Cách bảo quản mút Tàu

Chơi mút Tàu cũng hơn 15 năm rồi nhưng chỉ vài năm gần đây em mới dám nói là biết cách bảo quản mút. Từ một tay vợt dám vỗ ngực khoe “sát mút” với thành tích vài tuần đánh phù 1 miếng mút Tàu (chắc là lực giật kinh lắm) cho tới lúc không còn mút để đánh, phải tìm mọi cách bảo quản để “sống” với nó. Từ lúc chỉ có mình là chơi, nay có thêm hai thằng đệ tử cũng giật ầm ầm 1 tuần cả chục giờ, chưa kể vợt dự phòng của nó, thì việc làm sao giữ gìn mút trở nên rất là cấp thiết. Môt miếng H3 giá không rẽ, mút ngon lại hiếm, có tiền ko mua được. Thế mà đang đánh ngon lại thấy gãy chân gai hoặc phù thì lại mất cả tuần để warm up cho ra một miếng mút có cảm giác tương tự – đó là nói chuyện mút phải lựa để giống nhau y chang. Còn chơi phong trào, hư 1 miếng mút thì cầm chắc là xuống mất 2-4 bóng khi bắt đầu lại miếng khác, nhất là mút Tàu. Bác nào ghiền mút Tàu sẽ hiểu em nói gì.
Đã từ rất lâu, giới phong trào đồn rằng: muốn cho mút Tàu bám xoáy thì nên lau mặt mút bằng mồ hôi, vì trong ấy có “chất gì đó” làm mút bám hơn. Ai cũng đồn như thế nhưng em biết cái xuất phát ban đầu (hay là sớm nhất nhì) từ đâu. Vì ở VN, phong trào chơi mút Tàu được phát triển (hay đầu độc) bởi chính em với nickname Phoenix. Dạo ấy, chính bác Rossi Carbon (Lễ Nguyễn) là người chỉ dẫn em cách làm cho mút “bám xoáy” hơn với chiêu lau mút bằng mồ hôi tay. Hơn 10 năm nay, ai cũng nghĩ thế, và cũng không có ai nói khác cả. Em viết lại bài này, ngõ hầu đính chính một số chuyện mà bản thân em cũng có phần chịu trách nhiệm trong ấy.
  1. Lau bằng mồ hôi tay có thực sự làm mút bám xoáy hơn không?
Xin nói ngay: KHÔNG! Nước trong mồ hôi tay làm sạch bụi bẩn trên mút (mà bụi thì đầy ở các clb sân XM), lớp bụi làm bóng không bám nữa, sạch rồi thì mút sẽ bám hơn, chứ không phải mồ hôi làm cho mút Tàu bám bóng!
Còn đây là cái hại chết dỡ mà ít ai nhận ra:
Lau mồ hôi sẽ làm mặt mút nhìn bóng (glossy) hơn, bởi vì trong mồ hôi có chất dầu nhờn tiết ra từ lổ chân lông, nó sẽ làm căng bề mặt topsheet. Khi mút đang bị “bầm dập” mà ta đưa dầu vào thì nó hút rất nhanh, kết quả là phần lanh trên mặt sẽ nở ra, óng ánh như mỡ. Những ai chơi mút Tàu mà giật mỏng nghe tiếp keeeeet và bóng tuột luôn vào lưới – trong khi mặt vợt chưa nổi gai – thì nên nhìn xem có phải ts quá căng và bóng như gương ko? Có bác còn lau bằng mồ hôi rồi không chờ khô, lấy giấy film úp vào ngay, hôm sau thì miếng mút đầy vệt bẩn, tính bám xoáy cũng mất đi thấy rõ. Lau bằng mồ hôi càng nhiều thì mút càng mau hư, cho dù có “đúng cách” chăng nữa.
Vậy phải đổi lại, lau bằng nước sạch, lau khô nhẹ bằng miếng bọt biển (sponge thấm nước), chờ thật khô ráo rồi mới dán miếng bảo vệ lên. Nếu trong lúc thi đấu có bụi, ta cứ chùi bằng mồ hôi (vì ko có thứ khác) sau đó lau nhẹ xuống áo hay quần cho khô. Khi đánh xong, ta cần phải tẩy hết chất dầu mỡ trên bề mặt mút bằng những dung dịch tẩy dầu mỡ (như nước rửa tay, nước rửa chén, xà bông,…) rồi cũng lau sạch, khô.
  1. Có nên tune mút không?
Có và không.  Nếu các bác có thể chịu nổi tiền thay mút mỗi tháng hai lần thì cứ tune, và phải tune sao cho đúng cách nữa. CNT đều tune cả, nhưng chúng xài loại booster gọi là Dianchi và Kailin, hai thứ này rất lõng và nhẹ. CNT cũng không cần phải tốn tiền mua mút, nên chúng tune thoải mái, đánh vài trận là bỏ một miếng, các bác chơi phong trào nhắm khả năng làm như thế được hay ko?
Tại sao không? Vì hai thứ booster trên rất mắc tiền và hiếm. Hơn nữa, phải theo công thức từ miếng mút có độ cứng ổn định, để cho ra miếng mút “như ý” thì quả là một kỳ công. Vẫn có những loại booster giống tính chất của Dianchi, tất cả chúng đều nhẹ và lỏng, rất dễ cân lượng khi phết lên mút. Đồng thời với làm tăng tốc độ, booster cũng làm nặng và mềm mút hơn. Mút cứng kiếm đã khó, làm cho mềm yếu ra thì uổng lắm.
