Cảm giác trong bóng bàn -1

Hôm nay em mở đầu một chủ đề rất khó trong tập luyện bóng bàn, đó là cái “cảm giác”. Nếu nói về kỹ thuật hay chiến thuật, di chuyển hay vũ khí thì còn có cái hình tượng thực tế khách quan để mà mô tả hoặc so sánh; đằng này viết về một thứ rất trừu tượng và riêng biệt từng người thì quả thật rất khó. Chính vì thế mà có em mới tập bóng một thời gian được mọi người xem là có “tài năng” hoặc “năng khiếu”, trong khi một số khác cố gắng “lấy cần cù bù thông minh” rèn luyện khổ sai mà kết quả chẳng tiến xa. Khi mới chơi bóng bàn, em được nhét vào nhóm “có năng khiếu”, tức là cùng một thời gian tập luyện nhưng em đã bỏ xa những đứa cùng học và có những trận đánh ngang ngửa với nhóm tuyển trẻ của tỉnh, dù em mới tập chưa đầy năm. Những thầy cô dạy bóng thuở ấy có phán rằng “thằng này có cảm-giác-bóng rất tốt, có tương lai”, dạo ấy nghe khen thì khoái thôi chứ chả biết nó là cái khỉ khô gì, mà em nghỉ ngang để theo con đường khác nên cũng không còn tương ớt tương chao nào. Sau này làm thầy dạy bóng bàn, ngẫm lại cái thời mình chơi bóng, tìm lại từng chi tiết nhỏ mới chợt ngộ ra rằng em chả có tí “năng khiếu” hay tài lanh gì ráo. Khi dạy cho một thằng cũng bị liệt vào hạng “không thể tiến bộ” thì chỉ trong vòng 1 năm nó đã vực dậy, nửa năm sau nó đã có thể tung hoành giang hồ với những cú chỉ-có-thể-là-thần-chì-đánh-được. Thế còn biết bao nhiêu đứa khác bỏ phí tương lai vì không có cái “khiếu trời cho” ấy?
Nhiều người có một câu than thở chung “hôm nay đánh làm sao thế nhỉ, tự dưng mất tiêu cảm giác bóng…”, hóa ra cái cảm giác này nó không phải của mình. Nếu của mình thì phải giữ được và xài được mỗi ngày chứ, sao có chuyện ngày này ngày thế nọ? Nếu một vdv đẳng cấp chuyên nghiệp mà còn than thở điều ấy nữa thì phải xét lại, toàn bộ thành tích và hy vọng của cả quốc gia không thể chỉ dựa vào cái “cảm giác” vô hình ấy. Một quan điểm hoàn toàn trái chiều lại cho rằng càng tập nhiều thì càng “ăn vào xương tủy”, cho tới khi “ăn bóng bàn ngủ bàn bóng” thì mới thành cao thủ. Chuyện tập luyện thì chính em cũng từng thấy nhiều đứa tập ngày đêm và đam mê cực độ (ngày 4-6 tiếng, 1 tuần đủ 7 ngày), nhưng chính những đứa đó lại cũng chẳng tiến xa hơn mà vẫn đánh không có gì đặc sắc cả. Có những đứa bé học bb từ 5 tuổi, tới 9 tuổi đánh cực kỳ “có nét” nhưng vẫn thua một thằng lều khều nhìn là biết ông Coach nó chẳng có chút kỹ thuật nào. Nếu nói rằng cả hai trường phái đều sai (mà chỉ có mình em là đúng) thì quả là chém bom, thế nhưng cả hai đều không dung hòa với nhau thành ra vẫn chỉ là hai thái cực. Cá nhân em xuất thân từ dân “năng khều” nhưng em hiểu rõ cái ấy do đâu mà ra, hơn nữa “cái đó” vẫn có thể tập luyện được chứ không phải là “quà tặng của ông Trời” cho riêng ai hết. Bài viết này mang nặng tính thực hành hơn là lý thuyết nhưng có một số điều em cho rằng các bác chưa bao giờ nghe tới hay nghĩ ra đâu.
