Rác

Rác là gì?

 Mỗi ngày chúng ta thấy rác, đổ rác, quăng rác vào sọt,..Rác có vẻ như quá quen thuộc đến nỗi chẳng ai quan tâm đến định nghĩa: rác là gì?

Có một vài định nghĩa, rác là những gì bị bỏ đi, những gì đã hết giá trị và những gì dơ bẩn không ai muốn nhìn thấy nữa. Vd đồ ăn thừa, vỏ hộp, đồ xài bị hư,…Người ta tạo ra “thùng rác” và “bãi rác” để chứa những gì phế thải.

Phế = hư hỏng, thải = bỏ đi. Rác đồng nghĩa với những gì hư bị bỏ đi.

 Cái động tác “bỏ rác vào sọt” nó quen thuộc và rất…nhẹ nhàng, như trút bỏ một cái gì vướng bận, không muốn thấy nó nữa.

 Và nó cũng là một động tác vô tình bạc nghĩa nhất thế gian này.

 Một gói quà luôn được gói cẩn thận, có cột nơ gắn hoa giả, bằng những loại hộp và giấy rất đẹp, để tăng giá trị (và che giấu giá trị bên trong, có khi chả có gì) của món quà. Sau khi nhận quà, bạn làm gì?

Bạn nhanh chóng tìm mọi cách mở cho bằng được, bằng mọi cách, để thấy cho được cái thứ bên trong. Sau khi cầm lên “cái ruột” ấy, phần giấy gói bây giờ nhìn tàn tạ như giẻ rách. Trước đây 1 phút, bạn thấy 1 gói giấy kiếng tuyệt đẹp, giờ nó thành…như thế đấy! Bạn mua 1 cái gói bánh, nhìn thật đẹp. Nhang chóng, bạn xé gói ra và ăn phần bên trong, vừa mới đây cái gói thật đẹp, bây giờ nó thành rác, và bị quẳng vào thùng (hoặc xả ra đường).

 Vâng, đó là một hành động rất bình thường, ai cũng làm thế như một điều tất yếu của xã hội, và họ cũng làm những điều rất tương tự khác.

 Bạn may 1 cái áo cưới thật đẹp, và nó nhanh chóng bị…lột ra sau khi khách về hết, sau đó nó chẳng bao giờ được mặc lại. Mới đây vài tháng, người chồng/vợ mà bạn sắp cưới với tất cả sự hấp dẫn của tài năng/sắc đẹp mà người ấy có như một cái…bao bì, sau đám cưới, sau khi đã…biết hết những gì bên trong, rằng anh/chị ta chỉ là một …cái vỏ, thế là họ tìm cách li dị nhau, không muốn thấy nhau nữa. Cũng như họ muốn bỏ rác góc nào đó và phủi tay quên mất sự hiện diện của nó trên đời.

 Quẳng rác vào thùng như trút một gánh nặng, bạn có cảm thấy nhẹ nhõm khi…đổ rác đi không?

 Cũng vậy, khi bạn còn bé, bạn cần cha mẹ hơn ai hết, bạn khóc ré lên và sợ hãi khi thấy vắng bóng họ. Giờ đây bạn vững vàng, sự có mặt của cha mẹ như là một gánh nặng. Khi họ về già, điều mà ai cũng suy nghĩ (tận đáy lòng, dù là họ có hành động ngược lại) rằng thật hạnh phúc khi …trốn khỏi cha mẹ. Và họ mua cho cha mẹ 1 cái nhà thật đẹp, dĩ nhiên là không ở chung với họ, có khác gì cái thùng rác đâu?

 Khi bạn còn sức làm, xã hội cần bạn, người ta xem trọng bạn. Khi bạn về hưu, tức là hết sức lao động, bạn thành một thứ rác của XH. Cũng có những người tự biến họ thành rác, khi nhậu nhẹt hút chích, ăn bám, trong khi vẫn còn sức lao động. Cũng như cái TV chưa “tới tuổi” hết hạn bảo hành bỗng bị hư đâu đó trong con chíp, bỏ thì tiếc mà xài thì chỉ tổ bực mình. Phế là hư, mà thải là phải bỏ đi, con người cũng đôi khi tự biến mình thành phế thải.

