Lựa chon vũ khí cho người mới tập chơi -4

  1. Chọn loại vợt và mút Bây giờ tới phần chọn thực tế, nghĩa là chúng ta đã có cái hướng và thiết kế combo, giờ thì móc tiền ra chuẩn bị mua. Nhưng thị trường tràn ngập đủ nhãn hiệu và chủng loại, em nào cũng đẹp biết rước em nào? Không phải chỉ có các bác “mới tập chơi” bị rối trong cái mê hồn trận này đâu, dân sành điệu lâu năm cũng lạc lối như thường. Hãng nào cũng liên tục tung ra các sản phẩm mới (dĩ nhiên giá cũng mới) chừng 5 năm không cập nhật thị trường là cứ như lạc trong đám rừng. Do sự hấp dẫn ma quái của quảng cáo mà nhiều người đi sắm những cây vợt “chả biết để làm gì” mà cũng chả biết vì lý do gì, tự nhiên đọc review thấy hợp quá liền mua ngay. Nhiều bác PM hỏi em kiểu câu hỏi thế này “đang phân vân giữa YEO, Rosewood V và Mapplewood V, nhờ bác cho ý kiến…” thì em còn có thể làm việc được. Nhưng có bác lại đặt vấn đề thế này “giữa YEO, Vis và Clipper Wood không biết chọn cái nào” thì em cũng đành bó tay – vì bác ấy chỉ thích mua chứ không có nhu cầu chính đáng. Có bác cho rằng “cấu trúc vợt classic khó kiếm ở VN” hoặc “không biết cấu trúc đó là cây nào? Bác chỉ cho em tên vài cây với…”. Cốt vợt chẳng những đa dạng về hình thức, nó còn khác biệt nhau về mặt chất lượng nữa, cho nên bác nào hỏi rằng “cây X đó đánh thế nào, em chơi kiểu ABC vậy đánh cây XYZ có hợp không?” – dựa trên cây X em đang có thì có thể đánh rất hay, nhưng chưa chắc cũng cây X bác đang cầm có chất lượng giống của em hay không. Cốt chênh nhau 5gr đánh đã khác lắm rồi, đằng này chênh lệch đến 10-15gr thì miễn bàn. Những câu hỏi này em đành khuất lại, vì không thể cứ trả lời mãi được, bác nào có cùng thắc mắc thì xin xem tiếp phần dưới nhé. Ai cũng biết rằng các cao thủ chuyên nghiệp ở VN chơi Sadius trong một thời gian rất dài (trước 1990 cho tới nay), nên cấu trúc Sad+Bryce hay Sad+Calibra,…tạm được gọi là “chuẩn” cho giới cao thủ VN. Hoặc cấu trúc Vis+H3+T64 cũng là chuẩn của CNT, TBS+T05 là chuẩn của Tây. Thế mà dạo này trong giới phong trào lại xuất hiện những kiểu hình mới cũng xưng là “chuẩn”, chả hiểu nó lấy theo tiêu chuẩn nước nào nữa. Trong phạm vi topic này em muốn tìm một giải pháp vũ khí cho người mới tập chơi, em không mong muốn nó lại trở thành một “chuẩn” bậy bạ nào đó. Bởi vì cái combo đó là bước thứ 4-5 của cả một quá trình dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ và khách quan, chỉ cần đổi chút ít ở 1-2 thì cả cái seri sau đổi hết. Rào đón như thế chứ nếu không sau này các bác lại bảo rằng P-500 nói cái combo này là chuẩn lắm!