Dù là booster loại tốt thì vẫn làm giảm tuổi thọ của mút, không ít thì nhiều. Nhóm booster lỏng gây hại ít nhất vì nó mau bay hơi. Những loại đặc thấm chậm nhưng ngấm rất sâu lên cả phần keo dán giữa gai và mút, thấm lên cả bề mặt lanh làm mất độ bám dính và nở topsheet ra – kết quả là mút bị tuột, không xài thêm được dù nhìn vẫn còn rất mới. Có thể dùng cách tune mút để…thử xem chất lượng mút Tàu mà cách bác đang có là hàng hệ “A” hay “B”. Hệ A có thể tune được ít nhất là 3 lần (với chất lượng giãm dần) và có thể quất maximum lượng booster lên mà mút vẫn không mềm hay phù. Hệ B mà tune lên nhìn topsheet biết ngay: chân gai không đều, không nở và có hiện tượng lồi lõm – tune nặng tay đánh thiếu lực và phù ngay sau đó.
  1. Có nên tune topsheet không?
Nếu đánh một lần rồi vứt mút thì cứ tune, nhưng phần topsheet buộc phải xài loại lỏng nhất, và quét có chừng mực. Khi tune topsheet thì tốc độ và cảm giác tăng lên tối đa kết hợp với nhiều lớp booster lên sponge (mút phải thật cứng). Kết quả sẽ cho ra một miếng mút nhìn y chang vũ khí của CNT, đánh cũng rất đặc biệt, nhưng…phải chịu tốn tiền thay miếng khác sau 1 tuần, vì có tune lại nó cũng tuột bóng và không còn nãy nữa. Tune topsheet là cách phá mút đốt tiền nhanh nhất.
  1. Có nên dùng các chất dầu để thay thế booster?
Không nên! Các loại dầu (dầu dừa, olive, dầu cá, nhớt xe…) cho tới hóa chất gốc dầu nặng (paraffin, body oil, baby oil,..) đều rất nặng mà không có tính chất tăng lực gì mấy. Nó cũng thấm vào làm sponge nở ra đấy, nhưng chẳng có lợi gì ngoài chuyện làm mút mềm ra và nặng hơn. Những loại dầu này có thể thay thế cho loại booster Falco, nhưng tác dụng đều kém hơn.
Có vài chất thay thế cho loại booster lỏng, vd như dầu Citronella, dầu Chanh D-lemonese, dầu nhiêu liệu máy bay, xăng M100 (toàn là Octane chứ ko có Heptane), dung môi pha loãng keo Con Chó,… Những loại này lỏng và bay hơn chậm cho đến nhanh tùy vào công thứ hóa học. Càng nhanh bay hơi thì càng gần giống với keo TL, càng chậm thì mang tính chất của booster. Các bác nào vẫn thích “vooc” thì cứ việc thử nghiệm, tuy nhiên tuổi thọ của miếng mút Tàu sẽ giãm đáng kể cùng với tốc độ tăng lên.
  1. Có nên xài keo tăng lực?
Keo TL bị cấm trong các giải ITTF, nhưng cấp phong trào thì chả ai kiểm tra. Nếu muốn tăng tốc độ thì dùng keo là an toàn hơn hết, nhưng phải hạn chế vì chất xăng trong keo vẫn ngấm lên phần keo liên kết topsheet và sponge (nếu phết hơn 2 lớp) làm bở chân gai. Xài lâu dài (trên 5 lần) thì tính chất mút cũng thay đổi. Nếu đánh thường xuyên thì nên kết hợp một loại booster lỏng và 1 lớp keo TL, đánh 1 tuần thì làm 1 lớp khác. Cách này có thể giữ miếng mút hơn 1 tháng.
  1. Những điều cần tránh, những quan niệm sai lầm mê tín
  • Muốn vứt cùng lúc mút Tàu và mút Nhật, thì cứ cho chúng “kiss” nhau chừng hơn 15p. Hai mặt này mà áp topsheet vào nhau thì sẽ cùng hỏng (không tin thì làm thử sẽ biết ngay).
  • Muốn mút Tàu mau gãy chân gai, mau phù thì cứ hơ nóng chúng. Người ta muốn tách topsheet mút Tàu ra để thay sponge, chỉ cần lấy bàn ủi là lên sponge vài lần là cả hai cùng bong ra. Các bác nào vô ý quăng mút Tàu vào cốp xe (gắn máy hoặc xe 4 bánh) vào những ngày trời nóng thì đừng trách sao DHS làm mút dõm quá.
  • Muốn mút mau lão hóa thì cứ phơi nắng trực tiếp.
  • Bụi không làm hỏng bề mặt mút, bẩn ghét do mồ hôi đọng lại mới làm hư mút. Nguyên nhân chính là do độ ẩm.
  • Những ngày nắng nóng quá, hoặc lạnh quá thì không nên chơi mút Tàu.
  • Có người tin rằng có thể làm mặt Tàu bám hơn bằng những cách bí mật. Em không biết đó là cách gì, nhưng em có thể giữ bề mặt bám tốt cho tới khi nổi chân gai phải bỏ mút (đủ thời gian sữ dụng).
  • Mút mềm thì không thể xoáy hơn, dù là có thể làm cho dính hơn, nhưng giật bóng vẫn không xoáy bằng mút cứng. Mút đã mềm rồi thì không cách gì làm cứng lại.
  • Topsheet đã căng ra rồi thì có tune làm căng sponge thì mút vẫn xem như đổi tính chất, phải chuẩn bị tiền thay mút gấp.
  • Không cần chờ đến gãy gai phù mút, chỉ cần nhìn mặt gai lồi lõm là mút đã mất ổn định lắm rồi.
 

Viết một bình luận