phát minh cả đấy! Trừ TQ chỉ học lóm và tận dụng mút Tàu để rèn các bài ruột, còn lại HQ, Nhật, Châu Âu đều thành danh nhờ điều mới lạ đặc biệt. Hãy nhìn lứa trẻ của Nhật và Hàn, chúng tận dụng ưu thế dẽo tay để đánh Bh, kèm với đầu óc sáng tạo và lạnh lùng, cú Bh này hiện nay đã vượt xa TQ (trước khi  bọn Tàu kịp copy về). Những tên tuổi bb TG đều để lại một dấu ấn và góp phần đóng góp vào kỹ chiến thuật bóng bàn hiện đại. Hãy đọc sách của Schlager và nghe M.Maze kể về quá trình tự rèn luyện, họ đã phải đấu tranh kinh khủng với chính các ông thầy hlv, với sức ỳ tư duy của số đông, để tạo cho bản thân một sự khác biệt rồi ôm rèn cái mộng ấy đủ lớn. Dima Otvcharov là một ví dụ, tay này đánh rất phong cách, chả theo trường phái nào cả nhưng bản thân lại tạo ra rất nhiều chiêu mới, vd 2 quả giao bóng độc, cú bh liên hoàn,…Rơ cắt có Joo SH đã dám xài 1 cây vợt thuộc hàng tốc độ tấn công để đánh rơ cắt phòng thủ, dám xài miếng mút lót khá dày và nãy trong khi trước đây ng khác cố xài lót mỏng để giãm nãy. Vợt thìa thì có Wang Hao với cú RPB nổi tiếng, khai mở một trường phái vợt thìa 2 mặt mới cho TQ và TG. Zhou Xintong cần vợt thìa nhưng lấy gai dài tấn công, tuy rơ này bị chìm ngay vì kiểu vũ khí của CNT nữ rất mềm và chậm, chúng không ngại xoáy chìm của gai. Nhưng nếu Zhou mà có luông chiến thuật xoay gai công lại đập theo kiểu vợt thìa gai cụt (với một trình độ cao) thì rơ này vẫn rất đặc biệt.

Bọn Tàu là chuyên đi giết rơ đặc biệt, với chiêu “bất biến thắng vạn biến” – vì buộc phải đặc biệt để đối đầu với Tàu. Nghĩa là chúng chỉ tập trung vào 1 vài mủi nhọn rồi đưa thế trận trở về với những bài quen thuộc nhờ vào các cú mạnh. Sau khi thắng xong, chúng còn “chôm” luôn các cú đã từng gây “ngứa ngáy”, để biến thành của mình, hoặc tệ lắm thì cũng có quân xanh để tập luyện ở nhà. Giải SL của Tàu trở thành giải bb lớn nhất, tụ tập các tay cao thủ TG muốn rèn luyện và…lên tay (khi về lại nước nhà). Đấy là nơi các cao thủ học lóm lẫn nhau hoặc thử nghiệm những chiêu trò mới. Nếu anh không đặc biệt, anh phải tập luyện nhiều như bọn Tàu, và điều đó…impossible!

  • Nên tìm hlv giỏi cho người mới tập chơi?

Đây là một câu hỏi nhạy cảm và dễ gây mất lòng các hlv nhất! Tìm được một đứa học trò có năng khiếu là một may mắn lớn, ai lại chả muốn đầu tư tâm huyết để đào tạo nên một vdv giỏi “mang dấu ấn” của mình. Có câu “thầy giỏi hay dỡ là do học trò”, nghĩa là nhìn học trò sẽ biết trình độ thầy tới đâu. Vì vậy có nhiều trường hợp khóc dở: 1 đứa vdv giỏi mà 3-4 ông hlv giành nhau, ông nào cũng bảo là do chính tay mình đào tạo nên – chỉ vì thằng đó đi học cùng lúc nhiều người. Ai cũng nghĩ ông hlv nào”đánh giỏi” hơn sẽ dạy ra học trò giỏi hơn, nhưng kỳ thực có những ông hlv đánh dỡ ẹc nhưng lại định hướng ra học trò giỏi – sau đó nhờ các ông khác dạy kèm kỹ thuật. Có được học trò năng khiếu là một may mắn, nhưng có được ông thầy giỏi có tâm và tầm (nhìn) thì càng hiếm hơn.

Phần đông các hlv giỏi sẽ có nhiều học trò và…tính tiền mắc hơn, nên các phụ huynh thường suy nghĩ thế này “nó mới học căn bản, đánh lèo phèo thì chỉ cần ông thầy nào hướng dẫn căn bản là đủ”. Thầy dạy căn bản được ví như giáo viên mầm non, tức là…trình độ cũng kém thôi, tiền cũng không mắc lắm. Vì nếu học một tay hlv rất giỏi, mà cứ bắt ông ta chắn bóng rồi…nhặt bóng thì quá uổng phí. Sự thật thì các hlv giỏi sẽ không đi nhặt bóng đâu, mà cũng không quan tâm học trò mới căn bản hay nâng cao, ông ta chỉ chú trọng vào cái hướng tính toán của cha mẹ và sự đam mê của đứa bé. Đứa nào dù ba mẹ giàu, nhưng ko mê và cũng “học cho vui, lớn là bỏ” thì ông ta cũng chả cần phải nhọc công kèm cặp – lãng phí tiền. Nhưng sự lãng phí này không thấm vào đâu khi so với những đứa “thiếu may mắn” khác: có năng khiếu, có tiềm năng,…nhưng lại chui đầu vào một ông thầy có cái tầm quá ngắn. Thời gian đầu thì chả có gì khác biệt, cũng tập căn bản và các kỹ chiến thuật, cũng thấy lên tay đấy,…nhưng sự khác nhau sau này là không thể tưởng tượng nổi! Sự lãng phí ở đây ko còn là tiền bạc vật chất nữa, mà là thời gian và tài năng của đứa bé, lãng phí một vdv cao cấp đáng lẽ phải được hình thành.

