Cú giật FH bằng mút Tàu -2

III. Kỹ thuật – chiến thuật, giáo trình và HLV nào cho rơ mút Tàu?

Có vũ khí, có nhân lực, vậy tập thế nào đây? Ai dạy và giáo trình nào? Trong khi chưa có một HLV Tàu nào gọi là chính quy thì kỹ thuật chơi mút Tàu vẫn sẽ còn bàn cãi mãi. Mà thật sự có HLV Tàu dạy thì vẫn có người cho là chúng dấu nghề, chỉ dạy riêng đội CNT của chúng thôi, cứ như một đứa như Fang Zhen Dong hồi cầm mút H3 lót cam (chưa vào CNT) thì chưa biết gì về kỹ thuật mút Tàu, vì đó là bí mật của CNT. Dân ta sang Tàu học cũng nhiều, những lứa như Huy Bảo, Mỹ Trang cũng có được những vé sang Tàu học. Dân sang Tàu học lén cũng nhiều lắm, dạo ấy có bác NgocHip và bác nick 729 cũng tường thuật về chuyện học bóng bàn bên Tàu. Dạo ấy em không tin khi bác 729 bảo là bọn Tàu bên ấy toàn chơi 729 mà giật như điện, bác ấy ngưỡng mộ quá bèn chơi luôn 2 miếng và lấy nick là 729 luôn. Trăm nghe sao bằng một thấy, clip quay lén đầy trên mạng, cảnh tập luyện bở hơi tai và có cả chuyện thầy cầm roi đánh mấy đứa làm biếng nữa. Sang Tàu học có phải xa xôi như qua SchlagerAcademy học, hay quá tốn kém như sang Nhật, ta với Tàu vốn “sông núi tương thông” cứ đi đường bộ sang ấy học thôi.
Trong lúc chờ các bác HLV Tàu sang VN hành nghề (chắc chắn không xa đâu, có cầu là tự động có cung ngay) thì em xin đánh liều viết một phần tổng quát hướng dẫn cách xài mút vợt rơ Tàu. Cũng xin nói trước là những kiến thức của em rất tầm thường, lượm lặt đây đó ngoài thực tế và trên mạng, không có các siêu bí mật thuộc loại sống còn mà bọn CNT giấu đâu. Em đánh mút Tàu (729) ngay từ ngày đầu tập chơi bóng bàn, sau đó thì đánh chủ yếu là Bh, cho tới khi được bác Tư Lèo khai ngộ thì em mới chơi qua Fh. Tính từ ngày tập đầu tiên tới nay cũng nghót nghét 20 cái xuân rồi, nên cũng tạm gọi là có chút kinh nghiệm ạ. Cách của em theo dạng bậc thang, có cái nền trước rồi mới vươn lên thêm một chút, chứ không phải vụt một phát thành cao thủ ngay.
  1. Kỹ thuật đánh mút Tàu
Nghĩa là chúng ta đã có người sẳng sàng theo đuổi con đường chông gai này, hứa sẽ không nãn chí. Người này chơi rơ Tàu ngay từ lúc còn măng, tức là chưa cứng tay hết uốn nắn (1). Có cốt vợt đúng chuẩn, mút Tàu đạt chất lượng tập luyện (vợt già nhún, mút cứng bám) (2). Hai điều kiện này là cần thiết, vì nếu người chơi đã quen với kỹ thuật vợt cứng mút mềm, đã cứng tay vì chơi rơ này lâu quá, khi đánh qua mút Tàu sẽ mất rất nhiều thời gian làm quen, hoặc không thể chơi được. Nếu trong trường hợp muốn “quay đầu là bờ” thì phải “bỏ đao đồ tể xuống”, nghĩa là bỏ thẳng đừng tiếc gì cây vợt và miếng mút cũ, đừng có nay cơm mai phở, chắc chắn sẽ có ngày bị chém. Nếu đang chơi cốt cứng mà muốn đánh mút Tàu, em khuyên bác ấy hãy nghỉ chơi chừng tối thiểu một tháng, bỏ qua chơi cầu lông hay tenis chẳng hạn, khi nào quên hết cảm giác bóng thì hãy cầm vợt lại. Điều kiện 2 cũng rất quan trọng, không có vợt già nhún thì không thể hiểu tại sao giật bóng có xoáy, không có mút cứng bám thì không thể hiểu tại sao bóng có lực. Cầm vợt đã cứng mà non, mút mềm oặt thì có dạy bao nhiêu vẫn đánh không được, chẳng thà đừng tập chơi mất thời gian.
Khi đã có (1) và (2) rồi thì có 2 hướng tập: theo cách dạy của Tây và của Tàu. Cách của Tàu đi thẳng tới đích, nhanh gọn mà chắc chắn, nhưng đơn điệu và nhàm chán, chỉ để đào tạo những con robot đánh bóng bàn lấy giải thôi. Cách của Tây thì chỉ để lựa ra những đứa có tài năng, rồi cho chúng tự sáng tạo, người coach chỉ có nhiệm vụ dẫn dắt đừng để lệch lạc, hoặc giúp đở chúng phát triển theo hướng chúng thích. Cách này tuy rất hay, người tập rất hứng thú và sáng tạo nhưng lại dễ lệch lạc và lâu tới thành công. Em sẽ đi sâu bàn về hai cách dạy này trong phần giáo trình, ở trong phần kỹ thuật, ta chỉ bàn về kỹ thuật “tự nhiên” và kỹ thuật “có chuẩn mực”.

 

a. Kỹ thuật tự nhiên
Nghĩa là người chơi tự tìm lấy một cách đánh mút Tàu hợp lý nhất, mạnh nhất và hiệu quả nhất bằng cách tự ngộ. Khi đã có vũ khí tốt, người tập chịu khó tìm tòi nghiên cứu các kỹ thuật qua các video chiếu chậm, tự nhiên sẽ nghiệm ra rất nhiều kỹ thuật với hiệu quả hoàn toàn khác với hệ mút mềm. Gọi là “tự ngộ” vì không còn bị “giáo dục” theo cách giáo điều, phải như vầy như vầy mới đánh được. Người chơi sẽ bị vướng trong rất nhiều kỹ thuật khác nhau, cho tới một khi tự nhiên như hiểu ra vấn đề, tự nhiên cú đánh trở nên cực kỳ uy lực mà…không giống ai.
Như thế không phải em xúi bậy các bác cứ đánh lung tung rồi thành quái chiêu mút Tàu. Cách tập rất đơn giãn, dựa trên một sự thật là mút Tàu đánh cú bạt rất tốt (khi em nói mút Tàu không có nghĩa là nói chung chung, mà là mút cứng bám đúng mực kết hợp với vợt gỗ già dai đúng trọng lượng). Ai không tin thì cứ vào Chợ Lớn tìm mấy ông Tàu đánh thử, thấy mấy ông đó đánh bạt hay giật là chủ yếu? Còn cá nhân em thì đánh với rất nhiều rơ Tàu rồi, toàn là mấy bác đánh bạt, thỉnh thoảng có loop-drive chứ không bao giờ chơi trò giật cầu vồng ăn điểm (thỉnh thoảng cũng có nhưng toàn là mồi cho cú bạt). Tại vì chúng ta cứ xem CNT đánh nhiều quá mà không tìm xem những thành phần thấp hơn họ đánh như thế nào, chơi hiệu quả hay đánh cho đẹp? Nếu tập đánh bạt thì không cần gì phải là vợt tốt, cứ sắm mấy em Song Hỹ đời cũ (cán vuông hoặc ba sọc cán oval) hay tệ lắm thì cứ cán Song Ngư hay 729 nặng tí là đánh được, mút 729 cũng quá tốt rồi, cần gì H3neo. Bác nào lên mạng thử search mấy clip của thằng nhóc Mike Yue xem, bọn Tàu tập căn bản đánh bóng đi thẳng tới mục tiêu, động tác chuẩn nhưng không tạo xoáy, mà chỉ bạt vào bóng là chủ yếu. Bạt nhưng vẫn có đủ xoáy chứ không phải bạt mất xoáy bóng chuội.