Trước tiên, nói về Cảm Giác thì ai cũng chỉ nghĩ tới cái “cảm giác bóng” hoặc là cảm giác từ cây vợt truyền vào tay. Nghĩa là khi cú đánh chạm vào bóng ta có thể “cảm nhận” được cái thời gian bóng lưu lại trên mút và độ rung của cốt vợt. Có người còn nhận ra mình vừa đánh nhiều hay ít xoáy, bóng có như ý hay không,…chỉ ngay sau khi chạm bóng mà chưa cần thấy bóng qua bàn bên kia. Tuy nhiên có rất nhiều người khi nghe nói tới cảm giác bóng thì ngớ ra, cũng như chưa bao giờ ăn trái cóc xanh nên chưa chãy nước miếng, đó là vì họ học bóng bàn không dựa trên cảm giác bóng – một trường phái khá thịnh hành ở VN – mà ngược lại rất ghét các cốt vợt có tính chất “rung”. Điều đáng nói là, nếu chỉ xoáy sâu vào vấn đề tiếp xúc bóng trên mút, ma sát bóng, cảm nhận vợt,…thì lại sinh ra vô số hệ lụy nguy hiểm như không dám đánh sớm, gồng cứng hoặc dùng cổ tay quá nhiều dẫn tới chuyện chỉ tập trung vào kỹ thuật mà quên mất trận đấu. Ấy vậy mà ít ai biết cái Cảm Giác trong bóng bàn còn có “cảm giác lưới”, “cảm giác bàn” và “cảm giác trận đấu” nữa, cộng với “cảm giác bóng” tất cả đều có thể tập luyện được hết.
Trước khi vào chủ đề, em cũng xin nói trước là em không cực đoan chỉ dựa vào cái “cảm giác” hoặc thần thánh hóa các kiểu cảm giác bóng, như cái kiểu bảo thủ không cần cảm giác cũng có hại như nhau. Nếu chỉ có một cực sẽ là cái mảnh vỡ chứ không thể là vòng tròn, hơn nữa thái cực đồ luôn có “thiếu âm” và “thiếu dương” mới bền vững, tại sao chúng ta không thể tham khảo thêm: bên chủ về cảm tính nên có luyện tập thực tế, còn bên cương cường cũng phải biết thế nào là kiểm soát để tăng các tính chất “độc hiểm”của đòn sát thủ. Nếu chỉ dựa vào cảm giác ma sát lưu bóng trên vợt thì chắc các cao thủ gai công hoặc phản xoáy đã bị tuyệt chủng hết rồi, thực tế chứng minh ngược lại là họ vẫn đánh rất chính xác và mạnh (hiểm hóc đầy tính sáng tạo đột biến mà vẫn chính xác an toàn). Ai thần thánh hóa mút Tàu bằng các bí mật về cách tiếp xúc bóng, xin hãy nhìn lại ông Coach trùm của bọn chúng gầy dựng sự nghiệp bằng mút gì? Nếu ông ta chỉ chơi gai công thì biết gì về mút Tàu mà chỉ dạy đường lối kỹ chiến thuật khiến bọn CNT tâm phục như thế? Nếu bóng không lưu trên vợt hay có thể dùng độ bám chỉnh bóng, thì cái gì làm cho những cú đánh của gai trở nên chính xác và uy lực như thế, “cảm giác” bây giờ không còn nằm trên cây vợt nữa mà đã đổi qua những thứ cố định và khách quan hơn, đó là cái lưới, cạnh bàn và toàn thể trận đấu.