Đâu là sự khác nhau giữa một hlv giỏi và hlv …chưa giỏi? Đó là ở cái định hướng và vạch ra con đường mà đứa học trò sẽ đi qua, càng dài và càng chi tiết, càng khả thi thì càng giỏi. Bóng bàn có rất nhiều khía cạnh cần phải rèn luyện ngay từ đầu, kỹ thuật chỉ là 1 cạnh của khối hộp chứ không phải là căn bản. Ngoài ra còn có chiến thuật, cách thắng trận, phong cách chính, tinh thần và tâm lý,…ông HLV giỏi sẽ đi ngược từ cái trừu tượng như tâm lý và tinh thần để hoạch dịnh ra lối chơi (phòng thủ hay tấn công, 1 hay 2 càng, ôm bàn đánh ngắn hay lùi lại đánh đòn dài,..dựa theo xu thế bóng bàn hiện đại), từ phong cách sẽ có các bước để thắng trận, rồi mới cần tới các chiến thuật cụ thể cho từng giai đoạn, các chiến thuật đối phó và chiến thuật chủ đạo,…cuối cùng thì mới nghĩ tới kỹ thuật (cần ngắn hay dài tay, ôm bàn hay xa bàn, bh hay fh chủ đạo,..) và chọn ra các vũ khí thích hợp (ban đầu, nâng cấp, cuối cùng). Một tay HLV bình thường sẽ chú trọng vào kỹ thuật “căn bản” trước, vì quan niệm trước sau gì cũng phải đánh bh và fh, kỹ thuật căn bản này không cần biết tới chiến thuật hay vũ khí gì cả,…thực ra là sao chép y chang bản thân mình để dạy cho đứa học trò. HLV này áp dụng tất cả những gì mình từng được dạy để truyền thụ cho học trò, không cần biết là thời đại đổi thay, bóng và mút đã khác xưa, xu thế chiến thuật mới là thế nào,…HLV giỏi sẽ phân tích các đối thủ trước mắt, đối thủ thường gặp, lối đánh hiện tại và dự đoán tương lai,…để vạch ra một lối chơi có lợi nhất cho học trò, thiết kế ra một mô hình hoàn chỉnh trước rồi mới tìm cách xây dựng nó bằng các vạch ra các bước và hướng đào tạo. Nếu ông ta không đủ kỹ chiến thuật để đào tạo thì có thể nhờ ng khác hoặc sử dụng internet. Đào tạo ra một vdv ít nhất cũng mất 1-2 năm, trong thời gian đó thì bb đã phát triển khác trước rồi, ông hlv ấy phải tiên liệu được trước để bắt kịp thời đại mới. Ông hlv dỏm sẽ cứ nghĩ bóng bàn 10 năm sau cũng y chang 50 năm trước, và cứ một mô hình “chuẩn” mà đào tạo thôi.

Chính vì mỗi vdv một khác, nên không thể áp dụng cùng một loại vũ khí, một lối chơi, một kỹ thuật được. Phải tùy theo từng đứa và có định hướng khác nhau, vì có đứa khỏe đứa yếu, cao thấp, có đứa hăng máu nhưng cũng có đứa rất bền bỉ. Dù ban đầu mới đến với bóng bàn thì chả ai bộc lộ ra được rằng sẽ thích hợp rơ nào, nhưng ông hlv giỏi sẽ luôn tinh chỉnh và thay đổi, theo sát từng đứa để kịp thời định hướng lại theo hướng tốt hơn. Em làm thiết kế cũng có những khách hàng khác nhau, và chẳng có nhà ai giống ai, nhưng cái thiết kế nào mà người khác nhìn vào phải buộc miệng khen “phải như thế, không thể khác được” là thành công. Có những đứa buộc phải chơi rơ 2 càng, hoặc buộc phải chơi Bh bằng gai ngắn, cũng có những đứa nếu không dạy thành rơ 1 càng là hỏng bét. Có những trường hợp rất cần vợt cứng hơn, mút nãy hơn và chiến thuật sát thủ hơn,…nếu cứ để “đều đều” như thế là muộn mất. Nhưng cũng có trường hợp phải phanh đứa ấy lại trở về căn bản, quăng cho cây vợt rất chậm để đánh xoáy,…mục đích là giúp nó thắng trận dễ dàng hơn.

Một đứa nhỏ bắt đầu đánh bóng bàn từ năm 6 tuổi, nếu gia đình muốn nó theo con đường chuyên nghiệp thì ngay từ đầu nên có 2 hlv: một ông rất có kinh nghiệm, từng đào tạo được nhiều cao thủ đẳng cấp theo kịp thời đại – và một vdv giỏi để làm bạn tập. Chưa chắc gì các hlv giỏi phải đánh kỹ thuật đẹp và đúng, họ cũng ko thể đỡ bóng đều hoặc giữ bóng ngay tay cho đứa nhỏ đánh (cần có chút kỹ năng phụ – đỡ bóng chậm). Nhưng một vdv giỏi thì cũng không chắc gì có đủ kiến thức và định hướng, anh ta chỉ có thể là bạn tập tốt ngay từ đầu để đứa nhỏ nhìn quen tốc độ và phản xạ – nếu tập với hlv thì lại dở (uổng phí), chỉ nên tập multiball với hlv để sửa kỷ thuật chiến thuật mà thôi. Nếu học bb với một vdv giỏi, dù là No.1 đi nữa, thì cũng chỉ là học cái anh ta được dạy cách đấy 10 năm, vài năm sau nếu giỏi lắm cũng chỉ là 1 bản sao lạc hậu của vdv ấy mà thôi. Tệ hơn nữa là học bb với một hlv quá dở nhưng lại cố chấp và níu kéo học trò, với tầm nhìn của đứa bé làm sao phân biệt được thầy nào cao thấp, nên cứ bám theo rồi…chả đi tới đâu cả.