Bây giờ các bác trả lời em một câu: kỹ thuật bạt và giật, cái nào căn bản hơn? Nghĩa là cái nào nên có trước để làm nền tảng cho cái kia? Em thấy giáo trình dạy bb hiện nay là: tập đánh đều rồi chuyển qua tập tạo xoáy thành cú giật, còn cú bạt chẳng hiểu từ đâu ra nữa. Theo suy nghĩ của em thì các HLV cho rằng đánh giật xoáy sẽ an toàn hơn bạt, nghĩa là bóng có xoáy luôn đi vồng qua lưới rồi cúp ngay xuống bàn, an toàn hơn kiểu bóng đi thẳng dễ vướng lưới hoặc ra ngoài. Cái suy nghĩ ấy không có gì sai hết, nhưng khi áp dụng vào huấn luyện sẽ xãy ra 3 điều sai trầm trọng sau: Thứ nhất, người chơi sẽ bị lệ thuộc vào xoáy, nên trong đầu luôn nghĩ tới chuyện ma sát bóng để tạo xoáy, kết quả là bóng luôn được đánh mỏng hoặc xài mút mềm. Đánh mỏng thì bị lệ thuộc rất nhiều yếu tố, chỉ cần hơi nước nhiều, bóng bụi, bóng chậm một chút, xoáy nhiều hơn chút,…là đòn đánh dễ bị hỏng, sinh ra tâm lý càng phải nhìn bóng, nên luôn chờ bóng xuống thấp mới đánh chứ không dám đánh sớm (1). Vì không tập bạt bóng nên tốc độ đánh không cao, càng miết bóng thì tốc độ càng yếu, nãy sinh ra chuyện tăng lực cho cốt hoặc xài vũ khí nhanh hơn. Đây là điều cực kỳ tai hại, cầm vũ khí chậm thì có thể dùng kỹ thuật và sức lực đánh cho mạnh hơn, nhưng lỡ xài thứ quá nãy thì làm sao giãm lực đây? Phát sinh ra đủ thứ động tác kỹ thuật quái lạ mà chỉ có rơ vợt nãy mới có (2). Nếu không đánh nhiều xoáy thì buộc phải đánh nhẹ lại, vì không có cú nào ngoài cú giật, xài cốt nãy rồi thì buộc phải bạt giãm lực cầu may bóng chậm lại rơi xuống bàn, hoặc đập từ trên cao xuống, chứ không có kiểu bạt vừa có lực xoáy mà lại chính xác như vợt mút Tàu (3). Em thấy nhiều em chơi bóng rất giỏi, giật “mạnh lắm” nhưng không biết bạt, ra thi đấu chỉ biết giao xoáy chìm rồi chờ người ta cắt cho giật. Sau vài cú giật, đối thủ bèn đổi cách, không gò lại nữa mà hất bóng không lực qua, từ đó trở đi thì thế trận đổi chiều. Mấy em đó đánh giải một thời gian bèn nghỉ ráo, lấy lý do là bận học, nhưng thực tế là quá chán nãn bóng bàn: đánh thua không thấy đường tiến lên.
Chỉ có ở Ta mới dạy giật mà bỏ qua giai đoạn “quá độ” luyện cú bạt. Đừng tưởng Tây nó ham giật cầu vồng, bọn chúng toàn học căn bản với cây vợt rất ít xoáy, biết bạt bóng vào bàn chính xác mới biết giật, nghĩa là ra chiến trận một thời gian rồi mới biết giật xoáy. Bọn Tàu thì khỏi nói rồi, làm gì có mút mềm kiểu Nhật mà giật bóng xoáy cầu vồng, đi lên từ những miếng mút “truyền thống” thì phải đánh những kỹ thuật của nó. Em xem rất nhiều video bọn trẻ Tàu tập đánh bóng rất nhanh, nhưng khá ít xoáy, toàn đi thẳng tới chứ không có chuyện bóng vồng lên cúp xuống. Em cũng thấy nhóc Mike Yue bị ông thầy sửa cách tiếp xúc bóng, luôn là đánh dầy và chạm sớm vào bóng, dùng lực hông đánh tới chứ không phải dùng hông để tạo xoáy. Em dùng chữ “bạt” chứ không phải là “đập”, vì nếu là đập thì nó có tính chất từ trên xuống, còn bạt bóng thì có thể đánh thẳng tới. Động tác bạt bóng là đánh dầy thẳng tới vẫn để ngửa vợt ra một góc 80-90 độ so với mặt bàn, chứ không phải kết thúc động tác bằng cách ém bóng xuống (góc vợt nhỏ <45 độ). Cú bạt ở Tây hay Tàu cũng là căn bản cho cú giật, vì nếu đánh bóng ít xoáy mà vừa mạnh vừa chính xác rồi thì, chỉ cần thêm xoáy là thành một cú giật sát thủ. Em nói có căn cứ, em dạy nhiều đứa đánh bạt trước, khi nghe có người nói “dạy bạt thì bọn nó cứ thích bạt, không biết giật..”, em mới bảo tụi nó làm ngay tại lúc đó, chỉ cần lăn tay lên cao một chút thì thành ra cú giật. Tuy nhiên mấy bác kia cũng có phần đúng, bọn trẻ ấy khoái bạt hơn, vì vào thi đấu dễ ăn điểm, quả nào khó quá nó mới giật.
Kỹ thuật giật bóng của rơ Tàu cũng hình thành một cách tự nhiên, nghĩa là theo cách phát triển bậc thang từ bước. Tập bạt một thời gian sẽ thấy hiệu quả, vì vợt chậm mà mút lại bám dính, bạt dễ lắm, nhất là mấy quả cắt bóng nảy cao lên dừng lại. Khi bị giật moi cũng có thể bạt sớm (trước khi bóng kịp sụp xuống), còn khi bị giật xung thì bạt kiểu nào cũng gọn hết, đừng cố gắng đập lại cho mạnh, chỉ cần đập lừ đừ vậy mà hiệu quả hơn. Khi đã có thể chủ động tấn công bằng kỹ thuật bạt, ta có thể chia thành các cấp độ từ nhẹ, vừa, mạnh. Sau đó áp dụng động tác lăn tay (giở tay lên cao khi vừa chạm bóng, thay vì đánh thẳng tới), động tác gãy khúc bởi vì kết hợp cú đánh tới có xoay hông và cú kéo tay lên tạo xoáy. Thế là ta có cú giật bóng kiểu Tàu một cách tự nhiên, động tác này còn rất “hoang dã”, các bác cần phải làm gọn nó lại, sao cho ngắn mà đủ xoáy đủ lực. Bây giờ thì cứ mở các video clip chậm lên xem CNT đánh tấn công thế nào, rồi cứ sửa động tác cho giống, cái nguyên lý và gốc vấn đề đã vững, giờ các bác múa may thế nào cũng không sợ sai đâu. Cú đánh đúng là cú đánh vừa đủ sớm, trước khi bóng qua cao điểm, hoặc có qua cao điểm thì buộc vợt mút Tàu phải có độ nhún bám tốt, đừng bị hiện tượng “tuột” (mút đánh lâu tune nhiều lần quá sẽ có hiện tượng này, do topsheet bị căng cứng quá độ, nó không ăn bóng nữa dù còn bám). Động tác giật phải có lực hông hỗ trợ, xoay hông đánh tới, đụng bóng thì ngoắc cánh tay lên tạo xoáy. Động tác giật này cũng có nguyên lý 8 chữ: “nhìn bóng – đánh sớm – dầy bóng – ngoắc tay”. Động tác giật của mút Tàu lấy lực xoay hông (quanh trục xương sống) đánh vào bóng tạo lực xung tới, lấy lực tay ngoắc lên tạo xoáy, chứ không giống như kiểu giật cũ vừa bật chân và thân cùng lúc, tạo xoáy và lực cùng lúc. Ngoài ra còn có thể dùng lực hông dạng ngiêng người rồi quật tới, kiểu lấy hông làm tâm điểm, dùng xương sống đánh, kiểu này lực rất khủng nhưng coi chừng chỉ đánh được một càng, mất Bh. Đừng lo chuyện đè bóng xuống, cái miếng mút Tàu nó không đủ độ nãy khủng để bóng vọt ra ngoài bàn đâu, khỏi cần ép tay xuống, chỉ lo nó xoáy quá cắm luôn vào lưới thôi. Nếu vợt 5 lớp quá nhún thì bóng sẽ vồng lên khá cao và vọt hơi xa ra cuối bàn, cần chỉnh động tác thiên về bạt hơn là xoáy. Còn nếu đánh dùng xoáy nhiều thì buộc phải ép tới nhiều hơn là giở lên. Đánh vợt 7 lớp thì an toàn, đánh dễ vào bàn nhưng thiếu độ sát thủ của xoáy. Chơi vợt có lớp chống shock đánh càng an toàn hơn, nhưng chưa quen sẽ thấy rất mất lực.
Khi đã có cảm giác bóng, biết cách đánh dầy và tạo xoáy thì bắt đầu làm quen với các kiểu nãy do xoáy khác nhau, vd như bóng xoáy vọt tới, xoáy chìm dừng lại, xoáy lạn qua bên,…để biết cách nhìn bóng mà vào vợt sớm. Nếu không có thầy giỏi phân tích thì phải tự nghiệm lấy, tại sao phải thế này thế nọ. Tại sao vào bóng sớm khi bóng nãy thấp thì phải mở góc vợt ra, mà không úp và miết tới như chơi mút thường. Nếu là vợt Sadius mút mềm mà đánh như thế bóng sẽ bay ra bàn phía sau luôn, nhưng với mút Tàu (khá chậm và xoáy) vợt nhún, thì bóng lại không bị dội thẳng ra mà đi cúp xuống, rất dễ điều khiển. Vì bóng không ra ngoài nên cũng không cần phải úp vợt miết bóng mỏng làm gì, cứ mở ra mà phang vào cho nó có lực. Úp vợt quá bóng không đủ lực sẽ cắm vào lưới luôn. Thường thì động tác giật không thay đổi mấy khi đánh với các xoáy khác nhau, đó là chỗ mà bọn Tàu rất tự tin khi xài Fh đánh với các loại xoáy dị, hoặc các rơ “phủi” kiểu của ta. Chỉ cần đoán đúng bóng, vào sớm và đánh dầy thẳng vào bóng, lái nó đi đúng chỗ, tăng xoáy lại,…là đều có thể trị được bóng cực xoáy hoặc không xoáy, lỡ có đoán sai xoáy cũng đánh vào bàn như thường. Chỉ quan trọng chỗ sớm trễ và độ cao của bóng so với lưới, vợt mút Tàu rất thích hợp cho cú dứt điểm sau khi giao bóng khó(3rd ball-attack). Rơ mút Tàu rất thích bóng ngang tầm lưới, quá thấp hoặc quá cao đều không phải là thế mạnh. Bóng nêu cho đập thì bọn Tàu thường chơi hoán đổi 5 kiểu sau: đập thường bóng đi yếu, xoay mặt Tenergy đập bóng cực nhanh, đổi lại mặt Tàu đánh sớm vừa đập vừa giật, đập xoáy ngang và đở ngắn trong bàn.