 

I. Cảm giác bóng

Trước tiên em bàn về vấn đề cơ bản này, thực ra đó là một định nghĩa rất nhập nhằng: (1) cảm nhận cây vợt (một hệ gồm vợt-mút-cán khi đánh sẽ cho ra cảm giác nơi tay cầm) hay là (2) cảm nhận quả bóng (đường bay, độ nãy, hướng xoáy,..)? Nhiều người cứ lặp lại vấn đề này mà cứ mặc nhiên cho rằng đó là cái “cảm giác” của bóng-nằm-trên-vợt (3), nghĩa là cả hai gộp làm một. Em xin tách cái cảm giác thứ 3 này ra riêng bởi vì cái gì càng rối rắm khó hiểu thì càng phải chia nhỏ nó ra, rồi mới có thể nhìn rõ xem nó là cái thứ gì. Chia nhỏ ra từng phần cấu tạo để nghiên cứu là một phương pháp khoa học biện chứng, chứ không phải chỉ là chuyện “cảm nhận” cứ như là chơi đàn cò cảm âm (bàn thêm: thực sự thì đàn cò được lên hai dây theo hai nốt chuẩn Đô và Sol, khi kéo thì các nốt trên đàn sẽ vang lên đúng theo âm giai chuẩn theo nguyên lý sóng dừng, chứ không phải là do cảm âm, đàn bầu và violin cũng theo nguyên lý ấy). Khi có các thành phần “nguyên tử” thì việc phối hợp lại sẽ rất dễ dàng theo những công thức đúng, chứ không phải là theo cái trò huyền bí rĩ tai canh tư, hoặc “bí kíp gia truyền” của những ông HLV chỉ truyền thụ cho những thằng đệ tử ruột thủm. Các toa thuốc cũng chỉ từ những đơn dược phối hợp lại, ai có học Đông Y cũng có thể tự gia giãm một toa thuốc thích hợp cho đúng người đúng bệnh, thế mới là bác sỹ, chứ không phải là cái thứ lang băm chỉ sống nhờ mấy toa “gia truyền”.

 

1. Cảm nhận cây vợt
Có 3 thành phần quan trọng trên cây vợt, đó là cấu trúc vợt (a), cán vợt (b) và hai miếng mút gắn trên đó (c). Mỗi phần tử ấy sẽ cho những phản hồi khác nhau, bây giờ cái “cảm giác vợt” sẽ dần dần được phơi bày chứ không còn như thời lão Xuân Diệu ngu ngơ “đố ai định nghĩa được tình yêu”. Em cứ nói mõi miệng để kêu gọi mọi người bỏ vợt Tamca carbon mà quay về với vợt mềm, có rất nhiều lý do em đã viết ra, nhưng để hiểu tại sao kiểu phối hợp cũ lại quá dỡ so với rơ hiện đại xài mút bọt khí cốt đàn hồi thì phải biết một chút về từng loại và tính năng riêng.

 

a. Cấu trúc vợt cho cảm giác khác nhau
Khi nói đến cấu trúc thì người ta nói tới độ dầy, cấu tạo và khả năng làm việc của từng chất liệu. Nói về độ biến dạng thì ta sẽ chia ra hai thái cực: đàn hồi (biến dạng nhiều) và cứng (biến dạng rất ít). Nói về lực thì ta có kiểu cộng lực (như nhảy cầu nhún xuống hồ bơi hoặc nhảy trên tấm bạt căng lò xo) và trừ lực (như lấy miếng xốp lót thùng ra đánh bóng). Các tính chất trên thay đổi theo từng miếng gỗ khác nhau, nên chẳng bao giờ có cây vợt thứ hai hoàn toàn giống cây thứ nhất. Hơn nữa ta còn có trọng lượng, độ già và độ ẩm cũng quyết định khá lớn đến các thuộc tính cơ bản của cấu trúc vợt. Nhìn chung ta có 4 loại vợt sau: đàn hồi và cộng lực, đàn hồi nhưng mất lực, cứng được cộng lực và cứng bị mất lực. Đại diện cho cấu trúc đàn hồi là vợt ít lớp mà mõng với các loại gỗ dẽo dai làm lõi, tiêu biểu cho nhóm cứng là cốt carbon dầy. Bên tận dụng tính cộng lực xài gỗ già xớ dai như Ayous làm lõi, Sprouce làm đệm và Limba làm lớp ngoài, chẳng những cộng lực mà xoáy cũng rất khủng. Bên thích cảm giác ít rung mất lực sẽ thích lõi hoặc các lớp đệm bằng Balsa, lớp ngoài Hinoki cho độ “bén” chính xác cao, nếu muốn cứng nãy thì chỉ cần thêm vào 2 lớp carbon. Các cấu trúc khác nhau đều thích hợp cho các lối đánh sở trường riêng, đều có cái hay riêng biệt, không thể nói kiểu vợt nào hay nhất.