Ngay cả động tác căn bản đơn giãn nhất, những bài tập dễ nhất, hlv giỏi cũng có cách dạy hoàn toàn khác hlv dõm. Từ phương pháp sư phạm, cho tới sự linh hoạt uyển chuyển trên bước đường tập luyện. vd đứa bé còn nhỏ quá thì thế nào, nên học gì trước, lớn tí thì nên làm cái gì sau, nếu lỡ kẹt ở 1 cái gì thì nên bỏ qua hay đi vòng, hay cứ tập cái khác tự nhiên sẽ sửa được,…Một hlv giỏi sẽ luôn có cách giải thích và giải quyết vấn đề rất “mở” và “rộng”, luôn gọn gàng và hiệu quả, trả lời dễ hiểu và thỏa mãn ngay cả những đứa thông minh nhất. Dù trả tiền mắc hơn, nhưng thời gian học sẽ được rút ngắn mà chất lượng đào tạo ra thì không thể so sánh được: một đằng thì đầy tiềm năng phát triển, một đằng thì đi vào đường cụt. Em chỉ có thể kết luận một câu thế này “nếu muốn con bạn đậu qua kỳ thi cuối khóa thì tìm thầy nào kèm cũng được, nhưng muốn nó thành một tài năng toán học cấp TG thì cần phải tìm một tay rất đặc biệt để kèm cặp nó từ ngày đầu tiên học toán”.

  • Tôi không có thể chất tốt, tôi không lanh lợi hơn chúng bạn, làm sao để thắng đây?

Thật là bất công trong thể thao, khi người chiến thắng là người có ưu thế nhất về thể chất và tinh thần, mà yếu tố rèn luyện bị bỏ quên. Bóng bàn là một môn thể thao tương đối công bằng, con nít và người rất già cũng vẫn có thể thi đấu với thanh niên – vì thế em yêu bóng bàn! Ai có đấu với các “lão tướng” sẽ hiểu rằng không dễ dàng gì để thắng các bác già “bước không nổi” này. Và thỉnh thoảng chúng ta cũng để thua các em nhỏ tuổi hơn, bọn “có thầy dạy”, và có bộ chân tốt. Ta cứ biện minh rằng các bác lớn thì có kinh nghiệm, bọn trẻ thì có sức,…Vậy nếu như một người rất tầm thường, không khỏe lắm, thấp lùn yếu ớt, không ma mãnh hay lanh lẹ,…mà chơi bóng bàn muốn thắng trận, thì HLV làm thế nào?

Bởi vì nếu cầm cùng một loại vũ khí, đánh cùng một cách, một bài, học cùng 1 thầy,…thì chỉ có đứa nào tập lâu hơn, năng khiếu hơn, hoặc thể chất tốt hơn thì mới thắng nổi. Nếu cả một hệ thống đào tạo bóng bàn đều…y chang nhau, thì đứa nào sẽ thắng? ai sẽ vào tuyển quốc gia? Đó là những đứa được HLV ưu tiên đào tạo, hoặc do lý do ngầm nào đó mà được. Còn nếu chúng ta bước chân vào hệ thống ấy, cùng “bơi” như họ, thì cầm chắc là vẫn mãi là cừu non cho họ thịt mà thôi. Buồn hơn nữa là khi người ấy không bắt đầu từ bé (có nhiều thời gian hơn) hoặc không cao to khỏe mạnh, ngay từ buổi đầu chơi bb đã không thấy đường hướng phát triển, chỉ chịu lép vế mãi ở cái tầm “phong trào”. Nhiều em đánh một thời gian lên tới trình A rồi vẫn ngậm ngùi bỏ bóng bàn, rớt xuống B mà chơi cho vui, chỉ vì không có hướng nào vượt qua mặt các đàn anh. Em thường lấy ví dụ lái xe ô-tô (vì ở Úc cái này thường thấy), muốn qua mặt thằng chạy trước thì làm sao? Câu trả lời rất đơn giãn “đổi lane rồi qua mặt”, nghĩa là bạn không thể chạy cùng 1 lane để qua mặt người khác. Đổi lane nhưng vẫn là cùng một đường, nếu thằng nào khôn hơn sẽ chọn 1 con đường khác, hoặc là bọc vòng (buộc phải chạy xa hơn), hoặc là đường tắt đón đầu (ngắn hơn). Điều đáng buồn là bất cứ thay đổi nhỏ nào cũng sẽ đều bị các HLV ấy “sửa lại cho đúng” và cuối cùng thì cả đám cũng phải xếp hàng mà đi, thằng dẫn đầu mà chậm thì cả bầy cùng ùn tắc – đó là tình trạng bóng bàn của VN ta hiện nay.