Bây giờ tập đối giật, cứ giả địnhlà các bác đã biết di chuyển thuộc loại có căn bản, tức là có luyện qua chủ đề “di chuyển căn bản”. Tập đối giật cũng phải tập từng bước, đừng có vào giật ngay, cứ đứng xa bàn một bước chân rồi bạt qua lại kèm theo xoay hông, khi nào đối thủ bạt yếu quá thì mình áp vào gần bàn ngay. Khi đã bạt chuẩn ở cự li xa thì bắt đầu thêm xoáy và đánh cao lên một chút nếu đứng xa, đánh thẳng tới ngoắc lên nếu đứng gần. Với cú giật bạt xa bàn này thì chưa đủ làm đối thủ phải lùi ra xa, nếu đánh với rơ chặn đẩy đều sẽ vẫn còn bất lợi. Nhưng nếu có hai người cùng tập với nhau thì mới có thể hiểu được kiểu đối giật của mút Tàu nó hiệu quả ra sao: bóng đánh tới có rất rất nhiều khả năng biến hóa, chỉ cần một người giỏi hơn người kia một chút, tự tin hơn là đối thủ trở nên bế tắc hoàn toàn. Vì đặt nền tảng trên cú bạt cho nên bóng có thể biến đổi xoáy từ cực xoáy cho tới không xoáy, lực có thể rất mạnh cho tới rất yếu. Vì đánh thẳng vào bóng nên rất dễ chỉnh điểm rơi xa gần hoặc đổi góc bất ngờ. Khi tập đối giật đã quen, bắt đầu tập dùng lợi thế của mút Tàu để ăn điểm trong đối giật, bằng cách tăng giãm biến hóa xoáy và lực, cũng có thể đổi độ vồng cao sang bóng thẳng cắm xuống, vv…Lúc này thì có thể ăn hiếp rơ chặn đẩy rồi, vì chỉ cần biến hóa một hồi thì bên chặn sẽ bị hỏng rất nhiều. Nếu xài vợt 5 lớp thì mới thấy cái lợi thế lúc tấn công rơ moi xoáy hoặc chặn đẩy, nhưng lại khó ôm bàn phản công so với vợt 7 lớp.
Giao bóng bằng mút Tàu lại là một nghệ thuật độc đáo, tuy nhiên bọn Tàu còn đẩy cái nghệ thuật này lên tới đỉnh điểm xuất quỷ nhập thần. Tất cả là nhờ vào cái tính chất cứng bám của miếng mút mà cùng một động tác có thể tạo ra độ xoáy khác nhau rất nhiều. Vd thấy rõ ràng là bọn nó tung cao chém mạnh, nhưng không thể đoán được nó xoáy nặng bao nhiêu hoặc có khi lại là không xoáy! Đó chỉ là nói một kiểu xoáy, khi mà chúng ngoái lung tung thì chỉ có khóc. Đở giao qua đã khó, chúng còn chờ sẵn búa tạ một cú Fh cực nhanh cực khó đoán, thì mỗi lần nắm 2 quả giao bóng cứ như là đối thủ rất ức chế. Nếu có thời gian em sẽ viết chuyên sâu một phần về cú giao bóng.

 

b. Kỹ thuật căn bản có tính toán trước
Đó là trường hợp các em nào muốn theo con đường Tàu một cách chính quy, xác định là chơi rơ này cho tới chuyên nghiệp. Đồng thời phải có một nguồn mút ổn định về chất lượng, nếu chơi mút nào độ cứng nấy thì phải tính trước là chơi trong thời gian dài và có thể tìm được những miếng tương tự như thế. Đây là vấn đề quan trọng, người chơi lâu dài và mút không thay đổi thì mới có thể tìm một kỹ thuật chuẩn mà tập theo. Nếu cứ đổi mút, đổi thầy, đổi thần tượng,…thì thôi chơi rơ phong trào còn hơn. Việc tìm thầy hiện nay còn khó hơn là chọn trò, thôi thì thầy trò cùng học với nhau, chọn một thần tượng rồi bắt chước y chang như thế, từ combo cho tới động tác. Khi chọn các video clip hoặc các động tác, phải có tính phân tích: lúc nào, tại sao, như thế nào,… chứ không phải chỉ thấy một động tác hiệu quả thì bắt chước theo, mà không hiểu tại sao hay để làm gì.
Động tác chuẩn là một động tác căn bản nhất, tức là đơn giãn mà hiệu quả nhất, có thể từ đó mà áp dụng cho tất cả các trường hợp khác nhau. Động tác kỹ thuật trong những trường hợp nhất định không thể xem là động tác căn bản, vì nó chỉ là một biến thể, không cần phải mắc công mất thời gian tập theo những kiểu ấy. Ai có thể từ những động tác thi đấu khác nhau mà truy về một động tác cơ bản, đơn giãn nhất thì đó là một HLV giỏi. Vì học trò chỉ cần tập theo cái căn bản được kết tinh từ nhiều kinh nghiệm, vừa tiết kiệm được thời gian sai sót, mà vừa đi thẳng tới cái đích, đó cũng là lý do tại sao ngày càng có nhiều thằng nhóc Tàu mới 16-17 tuổi đầu mà đập te tua các cao thủ TG. Tập cách ấy thì chỉ cần một đứa sáng dạ có tập trung là biết cách ứng dụng cái căn bản vào các biến là tự nhiên có một loạt các kỹ thuật cao cấp mà không cần mất quá nhiều thời gian. Kỹ thuật không phải là bí mật của CNT, mà cách vận dụng kỹ thuật vào từng trái bóng khác nhau mà động tác không biến đổi nhiều quá, đó mới là cái độc đáo của Tàu. Bọn chúng tập cơ bản khá lâu và nhàm chán, chỉ Fh một thời gian dài không xao lãng, sao cho không còn gì sai sót nữa, cái đế cái móng mà cứng rồi thì xây gì lên đó cũng được, muốn cao bao nhiêu cũng dễ.
Động tác luôn đi chung với bộ chân và di chuyển, không có chuyện một động tác tay tách ra riêng lẽ khỏi cái thế liên hoàn toàn thân từ bóng đi cho tới lúc bóng trả về. Một “động tác hoàn chỉnh” được tính từ lúc bóng vừa vọt ra khỏi vợt mình cho tới lúc bóng dội ra lần thứ hai, chứ không chỉ đơn giãn là một đòn đánh vào bóng. Mà bóng thì không bao giờ có trái thứ hai giống y chang trái trước, kể cả bắn ra từ máy. Cho nên nếu không tính tới bộ chân và di chuyển vào một động tác căn bản thì lâu dần sẽ sinh ra chuyện “trên bảo dưới không nghe”, nghĩa là thấy bóng thì chỉ có tay với đánh mà chân đứng im không theo động tác cần phải có. Đánh theo rơ Tàu thì bộ chân luôn đi trước rồi mới có bộ thân và tay, nên cái hông kết hợp lườn và vai hoạt động rất nhiều, kèm theo từng động tác đánh là chân cũng phải hoạt động, dù là đánh tại chỗ. Cho nên đừng lấy làm lạ tại sao khi xem các video clip bọn con nít Tàu tập đánh đều một chỗ mà chân chúng cứ phải nhún ầm ầm, sàn qua lại trong khi bóng cứ được đưa đều vào tay, còn con nít xứ Ta thì đứng nhàn nhã mà đánh vì ỷ bóng vẫn cứ trả lại đúng góc.