Nhìn chung có 3 loại lõi vợt cơ bản thường thấy: Kiri, Ayous và Balsa. Là cấu trúc gỗ chủ yếu chiếm hơn 50% cấu tạo nên cũng quyết định cảm giác rất nhiều. Lõi Kiri (BTY Vis, M.Maze, TBS,..) cho cảm giác thực, chắc tay và hơi cứng, ít nhún nên khó hỗ trợ lực, đánh xa bàn sẽ thấy yếu, nếu gỗ non sẽ có cảm giác vợt bị rỗng. Lõi Ayous (BTY OSE, Petr Korbel, Innerforce,..)thuộc loại nhún tốt nhưng có cảm giác mềm, hỗ trợ lực khi đứng xa bàn nhưng đôi công gần bàn sẽ thấy yếu. Lõi Ayous có cảm giác chắc đặc, gỗ càng già càng nặng và đàn hồi rất mạnh. Lõi Balsa cũng rất được nhiều người ưa chuộng vì cảm giác bén ngọt ít rung nên dễ đánh bóng chính xác, tạo xoáy dễ nhưng lại không có cảm giác mất lực, đây cũng là một cảm giác rất đặc trưng khó lẫn lộn (BTY Balsa carbon, Joola Cat,..). Balsa thường mềm nên khi làm lõi phải có lớp đệm ngoài khá cứng thì vợt mới ổn định, cốt có lõi balsa thường dầy hơn hai loại kia – nhưng lại nhẹ hơn. Gỗ Balsa có độ cứng khá thấp nên khi tăng lực sẽ bị yếu nhiều so với các lõi khác, cốt balsa thích hợp cho lối đánh phòng thủ chặn đẩy, khó có thể trở thành cốt chủ động tấn công dứt điểm nếu không có các cấu trúc gì khác đặc biệt hơn. Xếp theo thứ tự ta có Ayous đàn hồi nhất mà cũng “rung” nhất, Kiri ổn định nhất nhưng ít đàn hồi (cốt xài Kiri thường bị ghép nối khá nhiều lần trong khi Balsa và Ayous ít thấy bị ghép nối), Balsa mềm mà ít rung cũng không hỗ trợ lực nhưng lại cho cảm giác khá an toàn khi phải phòng thủ ôm bàn.
Lớp đệm thường thấy nhất là Limba, dù có các lớp composite, các cốt không xài lớp composite sẽ tận dụng Sprouce để tạo cảm giác chính xác và uy lực (do cấu tạo các lớp đậm nhạt xen kẽ nhau). Có thể thấy rất nhiều loại gỗ khác nhau được dùng làm lớp đệm như Koto hay Ayous, nhưng có lẽ Limba được ưa chuộng vì tính mềm dai dễ tạo xoáy của nó. Lớp đệm thời trang hiện nay là các loại sợi tổng hợp như Arylate, Zylon, Kevlar, Texalium,…và quan trọng nhất vẫn là lớp lưới carbon. Công nghệ Tamca làm ra tấm carbon dạng lưới như đan rỗ nhưng khá dầy và khít đặc, miếng carbon này rất cứng, y chang như cái dĩa cưa sắt. Loại carbon này đã có từ hơn 50 năm trước bắt nguồn từ những cốt Stiga carbon đầu tiên nhất, chúng làm cải thiện tốc độ vợt, nhưng tính chất cực kỳ quan trọng của chúng là làm cho cảm giác các cây vợt trở nên tương đồng nhau dù chất lượng gỗ có khác nhau chút ít. Lớp carbon này tạo ra một cảm giác rất đặc trưng, đó là cảm giác Cứng và dội bóng, khi tâng bóng trên cốt carbon (không dán mút) ta sẽ nghe tiếng rất đanh và sắc chứ không hề ngân vang như cốt gỗ. Dòng Tamca khá thành công trong những năm 80-90, thời keo tăng lực còn thịnh hành, khỏi cần kể ra BTY có bao nhiêu loại cốt Tamca, tất cả đều khá dầy và nãy. Nhưng từ khi có bóng lớn, BTY đã ngưng phát triển công nghệ này mà thay bằng tấm carbon đan chung với các loại sợi tổng hợp (Arylate-carbon, Zylon-carbon, SuperZylon-carbon,..) chỉ thấy hiếm hoi vài cốt Tamca nhưng chẳng mấy được quan tâm vì khó tạo xoáy với bóng lớn. Những năm sau 90 là thời kỳ thành công của loại sợi phối hợp này, tính chất của chúng là cực kỳ dai và bền, thường được dùng trong công nghệ áo giáp chống đạn vì khả năng chịu sốc rất lớn. Khi áp dụng vào cốt vợt, chúng giúp cây vợt trở nên có tính chất “bóng bàn” hơn bao giờ hết; nghĩa là nếu va chạm nhẹ thì bóng vẫn nãy tốt nhưng nếu va chạm mạnh thì lực chấn động của cốt vợt bị độ mềm của lớp này làm giãm lại, bù lại độ dai của cấu trúc sợi bù vào độ cứng của carbon nên không có cảm giác cứng mất xoáy nữa. Một số tín đồ của trường phái vợt đàn hồi cộng lực sẽ rất dị ứng với kiểu làm việc ba rọi này, trong khi dân mê tốc độ cũng không ưa chuộng nó. Cái cảm giác vừa mất lực vừa cứng này lại cho cảm giác rất an toàn, vì đánh mạnh không sợ dư lực, đở mạnh cũng không bị dội bóng ra ngoài, đối giật thì nhiều xoáy mà bóng lại không vồng cao lên như vợt đàn hồi cao. Sự xuất hiện kịp thời của loại mút hiện đại (Tenergy và các loại mút có sponge bọt khí) đã khiến cho dòng vợt Composite này được phục hưng với các dòng vợt Innerforce, ALC, ZLC, SZLC. So với cốt Tamca thì loại ALC hay ZLC có độ an toàn cao hơn nhiều lần mà cảm giác cũng không quá rung hay nhún đến mất lực như các dòng vợt mỏng 5 lớp classic. Cảm giác của cốt sợi composite cũng mang một nét đặc trưng không thể lẫn lộn được, đó là cảm giác mất lực khi tốc độ va chạm quá cao nhưng lại bám bóng khi tự phát lực.
Rất ít khi thấy lõi Balsa kết hợp với sợi Arylate, vì cả hai loại này đều cho cùng cảm giác giãm xốc. Cũng ít thấy lớp đệm Sprouce đi chung với sợi composite vì cùng đều cho cảm giác bén và chính xác. Vì sự đa dạng của thị trường nên đôi khi vẫn có những phối hợp sai nhưng cũng ít ai xài. Dòng Innerforce thành công vì tận dụng được độ búng của lõi Ayous, vừa lận lớp composite vào gần lõi nên vẫn đảm bảo độ xoáy và lực, kết hợp với độ an toàn khi va chạm mạnh của Zylon-carbon nên rất thích hợp với lối chơi đánh xoáy ôm bàn. Sau giai đoạn Tamca, nhiều hãng vợt đã bắt đầu làm mỏng lớp Carbon hoặc đưa vào sâu trong lõi để giảm độ cứng và tăng khả năng cộng lực của cốt vợt, những cốt carbon này tuy nhanh nhưng lại cho cảm giác mềm mại dễ phát lực từ xa bàn. Tuy nhiên, một lần nữa những cốt vợt kiểu này cũng ít được thị trường ưa chuộng vì khó kết hợp với mút, khó áp dụng trong chiến thuật. Rất ít thấy các lớp ALC hay ZLC được dán ngay sát lõi Kiri, có lẽ vì cả hai cùng có chung tính chất khi phối hợp sẽ cho cảm giác cứng, ít rung và mất lực rất lớn khi va chạm mạnh. Chính vì thế mà các vợt Kiri đi chung với lớp Composite lại rất thích hợp với rơ ôm bàn, do cái cảm giác giống như đạnbắn vào bao cát vậy. Độ già của lõi Kiri đóng vai trò rất quan trọng quyết định cây vợt “có lực” hay không, nếu mà lõi non thì đánh không khác gì Balsa.