Ra đánh giải U18, có 1 thằng trong Bang của em đánh 3 ngày đầu thua…tan nát, 3 ngày sau nó quyết định lấy cây vợt gai JSH ra đánh, kết quả là thắng được vài trận đẹp – vì nó cũng có bài cắt xa bàn và 1 cú giật Fh rất mạnh. Ở bang NSW, có 1 thằng U18 khác  lùn mập, di chuyển cũng không lanh hoạt cho mấy, nhưng cũng chơi rơ cắt và mút Tàu bên Fh, hò hét rất sung, thắng được khối cao thủ! Chính nhờ thành công của tay lùn ấy mà thằng cao kia quyết định “thử” chơi rơ cắt luôn. Thông thường, khiếm khuyết về thể chất là một bất lợi cực lớn trong thể thao, dẫn tới những cản trở (kể cả trong ước mơ) cho một vdv muốn tiến xa. Nhưng biến cái thiếu thốn ấy thành một lợi thế thì cần phải có sự hợp tác của các hlv và vdv, ngồi lại với nhau và vạch ra một hướng đi khác. Có những bác lớn tuổi vẫn đam mê bóng bàn, vẫn muốn ra đấu những giải có đầy đủ các thành phần, thì ông ta phải chọn cho mình một đường lối tập luyện và hướng đi khác hẳn với số đông. Vd bác Lê Văn Inh vẫn thỉnh thoảng thắng đám trẻ, dù bác ấy thấp lùn và hơn 70 rồi. Con gái của em cũng chưa cao lớn hơn ai (9 tuổi), muốn nó ra giải đừng có “quê mặt” quá thì em cũng phải chọn một hướng đi tắt, chứ làm sao đối đầu lại đám cao lớn (13 tuổi) học hành có căn bản kia?

Vậy trong một 1000 tay vợt trẻ năng khiếu khắp VN, các bác làm cách nào cho con em và họ trò của mình giành được các vị trí cao? Bắt chước y chang với đám đi trước thì chỉ chờ cho chúng…về hưu hoặc bỏ dở thì may ra mới có cơ hội cho đám mới lên. Là HLV quèn, chúng ta không có điều kiện đi lựa gà “chiến”, mà chỉ có thể chấp nhận những đứa học trò tầm thường như bao người khác (nếu là hlv tuyển cấp Tỉnh hay TP thì may ra). Điều chúng ta có thể làm là…đầu tư cho nghiệp huấn luyện, sao cho có thể đào tạo ra những vdv xuất sắc đặc biệt từ những học trò sàng sàng như thế. Các bác không cần phải suy nghĩ vắt óc rồi sáng tạo ra những thứ quái dị, các rơ “lạ” đều có cả trên internet, vấn đề là làm sao phân tích ra các bước tập luyện để được như thế. Có khi không cần phải đi “hướng khác”, như trở thành một vdv cắt xa bàn, vợt thìa, mút Tàu, hai gai,…Các bác vẫn cứ chơi như thế nhưng “biến đổi khác tí”, em ví dụ đơn giãn như: biến cú Fh dài tay thành ngắn tay và ôm bàn đánh tốc độ cao, hoặc biến cú Fh trở nên cực khủng để trở thành đại đao mà không cần đổi vợt mút. Vẫn đánh Bh như thế nhưng có thể học theo bọn Nhật Hàn, biến hóa lắt léo cực nhanh chứ không chỉ có chặn đẩy và giật “căn bản”. Vdv nam có thể chơi rơ…nữ (ôm bàn đấu dao găm cực nhanh) và vdv nữ có thể chơi rơ nam (đánh chết quả đầu tiên chứ không moi lên). Có thể đổi vũ khí một chút sao cho phù hợp nhất với lối chơi mới, sự lựa chọn càng chính xác thì hiệu quả càng cao, so với kiểu vũ khí “căn bản” và rơ đánh không còn phù hợp thời đại nữa (dù ng ta luyện lâu, chắc gì thắng được).

Học trò không giỏi, nhưng nếu HLV giỏi thì có thể giải quyết được vấn đề. Kiểu như gạo bài trước khi thi vậy, thầy giỏi sẽ đoán đề cho trò gạo, tuy ít mà trúng! Vdv có thể không cần giỏi mọi mặt hoặc cực mạnh ở điểm nào đó nhưng vì được ông thầy nghiên cứu ra vài bài chuyên trị đám “chung” kia, cứ tập bi nhiêu nhưng lại làm cho phong trào phải nứt mắt: vì có thể thắng được các cao thủ danh tiếng. Các bác có thể phản đối rằng đấy là cách huấn luyện “chiêu bài” không bền, chỉ là gà chọi, có thể thắng vài trận nhưng không thể thắng hết! Đó là ở những nước có phong trào bb đa dạng, nhiều rơ khác nhau. Ở những nơi và 1 rơ chiếm đa số, ai phá được rơ đó thì nghiễm nhiên chiếm vị trí cao rồi. Em lấy vd về cái thằng rơ lốp bóng ăn may trận đấy: thằng kia đánh diệt biết bao cao thủ (mà cở lóc cóc cũng thắng dc thằng lốp bóng) nhưng lại là bàn đạp cho thằng nọ leo lên! Dĩ nhiên nếu không phải trùng hợp với rơ kỵ thì chắc gì có trận thắng đẹp ấy – nhưng nếu cả giải mà thằng nào cũng đánh ầm ầm như thế, thằng đấy vẫn thắng hết như thường!