Từ cái định nghĩa “động tác chuẩn được tính từ lúc bóng vừa vọt ra khỏi vợt mình cho tới lúc bóng dội ra lần thứ hai” mà sinh ra lắm chuyện. Vì chưa chắc bóng dội về lần hai lại ngay tay mình, có khi đánh Bh thì bóng trả qua Fh hoặc ngược lại. Cho nên động tác căn bản phải tính luôn cả chuyện cách cầm vợt sao cho thuận lợi cả Bh và Fh (1), phải tính chuyện đổi bộ giữa Bh và Fh (2), phải tính chuyện đánh góc này mà bóng trả về góc kia (3). Bởi vậy rơ một càng hoặc hai càng được áp dụng ngay khi bắt đầu tập cơ bản, vì mỗi rơ sẽ có động tác chuẩn khác nhau khá nhiều dựa trên các tính toán từ 1 tới 3. Cách cầm vợt có 2 kiểu chính: Bh grip và Fh grip, cầm kiểu Bh thì chổ hổ khẩu lỏng ra, vợt tựa trên đầu ngón cái và thân ngón trỏ nhiều hơn, nên linh hoạt hơn. Kiểu Bh rất được ưa chuộng bởi những tay vợt mạnh Bh như bên Châu Âu. Kiểu Fh cầm sát lên thân vợt, ngón trỏ cong lại bấu hết trọn ngón vào mặt trái, vợt hơi xoay mặt về phía Fh và tựa lực nhiều vào hổ khẩu. Kiểu Fh cho cú đánh Fh và Bh khá uy lực, tuy nhiên lại thiếu tính linh họa, tùy rơ mà có kiểu cầm khác nhau, hoặc có cách hoán đổi kiểu cầm rất nhanh. Cá nhân em thấy Zhang và Fang cầm kiểu Fh mà đánh Bh không đổi kiểu (cầm vợt kiểu Fh mà đánh Bh luôn, không cần chỉnh cách cầm nên đổi rất nhanh), Zhang thỉnh thoảng bắn vào bóng hoặc chỉnh góc thì cũng đổi chút ít.
Động tác đánh Bh hay Fh cũng có tính toán chuyện bóng bị trả về hướng khác, nên khi đánh Bh thay vì rút thẳng về Bh chờ thì động tác đánh của Tàu lại đi vòng qua Fh một chút, ngừng tại “điểm giữa” với góc vợt cũng “giữa chừng” nửa cho Bh mà nửa cho Fh. Sau khi đoán đúng là bóng trả về Bh thì mới từ chổ đó kéo qua bên Bh mà đánh (tương tự với Fh). Mới nghe thì đúng là thừa thãi, làm chậm và dư động tác (như một vòng tròn thay vì đường thẳng đánh tới rút về) nhưng từ đó mới thấy cái tầm nhìn xa của các HLV Tàu. Đánh ôm bàn thì bóng qua lại rất nhanh, nếu thấy vdv chỉ thủ một bên thì sẽ rất chậm nếu bị đổi góc, cho nên tư thế tay chuẩn bị ở giữa chừng là nhanh nhất chứ không hề dư thừa. Cái vị trí “giữa chừng” và góc vợt thiên về bên nào, phụ thuộc vào rơ đánh của vdv ấy, vd đánh rơ 1 càng thì vị trí chờ của tay thiên về bên Fh hơn. Nhìn động tác chiếu chậm của các vdv Tàu, ta thấy chúng áp dụng nguyên lý Dịch Học vào động tác: cái nào cũng tròn trịa, có khởi đầu và kết thúc giống nhau liên hoàn chứ không gãy khúc và chụp giật như của Tây hay Ta. Rõ ràng bọn Tàu lấy đơn giãn (bất biến) đấu với vạn biến, biết “dụng lực đả lực” và biết vận dụng Cương Nhu đúng lúc như Thái Cực Quyền (đoạn này e học của bác Vodanh). Lưu ý động tác giật bóng hiện đại của Tàu có độ rút tay về rất ngắn, tay bỏ sát đùi rồi mở ra quăng tới chứ không hề rút ra sau qua cái lưng, nghĩa là cũng đánh một vòng tròn chứ không phải từ sau tới trước. Cái thời xoay hông rút tay sâu ra sau (cho có lực) đã qua lâu lắm rồi, bóng bàn ngày càng nhanh gọn, cái gì chậm thừa thì sẽ bị loại thải. Rút tay sâu chưa chắc giật mạnh hơn bao nhiêu, nhưng khi bị đở nhanh lại thì cú thứ hai buộc phải đánh trễ, thế là toi vì đối thủ đã bắt bài đánh phản công liền.
Bộ chân của một động tác căn bản cũng có tính toán rất kỹ, đó là bộ chân linh hoạt nhất, có thể đối phó với tất cả các đường bóng tới khác nhau, chứ không phải cứng ngắc Fh là chỉ cho Fh. Dù đứng đánh đều ở Bh nhưng bộ chân cơ bản luôn có thể đánh Fh hoặc ngược lại. Bộ chân này luôn thấp, đứng rộng và đều (cũng tùy vào rơ đánh, nếu 1 càng thì hơi lùi chân thuận về sau), luôn nhún tại chỗ rất nhanh (nên tham khảo bài viết “bộ chân căn bản” để biết lý do tại sao phải nhún tại chổ). Bộ chân căn bản thì chỉ đánh căn bản, còn muốn đánh dứt điểm thì phải đổi một chút (đó là các biến khác nhau) nhưng vẫn luôn bắt đầu và quay về bộ chân chuẩn. Nghĩa là khi thi đấu luôn giữ bộ chân ấy, khi đánh theo biến khác nhau thì đổi chút ít rồi sau đó vẫn nhớ quay về bộ chân chuẩn (đã tập hàng triệu lần nên không bao giờ sai). Đây là chổ mà các vdv Tàu không hề bị loạn tay loạn chân khi thi đấu căng thẳng, cũng không có chuyện một ngày đánh Fh tốt mà ngày khác lại “mất” Fh như những người tập chơi kiểu tự phát.
Động tác chuẩn có thể tìm thấy rất dễ, đó là khi các vdv CNT đánh khởi động trước khi thi đấu với nhau, các giải nội bộ trong nước. Trong những trận đấu chênh lệch trình độ giữa các vdv trẻ đang lên và các vdv CNT, ta càng thấy rõ sự căng thẳng của những tân binh trước các cựu chiến binh. Trong những lúc căng thẳng ấy, chúng càng phải áp dụng những gì thầy chúng dạy, cho nên ta có thể quan sát rất rõ. Xem những trận đấu của Fang Zhen Dong với các cao thủ, lúc thằng nhóc ấy còn xài mút lót cam, ta có thể học được rất nhiều thứ. Động tác đánh đều trước khi thi đấu là một chuẩn, nếu xem các giải lớn lúc cả bọn khởi động tập chung với nhau trước giờ đấu cũng là thời gian tốt nhất để học những động tác căn bản. Chúng đã tập cả tỉ lần rồi, giờ lúc chúng ôn bài lại thì ta nên “chôm chỉa” lấy ngay mà xài, đừng coi chúng thi đấu (có chiếu chậm) vì lúc ấy không còn cơ bản nữa mà đã đầy các biến. Xem thi đấu là để tập phần nâng cao: áp dụng các biến vào động tác. Ta biết động tác chuẩn, ta phân tích được tình huống lúc ấy, ta thấy động tác qua chiếu chậm, chỉ cần phân tích kỹ ta sẽ hiểu cái nguyên lý đằng sau ấy và chúng tập luyện ở nhà như thế nào. Phần này em không viết ra ở đây vì thừa thãi, ai tập nghiêm túc có nhu cầu thực sự thì em sẽ viết tiếp, hoặc trực tiếp chỉ dẫn.
  1. Chiến thuật của Tàu
Nhìn cách bọn Tàu thi đấu chúng ta không khỏi bực mình: chúng đánh quá đơn giãn đến nhàm chán, hầu như các điểm đều được ghi chỉ trong vài trường hợp, rồi thì séc nào cũng thế, trận nào cũng vậy. Chúng ta cũng không khỏi tức mình cho bọn HLV Tây quá…ngu: tại sao không biến hóa một chút để phá cái thế đơn giãn mà hiệu quả của Tàu? Thực ra chả có thằng Tây nào ngu đâu, làm tới HLV đội tuyển QG thì bọn chúng không phải chỉ nhờ quen biết hoặc nhậu giỏi. Chỉ vì các HLV Tàu quá giỏi, đâu có nước nào có một dàn HLV hùng hậu như Tàu: từ cựu cựu HLV cho tới bọn quân xanh nhiều lúc nhúc, chuyên bắt chước rơ người ta về cho CNT nó tập. Chưa hết, bọn chúng còn hội họp với nhau để mổ xẻ từng trận đấu của các cao thủ trên TG để mà vừa học lóm vừa tìm cách tiêu diệt. Cho nên thỉnh thoảng cũng có vài chú Tây mới xuất hiện làm mưa gió được vài trận, khó dễ cho bọn Tàu vài lần rồi bị đánh cho tơi tả không có cửa ngóc đầu dậy luôn. Thế nhưng đâu chỉ có vậy, bọn Tàu còn có cách huấn luyện tuần tự lớp lang, từng thế hệ nối tiếp nhau như “trùng dương lớp lớp”, cho nên chuyện thành lập và áp dụng những chiến thuật cơ bản rồi ngày càng hoàn thiện nó, là thế mạnh đặc biệt của Tàu.
