Định hướng: rơ một hay hai càng?

Sáng nay lên forum xem trận đấu của Đức và Lân, đây là một trận đấu phong trào đẹp mắt vì hai bác này cũng thuộc hàng cao thủ. Em không xem hết được trận đấu vì xài ké mạng, nhưng về nhà thì cứ bị ám ảnh mãi. Suy nghĩ của em cũng giống như thấy một bác vừa giàu, đẹp trai lại học giỏi nhưng lại không tận dụng được hết các thế mạnh để thành danh trong đời. Trong khi có những người khác chỉ cần vài ba cái lẻ tẻ là có thể dựng nên sự nghiệp, ít nhất cũng giàu sang một cõi. Đó cũng là vấn đề lớn của bóng bàn phía Nam: kỹ thuật tốt, đánh đẹp nhưng không hiệu quả. Khi va chạm với các bác phong trào ngoài Bắc vào thì không chiếm được chút lợi thế nào- em không nói riêng một ai cả, hai bác trong cái clip và những trận đấu xung quanh khi camera quay lén cũng nói lên cái chung rồi. Đây là một giải phong trào nhưng các tay vợt tham gia đều có tiếng tăm và đẳng cấp, có bác đã từng nằm trong nhóm A, nếu em có nói lời “nhận xét thiếu công bằng” nào thì cũng không có nghĩa là trình bóng bàn của em cao hơn một ai trong số đó. Em chỉ đứng trên cái nhìn của một người làm công tác huấn luyện, định hướng cho học trò và tự rèn luyện bản thân thôi. Lời nói thật lòng vốn rất khó nghe, hy vọng các bác đọc hết rồi nén gạch đá gì em cũng xin nhận.
Nhìn chung thì ở Châu Á có 2 rơ chính trong bóng bàn: một càng (chủ lực Fh, yếu Bh) và rơi hai càng (hai cánh đều mạnh như nhau, bắt chước rơ Thụy Điển và Châu Âu trước đây). Ngoài Bắc ảnh hưởng bởi Tàu và cũng mang Dương tính theo địa từ trường nên chuộng rơ một càng đánh sát thủ. Trong Nam do ảnh hưởng của Mỹ nên thích hào hoa phong nhã kiểu công tử Tây Nam Bộ, chuộng lối đánh hai càng – động tác đẹp bóng vào bàn cũng đẹp như múa nên có nhiều bác được phong “nghệ sỹ nhân dân” – nhưng khi va chạm đối đầu với càng thuận của rơ ngoài Bắc thì xác suất thua nhiều hơn. Trong phạm vi bài này em không đi sâu phân tích rơ nào mạnh hơn, vì nếu chúng tồn tại song song tới ngày nay tức là có lý do – nếu một bên có lợi thế rõ rệt thì người ta đã bỏ hẳn bên kia rồi. Điều mà em nhận xét là các bác trong Nam chơi rơ hai càng chưa tới hỏa hầu nên bộc lộ ra khá nhiều khuyết điểm, còn các bác ngoài Bắc tuy thắng khá dễ nhưng ra ngoài (hoặc đánh giải CVV trong nước) đụng rơ hai càng đơn giãn cũng chết như rạ. Vấn đề chọn lựa trước nay là quyền tự do của mỗi người, bài này em viết chỉ mang tính định hướng cho các em nhỏ hoặc các bác “còn có thể sửa được”. Với các bác trung thành với lựa chọn thì cũng có nhiều hướng để hoàn thiện rơ của mình, bởi vì không có gì là hoàn toàn đúng hay sai rạch ròi cả.
Một chút về bản thân, trước đây em chưa hình thành được lối chơi, chỉ cố hù dọa bằng Fh mạnh và xoáy để ăn điểm bằng Bh khá đều và có cú dứt điểm (bắn thẳng cổ tay, bạt cẳng tay hoặc giật trái hết vai). Có thể nói đó là rơ hai càng (nhí) hoặc rơ “một càng rưỡi”. Giống như binh bài “Xập Xám” được “thùng nhí, sảnh nhí và một đôi nhí dương lên đầu” nghe thì chắc lắm nhưng đều chết khi đụng “cù lủ nhí dách dách” hoặc “thùng dách dách” hoặc tệ hơn nữa là “hai cái sảnh 1 đôi”, “thùng sảnh trơn” cũng đớp được em. Điểm yếu bộc lộ khá rõ khi đánh với những tay già đầu nhưng kỹ thuật tốt, hoặc với chỉ là những đứa mới lên chỉ có một càng Bh hoặc Fh mạnh cũng làm em điêu đứng. Trong giải Mùa đông em xài rơ này nhưng chỉ ăn được những tay yếu hoặc “trình đều” trong đội bạn, đụng với rơ sát thủ dù lủng nhiều bề cũng đánh không lại – vì nó quất một phát là mình đứt rồi. Do ỷ vào Bh nhưng tại đi đánh với bọn Tây – đứa nào cũng có Bh khủng kèm với Fh đều- nên thua là phải: đấu Bh không mạnh bằng mà đánh Fh thì không đều (đối giật bọn chúng chỉ đứng lùi lại lên xoáy cho vào bàn nhưng mình lại không đập chết chúng được). Có thể nói đó là lựa chọn sai lầm khi cầm mút Tàu – có Fh rất mạnh. Giận là không ai chỉ giúp mình chổ sai ngay tại cái gốc thấp nhất, nên dù có cố tập luyện cái ngọn thì vẫn tiến bộ rất chậm, đánh kỹ thuật tốt hơn nhiều nhưng đối đầu vẫn thua.
Sau giải đó em có vài tuần để tự nghiệm lại bản thân và thử nghiệm một lối đánh “có tính toán” hơn, chủ yếu là để đối đầu với rơ có Bh quá đều và mạnh. Đối thủ mà em phải vượt qua trong giải sắp tới là một đứa có Bh cực đều và đạt tới hỏa hầu Bh ôm bàn đánh giật sớm và bắn góc, bù lại Fh nó không quá mạnh, cú giao cũng rất biến hóa kéo theo là đôi công xoáy. Đứa này năm ngoái đã vô địch (hạ em 3-2 ở vòng bảng), giải thưởng bằng tiền lớn nhất trong năm (các giải khác dù cấp QG cũng có giải nhất không đủ tiền gởi xe). Thế là em phải tính toán sao cho không phải để Bh đối đầu Bh (cầm chắc là thua), cố gắng tận dụng Fh vì chỉ có cú này em mới thắng được nó. Sau đó là 2 tuần tập luyện, em quyết định thay đổi vũ khí và cách chơi: gắn T64 bên Bh, đánh ngắn và sớm trước mặt, chủ yếu là đở và đẩy góc chứ không lên xoáy. Tập cú Fh né hết về trái để đánh rồi tập di chuyển hai cánh đánh 1 Fh thôi. Đây là rơ “một càng nguyên chất”, cố tìm cơ hội lấy Fh diệt Bh (3rd ball attack) còn Bh tìm cách đánh vào giữa bàn hoặc bẻ thẳng qua Fh đối thủ luôn rồi vào thế Fh-Fh đối đầu. Chiến thắng 3-0 nhờ vào chiến thuật và một chút may mắn, lẫn sự bất ngờ của đối thủ vì không nghĩ là em có thể liều như thế. Đôi khi trong séc dẫn khá xa, thấy chắc ăn bèn thử đánh lại kiểu cũ xem sao thì bên kia lên luôn 3-4 điểm làm em xám hồn. Thắng thì vui ít mà ngộ ra được khá nhiều chân lý vui nhiều hơn, trước đây em cũng có thử lối chơi này vì cũng có nghĩ ra cái hay của nó, nhưng lúc ấy đối thủ của em chỉ ở tầm yếu nên không đáng để xài đòn sát thủ, chỉ cần đều hai cánh là ăn khá dễ. Tại sao CNT thích T64 bên Bh, hẳn phải có lý do, nhưng em ham thử bắt chước Zhang và Fang nên không tới đâu hết – quên mất rằng Zhang ban đầu cũng xài T64 – vả lại nghĩ rằng đứng giữa bàn đở phải di chuyển hơn (lúc đó em đang bị chấn thương chân). Sau đó em giữ lối chơi một càng ấy thêm vài tuần nữa để đánh chơi với các bác rơ hai càng đều, thì chỉ thấy sự buồn bã và thất vọng của họ, gần như không còn muốn chơi khi em rũ nữa! Trước đây khi em chơi rơ đều hai bên thì trận đấu còn có bóng qua lại lên đến 5-10 lần và cơ hội chia đều cho hai bên (vì em lấy điểm yếu của mình ra tập với điểm mạnh của họ, hoặc lấy yếu đánh yếu, mạnh đánh mạnh). Bây giờ thì trận đấu trở nên hoàn toàn ở thế “bóc lột” và đè bẹp: giao bóng xong là đánh chết góc, đở giao bóng rồi cú sau đánh cũng chết, xoáy tới xoáy chìm gì cũng bị đánh trước như nhau, lừa đổi góc thì cũng vào thế đối giật, chịu không nổi quả Fh thứ hai từ xa nhào vào. Đối thủ chết vì ngộp không lối thoát, cố gắng đánh khó chỉ tự thua mà thôi. Những gì em viết ra không phải là khoe khoang, nhưng các bác nào có đối đầu với rơ ngoài Bắc (dù là phong trào “chân đất” hay chuyên nghiệp đã rớt xuống phong trào) thì sẽ hiểu cái thế trận chênh lệch ấy ntn. Sự mất cân bằng đó sinh ra không phải bởi “trình độ” khác nhau, mà là ở lối chơi. Giống như hai võ sĩ: một bên xài đòn chân lanh lẹ mà mạnh (kiểu Teakwondo), tay chỉ dùng để khi nào nhập kê vào mới xài, còn bên kia thì chơi kiểu Boxing dùng tay là chính. Vì chân dài hơn lại mạnh hơn nên bên boxing chưa đủ khoảng cách ra đòn tay thì đã ăn đòn đá knock-out rồi – dù bên Boxing ấy có giỏi như Mike Tyson cũng không thể nối tay ra mà đánh. Đã đánh một càng thì buộc phải ra đòn sát thủ chứ không thể đánh “tình củm” được, vì lúc ấy mình đang hở mọi bề, phải đánh ác mới mong người ta đở dễ cho mình, cho nên lối chơi ấy buộc phải máu lữa và…khá mất lòng người khác. Lối đánh này cũng có rất nhiều khuyết điểm, em sẽ trình bày ở phần sau.