Điều em muốn nói ở đây là vạch ra một hướng đi mới, thay vì phải xếp hàng chờ đợi và chen lấn leo lên – một hàng rất dài phía trước. Thì còn có nhiều cách khác hay hơn, ông bà ta nói “không đủ sức thì dùng mưu”, hlv mà nhìn học trò rồi mất niềm tin luôn thì tội nghiệp cho đứa nhỏ lắm lắm. Có khiếm khuyết tí mới phải chơi bóng bàn (đá banh, tennis,.. kiếm được khối tiền hơn) và cũng có quyền hy vọng đạt thành tích cao. Dạy học trò, thấy nó tập luyện chăm chỉ mà thua hoài thì hlv phải biết nhìn lại, cảm thấy dằn vặt xấu hổ chứ.

  • Năng khiếu và kinh nghiệm có thể truyền dạy được, nhưng bằng cách nào?

Đấy là sự thật! các bác có để ý tại sao lứa vdv TQ ngày càng chín sớm, mới 14-15 tuổi đầu đã bộp nát đám còn lại của TG, có đứa còn thịt luôn cả CNT nữa! Mặt còn măng sữa mà chiêu thức và kinh nghiệm như cáo già, các ứng biến trong trận đấu cực kỳ đúng đắn – mà chúng ta thường bảo với nhau là “đứa ấy có năng khiếu bb”. Rồi ta cố gắng lý giải là vì TQ có nhiều đứa trẻ theo bb, dễ dàng lựa ra những tài năng để đào tạo lên – nghĩa là vẫn công nhận một “cái gì đó” thiên bẩm của đứa bé mà hlv chỉ vun bón cho nó phát triển thôi. Nhiều hlv còn suy nghĩ “cho nó đánh trận mạc thì tự nhiên có thêm kinh nghiệm”, thế đánh bao nhiêu trận mới đủ đây? Em từng đi xem giải đấu lớn giữa các Bang, các ông Coach chỉ đạo rất khác nhau, có ông chỉ 1 cái là vào trận đấu thay đổi ngay, có ông chỉ đạo…tinh thần là chính! Nhìn cách thi đấu cũng hiểu ở nhà ông coach dạy cái gì, ra sao – vì nếu dạy cho trò khôn ngoan thì ra đấu nó sẽ thể hiện bản lãnh ngay. Nếu có quên thì ông coach sẽ nhắc rất ít, tự động chúng sẽ có những ý tưởng rành mạch cho set đấu tiếp theo, chứ làm sao mà chỉ dẫn từng trái.

Xem trận đấu giữa 1 em mới 12 tuổi đánh rơ cắt xa bàn với đủ trò cắt, lốp, giật xoáy ngang, đổi mặt, trả giao bóng khó, tấn công,…y chang như một cao thủ chuyên nghiệp! Ở ngoài ng xem sẽ thắc mắc “tại sao nó biết làm những trò ấy?”, đâu phải nó tự nghĩ ra! Cũng có người bảo rằng “nó tập chắc nhiều giờ lắm!”, nhưng nên biết rằng thằng ấy cũng học trường Điểm và thời gian tập bóng của nó cũng không thể nhiều hơn việc học. Một giờ dạy là 65$, cha mẹ nó trả tiền sao cho thấu nếu tập luyện kiểu…ruồi bu? Em có đăng trong 1 topic về mức lương của hlv ở VN, cao lắm là 10$ mà thôi, mà phải là hlv “chuyên nghiệp” đấy – mà còn chê mắc chẳng ai học. Vậy tại sao ng ta dạy cực mắc như thế mà phải đăng ký xếp hàng tranh giành nhau học? Có nhiều bác hỏi em thông tin về các lớp ấy, hlv họ dạy thế nào, giáo trình gì,…để mong cải thiện chất lượng giãng dạy ở nhà. Nhưng nếu em nói ra thì các bác thấy cũng tầm thường thôi, chỉ là multiball liên tục, cái đặc biệt là ở cái “đầu” của ông coach kia. Người ta sẳng sàng trả tiền cao vì hiệu quả rõ ràng, đào tạo ra đứa nào cũng có nét, cũng được gọi là “tài năng” hết. Điều đó chứng tỏ là ông coach ấy phải cực giỏi trong huấn luyện và truyền đạt.

Vậy phương pháp nào? Bóng bàn là một môn thể thao “theo lượt”, nghĩa là mỗi bên ra đòn theo lượt đi của mình chứ không thể có chuyện 1 bên hai nước đi – y chang như chơi cờ. Vậy thì nếu sách dạy chơi Cờ Vua và Cờ Tướng thế nào thì phần huấn luyện “năng khiếu” cũng như thế ấy. Đơn giãn chỉ có 3 phần: Khai Cuộc, Trung Cuộc và Tàn Cuộc Quyết Đấu, bóng bàn không có huề! Sách dạy chơi cờ đều chỉ ra có bao nhiêu kiểu Khai Cờ, các thế Bí nổi tiếng và thống kê những kiểu tàn cuộc phổ biến nhất – phần Trung Cuộc thì quá đa dạng chả ai viết nổi! Nhưng trong 1 điểm của bóng bàn ta có hết 3 bước ấy, xem như 1 ván cờ chớp nhoáng. Một vdv giỏi sẽ có trong tay vài thế khai cuộc (đi tiên hay đi hậu), vài thế chiếu bí, hoặc vài thế cờ tàn – rồi ứng dụng lặp lại suốt trận đấu. Một HLV giỏi thì phải tổng kết hết tất cả các kiểu khai cuộc, trung và tàn cuộc để rồi hệ thống lại sao cho gọn gàng dễ nhớ nhất – sau đó truyền dạy cho vdv các kiểu ứng dụng (bài này đối phó bài kia) như là một kiểu…học thuộc lòng! Vấn đề ở đây không còn là sáng tạo hay tài năng gì nữa, mà là học thuộc công thức rồi ứng dụng – y chang như dạy học môn Toán vậy đó! Ban đầu là các công thức đơn giãn để giải các bài dễ, sau đó là cách đưa các bài phức tạp về dạng đơn giãn, hoặc xài các công thức khó hơn,…Cái đặc biệt ở đây là một môn toán Sác Xuất chứ không phải Chính Xác, nghĩa là phải đoán – độ chính xác thuộc vào kinh nghiệm của thầy và sự nhanh nhạy của trò, thông qua tập luyện. Vì đấy là 1 ván cờ chớp nhoáng, nên ta không thể chờ đối thủ xuất chiêu rồi mới ứng phó – đấy là cách của những đứa “thiếu năng khiếu”. Những đứa giỏi có tới 2-3 cửa chờ sẵn, chúng xuất 1 chiêu là chỉ chừa ra 2-3 cửa cho đối thủ mà thôi (thằng nào giỏi hơn thì giảm xuống còn 2 hoặc chỉ 1). Chính vì chỉ còn có 1-2 cửa cho đối thủ, nên chúng sẽ đoán phần trăm: nếu vào trúng thì chúng dốc toàn lực để thắng quả ấy, nếu đoán sai thì chúng lại gài thế tiếp.