  2. Chọn vợt Vợt 5 lớp thường có cấu trúc như sau: Limba/Koto – Limba/ Sprouce/Koto – Ayous/Kiri/Balsa – Limba/Sprouce/Koto – Limba/Koto Một số loại vợt rẽ tiền chế tạo sẵn với mút được làm 5 lớp bằng gỗ Basswood. Một số vợt 5 lớp toàn bằng Ayous – mắc tiền hơn Basswood một tí. Cấu trúc classic là loại có lớp giữa dầy, hai lớp phía ngoài mỏng hơn khá nhiều, tổng cộng dưới 6mm. Lớp ngoài cùng khá đa dạng, sau này người ta còn xài gỗ Walnut, Hinoki hoặc sang hơn là xài các loại hardwood như Ebenholz, Rosewood, Bloodwood, Maple,… Cấu trúc [Limba – Limba – Ayous – Limba – Limba] thường thấy nhất, vì dễ chơi nhất. Cấu trúc [Koto – Sprouce – Ayous – Sprouce – Koto] cũng khá nổi tiếng vì cảm giác chính xác và đủ nhanh. Lõi Balsa thì cho tốc độ cao hơn, nhẹ và dầy hơn nên cũng “ít rung” hơn, ôm bàn đánh dễ hơn các cây lõi Ayous. Một số cây có lớp đệm là Koto thì cảm giác rất cứng (vd. Oh Sang Eun, Joo Sae Huyk). Một số cây có cấu trúc đặc biệt hơn, như Violin có 2 lớp White Ash ngoài cùng khá cứng và dai nhưng bù lại dầy có 5.5mm. Vì các cấu trúc này được nhiều người thích cho nên hãng bóng bàn nào cũng sản xuất rất nhiều, cấu trúc quá dễ làm. Có đủ loại khác tên nhau nhưng cấu trúc y chang, hoặc thay đổi chút xíu (khác hình dạng và kích thước đầu, khác cán hoặc dầy mỏng hơn tí,…). Bác nào bảo rằng khó tìm những cây vợt có cấu trúc này ở Vn thì quả là…làm biếng, bởi vì ngay cả cây Acoustic và Violin mà Vn cũng không có thì làm ăn gì nữa. Thế nhưng mới tập chơi thì không nên xài hai cây này làm gì, uổng tiền. Điểm qua 2 cây vợt best-seller trên TG là cây BTY Primorac Off- và cây Donic Appelgren Allplay, nhưng đó là thời Tàu còn đóng cửa. Hiện nay, chỉ cần hai hãng Galaxy và 729 thôi là đủ cả mọi loại vợt, kể thêm Palio và Giant Dragon nữa thì chỉ có ngộp thở, tên Double Fish và Double Happiness chỉ xếp hàng tít phía sau. Điều đáng nói là họ tự hào made-in-China và bán giá rất rẽ, so với những tên tuổi lớn như BTY, Yasaka, Stiga, Donic, Joola. Tập chơi lâu như em cũng chẳng bao giờ thèm ngó tới chữ made-in-Sweden, bởi vì thứ nhất vợt Tàu thiếu gì cây tốt còn hơn vợt Sweden. Thứ 2 – quan trọng hơn – ở Tàu có nhiều nhà máy làm gỗ (wood house) lấy tên là Sweden lắm (chọn đặt tên gì mà chả được). Bọn Yasaka, Stiga, Donic, Joola,…và nhiều hãng khác, dán cái chữ made-in-sweden nhưng không ai biết rằng Sweden nằm ở Trung Quốc! Nói ra sợ mất lòng nhưng đã chọn vợt theo cấu trúc rồi thì cái tên tuổi và danh tiếng của nhà SX nên dẹp qua một bên – ngay cả BTY còn có nhà máy bên Tàu nhưng vẫn đóng tem JTTAA đó thôi. Mới tập chơi nên tìm mấy cái cốt vợt của Tàu tầm 10$-20$ mà đánh. Em nghĩ mãi mà không tìm ra nguyên nhân: dân ta chả lẽ không làm được cây vợt thô sơ đến thế? Chỉ là ván ép 5 lớp thôi mà, cốt Minh Nghĩa vẫn có người xài đấy thôi. Cốt vợt rẽ nhưng mà rất thích hợp với những người mới tập chơi, không quá nãy hay nhún, không nặng mà lại dễ phát lực, đánh với mút gì cũng được. Nhiều bác mới tập chơi đã quất ngay cây YEO, P-500 hay Wang Hao, (trước đó thì có mấy cây King của DHS) với lý do đây là cốt 5 lớp classic như em có viết. Mua mấy cây này đánh quá uổng tiền, bởi vì có nhiều cây cấu trúc y chang như giá chỉ tầm 25$-30$ mà thôi. Nhiều cây vợt vô danh nhưng đánh cực kỳ tốt, em lựa những cây giá tầm 15 dán 2 miếng mút thêm 15 nữa là 30AUD, vậy mà nhiều đứa mới tập chơi lại thích hơn bộ vợt bố nó mua ngoài 300AUD (Ishlion+T05, MM+MrV) – chỉ vì đánh dễ vào bàn hơn. Vợt Tàu thường làm dầy trên 6mm, nên có cảm giác đầm tay nhưng cũng có độ mềm của gỗ. Lưu ý vợt Tàu thường to đầu phần trên chứ không có hình quả trứng như cốt Nhật, họ thiết kế để nếu có cầm kiểu thìa vẫn đánh ngon. Cán vợt Tàu thường thon nhỏ, nếu thấy trơn tuột quá thì có thể quấn thêm dây vào.