Điều đáng nói là, khi tập chơi bóng bàn, các hlv ít ai có định hướng rõ ràng cho các học trò. Thường là “thầy sao trò vậy”, thầy chơi rơ đều hai bên thì cũng dạy trò biết giật Bh mà không hề phân tích lợi hại và khi nào thì áp dụng tốt nhất. Cái thói thường của chúng ta là “biết mà không đem ra xài thì phí” nên cứ bị giằng co không tới đâu hết. Đẹp trai nhà giàu học giỏi nhưng cứ thích vừa làm nghệ sỹ vừa làm nhà khoa học, hai cái này đá nhau chan chát nên kết cục không ra gì cả. Đã là rơ “hai càng” mà khi đứng đở giao bóng lại theo kiểu nửa chừng, vừa ôm bàn vừa nép cánh Fh rồi lại đi tấn công Bh. Bộ chân cũng theo rơ một càng – rất thiên về cú Bh rồi lại trở bộ đánh Fh rất phiền phức. Nói chung là không nhất quán theo một cách đánh nhất định nào. Em làm nghề xây dựng gặp rất nhiều chủ nhà không thèm làm bản vẽ thiết kế, cứ thấy nhà người ta đẹp chổ này thì cóp-pi theo, nhà người nọ có cái mái nhà người kia thì chôm cái mặt tiền, cuối cùng xây xong nhìn…không ra Tây Tàu hay Miên Lào gì hết. Cũng có người xây nhà giao hết niềm tin cho thợ xây theo cái “xì-tai” mà ổng đã làm cho nhà ổng và những nhà trước đây, kết quả cũng là đầu thừa đuôi thẹo khó mà xài được. Xây nhà không có bản vẽ thiết kế cũng như là đào tạo vdv mà không có cái định hướng rõ ràng vdv ấy sau này sẽ thi đấu ra sao, theo phong cách nào. Theo rơ nào thì có lợi nhất trong tình hình chung, theo hướng nào thì phải nhất quán, nếu có khác thì cũng là bổ sung phụ trợ cho các khuyết điểm chứ nếu nhập nhằng thì chỉ ở mức phong trào, đụng rơ “cứng” thì phải ôm hận thiên thu. Dù em đang thành công với rơ “một càng” nhưng khi viết bài này em không cố ý xúi ai tập theo hết, em sẽ phân tích cả hai rơ và lý do tại sao chúng khắc kỵ lẫn nhau. Cho nên vdv ở bất cứ rơ nào cũng có thể tìm cách vá các khuyết điểm và tận dụng tối da khả năng trong rơ của chính họ để mà thành công. Có người bảo em có cú Bh quá ngon tại sao lại bỏ không xài, vì nếu kết hợp với Fh mạnh thì như hổ thêm cánh. Thật ra nếu em mang cú Bh ra xài thì sẽ thua rất nhanh vì đổ vỡ chiến thuật, chưa nói tới kỹ thuật Fh bị yếu và bộ chân lọng cọng. Thế mới nói ở đời nên “biết đủ”, tham thì thâm là vậy. Võ sĩ của Nhật chơi nguyên một cây trường kiếm (như vợt thìa vuông) trong khi võ sĩ Tàu chơi một trường kiếm (hơi ngắn hơn kiếm Nhật) với một đoản đao. Có thể chơi hai đoản kiếm chứ chưa thấy ai thành danh với hai thanh trường kiếm hai tay bao giờ, chưa đánh đã tự giết mình.
Nhiều người khẳng định “tui chơi rơ hai càng” hoặc nhận xét “ông X chơi rơ hai càng vì có cú giật Bh mạnh”. Theo cách ấy thì mọi người sẽ cho rằng bác Đức (xin lỗi bác vì em phải lấy ví dụ cụ thể, mong bác châm chước) trong trận đó chơi rơ hai càng vì có Bh giật mạnh và đứng giữa bàn, còn bác Lân cũng đánh 2 càng vì tấn công được bằng 2 bên vả lại ít có cú né Bh đánh Fh ở góc trái dứt điểm. Còn theo em thì cả hai bác Đức và Lân ấy vẫn chơi rơ “nửa càng” mà thôi, đó mới là vấn đề quan trọng mà em phải viết ra cái topic này đây. Bác Lân vì trên cấp nên đánh chiến thuật phòng thủ phản công, chủ yếu đánh khó và khai thác điểm yếu của đối phương nên không ra đòn tấn công sát thủ, cũng khó nhận xét trong trận đấu này (rơ hai càng phải là tấn công hai bên chứ đâu phải là ôm bàn phòng thủ phản công). Còn bác Đức giật Bh khá tốt nhưng vẫn phải né Fh đánh bên cánh trái để dứt điểm, đây là chổ rất yếu của lối đánh trong Nam. Em sẽ đi trên diện tổng thể các cao thủ trên TG rồi quay về cái giếng làng VN, sau đó nhận xét về cách đánh trong Nam và đưa ra các hướng phát triển cho phù hợp.

 

I. Nhận diện rơ một hay hai càng

  1. Rơ hai càng
Em viết về rơ này trước vì thực ra cái nhận xét ở VN quá mơ hồ, thấy ra đấu giật trái nhiều thì bảo rằng chơi hai càng. Thật ra ở VN nói chung và miền Nam nói riêng cho tới nay vẫn chưa có ai chơi rơ tấn công hai càng đúng mực, nói trắng ra là hai bên đều yếu hết, không có đủ 1 càng nữa. Nếu có bác nào đủ tiêu chuẩn thì các bác giới thiệu cho em cái video clip nhé, em vẫn mong là em sai lầm. Vì cái tiêu chuẩn đầu tiên của rơ này là Bh phải có cú giật dứt điểm chứ không cần phải nép trái Fh để đánh, điều kiện thứ 2 là phải biết đối giật bằng Bh một cách tự tin với Fh của đối thủ. Nói đến rơ này thì em nghĩ ngay tới Oh Sang Eun hoặc Schlager hay Timo Boll. Ovtcharov cũng có thể nằm trong nhóm hai càng nhưng vì Bh vượt trội nên tỉ lệ hai bên là Bh 6-4 Fh. Người ta nói Fang Zhen Dong đánh hai càng, thực ra chỉ có Bh 3-7 Fh mà thôi, so với Ma Long chỉ có 1-9 hoặc Zhang Zike là 2-8 (theo đánh giá tỉ lệ tấn công của mỗi càng, theo nhận xét của em). Chính vì các nhận định đó nên những người chơi rơ hai càng thường xài mút giống nhau ở hai mặt, hoặc khác nhau không nhiều lắm. Phối hợp thường thấy là T05 hoặc các miếng khác có topsheet gai khít tương tự ở hai bên, không thấy ai chơi rơ hai càng với miếng T64 bên Bh hết (dù rằng chiến thuật ăn điểm bằng Bh nhiều hơn Fh nhưng chủ yếu bằng phản công ngắn tay chứ không phải tự tạo ra một cú sát thủ dứt điểm). Cầm T64 là xem như không thể tấn công trước vì miếng này cực dở khi đánh Bh dứt điểm.
Vì yêu cầu cú Bh phải đủ mạnh tới mức độ dứt điểm “đấm một phát chết ngay” nên buộc phải đánh đòn dài, xoay cả vai và hông. Rơ xưa còn lùi chân trái về sau cho nó đúng với lý thuyết, rơ Châu Âu hiện nay giật Bh dứt điểm không có lùi chân trái về sau, chỉ đứng ngang hàng và xoay hông thôi, có khi còn vừa xoay hông vừa bước chân trái tới trước – nhào người tới để đòn đánh mạnh hơn. Chỉ có như thế thì cú Bh của Dima Ovt mới phá nát được Bh của bọn Tàu. Với kiểu Bh này thì hiện nay chưa có ai ở VN đánh được, mà có đánh đúng động tác cũng không đủ lực. Bọn Tàu và Nhật đã nghiên cứu hết rồi, họ đâu có ngu, dân Châu Á sức vóc làm sao bằng bọn Âu Châu cao lớn vai rộng. Bọn Âu chỉ cần bung vai một phát là thành đòn Rờ-ve nổi tiếng trong Tennis mà dân Châu Á có giỏi mấy vẫn không bắt chước được. Các đòn giật trái của HN Thuận hay Đăng Vũ cũng khá đẹp và uy lực (em lấy vd hai bác này thì vóc dáng cũng khá cao to) nhưng vẫn chưa đạt mức độ dứt điểm để làm đòn chủ lực cho cánh trái (vì thế họ vẫn né trái đánh Fh khi cần dứt điểm). Như Keangra. W. Henzell hay P. Korbel đâu có cần phải né trái đánh Fh làm gì, đã đánh hai càng thì bên nào ra bên ấy, như thế thì mới đủ bản lãnh để đàn áp rơ một càng.