Khai cuộc là cú giao bóng và đỡ giao, trung cuộc là cú 3rd-ball attack hoặc counter attack, tàn cuộc là đối giật hoặc lốp đập. HLV châu Á thường chú trọng phần đầu, trong khi HLV Âu thường để ý luyện phần sau, nên 1 điểm của rơ Châu Á rất chóng vánh (trừ rơ phòng thủ) trong khi bọn Tây thích cù cưa ra tới rally và đối giật hơn. Chính vì chú trọng khai cuộc và cờ thế, nên hlv châu Á dạy theo “bài”, trong khi hlv Âu dạy theo “biến”. Một bên nhìn rất đơn giãn mà hiệu quả, kém tính sáng tạo, bên kia thì rất….tùm lum nhưng lại có tính bất ngờ. Một phía chủ về “kinh nghiệm” (vd quả đó thì đánh thế đó, bài đó) một bên thì chủ về “sáng tạo, năng khiếu” (vd những quả đánh vào khó ngờ, thắng điểm bằng triệt buộc). Nhưng ở đây em muốn nhấn mạnh một điều, cái tay HLV nào mà kết hợp được cả hai bên Á-Âu thì không cần siêu đẳng lắm vẫn có thể đào tạo ra vdv giỏi! Có thể gọi là một tay HLV “láu cá”! Vì hắn ta không trực tiếp sáng tạo ra một cái gì mới mẽ cả, chỉ đem cái sai của ng khác về rồi sửa lại cho đúng – bằng phương pháp bổ sung. Để được như thế thì tay hlv này phải có được một cái nhìn toàn thể, rồi đánh giá vdv ấy đang thiếu cái gì, sau đó “vá” đúng những chổ lủng, tận dụng lại những cái hay của vdv đã có để phát huy. Giống như trước đây, nước Nhật đi ăn cắp các phát minh của Châu Âu về, rồi bổ sung cho hoàn hảo và bây giờ thì hàng Nhật trở thành cao cấp hơn cả Châu Âu!

Trước đây em có post 1 topic hỏi về “trong 1 phút nghỉ giữa hiệp, các HLV chỉ dẫn những gì?”. Phần đông ít ai trả lời được, nhưng nếu em đào tạo vdv theo “bài và biến”, thì 1 phút vừa đủ cho em chỉ dẫn bao quát hết cả set đấu. Đấu với những đứa có hlv và tập luyện ntn thì rất khó thắng chúng. Sau 1 set đấu, quăng trở ra sân chúng đánh hay hơn trước ít nhất là 2-4 bóng, nếu có hlv ngồi sau. Và dù có dẫn gác chúng 3-4 điểm vẫn không ăn thua, chỉ cần loáng một cái là gỡ lại ngay – ta cứ nghĩ là chúng kinh nghiệm ghê lắm, nhưng đâu có phải!