  3. Chọn mút và sự kế hợp cốt+mút

Như ở phần trên ta đã xác định được các tính chất cần có của miếng mút mà ta sẽ mua dán vào – bây giờ chỉ việc đi lựa. Dựa trên các yếu tố sau: độ bền, giá tiền, tính phổ biến,…Lúc này ta cần phải hỏi các “chiên da” thử nghiệm mút vợt

 

Cách tune mút:

Chỉ xài cho mút đã cắt dán vào cốt rồi tháo ra, hoặc mút đã xài booster vài lần. Cần có keo dính sẵn trên mút, keo này khi tháo ra phải cứng chứ không chãy nhão – miếng mút lâu ngày ko tune, tháo ra nó cong úp vào. Cần hai tấm film hoặc 2 miếng kính, cái gì miễn phẳng bóng và không thấm dầu là được. Một chồng sách nặng để đè lên. Nói chung là cách làm y chang như cách xài keo tăng lực: thấm 1 cọ hỗn hợp keo+booster, quét nhanh và đều lên sponge rồi nhanh chóng úp miếng film (hoặc miếng kính) vào sponge, kẹp miếng kính kia lên mặt topsheet rồi lấy chồng sách đè lên – bỏ đó 15-30p. Sau đó tháo 2 miếng film ra, lớp keo bây giờ nhìn láng bóng do hiệu quả đè và bề mặt bóng của tấm film. Mút không cần phải cong quặt lên, rất khó dán vào cốt, cong vừa phải đánh cũng khá nãy rồi. Dán 1 lớp keo gốc nước lên cốt, dán mỏng nhưng nên xài loại keo cứng chắc như DHS hay Nittaku FineZip hoặc BlueFire của Donic (không có thì xài loại Donic Vario cũng được, những loại như Andro, BTY dán thì mỏng và chắc nhưng khi tháo ra nó nhão dính tay). Không cần bôi keo vào mút, dán rồi lăn – lúc này ta sẽ thấy topsheet nổi gai rất đẹp. Thường mỗi lần tune dán như vậy mút sẽ dư ra 2mm mỗi bên – nên cắt một chút ở phía có chữ, để khi dán vào cốt dễ cắt tỉa mút phần gần cổ vợt (tune nhiều lần sẽ cắt phạm lên phần có chữ). Có thể không cần cắt rìa dư, vì sau 3-5 ngày sẽ tự co rút lại bằng với cốt – nếu cắt thì nó co nhỏ hơn cốt, lần sau buộc phải xài keo TL tiếp nữa.

Có một cách tương tự: cắt miếng film vừa vặn bằng miếng mút. Quét keo xong là dán miếng đó lên sponge,  rồi cho vào túi zip, khóa miệng rồi cũng ép xuống dưới chồng sách. Phần booster và dung môi keo bay hơi ra sẽ bị hút vào topsheet, sẵn làm tune luôn TS. Loại booster như Stiga Extreme cũng bay hơi nhanh lắm, lại độc nữa – tune bằng cách này chỉ tốn 15p, cực kỳ tiết kiệm mà không hôi không độc hại. Bác nào áp dụng với miếng mút cùn quá, nó khô đét từ lâu, thì qua 1 cọ nó chỉ vừa phẳng lại, nếu chơi thêm một lớp nữa thì phải đợi 30p mới có thể dán vào cốt. Dán xong cho vào bao vợt kín hơi khóa lại, khi nào đánh mới mở ra – giữ được hiệu quả đến 2 tuần.