Thỉnh thoảng em cũng có đi làm lính lác cho các HLV Tây, chủ yếu là dạy cho bọn Úc đi đánh giải VĐ trong nước. Trong những lần ấy luôn có mời các cao thủ lão tướng về nói chuyện và dạy chiến thuật. Theo các lão ấy nói thì ai đánh trông càng đơn giãn thì càng giỏi chiến thuật, nghĩa là vừa đánh xong đã biết ngay bóng phải được trả lại như thế nào. Cũng theo lời của các lão tướng ấy thì “kinh nghiệm thi đấu” phần lớn là buộc đối phương phải đánh theo thế trận của mình giăng ra, tránh chuyện mình phải chơi theo bài của đối thủ. Nghiệm lại lời mấy ông già ấy thì bọn Tàu quả là cực kỳ thông minh trong chiến thuật khi đưa thế trận về càng đơn giãn càng có lợi cho chúng (vì những bài đơn giãn này là căn bản, chúng đã gạo hàng triệu lần). Mà chúng phải đánh thế nào để cho đối phương không còn khả năng biến hóa nhiều nữa, buộc phải đánh theo bài đã định sẵn(triệt tiêu khả năng tạo biến), đó mới là cái hay. Chỉ có chừng 10 đứa trong CNT nhưng có cả trăm thằng tranh nhau, mà kỹ thuật và chiến thuật của bọn chúng gần như là tương đương (như robot), vậy thì chỉ có đứa nào có trực giác nhạy bén hoặc thông minh hơn thì mới có cửa vào CNT. Hơn thua nhau có chút xíu như thế, nhưng kết quả lại khác xa nhau rất nhiều, nhất là ở những giải lớn tầm cỡ TG. Bởi vì có những lúc chỉ có trực giác (được huân tập bởi khả năng nhìn và phán đoán) mới mách bảo khả năng sắp phải nhận đòn gì, và có thể “đọc được chiến thuật” của đối phương. Chúng ta không lạ gì chuyện bọn CNT chỉ cần thấy cách tung bóng hoặc xoay người, chưa kịp đánh vào bóng là đã đoán được quả giao ấy như thế nào để sàn bộ trước khi bóng kịp qua. Cũng không lạ gì chuyện sau một cú đánh Bh cực mạnh xé góc, bọn Tàu lại chờ sẵn cú Fh bên góc trái dù chưa chắc gì bóng sẽ được trả lại bên ấy, bước khi vừa đánh xong chứ không cần nhìn bóng trả lại. Những điều kỳ lạ ấy có thể giải thích khá đơn giãn trong hai chữ “chiến thuật”.
Cơ bản hơn cả chiến thuật là rơ thi đấu, phải xác định rõ là đánh theo rơ nào thì mới có chiến thuật theo hệ ấy. Mỗi rơ sẽ có chừng một chục “bài cơ bản” cộng với cách ứng biến (thay đổi theo biến). Nguyên tắc áp dụng là phải buộc đối thủ đánh rớt ngay vào bài của mình, dựa theo sự tính toán của vdv và HLV, trước và trong trận đấu, theo từng bóng khác nhau. Khi đánh với nhau, bọn CNT chỉ hơn kém nhau ở cái chỗ áp dụng, hay nói cách khác là đấu trí với nhau hơn là đấu súng. Còn khi đánh với TG, bọn CNT đã có xếp Lượng ngồi nhắc bài đằng sau, hễ xuôi chiều thì cứ múa may, có biến là lão ấy chỉnh ngay kịp thời. Chính vì cái chỗ đơn giãn ấy mà bọn Tàu có thời gian đào sâu đến tận cùng mỗi chiến thuật, từ chỗ nhận dạng cho tới các biến có thể xãy ra. Con đường đi đến thành công của rơ Tàu quá thẳng và chính xác: kỹ thuật đơn giãn, một rơ không đổi, chiến thuật cũng đơn giãn và hiệu quả. Khi đã làm đúng theo con đường vạch sẵn rồi thì chuyện đánh 11 điểm quả là nhanh gọn, một séc thi đấu quá ngắn để các chú Tây biến hóa làm chủ lại tình hình.
Chiến thuật được chia làm 5 cấp độ: từng trái bóng qua lại, từng điểm, từng lần giao bóng (2 điểm), từng lần lau mặt (6 điểm) và từng séc đấu. 5 cấp này đều dựa trên cấp độ căn bản nhất: từng lần bóng qua lại, nghĩa là dựa lên từng một “động tác kỹ thuật căn bản” nhưng có áp dụng “chiến thuật” vào. Có 3 nguyên tắc chính trong một đòn đánh có chiến thuật: tấn công dứt điểm (1), phòng thủ vào bàn (2), buộc đối thủ đánh theo ý mình (3), và một nguyên tắc phối hợp. Vd 2+1 là phản công, 2+3 là đở khó, 1+3 là tấn công dứt điểm vào góc, nếu có đở lại được cũng ngay tay tiếp,… Một cú đánh có tính chiến thuật phải bao gồm cả 3 nguyên tắc ấy: vừa mạnh mẽ, vừa an toàn và phải buộc đối thủ vào thế bị động – dù là đang ở thế phòng thủ hay tấn công. Chiến thuật trong từng điểm được chia ra cho từng bên giao bóng và đở giao bóng, cả tâm lý và chiến thuật đều khác nhau, thường thì chỉ tính tới 5 hoặc 7 bóng, sau đó thì như nhau. Chiến thuật trong từng lần giao bóng được phân theo điểm số và xu hướng của trận đấu: đang bị dẫn điểm, đang leo lên, đang bị đối thủ đeo bám,… Một trận đấu trung bình có 3 lần lau mặt, sau mỗi lần ấy đều đổi bên giao bóng. Vd đầu trận A giao bóng thì sau 6 điểm B sẽ giao bóng, 12 điểm A giao bóng lại nhưng nếu để 9-9 thì lúc ấy B sẽ nắm giao bóng. Cho nên khi A nắm giao bóng séc ấy mà để cho 9-9 thì coi như thất bại, phải cố gắng lấy 10-8 trước. Tuy nhiên chiến thuật trong trận đấu thay đổi rất nhiều, dựa trên căn bản sự thay đổi của từng điểm và sự bứt phá của mỗi đấu thủ.
Em để ý thấy bọn Tàu tính toán chiến thuật trong một điểm dựa theo bên giao bóng, trong vòng 5-7 bóng: giao bóng (1), đở giao bóng (2), tấn công quả đở giao bóng hoặc gài bóng (3), phản công hoặc dứt điểm quả gài, hoặc gài lại (4) (nếu gài lại là hết tính tiếp, vì đã không còn chuyện lợi thế giao bóng nữa rồi), tấn công quả phản công (5) và dẫn tới đôi công hoặc đối giật (6-7). Bên giao bóng sẽ đánh chiến thuật số lẽ (1-3-5-7) còn bên đở giao bóng sẽ đánh chiến thuật theo số chẵn (2-4-6). Trong vòng 7 quả này mà bọn Tàu tập ngày tập đêm với 3 nguyên tắc chiến thuật: ăn điểm ngay, sống còn, gài bóng. Em không có đủ sức viết hết các phân tích từng bài cơ bản và cái hay của chúng, em chỉ gom lại cho các bác thấy cái đầu mối, cái cơ bản nhất để mà tập luyện, còn chuyện từ những điều này mà phát triển ra thành “bài” để tập là chuyện hay dở của các HLV. Em đã đưa tất cả về cái nguyên lý đơn giãn gần như thành vòng tròn Thái Cực, còn sinh biến thế nào là chuyện của các bác.
  1. Giáo trình tập luyện và tìm HLV cho vdv chơi rơ Tàu
Cả giáo trình và HLV đều là không tưởng, nhất là cho cái rơ Tàu. Điều này dường như là nghịch lý, vì Ta ở sát bên Tàu, một nước cực kỳ mạnh về bóng bàn, rơ Tàu cũng cực kỳ thành công, thế mà cho tới giờ chúng ta vẫn…cứ bám theo cái rơ lạc hậu mấy chục năm về trước. Giáo trình bóng bàn đang được áp dụng hiện nay ở VN là cho mút tension mềm, thời keo tăng lực và cốt carbon Tamca. Giáo trình này khó mà áp dụng vào rơ hiện đại chơi cốt mềm chậm mút cứng, vì cơ bản nền tảng của cả hai khác nhau hoàn toàn. Để hình thành một giáo trình căn bản mới là điều rất khó, đòi hỏi rất nhiều đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm. Cần rất nhiều con người có đầu óc và tâm huyết cùng bắt tay vào, cùng với sự hy sinh của những thế hệ đầu tiên làm bệ đở cho các thế hệ sau. Cái chính là thiếu nhân lực, mà những thành phần ưu tú này lại xuất thân từ số đông, chưa có một lực lượng đông đảo thì chưa thể sinh ra cái nội lực để chuyển hóa. Tuy nhiên mọi phát triển đều theo dạng bậc thang và mọi bước đi đều phải cần có hai chân, cái này trước mới dẫn tới cái kia. Không thể có một lực lượng đông đảo chơi rơ Tàu khi mà hướng đi và đích đến còn mù mờ, thế hóa ra con gà hay cái trứng, cái nào phải có trước?