  • Suy nghĩ lớn làm được chuyện lớn

Đây là một lý luận có vẻ như…siêu hình thiếu biện chứng khoa học, nhưng đôi khi lại đúng trong nhiều trường hợp. Đào tạo bb cũng cần phải có các suy nghĩ kiểu…Tỉ Phú, chứ nếu chỉ tư duy theo kiểu chắp vá, bán lưng nuôi miệng thì không bao giờ đào tạo ra được trò giỏi. Đây là trường hợp những vdv phát triển với tốc độ “đột phá”, trong vòng 1 thời gian rất ngắn mà lên tay cực nhanh (đồng thời cũng không ổn định, nhanh thì kém bền mà). Có hai tư tưởng đối lập nhau trong đào tạo vdv: một bên thì đào tạo “chậm mà chắc”, còn phía kia thì “nhanh gọn”. Một vài lò bb đào tạo ra các vdv nhí có thành tích cao, nhưng khi lớn tí thì ko đứa nào giỏi – một vài nơi khác thì cứ lận đận, chả có đứa nào giỏi, tới khi chúng…bỏ ông thày đi sang nơi khác thì mới khởi sắc, nhưng thực chất toàn là ứng dụng những gì của ông hlv trước đây truyền dạy. Trong quá trình tiếp xúc với các ông hlv, em nhận thấy có nhiều tay suy nghĩ rất ngắn, tầm nhìn rất bó buộc dù họ đào tạo rất tốt, pp sư phạm hay. Những ông hlv này tuy dạy giỏi và nhiệt tình tâm huyết nhưng lại ít học trò, và cũng không nổi tiếng hay được trọng vọng gì. Bù lại có ít ông hlv suy nghĩ rất…lém lỉnh và láu cá, nhưng lại đào tạo ra toàn là cao thủ và dám đòi tiền công cực cao! 65 AUD 1 giờ ở Úc đã là cao, em còn nghe bên Mỹ có ông còn lấy 70-75 USD một giờ mà vẫn có rất nhiều học trò theo học, dù tay này chả phải cao thủ có đẳng cấp TG gì cả! Điều đáng nói là những tay này lấy học phí một cách…dã man mà không cần lao động khó nhọc gì, một lớp dạy có nhiều kiểu, tầm 6-8 đứa cùng học, chỉ trả tiền cho 1-2 người khác đứng dạy – còn ông ta thì đi vòng vòng nhìn thôi! Điều đáng nói là bọn nhỏ học bb cực nhanh, không tốn nhiều thời gian thừa, nếu so sánh theo thời gian thì hiệu quả gấp 2-3 lần. Giáo trình của họ cũng khác với đám hlv “1 kèm 1”, dù tập kiểu 1 kèm 1 với mấy tay này thì còn tốn kém hơn nhiều. Các bác sẽ chẳng bao giờ thấy mấy tay hlv này làm mấy chuyện thừa thãi như đi chỉnh động tác, sửa kỹ thuật, góc chạm bóng, thời điểm đánh,….rồi cứ nhắc đi nhắc lại như ở VN ta thường làm. Những cái “cơ bản” ấy được rút gọn tối giãn, học trò bị buộc phải làm theo mà không cần phải nhắc, vì pp dạy không để thừa chút nào cả. Bước những bước rất dài nhưng lại rất vững chắc, vì các hlv ấy nhắm tới những điều dao to búa lớn hơn là cái kiểu gò chỉnh từng chút, họ có thể để tốn thời gian vào 1 phần nào đấy, nhưng sau đó tận dụng cái tốn kém ấy cho 10 cái khác, thế là lời 9 lần hơn!

Những hlv giỏi và dỡ khác nhau điểm nào? Đấy là thời gian đào tạo hiệu quả: cùng có 100 giờ như nhau, nhưng tay hlv giỏi sẽ cho ra đệ tử đánh thắng bên kia một cách thuyết phục. Đôi khi chỉ cần nói 1 câu rất đau lòng “học trò tôi thắng anh, tức là nghiễm nhiên tôi giỏi hơn!”. Một bên tập 100 giờ có hiệu quả bẳng 200, vì biết rút bỏ những cái thừa, tận dụng những cái đã xây dựng cho cái khác,..còn bên kia tập 100 giờ nhưng chồng chéo lẫn nhau, đầu thừa đít thẹo, cuối cùng hiệu quả chỉ bằng 50h, còn lại là để…sửa sai! Thế thì quăng 2 thằng 6 tuổi cho 2 bên, lúc 10 tuổi thì ông hlv giỏi đã có 1 cao thủ trong tay có đầy đủ chiến thuật lớn và nền móng vững chắc, trong khi bên ông kia chỉ có 1 đứa đánh tạm được, kỹ thuật và chiến thuật lủng chắp vá đủ chổ! Một đằng thì ông hlv dám suy nghĩ là đứa nhỏ sẽ làm nên thành tích cao khi đạt 15 tuổi, dám quăng nó ra các giải lớn – một bên thì không dám hy vọng gì, vì chỉ lo vá lỗi!

Một điểm đặc biệt mà em thấy được, là các hlv giỏi họ không hề câu nệ tiểu tiết, chẳng bao giờ để ý các chổ sai nhỏ. Họ suy nghĩ khá “lớn” ở những tầm mức chiến lược và tinh thần, và quăng chuyện “nhỏ” ấy trở thành một bài tập về nhà, đứa nhỏ phải tự tìm ai đó mà tập thêm ngoài giờ. Họ có thể dạy trong 1 tháng chuyên 1 kỹ thuật (vd chỉ Bh mà thôi) mà học trò không biết chán, cứ vào giờ là lặp lại 1 cú đánh duy nhất, rồi mở rộng từng bước ra dựa trên cũng chỉ cú ấy. Sau 1 thời gian thì đứa ấy xem như thông thạo chỉ 1 kỹ thuật, nhưng lại có thể ứng biến trong mọi trường hợp. Có rất nhiều người sẵng sàng bỏ tiền ra để sửa hay học chỉ 1 kỹ thuật hiệu quả, trong một thời gian chấp nhận được – vd một cú Fh dứt điểm thôi, nhưng bảo đảm là ra đòn hiệu quả. Các bác cứ nghĩ xem, trong bb có bao nhiêu kỹ thuật và chúng đều xây dựng lên nhau mà thôi. Em sẳng sàng bỏ 6 tháng để chỉ học 1 cú Fh, và từ đó trở đi, bất cứ cái gì dính tới Fh em đều tự tin là ko bao giờ hư! Ông hlv nào có tư duy ấy thì học trò mới đánh “có nét” được.