Thứ hai là cú Bh phải đều và biến hóa không thua gì Fh. Đã nhận là chơi rơ hai càng nhưng khi tập hoặc dạy thì cứ đem Fh ra mà dạy trước (ở trong Nam có ai dạy Bh trước không?) với nhiều bài tập hơn bên Bh – thế thì đã ngầm nhận rằng Fh là chủ yếu còn Bh là thứ yếu rồi. Các bài tập Fh gồm có đánh góc X hoặc I, đối phó với đủ kiểu xoáy, đủ kiểu giật và đối giật. Vậy các bài tập cho bên Bh gồm những gì, có nhiều và phức tạp như bên Fh không? Chính vì thế nên khi ra đấu đánh Bh vẫn kém hiệu quả hơn, dù chỉ là đánh công trước một quả giao dài qua trái cũng không thể sát thủ bằng né trái lấy Fh đánh. Nếu bị cắt chuội dài qua Fh thì nhiều bác biết dứt điểm chết luôn, nhưng nếu cũng cú cắt chuội ấy mà qua Bh thì bao nhiêu bác dám đánh dứt điểm, nếu đánh thì chỉ là hên xui hay là chắc ăn? Hơn nữa, đánh rơ hai càng thì phải đối giật được hai càng đều nhau, ở đẳng cấp phong trào vẫn có nhiều bác đối giật Fh rất tốt nhưng Bh thì chỉ có đở lại, thế mà vẫn nhận là đánh chiến thuật hai càng đấy, gan thật! Nếu đã không có cú đối giật phản công bạo lực bên Bh thì khi người ta ép Bh phải làm sao đây? Thế thì rõ ràng là ở đẳng cấp phong trào trong Nam chưa hề có rơ hai càng, chỉ có nửa càng thôi cho nên không làm sao chịu nổi rơ phong trào ngoài Bắc có đủ một càng uy lực. Các bác có thấy Châu Âu đánh với nhau, khi Fh giật qua Bh thì chúng đập Bh lại luôn (lùi ra nửa bước xoay hông đánh dứt điểm lại) sau đó vào thế đối giật luôn (mà cầm chắc là bên Bh không hề lép vế) – thế mới là rơ hai càng. Chỉ trừ có cú ôm bàn đánh Fh ép góc của bọn Tàu là tụi Tây kém cạnh hơn thôi – trừ lứa Châu Âu sau này dám ép lại góc chữ I thế là Ma Lin về vườn.
Rơ hai càng, nếu có bộ chân đều nhau sẽ lợi thế hơn loại ngày xưa đứng tấn Bh và Fh khác nhau. Thế mà em biết nhiều hlv ở trong Nam vẫn bắt học trò bỏ chân thuận khá xa ra sau, còn Bh thì đứng đều hai chân. Đấy là bộ chân của rơ một càng – em sẽ nói sau về cách đánh Fh hiện đại của rơ một càng cũng không đứng lùi chân thuận ra sau nữa. Khi đánh Bh, rơ hai càng sẽ dùng lực hông và vai nên điểm chạm bóng sẽ nằm lệch về phía tay trái một tí chứ không ở phía trước mặt. Bóng được chạm trễ hơn và đòn Bh dài hơn, như thế mới có uy lực và biến hóa nhiều. Thế mà rơ “hai càng” trong Nam chỉ đánh Bh trước mặt, và chỉ dùng có cẳng tay và cổ tay thôi, thiếu vai và hông dù có bộ chân Bh ( lùi chân trái về sau khá sâu!). Thế thì có đủ các bất lợi của rơ hai càng nhưng chẳng thấy uy lực đâu hết. Nếu đánh mút nãy và low-throw như T64 thì có thể đánh ngắn tay vẫn phát lực tốt nhưng nếu đánh mút T05 hoặc các loại tương tự thì đánh ngắn tay cực dở, chưa phát được lực đã bị ăn xoáy rồi. Một điều đáng nói là những phối hợp mút chuyên đánh ngắn tay mới có thể bắn góc hiệu quả (nhanh và thẳng, chính xác), trong khi nhóm chuyên dành cho giật Bh bạo lực lại rất dở để đổi góc. Bọn Châu Âu không có trò đở bóng chữ I, vì nếu chỉ có đở thôi thì đối thủ chỉ cần 1 bước là đánh chết ngay, bọn chúng sẽ giật thẳng chữ I (down the line) chứ không đở hai bắn – trong khi rơ trong Nam thì lại lai tạp, lúc cần giật thì chỉ có đở, mà lại không xài đúng combo lẫn chiến thuật. Cú chặn bóng của Waldner hiệu quả vì W đánh mút tension (Donic Sonex) và ông này chơi rơ một càng có cú bắn trái tấn công (rất khó đoán) chứ không lấy cú giật Bh làm chủ đạo (Waldner thường nép trái đánh Fh dứt điểm). Nếu học theo Waldner quả này thì em thấy có Karakasevic (tay trái) là đánh đẹp nhất, nhưng đấy là thời mút tension và keo tăng lực cho tốc độ nhanh và đột biến cao, nếu dùng T05 mà chặn bóng thì quá chậm.
Chính vì thủ cùng lúc hai bên nên khi đánh Fh lại trễ bóng, chậm hơn một nhịp và chỉ có xoáy là chính chứ không có nhiều lực. Em chỉ thấy có Schlager là đều cả hai bên, cú Fh của ông này khi đã làm thì đánh cho tới luôn, lão nhào người vào mà đánh bóng ngắn nên rất mạnh. Còn lại Dima Ovt và Boll chỉ đánh Fh tạm được, đều và mạnh nhưng không gây khó dễ gì cho rơ thủ chì xa bàn như Joo Sae Hyuk. Chính vì lẽ đó mà rơ hai càng rất bất lợi khi đánh với rơ thủ hoặc rơ ôm bàn chặn đẩy đổi góc, thường thì bọn Tây sẽ bỏ càng FH lấy Bh đánh chủ đạo để xuyên thủng tường thành phòng thủ – và đó cũng là lựa chọn đúng đắn nhất. Sau này bọn Châu Âu có trò giật đổi bước, tức là khi đánh Bh thì bước luôn chân trái lên đổi bộ thành Fh chờ sẵn chứ không đánh Bh liên tục như thời Keangra, vì vậy có thể liên hoàn hoán đổi Bh và Fh (khi đánh Fh cũng nhào người tới trước, nhất là khi đối giật rồi tùy thế mà lùi chân thuận ra sau lại hay chuẩn bị tiếp một cú Bh dứt điểm). Đây là cách đánh 2 càng thời Dima trở về sau, hai chân hoán đổi cho nhau nhưng không lùi quá xa, có cú Fh mạnh tương tự như Bh. Với cách hoán đổi này thì rơ hai càng đã đi thêm một bước phát triển mới, đã học được kiểu đánh Fh của rơ Châu Á nên không bị trễ khi đánh Fh. Rơ hai càng trong Nam chưa học theo cách đánh này, cũng có trường hợp giật Bh mạnh kéo theo sau là cú Fh dứt điểm, cũng là cùng một hiện tượng nhưng khác bản chất. Thực ra kiểu đánh đó xuất phát từ cú “mồi Bh dứt điểm Fh” của rơ một càng, trong Nam có Bh mạnh nên xài luôn hai cú thành ra “dứt điểm Bh, tiêu diệt gọn bằng Fh”. Mới nghe thì uy lực lắm nhưng thiếu cái gốc, cái bản chất sâu xa của vấn đề, chỉ bắt chước trên hình thức. Kiểu đánh của ta giống như thời Waldner: lên xoáy Bh và đổi bộ dứt điểm uy lực bằng Fh, còn kiểu đánh hai càng hiện đại có mục đích chiến thuật rõ ràng. Cú giật Bh đầu tiên là đã thực muốn dứt điểm rồi, chỉ chừa đối thủ một cửa đở hãm lực lại, sau đó là dùng Fh (yếu hơn Bh nhưng lại thích hợp để dứt điểm quả đở trả lại ấy) đánh chết góc cũng bằng kiểu lao tới (vì lúc đó chân thuận đang đứng sau). Chiến thuật đó chỉ thực sự hiệu quả khi cú Bh đầu tiên rất mạnh và quăng hết vai hông theo, buộc lòng không đánh Bh được nữa trong khi cái “mất bộ Bh” đó lại là “thuận bộ” cho Fh, nên mới phải đánh Fh một cách bắt buộc. Còn ta bắt chước trên hình thức, chủ yếu là giật trái an toàn rồi đổi bộ đánh Fh mà thôi. Chính vì bắt chước mà không hiểu nguyên nhân nên cú Fh của người ta là bị vào thế buộc phải xài nên rất mạnh, còn của ta là gượng ép (vì cố tình giật xong rồi mới đổi bộ chứ không phải vì xoay đánh Bh bước tới) nên thường là trễ bóng.
Rơ hai càng “đích thực” có thể né sang phải đánh Bh nếu cần thiết: khi đở giao bóng, khi đánh với tay trái hoặc khi đã lỡ bơi quá mức sang cánh phải. Trong trường hợp này rơ hai càng quả là có lợi thế, vì vừa đánh Fh xong là có thể đánh tiếp một cú Bh – theo cách đánh “lỡ đà mất bộ đổi cánh luôn” của rơ hai càng, dù là đứng ở góc nào. Nhưng với suy nghĩ dân Ta thì đứng bên Fh phải đánh Fh cho nó…uy lực hơn, né phải đánh trái thường bị phong là nghệ sỹ múa. Kiểu né đánh này chỉ có thể xài khi cú Bh mạnh tương đương hoặc hơn Fh (trường hợp bác Khoa Maicồ) hoặc trong các trường hợp chiến thuật phải xài cú Bh bên cánh phải (vd như đánh đôi). Do cấu tạo của tay, cú đánh ngắn trong bàn nếu xài Bh sẽ lợi thế hơn Fh rất nhiều, vì thế bọn Tàu tuy không có rơ hai càng cũng cố luyện cho được quả này, nhờ cú sàn phải đánh Bh flick cú giao bóng nên Zhang mới lấy được một Grand Slam nữa cho Tàu. Trong Nam mang tiếng là nhiều rơ “hai càng” nhưng kiểu đở giao bóng này lại ít thấy ai sử dụng. Có lẽ dân Vn thích giao dài chứ ít ai giao ngắn qua Fh – nguyên nhân cũng dễ hiểu: giao dài mà có ai đánh chết được đâu, Bh có đánh cũng yếu xìu. Chứ nếu có cú Bh dứt điểm của rơ hai càng thì đố ai dám giao dài nữa, lúc ấy mới có trò giao ngắn qua Fh để ít khi bị tấn công bất ngờ trước.