Có một cách khá đơn giãn là chi tiền sang Tàu mà tìm thầy giỏi để học, khỏi lăn tăn chuyện con gà và quả trứng, vì cái nào cũng luộc lên nhậu được tất. Nước ta thiếu gì đại gia mua cả máy bay riêng, chuyện lo vài cái học bổng sang Tàu học làm vdv và hlv đâu có thấm béo gì. Đó làmột cú huých cho nền bóng bàn VN tiến lên, khi nó đang đứng trước bờ vực thẳm! Trong tương lai điều này có thể xãy ra, em đốt nhang điện cầu cho nó xãy ra càng sớm càng tốt. Nhưng mà trước đó thì chúng ta vẫn phải đi trên hai chân của mình. Có một hiệu ứng rất nổi tiếng mang tên bóng bàn, đó là nguyên lý “bóng dội lại” (rebounce affect). Nghĩa là chỉ cần một thằng viết ra một cái giáo trình lếu láo nào đó, rồi có người bị xúi dại làm theo, tới lượt người ngày sẽ phản hồi lại để xây dựng nó cho hoàn chỉnh hơn, rồi cứ thế mà mạnh lên tùy vào hoàn cảnh môi trường có cộng hưởng hay không. Dù sao thì cũng cần có một cái gì đó để bắt đầu.
Em thường nói “có ai cần thì mới viết” nhưng dân VN ta có cái giỏi là chỉ thích cái có sẵn, nghĩa là đọc thấy cái gì lạ lạ hấp dẫn thì mới thử làm theo, chứ bình thường thì tự ái chả cần ai chỉ vẽ. Em đang đi tới chỗ khó nhất của rơ Tàu, không phải là khó viết ra mà là những điều trước nó vẫn chưa thỏa mãn như: chưa có vợt mút, chưa có người chơi, chưa có HLV thì viết giáo trình cho…em đọc tự sướng thôi. Nếu có HLV giỏi hay VDV nghiêm túc thì chỉ cần đọc những gì em viết ở trên thì tức khắc đã hình thành một cái sườn và lờ mờ có hướng đi rồi: đích đến đã xác định, các cột mốc đã có, chỉ việc đi thế nào cho đừng vấp ngã hay đi vòng thôi. Ngoài kỹ thuật chiến thuật còn có thể lực và tâm lý thi đấu nữa, hai phần sau cũng không kém phần quan trọng, cũng được bọn Tàu đào sâu theo cách riêng, tất cả đều nằm trong một thể thống nhất. Một giáo trình tập luyện đúng mực phải tổng quát và bao gồm nhiều thành phần liên quan chặt chẽ nhau, hỗ trợ qua lại để nhằm đào tạo nên một VDV bóng bàn chuyên nghiệp có phong độ và đẳng cấp đỉnh cao. Giáo trình ấy không thể nào chỉ là một phần riêng biệt như “làm sao đánh Bh tốt”, “làm sao để giật mạnh”, “làm sao giao bóng hay”,…với các bí kíp thuộc loại tuyệt mật nhưng dù có áp dụng thành công cũng chỉ thành một kỹ thuật chắp vá thiếu hệ thống. Cứ chạy theo những thứ ấy thì suốt đời chỉ đi lòng vòng, đạt được vài đẳng cấp phong trào mà thôi, để hướng tới đỉnh cao thì con đường đi phải hoàn toàn khác. Theo kiểu của Tàu thì “trước khi ra đấu đã thắng” bởi vì họ đã tính toán hết rồi, vdv chỉ còn làm cho điều ấy xãy ra, mà cũng dễ dàng thôi. Con đường của bọn Tàu đã có sẵn, ai tới trước thì thắng đứa đi sau, đứa nào chạy nhanh hoặc đi tắt được thì thành công hơn. Con đường chơi theo kiểu Tàu ở Ta chông gai hơn nhiều, dù hiện nay vẫn chưa có ai để cạnh tranh, chỉ cần đi tới đích đầu tiên hết là làm trùm. Chướng ngại không phải bởi nhiều người tranh giành như ở Tàu, khó ở chỗ chưa có ai đi trước mở đường.
Em từng bỏ một tháng viết một giáo trình bằng tiếng Anh hơn 30 trang Exel, rất chi tiết và đầy đủ từng bước, theo kiểu exp points và level up như chơi game, để nhằm phổ biến cho các coach và trợ lý trong CLB dạy các em nhỏ. Khi giáo trình hoàn chỉnh thì em nghiệm ra một điều là chẳng có coach nào làm theo mà các em nhỏ cũng không đủ dài hơi để theo cho trọn vẹn. Đã là “thầy người ta” thì ai cũng có tự ái, cũng cho mình là nhất, cũng có hướng đi và phong cách riêng. Các em nhỏ thì thích đấy nhưng bố mẹ chúng thích cái tấm bằng bác sỹ hơn là giỏi bóng bàn. Hóa ra mình chẳng chịu coi bói trước khi bắt tay vào: chưa có thiên thời địa lợi nhân hòa thì làm cái gì cũng hỏng cả. Sau này khi dạy từng đứa nào là em viết riêng cho chúng một chương trình dài cả năm, chia ra từng tháng, từng buổi tập là một trang giấy. Càng học lâu thì cuốn sổ của chúng càng dầy lên nhưng chẳng đứa nào giống nhau. Vì thế một giáo trình chung là điều quá viễn vông, chỉ có thể đưa ra các mốc căn bản làm đích đến như kiểu chơi trò “tìm kho báu” mà thôi.
Giáo trình bóng bàn phải luôn đi kèm với điều kiện tập luyện và phương pháp huấn luyện, vd như có máy bắn bóng không, có người chịu bóng trong khi HLV chỉ đi vòng kiểm tra hay là HLV phải đứng đở bóng? Học trò có quyết chí theo đuổi hay chỉ học vì ham vui? Một tuần dạy được bao nhiêu giờ, phải tính đến chuyện người học già nhanh hơn tốc độ học,… Ở VN ta thì chuyện một HLV vừa chịu bóng vừa sửa động tác, thị phạm chỉnh tay rồi quay lại đở bóng tiếp, hiếm có trường hợp nhiều thầy kèm nhiều trò và giỏi dìu dắt em mới tập. Thế thì hiệu quả dạy quá thấp, chưa kể số lượng tập “chìm” bằng cách tự tập ở nhà hoặc theo kiểu “tưởng tượng” (visualization), nếu đúng chuẩn thì sẽ đẩy tốc độ tập lên cực cao. Thế mà ở Ta thì phương pháp dạy vẫn chỉ là một kèm một, cầm tay hướng dẫn rồi nhìn sửa động tác từ phía bên bàn đở bóng (giới hạn tầm nhìn từ sau lưng, dưới thắt lưng và bên hông). Chưa có lớp lang thì chưa thể có bài bản, trong khi rơ Tàu mọi thứ đều xây lên từ những động tác chuẩn chắc nịch, có cái này thì sẽ có những cái kia. Như thế thì khó lòng áp dụng giáo trình bóng bàn hiện đại, cho dù có sẵn ai đó viết ra đi nữa.
Trong điều kiện hiện nay, một lớp học nếu có máy bắn bóng (khá rẽ) hoặc một em lớn chịu bóng đều, còn HLV đi vòng người tập mà chỉnh sửa động tác từng chút một. Kết hợp phương pháp gương soi và xem phim chậm từng slide rồi đánh chậm theo. Người tập không chỉ đánh cho thuộc, mà phải nhìn cho nhập tâm rồi phải “tưởng tượng” dùng pp tự kỷ ám thị để thôi miên là mình đánh y chang như thế thì thời gian tập sẽ rút xuống còn rất ít (như vậy thì mấy HLV dạy ăn giờ sẽ đói phơi bụng). Phải kết hợp bộ chân ngay lúc tập tay, theo nguyên lý một động tác chuẩn phải bao gồm cả bóng đi và bóng về, luyện mắt và phán đoán cùng lúc để lúc nào cũng đánh bóng ở timing hợp lý nhất. Tập những kỹ thuật căn bản (BH và FH, gò và hất) khá nhuyễn và chuẩn rồi mới tập các biến, tấn công cũng là một biến (tăng lực và tăng xoáy) chứ không thể gọi là kỹ thuật cơ bản.Phòng thủ hay phản công cũng dựa trên một động tác chuẩn, chính vì thế phòng thủ cũng nguy hiểm không thua gì tấn công vì nó đều cùng một động tác, chớp thời cơ là có thể phản công ngay. Không có chuyện phòng thủ phải đổi sang động tác chặn bóng, vì ở rơ hiện đại chỉ cần thấy chặn bóng là cú thứ hai sẽ tăng lực dứt điểm luôn. Kỹ thuật chặn bóng chỉ dành cho những rơ riêng biệt, hoặc cho những ai muốn đi tiếp con đường là HLV đở bóng, vì đó là một kỹ thuật cực kỳ dỡ không nên áp dụng vào rơ chơi mút Tàu. Khi tập các kỹ thuật cơ bản nên xác định vdv thuộc rơ nào, một hay hai càng, bởi vì kỹ chiến thuật và các biến hóa rất khác nhau.
