Mách thuốc

Lâu rùi thằng tui cũng hay làm cái trò “mách thuốc”, quanh đi quẩn lại cũng có mấy thang cơ bản cộng với kiến thức lang băm của mình về Đông Y, bí quá thì gọi papa mà hỏi. Papa nói tui thuộc vào cung nghề Phục Dược nên đáng lẽ ra phải học Đông Y mới đúng, vì có duyên với thuốc men. Nghĩ cho cùng, kiến thức của tui hay thậm chí cả nhà tui cộng lại cũng chỉ là hạt cát trong kho tàng kiến thức Đông Y, thế mà cũng làm được khá nhiều cú-ngoạn-mục vd như chữa những bệnh mà chả ai muốn nói ra hoặc những bệnh mà cả làng ai cũng biết. Một phần nhờ ông chú bên HK làm thầu thuốc Bắc, thường cung cấp cho mấy vị thuốc loại mạnh mà trên thị trường rất khó kiếm, với giá chấp nhận được.

 

Yên tâm bởi thuốc có chất lượng, bằng cấp của em tui và kinh nghiệm của papa thì cũng đủ làm thành một tiệm thuốc Bắc, vừa bốc bán và bào chế. Nói chung chẳng ai làm giàu bằng nghề này, vì bước chân vào trường y là xem như đã ký giấy đi….tu rồi, Papa tui nói thế. Lấy kiến thức ra mà làm, sao cho giúp được nhiều người và đủ sống trong cái thời rối ren này đã là giỏi lắm rồi, tiền bạc chẳng thể mang theo.

 

Mà cái chuyện thuốc men này nó hài hước lắm, vừa “phước chủ may thầy” vừa “tùy duyên”. Papa tui nói: cứ như Đạo vậy, ai có duyên thì được dẫn qua sông thôi. Có người theo Tây Y cả đời, phản bác Đông Y như kiểu “cỏ rác làm sao trị hết bệnh?” vậy mà tới khi bó tay lại dc chữa khỏi.

 

Ấy vậy mà trong Đông Y cũng có thầy trị hết bệnh, thầy trị hoài mà ko dứt bệnh. Có thầy chuyên trị loại bệnh này mà cũng có thầy lại có duyên trị thứ bệnh kia. Dù là trị bệnh khá “mát tay” nhưng đôi khi Papa tui cũng phải từ chối và kêu bệnh nhân nhập viện gấp hoặc tới bác sỹ Tây Y mà khám, vì bị nhiễm trùng nặng hoặc là các ca chỉnh hình. Các bệnh này càng cố chữa càng gây hại thêm.

 

Có nhiều trường hợp buồn cười: bn đi các thầy ĐY khác đã nhiều, và Papa tui cũng học cùng 1 sách, cho cùng 1 toa nhưng lại trị hết bệnh. Ông Bn ổng nói thuốc cũng y chang mà sao uống của ông lại hết!

Pa tui kể: trong đó có hai vị bổ khí huyết mà mua ở ngoài tiếc tiền ng ta chỉ bán loại hết chất, mà lại là vị chính nên ko hết là phải. Pa tui ổng bắt mua 1 lần uống đủ 1 tháng lun.

Rồi thì bệnh nào cũng tái phát thôi, và ông kia cũng chẳng chịu uống lại toa cũ “nếu toa đó trị hết thì sao tui bị lại nè?” và đi tiếp qua ông thầy khác.

Người nào tới một ông thầy mới cũng khen đáo để, một thời gian sau thì bỏ qua ông khác và quay lại ko tiếc lời thóa mạ ông trước, rồi thì ruốt cục chả được lợi ích gì hết.

 

Chẳng lẽ mình đi nói với ông đó “bộ đồ lòng ông nát bét hết roài, cho bà bán cháo lòng bả còn chê nữa thì lấy gì mà trị bi giờ, ông đi hết Đông Y rồi quay qua Tây Y, cuối cùng là vào nằm BV rồi nhà xác thôi.

Thuốc đó mà chịu uống, kiêng cử và làm những việc tui hướng dẫn thì may ra còn sống vui thêm một thời gian, trước sau rồi cũng chết, có điều chết như thế nào thôi,..”

Và rồi đúng như dự đoán, ông đó mất tiền cho sừng tê giác (sừng trâu) và nấm linh chi rừng dỏm, bị lừa mất mấy trăm triệu rồi cũng vào BV chạy thận máy hàng tháng 1 lần, sống ko bằng chết.

 

Mỗi ông thầy thuốc Đông Y hơn kém nhau dựa vào 5 yếu tố sau:

+Danh tiếng dựa vào các ông sư phụ lão làng còn sống hay một tổ chức lớn nào đó. Chẳng biết anh là ai nhưng xưng là đệ tử của 1 ông lớn thì ngon hơn là lang băm.

+Kinh nghiệm từ các ca trước đây, tự nghiên cứu trên chính mình hoặc “chuột bạch”. Tùy ca mà gia giảm, chỉ hơn kém khác nhau chút xíu mà hết bệnh

+Danh tiếng từ các khách hàng. Đôi khi cũng tự quảng cáo bản thân bằng cách “marketing thời @”

+Nguồn thuốc, ai xài thuốc trích hết chất thì cũng như uống placebo thôi.

+Khả năng tổ chức, liên kết và mở rộng

 

Bởi vậy, có nhiều ông giỏi ơi là giỏi mà chẳng ai biết mặt, còn có nhiều ông chữa bệnh chết người hoặc cho thuốc giả hiệu mà cứ được theo ầm ầm.

Tui chỉ là một kẻ ăn theo, thỉnh thoảng phán bừa như là cao thủ trong nghề thuốc vậy đó, ai có duyên thì đọc thôi.

29-12-13

Viết một bình luận