Sau khi đọc hết những dẫn chứng ở trên, các bác có còn cho rằng cái rơ mà trong Nam đang chơi là “hai càng” không? Cá nhân em thấy đó chỉ là rơ “hai nghoe” thôi chứ chưa bên nào xứng đáng gọi là “càng” cả! Bây giờ lại nói về mút Tàu, nếu đem áp dụng vào rơ “hai nghoe” kiểu này thì có hợp chăng? Em đã thử và thấy chỉ có hại mà thôi, mút Tàu nếu đánh trễ hoặc không đủ lực sẽ mất hết các tính chất đặc biệt của nó. Chỉ là một cú giật thẳng thiếu xoáy hoặc moi xoáy chậm mà thôi, chính vì lý do đó mà một thời gian khá dài bên CNT không có ai chơi rơ hai càng cả. Cho tới ngày nay có Fang Zhen Dong đánh Bh nhiều nhất nhưng cũng chỉ là ngắn tay không mất bộ, vẫn luôn thủ thế Fh đánh sớm, trừ khi bị ép trái hắn mới bung cú Bh xoay hông ra xài. Thằng Fang này chỉ là một trái chín non, đã bộc lộ quá nhiều yếu điểm, nếu trong năm sau mà đám hlv Tàu thấy thành tích của nó không vượt lên thì rơ này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ khi hy sinh cú Bh chỉ chờ canh me Fh thì em mới thấy đòn Fh bằng mút Tàu quả thật là uy lực, dù trước đây em vẫn đánh Fh không tệ nhưng có vẻ như người ta không bị khó khăn nào đáng kể. Tuy kiểu đánh Fh ngắn tay lên xoáy chỉ xoay hông (lợi dụng cây Vis) có từ thời Zhang thành danh nhưng khi dứt điểm hắn vẫn đánh sớm và lao tới, sau này Fang vẫn có trò đánh ngắn nhưng chủ yếu là lao vào (do ảnh hưởng của Ma Long nhiều hơn). Nếu đánh hai càng như hiện nay ở trong Nam thì rõ ràng mút Tàu là vô dụng, ngay cả HN Thuận đánh mút Tàu cũng chưa tận dụng được ưu thế đòn Fh dứt điểm, vì ở các trận đỉnh cao làm gì có bóng chậm khựng lại để dứt điểm – cứ luôn đánh trể thì vào ngay yếu điểm của mút Tàu rồi.
  1. Rơ một càng
Đây là rơ chủ lực ngoài Bắc và cũng (đã) đang là rơ duy nhất trong đội tuyển bb nước ta với cây vợt “quốc bảo” Sadius. Tuy khá lạc hậu và chẳng làm nên thành tích gì từ khi đám trẻ đánh Tenergy ở các nước Đông Nam Á chiếm ưu thế thì ngay cả cái hv bạc cũng khó kiếm. Nhưng trong nước thì rơ này vẫn bách chiến bách thắng từ chuyên nghiệp cho tới các giải phong trào, trẻ cũng như già. Có nhiều lý do biện giải tại sao trong Nam không thể có cao thủ điền vào các ghế đội tuyển – tất cả đều thuyết phục. Nhưng có một lý do ít ai để ý tới là sự tương khắc trong chiến thuật dẫn đến chuyện bỏ hết các lý do kia đi thì rơ một càng vẫn chiếm lợi thế hơn. Em đã viết rất nhiều chủ đề, đã hói không ít tóc (và lông…mi) để tìm cách làm cho cân bằng lại giữa hai rơ, từ chuyện đổi sang gai công tới việc rèn luyện cú Bh cho mạnh đúng mức,…nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Cho tới khi em lấy chính cái rơ một càng làm chiến thuật để đấu với rơ hai càng thì em mới nghiệm ra chân lý. Chỉ trong nửa năm em bắt thằng đệ tử đổi rơ, giờ nó đã có những bước đầu thành công vượt bậc khi thắng được các tay vợt kỳ cựu đánh hai cánh. Té ra bí kíp quá mức đơn giãn: trường kiếm kết hợp đoản đao.
Em xin kể một câu chuyện xưa: có một ông vua rất thích đua ngựa, lão nào chiếm giữ những con ngựa hay nhất trong các hạng mục thi đấu. Dĩ nhiên là lão cũng luôn thắng cuộc, thế rồi có một tay nông dân dám thách đấu với lão trên 3 hạng đua, ai thắng 2 là thắng hết. Lão vua đắc ý đưa ra 3 con ngựa nhất nhì ba nhưng không để ý là tay nông dân láu cá hơn: hắn lấy con dở nhất cho đua với con nhất của vua, nhưng lại lấy con hay nhất của hắn đua với con nhì, và con nhì đua với con thứ 3 của nhà vua. Theo truyện kể thì tay nông dân thắng và chúng ta có một bài học khá hay về chiến thuật. Bây giờ có hai tay vợt ngang trình nhau, đều có cùng 10 điểm. Bên “hai càng” sẽ chia đều 5-5, trong khi bên “một càng” sẽ là 3-7 hoặc 2-8. Nếu công bằng mà phang nhau thì sác xuất sẽ là…huề, trên lý thuyết ta sẽ không thấy bên nào có lợi thế hơn, nhưng nếu suy nghĩ rộng một chút ta sẽ thấy cửa thắng của bên hai càng hẹp hơn. Vì cả hai càng đều là 5, nên bên “hai càng” chỉ có thể khoét vào Bh của bên “một càng” mới có thể thắng, còn đánh vào bên Fh (7-8 điểm) của đối thủ là toi. Ngược lại nếu bên 1 càng lấy cú Fh 7-8 điểm có thể khoét bất cứ qua Fh hay Bh của đối thủ đều thắng hết, đây là lợi thế thứ nhất. Đánh rơ hai càng phải thủ cả hai cánh nên khá chậm, không biết lựa chọn đánh bên nào, trong khi rơ một càng chỉ ôm một cú Fh thôi nên tâm lý rất đơn giãn không bị phân vân chậm nhịp. Nếu rơ một càng có bộ chân tốt thì xem như lấp được một nửa điểm yếu bên Bh, từ góc Bh đó khoét lại cánh Bh của bên kia bằng cú Fh thì cực kỳ lợi thế – nên rơ một càng phải luyện chân rất nhiều. Nói là “yếu” nhưng không hẳn vậy, Bh của rơ này không lấy công làm chủ, nhưng lại thủ rất chì (vì luôn ôm góc trái) và phản công rất nhạy. Rơ một càng sẽ đứng theo thế Bh gần bàn đánh sớm còn Fh thì tầm hoạt động rất rộng – nhưng lợi hại nhất vẫn là cú lao Fh thẳng vào bóng. Tuy là một càng nhưng rất đa dạng và khó đoán trong chiến thuật, vì có đầy đủ các cú ngắn dài: có thể xỉa nhanh bằng Bh ngắn mút Bryce, Calibra (hoặc nhóm mút nhanh low-throw khác) mà cũng có cú Fh dài mạnh bọc lót – đó là chỉ nói trường hợp xài rơ VN xưa chứ chưa tính tới rơ Tàu hiện đại. Chỉ nói về cú Bh ngắn đòn xỉa nhanh cũng là lợi thế hơn cú Bh uy lực mà chậm chạp của rơ hai càng, tuy yếu nhưng lại bén và độc. Vì biết đây là chổ cho đối thủ khoét vào nên rơ một càng luôn có sẵn cú đấm Bh ngắn đòn trả nhanh thẳng xốc lại hoặc đổi cánh, với cú phản đòn “gậy ông đập lưng ông” này thì ngay cả rơ một càng đối đầu nhau cũng ngán ngẩm – đánh mạnh càng bị lội lực lại.
Nếu rơ một càng có mút Tàu H3 bên Fh, lại có T64 giữ Bh nữa thì nghiễm nhiên trở thành Độc Cô Cầu Bại. Mút Tàu lại hợp với lối chơi một càng hơn, vì cú giật lao vào của mút Tàu rất khó đoán điểm rơi và xoáy (đặc biệt là mút cứng). Ở cự ly gần thì đở trật bóng vì tốc độ quá cao, cự ly xa thì sẽ bị đánh xé biên ngoài tầm với, cao thủ đở bóng như Jun, Samsonov hay M. Maze cũng chịu không nổi những quả xé góc này. Ôm bàn như Boll cũng không biết giật góc nào mà đở. Khi em đánh giật đều thì mấy bác trong clb nói đánh chậm quá, nhưng khi đánh trận thì các bác ấy lại nói nhanh quá phản ứng không kịp – có khi bóng ngay tay mà cũng đở trật. Từ khi em quay lại cú Fh dứt điểm thì hết còn ai càm ràm đánh mút Tàu chậm, cho đến khi thằng đệ tử 14 tuổi của em cầm miếng Tàu cùi bắp 5 đồng đánh Fh cũng đở không nổi thì mọi người chuyển sang bực tức “nó coi thường mọi người quá!”. Bởi vì giật nhẹ giật mạnh, nhanh chậm gì cũng khó đở cả, một khi đã lao vào bóng đánh sớm (đòn Fh dài) thì chỉ còn cách lùi lại mà đở thôi – cầm chắc là sau đó cũng chỉ còn vái trời cho nó tự đánh hư vì đã đánh Fh rồi thì dại gì bỏ. Nghiệt hơn nữa là, quả giật mút Tàu rất khó phản công lại, nếu cố gắng chỉ tự phạm lỗi. Nhờ có Bh ngắn cầm T64 nên mọi quả ép công sang bên này đều bị trả lại khá nghiệt ngã (đối giật ngắn hoặc bắn đều khó như nhau), mà chỉ cần giãm lực thì ăn ngay đòn Fh. Đã mang danh hai càng mà không có quả Bh lên xoáy trước, đở giao bằng cách gò lại thì cầm chắc là bị công trước. Còn khi bên hai càng giao bóng, bên này chỉ cần flick Bh hoặc đẩy dài là có bóng đánh bồi tiếp bằng cú Fh – lợi dụng yếu thế vợt mềm ăn xoáy của bên hai càng – cầm chắc quả đó mút Tàu đang là vô địch thiên hạ. Khi mà vũ khí và chiến thuật đúng rồi thì đối phương bế bài hoàn toàn, chỉ cầu Trời ăn may vài quả thôi, nếu giữ thế trận như vậy thì có rất nhiều ván thắng lên tới 11-0 (dù tay đó thực sự trình độ không thua kém đến mức như vậy, nếu đánh rơ hai càng thắng cũng khá là cực khổ). Cứ cho là hai bên ngang nhau thì lấy Fh 8 điểm đánh với Bh và Fh 5 điểm thì ai chịu cho nổi, chưa kể kiểu Bh hiện đại của Tàu rất khoái mấy quả Bh yếu của rơ hai càng. Vì cú Fh của rơ hai càng rất yếu, nên trong nhiều trường hợp ta có thể ép trái để đối thủ nép trái giật Fh (rơ lai nửa mùa) còn ta cũng đổi cánh dùng Fh phang lại ăn luôn.