Khi đã hoàn thiện kỹ thuật căn bản thì cũng đồng nghĩa là bộ chân và di chuyển cũng đã đủ bao hết cái bàn. Thời kỳ nhàm chán đã qua, lúc này sẽ rất hứng thú cho các vdv vì các biến sẽ được áp dụng vào. Biến chủ động là tăng giãm lực, tăng giãm xoáy, tăng giãm cả lực và xoáy, biến hóa điểm rơi, biến hóa độ cong,… Các biến bị động cũng thế: tăng giãm lực tới, tăng giãm kiểu xoáy tới, tăng giãm cả lực và xoáy, biến hóa điểm rơi, biến hóa độ cong ngang hay vồng cao,… Áp dụng tính chiến thuật vào từng trái bóng: vừa mạnh mẽ, vừa an toàn và phải có tính chiến thuật (nghĩa là có đầu óc tính toán cho từng lần đánh). Bắt đầu tập giao bóng,đở giao bóng và tấn công cú trả lại. Áp dụng chiến thuật 3 đến 5 bóng, sau đó tính đến 7 bóng và tập tự do đối giật hoặc đôi công. Ứng dụng vào trận đấu 11 điểm với 5 cấp độ chiến thuật: từng bóng, từng điểm, từng lần giao bóng, từng lần lau mặt và từng séc đấu. Bắt đầu luyện các “bài tủ”, tạo các con “Át chủ bài” rồi chuẩn bị quăng ra cho thi đấu lấy kinh nghiệm là vừa (tập động tác chuẩn, các biến và bài tủ mỗi ngày, cho dù đẳng cấp cao cũng vẫn phải tập như cái máy).Thể lực có thể học hỏi thêm các môn thể thao tương tự như cầu lông hay tennis, giáo trình tập thể lực thì em có rất nhiều, ai cần em có thể copy cho. Khả năng làm chủ trận đấu và vững tâm lý thuộc về năng khiếu từng em, tuy nhiên vẫn có các kỹ thuật hỗ trợ như 4Rs trong từng điểm (Reaction, Recover, Ready, Ritual) hoặc visualization. Chỉ thiếu cái HLV ngồi sau lưng nhắc bài khi ra thi đấu, đây là chổ quan trọng nhất, vì bọn CNT cũng chỉ hơn thua nhau cái ông thầy. Ta mới khởi đầu thì đành chịu thiếu chứ đừng lấy thừa bù thiếu mà quơ đại ông HLV chỉ bậy, kiểu “tập trung vào” hay “đánh chậm lại”,… Khi đã tập tới đây thì cho qua TQ vừa học vừa thi đấu học hỏi chừng 1 mùa là về nhà làm mưa làm gió được rồi, tự mình đánh vừa nghiệm ra cái sai của mình để sau này hướng dẫn cho đàn em.
Vẽ đường đi thì dễ chứ thực tế chua lè, dù sao thì đó là con đường ngắn nhất so với việc mạnh ai nấy mò, đèn nhà ai nấy rạng. Nếu chưa có HLV giỏi thì có thể “thầy trò cùng học”, chỉ cần một hai lứa vdv vươn lên được thì lo gì thiếu giáo trình hay HLV. Khi các vdv qua được tới bên Tàu thì lo gì không tìm được nguồn vũ khí và sách vở. Chuyện giấu nghề là cái tánh muôn đời của Tàu, nhưng dân ta cũng đâu kém gì, học cái chúng không giấu trước rồi tự tìm hướng đi riêng.Dù sao thì cái tư tưởng hiện nay của rơ Ta vẫn có cái giống Tàu: ôm bàn tấn công, rơ đánh chủ lực một càng, giao bóng khó và dứt điểm mạnh, bắt đầu có những vdv đánh Bh tốt,…Nếu cũng là những vdv ấy mà hiểu được cái hữu dụng của vũ khí kiểu Tàu, hiểu được cái vi diệu trong kỹ chiến thuật kèm với bộ chân, có độ thông minh trong ứng biến và tâm lý thi đấu tốt,… thì bóng bàn VN dư sức vượt qua cái vũng sình ĐNÁ.

 

IV. Kết luận và hướng đi tiếp

Không như vài bác suy nghĩ là em viết về rơ Tàu để ca ngợi cái mút Tàu (rồi quảng cáo mang về VN bán như có bác suy diễn). Có hai quan điểm về sự thành công của bóng bàn Tàu: một bên cho rằng chúng tập từ bé, tập ngày 16 tiếng, tập như robot, không ăn chơi đàn đúm gì hết nên mới đánh hay như vậy. Phía kia thì tuyên bố rằng Tàu thành công nhờ những bí kíp và vũ khí đặc biệt, Tàu chiếm võ đài nhờ vào miếng mút H3 “lót xanh” huyền bí cộng với vài bí mật nào đó trong cách sử dụng. Bọn Tây đa số ủng hộ giả thiết thứ nhất, chúng cho người sang Tàu học và thấy tụi Tàu tập ghê quá: đánh chỉ có một kỹ thuật Fh đánh đều mà tập mất 6 tháng, vậy còn mấy kỹ thuật khác chắc ngốn cả năm, nếu muốn nhanh thành công chắc tập bóng khỏi ăn ngủ gì luôn! Tập như thế thì ai chịu nổi, Tây nó chào thua vì bọn chúng ăn chơi hưởng thụ quen rồi. Cái phe ủng hộ giả thiết thứ hai cũng nhiều, nhất là trên các diễn đàn TG, bao gồm dân chuyên mua bán mút Tàu, dân EJ thích tìm của lạ, dân tập bóng bàn muốn có bí kíp mỳ ăn liền một bước lên cao thủ, và những thành phần không tin rằng tập nhiều có thể thành cao thủ – phải có một cái gì đó khác.
Cá nhân em thuộc loại bắt cá hai tay, nhưng em không theo bên nào cả. Bọn Tây sang Tàu học cũng nhiều, kể cả coach sang Tàu tu nghiệp trao đổi kinh nghiệm. Bọn Tàu sang Tây học cũng lắm, đa số là học chữ chơi bóng giải trí là chính nhưng thắng thì mười. Cả hai nhóm này em đều lân la hỏi chuyện, bọn chúng chẳng có gì để giấu diếm, có thể tô vẽ thêm tí rùng rợn ly kỳ nhưng vẫn có vài phần thực tế. Bỏ qua những phần “chém gió” thì những thông tin của chúng rất có giá trị, vì đều là người thật việc thật và thời gian có thật. Những thằng chơi giỏi (hơn em 4 bóng) cũng kể lại thời gian chúng tập ở Tàu thế nào, dù chúng chỉ là thuộc loại tầm thường bên Tàu, chả phải tuyển tỉnh hay NT gì. HLV cấp tuyển QG thì bên em cũng có, muốn học thì chỉ cần tốn chút ngân lượng, lão ấy cũng chỉ dẫn tận tình. Đệ tử của lão cũng đang giữ chức vô địch Úc và Châu Đại Dương, có đẳng cấp Olympic. Thế mà lão và đệ tử đều chơi mút Nhật, thế mời kỳ! Em vẫn chơi mút Tàu nhưng chưa bao giờ thần tượng những miếng NT hay “lót xanh”, ngay cả H3 cũng không phải là lựa chọn duy nhất. Lý do em chơi H3 là vì nó rẽ mà bền, nếu nó mắc hơn nữa thì em có cả đám khác để mà đổi qua. H3 chỉ là một tên mút của thương hiệu DHS, trước khi tài trợ cho CNT thì chưa có H3, chỉ có các miếng 729, Yinhe,…và những tên khác nhau nhưng cùng một nhà máy sản xuất. Giả sử ITTF cấm xài DHS thì bọn CNT vẫn cứ vô địch vì những miếng có tính chất tương tự như thế đầy cả nước Tàu. Tại sao cứ phải bỏ tiền triệu ra và biến cái rơ nghèo nàn trong quần chúng Tàu trở thành một thứ cao sang ở VN, có đáng phải hạ nhục dân ta như vậy? Chỉ vì thần tượng sai đối tượng mà ta đi sai đường, mua về những miếng mút Tàu dở ẹc giá mắc thủng nóc nhà, góp đạn cho Tàu mà phá nát mảng bóng bàn thể thao quần chúng nước ta. Trên những trang bán hàng online có những miếng mút giá chỉ có 3-4USD mà đánh tương đương hàng của tuyển thực sự. Em chưa cầm miếng mút thật của tuyển CNT nhưng em cầm miếng mút có 3USD vẫn làm được tất cả các kỹ thuật khó, với uy lực không thua kém gì những miếng H3 “được lựa kỹ”. Giá bán online cho nước ngoài là như thế, trong nước Tàu chắc còn có phân nửa. Mà nói thật, nếu em đóng túa xua các mộc “HK team”, “Sample”, “NT”,… vào rồi phao rằng của ai đó quen biết bên Sing hay Taiwan tuồn các hàng thử nghiệm ra, dân ta mua về đánh vẫn thấy cực kỳ đã. Với chất lượng ấy họ sẳng sàng chi tới 50USD để có một miếng, đáng lẽ nếu biết thì họ có thể mua gần 20 miếng với số tiền ấy. Em cũng không tin vào một bí mật huyền hoặc nào, mọi thứ đều được sáng tỏ trước ánh sáng biện chứng của khoa học. CNT thành công là nhờ rất nhiều nguyên nhân hội tụ, kể cả chuyện chúng phải tập luyện đủ thứ bài tập khắc nghiệt và nhàm chán, chứ không phải bởi tại miếng mút H3 và vài bí mật về cách giật. Chính chuyện thần tượng thái quá và úp mở chỉ dẫn đã khiến rất nhiều người tò mò, đã mù mờ mà còn mò bậy thì trước tiên là tốn tiền và tốn thời gian vô ích. Nếu muốn thử thì phải suy nghĩ lựa chọn kỹ, vợt mút sao cho đúng, kỹ thuật chiến thuật, bộ chân di chuyển,…cho đúng trước thì chuyện thử ấy mới có giá trị. Chứ mà hứng lên rồi mua đại một miếng mút Tàu (với giá không rẽ) về thử một kiểu giật nào đó rồi không thích, hôm khác nghe người khác ca ngợi mút tốt hơn thì lại mua tiếp, thế thì bọn Tàu yêu lắm!