Chống chỉ định: tune quá 2 lớp, tune mút trơn chưa có keo. Nếu quét cùng lúc 2 cọ lên mút sẽ chảy lan ra rìa làm hỏng mút: phồng rìa hoặc tróc chân gai – vì thế chỉ nên làm từng lớp mỏng. Những mút tension đời chót, tune coi chừng dán không dính cốt, dù cách tune này giảm tối thiểu khả năng đó. Những mút bọt khí đời mới chỉ cần 1 cọ thôi là nó đã khác trước rất nhiều rồi, nhanh hơn và tiếng nổ rất lớn. Mút Tàu đã boost trước 2-3 lớp cũng chỉ cần 1 cọ cho 3-5 ngày, tháo ra cho mút nghỉ 2 ngày rồi hãy tune tiếp (trường hợp đánh rát 10-20 tiếng như em). Nếu chơi văn nghệ vài trận thì dán luôn cho tới khi nào thấy chậm lại thì hãy tháo ra (cũng được 1-2 tuần). Trung bình tune chừng 10 lần thì hư 1 miếng H3 neo, tăng thời gian sử dụng lên gấp đôi so với cách boost mút bằng Falco (chậm nhão mút hơn, ít hại topsheet, tốc độ cao hơn). Không nên xài cách này với mút Tàu mềm dưới 40 độ vì nó sẽ làm phồng topsheet rất nhanh, hơn nữa nó sẽ biến miếng mút H3 thành một miếng Blizt hay Thor – đánh nhanh nhưng thiếu độ vọt đặc trưng và không khó đoán. Nhiều người cho rằng chất booster thấm qua sponge ngược lên lớp keo dán chân gai gây ra bở, nên mới phồng. Ai bị phồng mút, hãy lấy kéo cắt ngang vết phồng, xem là tróc keo hay gãy chân gai, hay là nhổ sponge lên? Nếu tróc keo thì mút dõm – em đã từng bị qua, nhất là những miếng H3 đời cũ. Lúc chơi H3 39-40 độ thường bị phù là do nhổ sponge lên, lúc chơi qua 41-42 độ mới bị gãy chân gai. Lý do sponge bị nhổ tróc một mảng lên là do nó quá mềm, lại trở nên giòn bở vì booster, vì mềm nên khi đánh sponge biến dạng rất nhiều, gây ra ứng suất lớn lên vùng sponge ở chân gai nên bị nhổ ra. Hơn nữa, mút H3 mềm khi chơi keoTL nó nhanh nhưng không độc, miếng cứng nó vừa nhanh vừa có lực vừa khó đoán.

Gian hồ đồn (thiếu dẫn chứng, chỉ phỏng đoán) rằng CNT xài cách tune này. Dianchi booster khá lỏng, tác dụng cũng tương tự các loại Stiga Extreme và Nittaku Axel. Loại booster TRF chuyên dùng cho mút Tàu cũng lõng lét. Lúc trang prott.cc còn bán Nittaku Axel, nó quảng cáo loại này của CNT xài. Nhiều phó nháy cũng chộp hình bọn CNT boost mút, thấy cũng có hai hủ khác nhau: một hủ vàng, một hủ trắng trong. Cộng với chuyện tụi CNT thỉnh thoảng vẫn vượt limit VOC thì em đoán là chúng cũng pha chế thế nào để vừa có cảm giác và tốc độ của keo TL, vừa kéo dài và ổn định thời gian ảnh hưởng sao cho không phải tháo ra vào keo lại khi thi đấu. Dùng  máy kiểm và thử nhiều lần chúng sẽ có công thức, làm sao cho vừa “tới mức” mà không “quá tay”. Dĩ nhiên CNT không nghèo tới nỗi phải trộn booster vào keo như em,chúng có dư thời gian để boost trước rồi mới xài keo TL sau. Em khuyên các bác thi đấu các giải có máy kiểm VOC, ĐỪNG thử phương pháp này, vì em không chắc 1 lớp đã quá mức hay chưa – bác nào thử thì tự chịu trách nhiệm lấy. Nhưng trên mytt có nhiều bác đã chơi 2-3 lớp keo, để 3 ngày cho vào máy thử ra negative trong khi vẫn còn tác dụng tăng lực rất mạnh!  Cá nhân em không tin lắm, vì em xài có 1 cọ, sau 2 ngày không đánh lấy ra vẫn nồng nặc mùi mút, có thể cái mũi trong máy thử nó chỉ phân biệt được loại VOC làm cong thanh lưỡi gà, chứ không đánh hơi được mùi thúi của cao su. Vì em không tìm được đâu có máy thử VOC, chứ em có thể tune mút nở gai đẹp và cong rìa như vũ khí của CNT với 2 lớp hổn hợp keo và booster này – đánh tốc độ tương đương 3-5 lớp Falco, cảm giác giống keo TL hơn.