Rơ một càng chỉ ngại đối thủ hai càng có quả Bh sát thủ “đúng tiêu chuẩn ISO 2014” vì không thể ôm bàn trả xoáy cũng không đấm lại được, lùi ra thì yếu nên cầm chắc là ăn thêm một quả nữa, chưa kịp đổi cánh đã chết ngủm. Dima có thể cầm cự được với đám CNT cũng nhờ quả Bh này. Rơ một càng sẽ rất kỵ rơ một càng mà cứng hơn cả hai cánh – đều Bh hơn và cũng mạnh Fh hơn – có thể nói rơ một càng miền Bắc mà đụng rơ một càng mút Tàu thì dầu trình độ chênh lệch xa cũng rất khó chịu, tiếc là ở VN hiện nay chưa ai luyện rơ này, cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Trận Trường Đô thắng Quang Linh cũng không phải là hiện tượng bất thường, vì nếu cho đánh lại vẫn kỵ rơ như thường. Em vẫn ra điều kiện với thằng đệ tử của em: nếu nó không có cú Fh có thể khoét thủng được Bh của em thì nó vẫn cứ dưới em 4-6 bóng, để nó có thể bỏ được kỹ thuật giật Bh học từ bọn Tây. Khi bóng plastic được áp dụng thì rơ một càng được thêm lợi thế vì cánh Bh bây giờ càng khó đánh thủng hơn khi xài bóng mới – ít xoáy hơn. Trong khi cú Fh dài tay lại không bị ảnh hưởng mấy nếu đánh rơ phang dầy vào bóng – rơ đánh trễ cũng xoáy líp bóng lên sẽ bất lợi rất nhiều. Trước tình hình hiện nay và sắp tới thì rơ một càng ngoài Bắc vẫn cứ thống trị, đồng nghĩa với bóng bàn VN vẫn cứ thụt lùi trước sự tiến bộ của TG.
Xem video clip trận Phú Sóc gặp Việt Hưng Yên, thấy rõ ràng là Phú chơi rơ một càng chứ không phải là hai. Xét về độ cảm giác và tài xử lý bóng thì Phú hơn hẳn nhưng vẫn gặp khó khăn bởi những đòn đánh đơn giãn của Việt. Khi Phú đánh thì Việt lùi lại phòng thủ nên khó lòng ăn được quả đầu, nhưng khi Việt lên bóng trước thì sác xuất thắng lại cao hơn, dù là đòn không quá uy lực – đây là sự khác nhau. Đòn Fh của Phú đánh sớm và lao tới – là cú Fh điển hình của rơ một càng – nên rất mạnh, chính vì thế mà Phú thịt được khá nhiều cao thủ A2 trong Nam và tạo được tiếng tăm. Rơ của Phú cũng không thuần là một càng, với khả năng của Phú có thể tiến xa hơn nhưng vì Phú xài dòng Andro của Châu Âu chế tạo cho rơ hai càng (vợt khá mỏng và nhỏ đầu – dù là nhóm có carbon hay super core) nên cú Fh mất đi độ sát thủ (đáng lẽ phải mạnh hơn nhiều lắm). Theo em đoán thì Fh của Phú gắn Rasant hay Hexer HD (có mùi keo hay booster), trong khi Bh xài mút khá mềm. Trên cách đánh cho thấy rõ mút Bh rất mềm và Phú cũng lộ rõ là yếu Bh, mút Châu Âu như dòng Andro rất dễ kiểm soát bóng nhưng lại đi chậm và ăn xoáy nhiều. Với kiểu Bh đó rất thích các cú bạo lực nhập kê vào thì Phú không lo lắng gì hết, cứ mượn lực trả lại, tuy chưa phải là cú bắn nhưng bóng trả lại đủ xoáy và đủ lực (nhờ mượn) nên khá là khó chịu. Nhưng nếu là moi xoáy về phía Bh thì Phú phải ngữa vợt hơn cả 90 độ và đấm lại, thường là hư hoặc rất chậm vì không mượn lực lại ăn xoáy – đây là điểm rất yếu. Nếu đối thủ trình cao hơn sẽ lợi dụng cú trả bóng khá chậm và dễ này để bồi tiếp một cú dứt điểm ăn luôn. Với rơ một càng “thuần chủng” thì khi gặp quả moi xoáy chậm này vdv sẽ sàn đổi bộ dùng Fh đánh lại, hoặc bắn tỉa bằng Bh chứ không bê trả bóng lại. Khi phân tích các điểm yếu thì không có nghĩa là em giỏi hơn hoặc có khả năng khai thác để thắng Phú. Điều em muốn nói ở đây là sự nhập nhằng thiếu nhất quán về rơ đánh trong Nam, em lấy Phú vì chú này đại diện cho phong trào A2 (từng nhiều lần thắng giải). Em chỉ đưa ra hai cách giải quyết trong trường hợp này, vẫn tôn trọng lối đánh một càng của chủ nhân.
+ Xài vợt dầy và nặng to đầu hơn (158x149x6mm >95gr) thì cú Fh mới đáng sợ và uy lực, theo kiểu đánh một càng. Với vợt nặng và cứng hơn thì các quả moi xoáy thiếu lực có thể được xử lý gọn (bằng Fh) chứ không bị bắt xoáy lồng ra ngoài bàn. Đã đánh một càng thì phải làm sao cho bóng đi thấp và thẳng hơn, tránh cú giật trễ hoặc giật moi xoáy. Nếu đã đánh sớm được thì phải đánh góc sao cho ngoài tầm tay của đối thủ, vì bóng đi thẳng nên sẽ nhanh hơn một nhịp so với bóng đi cầu vồng – đã đánh 1 càng thì đừng đánh vợt nhún quá.
+ Với Bh là điểm yếu, em thấy Phú có dư thời gian để xoay người đánh Fh, Phú đợi bóng qua Bh và ngửa vợt quá sớm, trong khi còn có nhiều cách xử lý khác – lý do chờ bóng gồng tay vì tâm lý ngại mạo hiểm, đánh an toàn để chờ cơ hội, nhưng điểm yếu cũng từ đây mà ra. Dù sao thì đó cũng là lựa chọn tốt nhất của Phú lúc này: mút mềm nên rất an toàn bên cánh trái, trong Nam có ai đánh dứt điểm được như ngoài Bắc đâu. Nhưng nếu muốn tiến xa thì thật là đáng ngại, với kiểu vợt mút đó thì khá là khó để bắn lại quả giật moi (vì nhiều xoáy, mút quá ăn xoáy), còn chơi kiểu đè xoáy lên xoáy lại thì mút đó quá mềm không làm được. Nếu xài cú bắn tỉa lại thì vợt nên cứng và dầy hơn, mút tension như Roxon tốt hơn là bọt khí (đám Boost hay Calibra mềm cũng tạm được). Nếu xài kiểu bắn thì quay về thời xưa, chấp nhận lạc hậu – khi bóng giật moi chậm tới thì có thể đấm lại hoặc chưởng góc vì nhóm này ít ăn xoáy, bóng sụp xuống ngay chứ không lồng lên, bù lại chúng khá nãy và hơi khó kiểm soát nên mất an toàn. Nếu chịu tập luyện hơn thì xài T64 đánh cú ép xoáy giật Bh cổ tay lại (kiểu mấy em nữ CNT hay xài) thì sẽ đổi thế trận từ đở bóng sang phản công dứt điểm, rất hiệu quả. Nếu xài T64 thì phải đánh kiểu active cướp bóng đánh sớm, dù đấm hay ép xoáy, chứ nếu chờ bóng thì nó vẫn bung cao (vì tenergy cũng rất ăn xoáy).