Mút Tàu tốt không khó kiếm đến nổi phải mua những miếng mút giá còn hơn mút Nhật. Em nhớ dạo năm 1995 những miếng Globe999 vẫn còn thịnh hành ở VN (50k so với 200k một miếng MarkV), khi em đi mua mút thì Sp em có dặn nếu lấy G999 hay 729FX đánh thì vừa rẽ tiền mà ngon hơn cả Sriver. Cái gì hiếm chứ mút 729 chưa từng khan hiếm và mắc cắt cổ như mấy loại H3, chỉ vì cái quan niệm “mút Tàu cứng như đá đánh chậm rì” mà không nghĩ cái nguyên nhân chậm nằm ở cái cốt vợt “nhanh lắm” có carbon dầy cộm kia. Phải chi mà quay sang đánh cốt “chậm hơn” thì lại thấy mút Tàu tuy cứng vậy mà lại đủ nhanh. Cốt vợt cũng không khó lựa, cá nhân em thấy dòng Cor Gatien có đặc điểm nhỏ đầu dễ chơi mút nặng, nếu lựa mấy cây thuần gỗ dầy dưới 6mm mà nặng tầm 88-90gr là đánh được rồi, loại dầy hơn và nhiều lớp thì trên 93gr mới ngon, không cần quá quan trọng chuyện ghép nối gỗ. Khi nào thành cao thủ rồi thì tự đặt các nghệ nhân làm vợt bóng bàn một cặp vợt như ý, chứ chơi phong trào mà xài vợt ngon quá cũng uổng. Những hãng vợt đều có các loại vợt thuần gỗ, vì chúng phổ thông, giá cũng mềm nhất, đây là những loại có giá trị cho phong trào, chứ không phải những cốt vợt khủng Super ZLC giá bằng cả cái bàn bóng.Nhiều cốt vợt của Tàu có giá rẽ mà chất lượng cao (tầm 30USD mà có khi ngon hơn cốt 300USD), dân ta mà chuyển sang chơi mút Tàu vợt gỗ thì tiết kiệm được cả núi tiền.
Hiện nay xu hướng của TG là phát triển lâu bền, nếu bóng bàn là một môn thể thao khá tốn kém thì nó không thể tồn tại lâu dài. Những cây vợt 200-300USD không phải là loại chuyên nghiệp, mà chỉ dành cho dân “đại gia”. Vũ khí cho dân chuyên nghiệp phải là loại rẽ và bền, như em là dân thiết kế chuyên nghiệp thì chẳng bao giờ đi xài mấy bộ viết khủng, càng xài đồ hợp lý thì càng chứng tỏ là mình chuyên nghiệp. Vợt của bọn CNT có bao giờ mắc quá 100USD đâu, AVX hay Clipper Wood cũng tầm 50USD thôi. Dù xài Vis thì cũng là loại vợt rẽ tiền của BTY, nếu không được tài trợ thì vợt mút của bọn chúng tổng cộng chưa tới 150USD (xài vợt 5 lớp gỗ như Ma Lin, Wang Hao hay Xu Xin càng rẽ nữa). Kỹ thuật và chiến thuật càng đơn giãn chừng nào thì đẳng cấp càng cao chừng ấy, có những tay vợt Tàu chưa cần biết đối giật đã đánh nhiều cao thủ khác như đập con nít. Thế thì tại sao dân tay mơ chúng ta lại cứ thích sắm đồ chơi khủng và làm phức tạp vấn đề? Lúc mới qua Úc, chơi bóng bàn lại, em xài cây vợt cũ chai mút được cho (hàng tài trợ cho Uni Club). Sau khi lột bỏ mút, dán lại một miếng mút Tàu vô danh (cũng là loại mặt gần hết bám được cho không) và miếng Bh Xiom Omega I cũ thì em cũng đã hạ được khá nhiều tay “vợt mấy trăm đô”. Bây giờ nếu chỉ có 50USD em vẫn kiếm được những vũ khí (vợt và 2 mặt mút) đánh đầy đủ kỹ thuật Tàu mà không bị xuống điểm khi đem ra thi đấu. Thậm chí nếu tiết kiệm nữa, em xin mấy cây vợt premade chai cũ về lột một mặt mút ra, dán miếng Yinhe Mecury II hoặc 729 vào một bên (tốn 3.5USD) rồi chơi rơ thìa Tàu hoặc đánh kiểu cầm ngang chơi trò một mút Tàu một mút chết, xoay vợt đánh cả năm cũng chưa tốn thêm đồng nào mà có khi kiếm thêm tiền do thắng độ. Chỉ trong vòng 100AUD mà em trang trãi dư dã cho 4 cây vợt mút bám tốt với bóng tập cho cả một Club trong trường Đại Học, hoạt động thành công cả năm rồi mới xin được nguồn tài trợ chính. Chỉ có tiết kiệm mà hiệu quả tới mức ấy mới hiểu tại sao Tàu nó thành công trong môn thể thao bóng bàn.Kinh nghiệm của ông bà ta cũng cho thấy gia đình nào sống tối thiểu được thì mới sản sinh ra nhân tài, còn vung vít kiểu Công Tử Bạc Liêu thì kết thúc không có cái hòm chôn, con cháu đi ăn mày không dám nhận cả cái họ. Em viết bài này là để kêu gọi mọi người ý thức khi mua sắm vũ khí, em thấy có rất nhiều người khoe vợt, tự hào lắm nhưng chưng cái hình ra nhìn như anh trưởng giả học khoe của nhưng không giấu nổi cái tầm của hắn. Vợt thì màu mè rất đẹp và mắc tiền nhưng nhìn mặt gỗ non èo ghép nối, mút thì khoe cái mộc NT hay lót xanh mà cái topsheet nhìn là biết đánh sẽ tuột bóng, nhìn độ cứng là biết đánh bóng không đi. Như vậy thì so với cây vợt 5USD cũng không bằng, về mặt giá trị lẫn chất lượng. Những đồ chơi rẽ tiền, chất lượng cao mà có sẵn ở VN là những gì em muốn mọi người hướng tới.
Chơi vợt mút Tàu không có gì là Tà đạo cả, vì dựa trên lý do tiết kiệm, chất lượng và các khả năng thi đấu cao. Lựa thứ ngon bổ rẽ mà xài là lý do chính đáng, hơn nữa nó còn quá hay trên nhiều mặt kỹ chiến thuật. Nhiều người hỏi em tại sao chơi mút Tàu, em chỉ vào nhiều tay đánh giỏi có thể đương đầu với cao thủ Tenergy, nhưng lại không dám đưa bóng cho mút Tàu giật, thế thì tại sao phải chơi Tenergy? Mà trình của em chỉ hạng C bên VN, nếu các bác hạng A mà đánh mút Tàu thì ai chịu nổi. Bởi vậy em cứ cố gắng cách này cách khác, khuyến khích hình thành một rơ chơi mút Tàu có căn bản ở VN, ngay từ buổi đầu cầm vợt. Chỉ cần có thế hệ đầu tiên thôi là có tất cả, Cổ nhân nói “muốn đi nhanh thì phải bước chậm, đường xa phải đi từ từ”. Vấn đề là phải có người đi, không có ai can đảm bước tới thì sẽ không bao giờ có ngày tới đích. Chúng ta không làm theo Sing mua hàng loạt vdv hạng hai của Tàu, không giàu như Nhật để chơi Tenergy hoặc thìa như Hàn Quốc. Chúng ta từng thắng Tàu, Tây và Mỹ, thế cái yếu tố con người ấy đâu rồi, sao không áp dụng để chiến thắng trong thể thao?

1 bình luận về “Cú giật FH bằng mút Tàu -2

Viết một bình luận