Một trong những đứa đi học các lớp “cao cấp” về nói lại rằng, các hlv ấy ko hề tiếc mút hay vợt. Những quả sạt bàn vẫn bắt đánh, tét mút gãy vợt thì…bỏ, đừng dập ngón tay thôi. Bóng trong bàn cứ đưa vợt vào đánh, đập xuống bàn mẻ vợt…kệ tía nó! Mút mòn thì phải thay, là chuyện tự giác của vdv, đánh hư không đổ thừa. Đánh kỹ thuật nào thì vũ khí ấy, chứ không có chuyện vì vũ khí mà thay đổi kỹ thuật. Mấy hlv này thường…phạt rất nặng, xem như một kiểu tập thể lực. Họ buộc vdv phải luôn tập trung, hư một quả đơn giãn là ra hít đất ngay – với quan niệm chẳng thà bây giờ khó chịu còn hơn vào trận để hư tiếp. Những hlv tư duy “rộng” sẽ đào tạo ra vdv đánh dứt điểm …hên xui, trong khi các hlv tư suy “sâu” sẽ buộc vdv đập đúng 1 chổ và 100% vào bàn. Các hlv tầm thường cứ nhắc vdv đánh “cho vào bàn” thôi, trong khi các hlv khó tánh sẽ luôn bắt các vdv đánh tập những quả cực kỳ mạo hiểm, tập các cú giao bóng cực độc hoặc trả bóng cực hiểm. Các bác sẽ thấy có gì đó giống các lớp đào tạo ở VN, thực tế thì đây là cách suy nghĩ của Châu Á (Hàn, Nhật, Tàu, Việt,..) nhưng khác nhau ở chổ họ vừa có tầm nhìn sâu xa nhưng lại rất thực tế và không quá bảo thủ. Là do cái tầm của người huấn luyện, lúc nào cũng có sẵn một lộ trình rất dài, nên chuyện vài bước phía trước có lệch đường cũng chả mấy gì quan trọng. Giống như tỉ phú, lúc nào cũng tính toán lớn, sẳng sàng chi rộng nhưng thu vào thành công lớn. Khác với các bà hàng tôm cá, cố nói thách vài đồng hay bắt chẹt khách hàng rồi cứ tự sướng nghĩ mình khôn ngoan lắm.

Một số đứa đi học ở các lò đào tạo lớn, do hlv Nhật và Hàn dạy, chúng kể rằng các ông Coach chả bao giờ khen nhiều khi chúng tiến bộ – theo chủ quan là rất đáng kể. Ra thi đấu em cũng thấy mấy lão ấy ngồi im thít, chỉ đạo thường là nghiêm mặt phân tích và nói rất nhanh chứ không phải là kiểu trấn an vỗ về chung chung (chả bao giờ thấy cười cợt, rãnh tí là bảo bọn nhỏ ra tìm bàn trống tập dợt để không nguội tay). Nhiều đứa bảo rằng tập không khó nhưng rất áp lực, vì ông hlv cứ đặt cái đích rất xa khỏi tầm với để buộc học trò không được chủ quan. Theo lẽ thường, nếu một hlv nghĩ “ngắn”, và dạy cũng thấp, học trò sẽ có tâm lý “tưởng bở” vì được khen nhiều quá. Kiểu như “đối giật được 2-3 quả là ngon rồi, mấy thằng đánh giải lớn cũng chỉ đối giật lèo tèo vài quả thôi…”, hoặc dạy các bài đơn giãn “giao ngắn tấn công trước, chặn bóng đẩy góc, moi xoáy rồi bạt,..” sau đó nghĩ rằng ra đấu cũng chỉ tầm thế rồi thắng. Nếu thua thì cứ tập đi tập lại sao cho đều hơn, mạnh hơn,…hết! Những tay coach lớn khi feed bóng 1 lần là mấy chục quả mới cho nghỉ, dù trình độ còn rất non nhưng rally là phải tính bằng hàng chục và chẳng bao giờ thảy bóng ngay tay. Những ông hlv giỏi thường có những quả feed bóng rất khó và…ác nghiệt, một chiến thuật luôn tính tới 7-9 bóng gọi là “trung cuộc”, sau đó nếu không thắng thì lặp lại một chiến thuật khác chứ không dẫn tới “tàn cuộc hên xui”. Khi vào học với coach “mắc tiền” thì ông ta ko hề có khái niệm “beginner”, bất cứ trình độ nào ông ta cũng nhắm tới 1 đẳng cấp cực cao, nên ngay từ đầu đứa nhỏ đã phải cắm đầu mà phi! Kiểu các ông hlv nào mà đứa nhỏ đánh vào một hai cú đẹp mà khen đáo để thì chỉ đào tạo ra vdv đánh chưa được tới 3 điểm đã thua rồi. Tập thế nào mà những cú “cực đẹp” ấy trở thành rất bình thường thì mới may ra cù cưa tới 8-9 điểm trong 1 set.

Em còn thấy nhiều HLV vẫn còn tư tưởng “tập ở nhà lấy bài, ra ngoài lấy kinh nghiệm”, đấy là một suy nghĩ rất giới hạn và…may rũi. Theo cái nghĩa “lấy kinh nghiệm” tức là…thua cmnr mới có kinh nghiệm! Một tay hlv lớn sẽ dạy học trò THẮNG chứ không bao giờ dạy nó đi thu thập kinh nghiệm gì cả, cái KN ấy ở nhà có đầy: video clip trên mạng, đàn anh chị, đánh với thầy,…Ngay cả khi chúng thua rồi, ông coach về vẫn mở video cho xem lại và chỉ rõ cho thấy nó đã THẮNG những điểm nào, vào lúc nào của trận đấu, chứ ít khi bảo nó thua vì cái gì và cần rút ra kinh nghiệm gì. Một tay HLV dở thì cứ đi sửa sai, chỉ vào các điểm yếu, các chổ thua mà tập. Còn một ông HLV giỏi thì khai thác vào những bài mang lại chiến thắng – càng thắng nhiều điểm thì càng bớt đi điểm thua!