Buồn (cười) hơn là trong Nam có nhiều cao thủ “hai càng” nhưng Phú vẫn nắm chức Vô địch phong trào, dầu Phú cũng chưa phải là rơ một càng cứng. Lý do là nếu đánh hai càng thì bị thua cú Fh của Phú, còn một càng thì chưa đủ mạnh để khoét Bh. Lợi thế tay trái cũng đánh kể trong trường hợp này, nhờ miếng Bh khá mềm mà kiểu đở bóng ngửa vợt nên không bao giờ trật bóng, nếu tay phải mà ép thẳng vào miếng Bh ấy thì cầm chắc là phải lùi lại hoặc đổi góc – vì bị dội lực lại. Nếu kỵ quả giao bóng thì cầm chắc toi ngay ở quả Fh đầu tiên, còn đối đầu thì bị Fh khủng ép Bh. Đừng nói chuyện mang quân ra Bắc giành lại ưu thế, đối phó với rơ một càng khá hiền như vậy còn khó khăn thì làm sao phát triển xa hơn được. Điều đáng nói là cái định hướng của chúng ta cứ xuề xòa kiểu nông dân nên không đi tới đâu cả, rơ nào cũng không đi cho tới hỏa hầu thì chỉ cần một tay phong trào bình thường ngoài Bắc vào du đấu cũng đáng ngại. Múa Bh thắng được một hai quả cứ nghĩ là đẹp lắm, được vỗ tay quá chừng, nhưng trên thế trận thì thua nhiều hơn. Nhiều năm qua, kiểu đánh hai càng trong Nam đã bị lai hóa và biến chất, có cũng yếu như không. Cấp A1 chỉ tập theo một càng nhưng lại thiếu chân truyền chỉ là copi rơ ngoài Bắc (vì thấy hiệu quả), thiếu tính máu lữa nên không áp dụng được,…vì thiếu mọi mặt nên kết quả vẫn là ngồi ngoài vòng bảng. Chúng ta cần phải nhìn lại điểm mạnh yếu mà “thiết kế” ra những định hướng nào khả thi, phải “vẽ” ra cho được, định hình cho được một “đấu thủ kiểu mẫu” mà trên lý thuyết có thể đối đầu với ngoài Bắc và các nước khu vực. Khi đã có các model rồi thì mới có các giáo trình để đào tạo, mới có thể lựa người (vdv và hlv) và tìm các nhà đầu tư hoặc nhà tài trợ được, nếu không có kế hoạch cụ thể và không có cửa thắng thì ai dám bỏ tiền ra đầu tư đây?

 

II. Định hướng – rơ nào cho bóng bàn trong Nam?

  1. Nếu vẫn giữ rơ hai càng
Mọi chuyện đều có thể làm được, nếu giải quyết vấn đề cho “tới”. Như em đã chứng minh ở phần trước, chưa có rơ “hai càng” đúng mực ở trong Nam. Cái mà chúng ta đang có là một kiểu đánh giật cầu vồng hai cánh, bên Bh có thể công trước bằng cú giật rộng vai. Gọi “hai càng” chỉ để phân biệt với rơ ngoài Bắc đánh Fh mạnh chủ lực, Bh chỉ giật nhẹ và không xoay vai. Các giáo trình dạy học bóng bàn hiện nay của chúng ta đa số bị ảnh hưởng bởi TQ hoặc bị gò ép theo kiểu đánh “thuần Việt” từ ngoài Bắc truyền vào. Chính vì chúng ta thực sự chưa có rơ giống Châu Âu nên vẫn đang đứng cửa giữa Tàu và Tây. Vì vậy câu hỏi đặt ra là: có nên theo hẳn rơ phương Tây, đánh kiểu Bh uy lực để ăn điểm chứ không phải sàn bộ đánh Fh như rơ Châu Á? Câu trả lời em bỏ ngõ cho các bác tự trả lời.
Còn nếu vẫn giữ lối đánh hiện nay thì có cách nào để “bảo tồn và phát huy” – theo cách nói của mấy bác làm chính sự – đây chính là vấn đề mà em quan tâm, cũng như sự suy nghĩ của nhiều người muốn tạo nên một phong cách mang tính “địa lý, khí hậu và con người” – nghĩa là phải khác với rơ ngoài Bắc. Nếu theo đường này thì phải làm sao, mô hình nào cho hướng phát triển này? Muốn vậy ta phải xét mọi chuyện ngay từ cái gốc thấp nhất của vấn đề, tìm ra lợi thế và những giới hạn, từ đó tìm ra hướng phát triển và xây dựng các mô hình trên lý thuyết. Sau đó phải có các thử nghiệm rồi mới đúc kết và so sánh để lựa chọn mô hình tốt nhất.
Về địa lý phong thủy mà nói thì người dân phía Nam có tính chất Âm nhu chứ không có cương mãnh như phía Bắc. Về lợi điểm thì khá thuận về dưỡng và sinh, nên rất có điều kiện để phát triển các thế hệ trẻ đông đúc. Vì là thuận Âm nên rơ Nữ sẽ chiếm ưu thế hơn Nam, có thể đầu tư nhiều vào nữ để giành ưu thế. Rơ ĐỀU và DAI sẽ nổi bật hơn là Sát và Độc, về lực thì không mạnh nhưng lại thiên về độ bền dẽo dai (âm tính). Cá tánh con người hiền lành hiếu hòa chứ không hiếu chiến. Về lịch sử thì những vùng phía Bắc luôn chiếm Nam, Tây luôn thắng Đông, tuy yếu hơn nhưng lại có tính DƯỠNG: những tướng lãnh và văn sỹ tài giỏi luôn di cư về Nam ẩn náu, những bộ kinh sách quý luôn được cất giấu trong Nam. Vì âm tánh nên trong Nam giỏi về nhận lấy và bảo tồn chứ không giỏi khai phá cái mới, vì vậy cũng giỏi copi pha trộn và học hỏi cái hay của người khác chứ không bảo thủ.
Xét về bóng bàn thì trong Nam trước nay đã nổi tiếng rơ phòng thủ và phản công, ngày xưa có Mai Văn Hòa, hiện nay còn chú Lê Văn Inh ở Úc. Phong trào chơi mút gai trong Nam cũng mạnh hơn. Trong Nam đã quen thuộc với vợt mỏng (5.7mm) và nhóm vợt hiện đại có lớp composite chống shock (arylate carbon, ZLC,..), đây là lợi thế khá lớn khi TG đang theo xu hướng chơi loại vợt này theo thời đại lót bọt khí. Các loại mút hiện đại khó lòng phối hợp với cây Sadius ngoài Bắc nhưng lại thích đi chung với cốt mỏng, có thể nói là trong Nam đã đi trước một bước. Các nhà phân phối và đại lý bóng bàn trong Nam cũng nhiều hơn, đa dạng mặt hàng hiện đại từ gai cho tới láng. Kiểu đứng giữa bàn đánh 2 cánh cũng được xem là lợi thế khi đánh rơ ôm bàn.
Khi bóng poly được áp dụng thì rất khó đánh các quả mượn xoáy, nên cú Bh chờ bóng đẩy lại sẽ rất thất thế (rất bất ổn, quả thì sụp lưới quả ra ngoài mà chẳng hiểu tại sao), buộc phải tạo xoáy để chỉnh bóng, kéo theo nhóm mút tension thế hệ cũ sẽ không còn xài tốt cho Bh và Fh nữa. Nhóm mút mới có topsheet bám và sponge bọt khí sẽ lên ngôi nhưng cây Sadius thì không phối hợp được với nhóm này – trong khi đám ALC và ZLC lại thích, đó là ưu điểm khá lớn cho bóng bàn trong Nam.
Thay vì cứ giữ cái suy nghĩ “tấn công hai càng đều nhau”, sao ta không thay đổi tư tưởng thành “Bh ngắn, Fh dài”, cũng là hai bên tấn công nhưng tỉ lệ thiên về 4-6 hay 3-7, vừa thích hợp với lối chơi lai căng hiện nay vừa cùng lúc cải thiện cả hai cánh. Về phối hợp vũ khí thì em để nghị nhóm ALC chứ không nên xài ZLC, vừa rẽ hơn vừa có cảm giác “bén”, hơn nữa đám ALC bây giờ còn tìm ra vợt có chất lượng tốt chứ ZLC thì quá khó. Nên xài nhóm có lớp ALC phía ngoài chứ đừng xài nhóm innerforce rất mềm. Mút bên Fh không nên xài T05 vì quá uổng: mút này hiện nay trở nên lạc hậu vì đánh Fh chậm quá, thua xa các loại mút Châu Âu mới ra sau này. Các dòng Target hay Rasant lẫn Evolution đều có ưu thế hơn về mặt tốc độ và thời gian sử dụng, bóng đi cũng khó đoán hơn T05. Bên Bh thì không gì thay thế được Tenergy nhờ tính chất dễ đánh của nó, em đề nghị xài T64 (cho kiểu Bh có 3 điểm) hoặc T80 (cho Bh 4 điểm). Luyện cú Bh hiện đại theo kiểu Tàu là hay nhất, mô hình nên là Zhang và Fang. Cú Fh tuy không xài mút Tàu nhưng cũng nên đánh sớm và ngắn tay xoay hông như bọn CNT hiện đại, nhóm mút Châu Âu ngày nay phát huy được lực rất tốt dù đánh ngắn tay cũng không yếu. Phải tập cho được cú đánh Fh bạo lực nhào vào bóng (kiểu giống Phú sóc), tuy không mạnh bằng Sadius+Bryce nhưng cũng được 7 điểm theo đánh giá của em (xài T05 thì chỉ còn có 6 hoặc 5 điểm thôi). Nên học theo kỹ thuật và chiến thuật của những nước Châu Á không đánh mút Tàu (Đài, Hàn và Nhật) chứ không nên theo Châu Âu.