 Thế nhưng có thứ chưa “phế” mà đã thành “thải”.

 Cái áo mới mua tuần rồi, giờ đã không còn hợp thời trang, nhưng cái áo vẫn còn mới và chưa hư thứ gì, nhưng chẳng ai muốn mặc nó nữa. Điện thoại di động là thứ mau thành rác nhất, trong khi nó vẫn còn đủ chức năng. Thế mà chỉ vài tháng trứơc đây, ai đã ao ước có nó, ai đã “ngày nhớ đêm mong” để được sở hữu nó? Người ta cũng vậy, yêu một người thì “ngày wên ngủ, đêm quên ăn” trong nhớ người ta, tới khi hết thương thì cho số đt người ấy vào black list, từ chối nhận cả email. Chưa kể tới chuyện “bóc hết vỏ, ăn hết ruột” rồi thì muốn quẳng người ta đi, dù rằng người ấy vẫn còn đủ “chức năng” hoàn toàn “còn xài tốt”.

 Thay vì cảm thấy rằng mình vừa bỏ rơi, vừa bạc nghĩa với thứ mà mình đã từng yêu quý, người ta lại cảm thấy việc thay đổi là một thú vui. Thay đổi áo quần, đồ dùng hi-tech hay cả thay đổi người yêu. Chả trách các bà chị cứ trách người ta thích thay vợ đổi chồng như đổi áo, cái tánh ấy bắt nguồn từ một hành động rất bình thường: đổi áo quần mỗi ngày. Món ăn ban sáng nóng hổi thơm ngon, ban chiều thành ra gánh nặng “cố ăn cho hết”, có người còn nhẹ nhàng cho hết vào thùng rác, ra tiệm ăn ngay tô phở nóng. Quý bà quý ông ai cũng thế thôi!

 Tôi vừa làm 1 bài research về 1 thứ rất đơn giản: tờ giấy. Mỗi ngày có biết bao nhiều tờ giấy bị vò và ném vào sọt. Nhưng để làm ra một sheet 500 tờ giấy thì có 1 cây cao trung bình bị đốn, khoảng 10kg CO2 thải ra, 2kw điện và hơn 2m3 nước thải thoát ra sông. Hãy nhơn lên cho 1 thứ hi-tech như cái DTDĐ, nếu bạn mua 1 cái mới thì môi trường phải gánh nặng thêm bao nhiêu thứ, mẹ Đất phải bị đau đớn bao nhiêu để thỏa mãn 1 cái ham muốn rất “tầm thường ở huyện” của bạn?

 Bỏ đi một thứ vẫn còn xài được, làm một hành động phản bội. Bạn có thể biện minh rằng bạn làm ra tiền, bạn có quyền xài. Xin thưa là, bạn chỉ hớt tiền từ tay những người vẫn làm cực hơn bạn mà không có tiền. Hôm nay bạn còn sắc đẹp, bạn có quyền bỏ người này để đi với người kia. Và ngày mai ông chồng “có tiền” của bạn sẽ làm điều tương tự, quẳng bạn vào sọt rác để vi vu với 1 em “mới toang”.

 Tôi chẳng có quyền can thiệp vào sở thích của các bạn. Nhưng hãy suy nghĩ tới nhân quả, hôm nay bạn quẳng rác vào thùng, ngày mai người ta sẽ quẳng bạn vào 1 thùng khác.

Nếu muốn người ta quý trọng bạn khi bạn đã…hết thời, thì hãy nâng niu quý trọng những gì mình đang có, dù nó tuy hơi cũ 1 tí, nhưng nó vẫn còn xài được bạn ạ!

April 29, 2011 at 12:18pm

Viết một bình luận