Lớp ngoài cùng sẽ chịu lực nhiều nhất nên rất quan trọng trong phần “cảm giác bóng trên vợt”. Theo kinh nghiệm chung thì Limba rất dễ tạo xoáy nên cũng là mặt vợt phổ biến nhất trong họ nhà cốt đàn hồi cộng lực. Những cốt mỏng 5 lớp, lại có lõi Ayous được áo ngoài bằng hai lớp Limba thì sẽ có cảm giác “rung” cực lớn, cứ như là vợt bị cong đi chút ít khi chạm bóng mạnh, bóng cũng bị giữ lại lâu nhất. Khi búng vào những cốt loại này sẽ nghe được một tiếng ngân vang rất lâu, đây là loại cốt vợt của cái thời giật bóng cầu vồng rơ Châu Âu làm bá chủ. Lớp ngoài bằng Koto ít phổ biến hơn, cho cảm giác chính xác và cứng hơn, bộ bốn Kiri-Limba-ALC-Koto trở thành sáng giá vào thời Timo Boll và mới đây là đám CNT xài toàn Viscaria. Khi búng tay vào cốt Vis ta sẽ nghe tiếng trầm đục dù tốc độ cũng khá cao, có thể nói đây là cốt vợt có cấu trúc cứng mà mất lực nhiều nhất khi va chạm mạnh. Cùng một cấu tạo lõi, nếu xài M.M để đánh đối giật Fh thì bóng lại đi có uy lực hơn là xài Vis – dù lớp Koto cứng hơn Limba nhiều. Cốt 5 lớp phối hợp kỳ cục nhất phải kể là cây Bty OSE với lõi Ayous nhưng đi chung với lớp đệm và lớp ngoài đều bằng Koto, cây này cho cảm giác khá ít đàn hồi mà lại không cứng lắm. Từ khi Stiga khởi đầu dòng vợt Hardwood với các loại gỗ Ebenholz, Rosewood và Maplewood tăng cường thêm một lớp NCT dầy thì cấu trúc Classic có phần hiện đại hơn nhiều. Những cốt 5 lớp không còn cái cảm giác mềm oặt như roi mây nữa, vừa giữ lại được cái cảm giác mềm mại của cốt thuần gỗ nhưng vẫn uy lực và cho đường bóng khá thẳng cắm chứ không vồng lên cao. Cảm giác của những cốt Stiga đời mới cũng ít bị khác biệt, do có cùng một loại lớp seal bề mặt. Cũng như những loại chất “khác gỗ” được thêm vào cốt để làm “rộng sweet-pot” (như quảng cáo) thì lớp áo CR hay NCT cũng có tác dụng giữ cho toàn diện tích cốt vợt được đồng nhất, không bị tính vân tạp khó kiểm soát của gỗ làm cho độ nãy khác nhau trên cùng một mặt vợt (chỗ vân già hơn thì cứng hơn, hoặc chỗ có mắc gỗ sẽ nãy nhiều hơn). Nếu là vợt 5 lớp, nếu lỡ có một bên cánh già hơn hoặc hai mặt chất lượng gỗ khác nhau thì cây vợt đó trở nên rất khó chơi – mà đều này rất thường gặp trên cốt thuần gỗ. Hơn nữa, vì tính chất đàn hồi nên phần càng về phía đầu vợt sẽ đánh có lực hơn phần gần cán, kết quả là cây vợt sẽ rất khó kiểm soát nếu sự khác nhau này quá lớn. Hai lớp sợi nhân tạo sẽ giải quyết triệt để cái chuyện ấy, khiến cho bề mặt vợt trở nên rất đồng đều. Độ biến dạng của cốt bị giãm rất đáng kể nếu có thêm hai lớp chịu lực gia cường thêm vào, giống như dầm bê-tông có thêm cốt thép vậy. Kết quả là lực