Đối phó với rơ một càng thì phải tránh chiêu “ba hạng đua ngựa”, phải lấy kiểu Bh ngắn tay ngoắc lên để đối đầu với kiểu Bh bắn thẳng hoặc mượn lực của rơ một càng. Kiểu Bh này phải tập cho tới hỏa hầu, tức là có thể tùy nghi đổi xoáy/lực sao cho đối phương không thể mượn xoáy/lực phản công lại ta mà cứ ở thế đở bóng – như thế thì ta mới có cú Fh bồi theo. Điểm đặc trưng của cú Bh hiện đại là độ cắm xuống quá nhanh và ngắn nên rơ giật Fh dài tay rất kỵ (từ khi CNT có cú này thì cú Fh kiểu Wang Liqin cũng mất hẳn, ngay cả Ma Long cũng chỉ đánh dài tay với những quả trả lại cao dài mà thôi). Xem giải CVV ta cũng thấy rõ các vdv VN bị bất lợi thế nào khi đánh với rơ đờ-mi Bh của bọn trẻ Hàn. Hơn nữa kiểu Bh này có thể bắn góc rất chính xác và uy lực, tuy tỉ lệ 3-7 nhưng thực ra ăn điểm khá nhiều, hợp với suy nghĩ “hai càng” trong Nam. Khi bóng mới được áp dụng thì rơ Bh này sẽ lên ngôi vì làm chủ được xoáy nên bóng sẽ an toàn và ổn định hơn rơ dùng lực chỉnh bóng. Khi ta lên xoáy phải cầm chắc là bóng luôn cắm xuống (bóng mới càng cắm hơn), nếu đối phương còn sàn qua giật Fh kịp thì cũng ở trong thế đánh trễ nương bóng không quá khó khăn cho ta phản công. Kiểu Bh này hoàn toàn có lợi thế hơn so với kiểu Bh hiện nay ở SG, mà nó cũng là căn bản hơn vì chỉ cần bóng dài chậm là ta sẽ dùng thêm vai sẽ thành cú dứt điểm Bh (kiểu Fang Zhen Dong) mà không mất công tập luyện quả đòn dài trước như hiện nay.
Nếu đở giao bóng hớ bị đối phương đánh cú Fh 8 phần công lực về phía Bh của ta thì sao? Hãy học Zhang Zike quả này: hắn lùi ra nửa bước và bắn xoáy lại, như là phản công ngắn tay – chứ không có ngửa vợt ra đở bóng, sẽ bị đánh tiếp. Nếu có cú phản công xoáy này thì cầm chắc sẽ giành lại lợi thế, ngon hơn thì đờ-mi thẳng chữ I luôn cho đối phương đứng hình (cú đờ-mi này khác hẳn quả ngửa vợt bê trả lại hiện nay, cả về chất lẫn lượng). Bên Fh cũng cần quả đánh “nửa vời” giống như đưa tay ra đở bóng nhưng lại đập nhẹ vào và kéo lên đầu, nếu còn thời gian thì xoay hông tới, khi đối phó với quả dứt điểm đánh qua Fh – nên lùi nửa bước và đánh trước mặt chứ không nên đứng gần mà đánh phía sau hông. Vì bên kia có 8-9 phần công lực nên ta hãy khoan đối đầu ngay từ quả thứ nhất, cứ trả bóng lại đã rồi bình tĩnh xử lý quả sau – cầm chắc sẽ nhẹ hơn (kiểu trả bóng đờ-mi này cũng khác hẳn quả đở bóng thẳng hiện nay của ta, về mặt chiến thuật thì xem như là một quả phản công ngắn). Rơ trong Nam dư sức làm được chuyện này vì thiên về Đều Bóng chứ không nhất định phải cắn răng mà quật lại như rơ một càng thuần chủng. Chỉ cần đánh nửa tay như vậy đối phương cũng nhột rồi, khi đối phương phải mất bộ còn ta đã hồi bộ đủ lực thì lúc đó sẽ quyết định xem ALC+Evo hay Sad+Bryce mạnh hơn – khi cùng đánh một kỹ thuật giật Fh lao tới hết tay. Bên rơ một càng kiểu cũ chỉ có một quả này thôi, nếu đánh nửa tay sẽ rất yếu, trong khi bên ALC gắn mút bọt khí đánh có xoáy mà đánh ngắn cũng khá mạnh. Khi hóa giải được càng thuận của bên “một càng” rồi thì cứ tha hồ mà ăn hiếp lại, cứ như bọn Hàn đánh Ta vậy. Khẩu quyết của kiểu đờ-mi này là “lấy nhu chế cương, lấy nửa thắng một”: lùi nửa bước, đánh nửa đòn, vậy mà khắc chế được những quả trọn lực của rơ một càng. Nếu chỉ xét thế trận giằng co, nghĩa là bên 1 càng tấn công liên hoàn thì cũng không tìm thấy chổ hở nào của bên rơ “nửa” này – cho tới khi nào bên kia đuối hoặc phạm lỗi thì ta thắng. Còn nếu bên kia kìm bóng thì ta nhào lên đánh, lợi dụng khoảng cách xa ta nhập kê vào sẽ thêm cộng hưởng lực rất mạnh và khó đoán nữa.
Trường hợp đối phương moi xoáy qua Bh thì với phối hợp mới ta không cần phải đở lại nữa, mà đánh chết luôn bằng cú Bh ngắn: hoặc là đè đầu bóng bắn lại, hoặc là đờ-mi phản công xoáy lại. Có thể đổi sang cú Fh đánh dứt điểm như rơ một càng (vì Fh ta cũng có 7 phần công lực mà). Chính vì chỗ này mà em khuyến khích xài vợt ALC phía ngoài, vì nếu là Innerforce sẽ có cảm giác nhún chứ không bén nên bóng khó đi thẳng dứt điểm. Nếu đánh rơ thiên về cú né trái đánh Fh thì nên xài vợt dầy và cứng hơn, có lớp koto ngoài hoặc vợt nặng hơn 90gr. Ta cũng vay mượn một chút từ chiến thuật một càng: giao bóng lửng không quá dài, buộc đối thủ không thể bắt ngắn sát lưới, mà cũng không thể đánh dứt điểm. Sau đó ta dùng Fh (7-8 phần công lực) đánh chết góc chứ không xài Bh dứt điểm. Khi đở giao bóng thì nên nép hết Fh để đở ngắn hoặc đẩy dài về phía Bh đối thủ, còn nếu dùng Bh thì nên flick xoáy lên hoặc bắn góc trước. Cú đở bóng dùng Fh đẩy xỉa dài về Bh đối phương chỉ nhằm dụ dỗ bên kia đánh trước, còn ta cũng đã nép góc chờ sẵn quả Fh phản công rồi. Tránh dùng Bh xỉa về Bh vì ta sẽ vào thế Bh đối đầu với Fh khủng của bên 1 càng – nếu dùng Bh xỉa rồi đổi bộ thì thừa thải và thiếu nhất quán. Nếu xài rơ này thì nên tập luôn kiểu phòng thủ xa bàn, lốp bóng bổng xoáy ngang tới (kiểu của Jun hay Maze), vì cầm vợt ALC rất dễ chỉnh bóng dù xa bàn. Theo dự đoán của em thì kiểu đở xa bàn này cũng sẽ hiệu quả với bóng mới, rơ một càng không kỵ phòng thủ nhưng khi bóng trả về cao mà xoáy lung tung thì nhóm vợt nãy ít xoáy rất ghét. Vì ở VN khoái kiểu giao bóng xốc dài nên khi ta tập rơ này phải tập luôn quả Fh đánh chết cú giao nhú, nên lùi qua Bh như kiểu đứng của rơ một càng rồi tùy nghi mà di chuyển khi đối thủ bắt đầu tung bóng (khi họ đã tung lên rơi xuống thì ta phần nào đoán được kiểu giao dài hay ngắn rồi).
  1. Nếu đổi qua rơ một càng
Không nên đi theo dấu chân người ta, chỉ là luôn đi theo gót hít bụi (và những thứ mùi phế thải khác) mà thôi. Nếu đã chơi rơ một càng thì tốt nhất là có mút Tàu, nếu không có thì nên dùng phương án hai: gai công đánh Fh kết hợp với T64 bên Bh. Em không ủng hộ rơ mút Tàu khi chưa có nguồn mút ổn định chất lượng, bỏ qua phương án này. Gai công vừa rẽ vừa bền, vừa uy lực vừa thông minh, so với mút Tàu chỉ kém chút xíu thôi – nếu bây giờ em không còn nguồn mút Tàu thì em cũng sẽ đánh gai công chứ không đánh mút láng nữa. Một điều đáng nói là, từ rơ hai càng nửa vời đang có ở trong Nam mà chuyển qua đánh Fh gai công rất dễ – trong khi rơ một càng bạo lực ngoài Bắc rất khó chuyển sang gai công bên Fh, nếu có chỉ là Bh thôi. Lý do, gai công chỉ cần động tác ngắn nên từ Fh yếu chuyển qua tập rất dễ, có Fh mạnh 8-9 phần công lực mà chuyển qua gai thì rất có hại. Hơn nữa, nhờ Fh ngắn và sớm nên Bh có cơ hội phát huy thành kiểu xoay hông đánh hết tay, lúc này mới thật là rơ hai càng. Tuy nhiên, ở mức độ ban đầu thì không nên phát huy cánh Bh mà chỉ dùng T64 đánh chiến thuật giống như Bh Tàu, đánh rơ “hai nữa thành một”. Tức là Bh cũng nửa tay mà Fh cũng ngắn, có dứt điểm cũng chỉ là đánh bạt ngắn tay mà thôi. Gọi là rơ một càng vì có cú Fh gai công khá mạnh, có thể né trái đánh Fh dứt điểm và áp dụng chiến thuật 1 càng nhiều hơn là 2 càng, nhưng cũng có chút nhập nhằng cho nó thuận với tinh thần Nam Bộ. Xét về tỉ lệ thì vẫn là 3-7 chứ không hẳn là 2-8, dù cú Fh 7 phần công lực ấy không thể đập lại cũng không thể đối giật hay đở bóng mượn lực, nhưng cú Fh này không thể mang ra đối đầu với cú giật 8 phần công lực của rơ một càng. Cũng là chiến thuật “lấy nhu chế cương, lấy nửa thắng một” lấy cú Đờ-mi hai cánh làm chủ lực, khi nào hợp lý thì mới tấn công bằng Fh.
Em cực kỳ kết rơ này nên đã dạy cho con gái 7 tuổi và một đứa nữ 9 tuổi khác, khi đánh với rơ hai càng đều thì chúng dùng Fh khoét góc là thắng điểm rất dễ, còn khi bị tấn công trước thì chúng sẽ tìm cách thoát khỏi thế đối đầu. Lấy gai công chặn lại cú Fh topspin, lấy T64 bắn góc khi bị ép Bh, chỉ xét về chiến thuật thôi thì chúng có lợi thế quá nhiều – dù là đánh với đám con trai. Ở tuổi dưới 10 mà có cú dứt điểm mạnh đến nổi người lớn cũng phải đứng hình thì chỉ có cầm gai công mới làm được, bọn đệ tử của em được huấn luyện chiêu ôm bàn thấy moi xoáy lên là giã hết. Đám nữ trong miền Nam mà tập rơ này thì nhóm nữ xài Sadius một càng ngoài Bắc sẽ rất kỵ, nhất là khi xài bóng poly rất khó tạo xoáy nhưng lại rớt nhanh xuống, nãy thấp. Nên xài loại vợt 7 lớp có 2 lớp composite (glass fibre, AL, ZL, Texalium, ALC,…) cho rơ đánh gai để tăng độ cứng nhưng vẫn không quá dầy, vì còn phải đánh Bh. Nếu xài vợt 7 lớp gỗ thì nên lấy loại chậm hơn Clipper, dầy tầm dưới 6.5mm là vừa. Tập rơ này đánh chỉ trong khoảng cách sát bàn hoặc lùi ra sau nửa bước là hết, bộ chân luôn rộng và ở tư thế di chuyển ngang thật nhanh. Bóng của nữ không bạo lực nên chỉ đánh góc và đánh biến hóa khó đoán, nên ai bền và khéo léo (âm nhu) sẽ lợi thế hơn kiểu đánh cương mãnh – nên có cầm Sadius thì cũng thế mà thôi, chưa ra đòn sát thủ thì đã out rồi. Nếu theo rơ này thì có cả một đàn CNT và SNT nữ để mà học hỏi, nhất là cú Bh cực đều và biến hóa.
Cái khó nhất là hiện nay chưa có ai đánh và cũng không có hlv biết các công thức chiến thuật cho rơ này. Tuy là cú Fh gai rất mãnh liệt nhưng nó cũng rất mềm dẽo và nhiều kỹ thuật, phải hiểu và tận dụng đúng thì mới thấy hết cái hay, chứ chỉ có đập mạnh thôi thì quá phí (xem youtube các đấu thủ đánh gai bên Fh sẽ hiểu). Đã là đánh gai thì phải biết xoay vợt thật nhanh và có đủ các kỹ thuật hai bên, chấp nhận đánh mất lòng nhau để tiến bộ (rơ một càng mà). Cũng khó vì ít ai đở được quả bạt cho ta đánh tiếp, vì vậy nên cần có máy bắn bóng hoặc hlv biết thảy bóng giỏi. Đánh gai thích nhất là quả giật moi chậm, đập phát chết luôn. Vì vậy chiến thuật luôn là chặt dài vào góc để đối phương trể bóng phải moi lên cho ta đập. Sợ cú dứt điểm bạo lực của mút Tàu, cú giật cực xoáy mút bọt khí và cú giật xung của Sadius. Tuy là không đập lại những quả đó nhưng nếu đờ-mi lại thì cực dễ, nên nhớ lùi lại nửa bước (nhu thắng cương) và đánh nửa tay trả lại. Số người có thể bồi tiếp một cú nửa sau khi gai công trả đờ-mi lại cũng không nhiều đâu. Luyện sao cho có thể tấn công bất cứ quả bóng nhanh vừa chừng, kể cả bóng không lực – vì gian hồ đồn rằng gai sợ bóng không lực không xoáy, nhưng đó là gai bên Bh. Kỹ thuật đánh gai công em đã viết khá nhiều trong topic “gai” và “vợt thìa”. Nếu là nữ thì nên đánh các dòng gai lót mềm xếp dọc như Blowfish+, Spectol origin. Nam thì nên đánh loại bạo lực chân to như 802-40, Super SpinPips, Flarestorm,…các loại này đều có thể giật xung rất ngon, kể cả giật moi cũng tốt. Nếu chỉ lợi dụng tính chất phản xoáy hoặc tạo bóng lừ đừ buồn ngủ thì cũng đã gây khó dễ cho đám vợt Sadius rồi, có thể chiếm ưu thế trong giới phong trào. Khi đã có các kỹ thuật tấn công gai Fh thì đừng nói chi rơ một càng, đối đầu với rơ hai càng trong Nam còn dễ hơn nữa, con đường tới vinh quang khá ngắn và ít chông gai.
Nếu cầm T64 lại có kỹ thuật Bh hiện đại kiểu Tàu thì tuy nói là rơ một càng nhưng còn ngon hơn là hai càng cứng. Về tổng thể chiến thuật thì đây là một rơ hoàn chỉnh tiêu biểu của Châu Á, có thể đối đầu với các rơ mạnh của Châu Âu và các rơ một càng Châu Á. Dám đối đầu ngang hàng cả với mút Tàu, khi mà bóng mới áp dụng thì chưa biết bên nào sẽ lợi thế hơn. Đường hướng tập luyện rộng mở khá xa chứ không giới hạn ở cú bạt, có khả năng đạt các thứ hạng trong top 100. Nếu không tìm được mút T64 loại tốt hoặc ngại tốn kém (vì đánh rơ Bh Tàu rất mau hư topsheet) thì có thể thay thế bằng nhóm mút bọt khí có tính chất gần giống, như Adidas P7, Andro Hexer, Donic Bluefire M3,… nhưng hay hơn nữa là xài gai Spectol 21 đánh Bh thành rơ hai gai cũng rất đặc biệt. Đánh một gai mềm dọc bên Bh và gai cứng ngang bên Fh cũng rất hay, cần phải tính toán chiến thuật sao cho đừng vào thế bất lợi cho gai. Miếng Spectol 21 không ngại các cú bạo lực của rơ “một càng”, nó rất đều mà cũng dễ đánh nhất trong các loại gai công.

III. Kết luận

Trên đây em đã phân tích tại sao bóng bàn trong Nam luôn kém cạnh lép vế khi đối đầu với rơ ngoài Bắc. Em cũng giúp mọi người nhận diện rõ cái rơ đang thịnh hành trong Nam là gì, ưu khuyết điểm ra sao. Từ đó dám đề xuất ra 2 rơ mới có kết cấu vững vàng hơn, đủ khả năng đối đầu với rơ bạo lực một càng – dù là trên lý thuyết. Nếu bóng bàn trong Nam cứ đi luẩn quẩn mãi không định hướng được một rơ tiêu biểu thì khó lòng mà đứng ngang hàng với miền ngoài, từ đó vẫn bảo tồn cái thế độc tôn đồng nghĩa với chuyện bóng bàn Vn cứ lạc hậu mãi. Quy hoạch một vùng đất phải cần có bản thiết kế khả thi rồi thì mới bắt tay vào làm, còn mò mẫm “sai thì sửa” sẽ chẳng đi tới đâu cả. Em mạo muội xin hỏi những ai đang làm công tác huấn luyện đang đọc bài này: khi các bác dạy học trò, là các bác chỉ dạy nó theo kiểu “được đâu hay đó” hay là có khuôn trước rồi luyện tập theo? Cái khuôn mà ngày nay chúng ta ngầm quy ước là kiểu một càng ngoài Bắc, nhưng lại áp dụng pha trộn trong Nam. Hoặc cứ dạy “căn bản” trước, theo kiểu của ông thầy rồi tính sao, kết quả là cơm không ra cơm mà cháo cũng không thành. Khi lên trước một cái mô hình hoàn chỉnh rồi thì việc đào tạo sẽ hiệu quả, nhanh và chắc ăn hơn nhiều lắm. Các bác nào tài năng hơn có thể thiết kế những kiểu mẫu khác với đề xuất của em, nhưng đó là thứ buộc phải có trước tiên khi huấn luyện một học trò – mà mong ước của nó là trở thành cao thủ. Khi đã có định hướng thì cứ nhắm tới đó càng nhanh càng tốt chứ không nhất thiết phải học động tác “căn bản” nửa vời của một rơ khác. Vd đã chọn rơ một càng mà còn đi luyện cú giật Bh xa bàn quăng vai – vì lý do nó là căn bản, hoặc đánh gai công mà đi luyện căn bản giật xoáy – thì chỉ “chân nọ đá chân kia” mà thôi. Ngoài Bắc họ ngầm định hướng chỉ một rơ, nên con đường của họ đi ngắn và hiệu quả nhất theo rơ của họ: chỉ cần biết chặn đẩy trái và giật xung dứt điểm Fh là đủ quăng ra đấu, không cần tập luyện râu ria chi cho mất thời gian. Trong khi một đứa ngang mức ấy trong Nam còn đang rối rắm với đủ thứ kỹ thuật thì bọn trẻ ngoài Bắc đã đi đánh ầm ầm ở các “sới” để lấy kinh nghiệm máu lửa rồi, thế thì làm sao mà ta theo kịp? Hai rơ em đề xuất, gọi là 1 và 2 cho nó phân biệt chứ nếu các bác phân tích kỹ thì hai rơ này y chang nhau thôi. Điểm chung là nó thuận với cá tánh miền Nam và có nét riêng hoàn toàn khác rơ ngoài Bắc. Hơn nữa chúng được thế kế trên tính toán dùng để khắc chế rơ một càng kiểu xưa, nên dù mới tập luyện ở cấp phong trào thôi cũng đã thấy hiệu quả đối chọi cao hơn rồi. Nếu các hlv hàn lâm viện không áp dụng vào đội tuyển thì các bác ngoài phong trào vẫn nên mạnh tay mà thử trước, nếu hình thành được rơ này thì các tay vợt một càng trong Nam như Phú Sóc sẽ phải tập luyện nhiều hơn!

Viết một bình luận