đánh sẽ đồng đều từ vùng gần cán cho tới đầu vợt, đây chính là chỗ mà các hãng vợt gọi là “làm rộng vùng sweet-pot”. Như có bác từng tuyên bố về SweetPot là do biến dạng vợt nên bóng đi không chính xác theo góc biến dạng càng lớn về phía rìa vợt – theo ý kiến của em thì sự biến dạng có rất ít, nhưng sự khác nhau về lực mới đáng kể. Khi có lớp composite thì lực sẽ phân bố đồng đều hơn, gần cán sẽ cứng nên nảy hơn, bù lại xa cán sẽ mất lực (do lớp fibre hấp thụ lực thừa) nên yếu đi, trừ vào khoảng cộng lực do đàn hồi. Đó cũng là lý do hãng Stiga phải seal vợt bằng công nghệ CR và NCT từ nhà máy, kết quả cũng tương tự nếu chúng ta tự seal vợt bằng các hợp chất rất cứng khi khô lại (như keo dán sắt, sơn chống va đập,…). Cảm giác sau khi “mông má” cho cốt vợt cũng sẽ lai dần qua các loại cốt có sợi composite, nghĩa là cứng hơn và mất tính đàn hồi, đồng nghĩa với cảm giác rung sẽ giãm và bóng sẽ ít xoáy khi đánh nên đi thẳng và thấp hơn.
Cấu trúc 5 lớp Ayous của loại vợt 7 lớp xưa cũng rất đặc biệt, các lớp gỗ đan chéo nhau 90 độ cũng có tác dụng làm giảm độ biến dạng đàn hồi của cốt vợt. Vợt càng nhiều lớp, khác độ dày, khác chất liệu thì càng giảm tần số dao động riêng (do các lớp không cộng hưởng với nhau), nghĩa là cũng sẽ ít “cảm giác rung” hơn. Vợt 7 lớp cũng có cảm giác đồng đều hơn, bóng trúng đầu vợt và gần cán có lực không khác nhau nhiều, vì các lớp gỗ xếp chéo nhau ngăn cản lực đàn hồi thừa, cũng được gọi là có SP lớn hơn. Nhiều người không thích cảm giác cứng của carbon nhưng vẫn không ưa cái kiểu ẻo lả đỏng đảnh của mấy em siêu mẫu mỏng loét, vẫn thích cốt thuần gỗ hơn là dòng composite thì sẽ thấy cốt 7 lớp là sự lựa chọn thích hợp nhất. Những cốt 7 lớp tuy không rung nhưng vẫn có cái “cảm giác cốt gỗ” hay “cảm giác thực”, cái cảm giác này khác hẳn với cốt lõi Balsa. Cảm giác “thực” tức là không có chuyện cộng hay trừ lực từ cốt vợt, đánh mạnh bóng đi mạnh mà đánh nhẹ thì bóng đi yếu theo đúng với lực truyền vào, nên người chơi cốt 7 lớp sẽ thấy rất chủ động khi điều khiển bóng như ý muốn. Cách sắp xếp các lớp cũng khiến cảm giác thay đổi rất nhiều, nếu lớp 1-3-5-7 cùng theo chiều dọc thì cốt đánh khá có lực. Nếu chỉ có các lớp 1-4-7 xếp theo chiều dọc vợt, nghĩa là 4 lớp còn lại đều xếp theo phương ngang thì cốt này đánh khá mất lực và bóng ra khá thẳng (low-throw), khá tương tự loại composite. Các loại vợt 7 lớp thường bố trí khác nhau, có loại có 3 lớp giữa dầy còn lại khá mõng, có loại 5 lớp trong đều nhau. Loại có 5 lớp đều nhau sẽ có lực đàn hồi hơn loại chỉ có 3 lớp dầy ở giữa. Nếu trong 3 lớp dầy ấy mà phương dọc chiếm 2 lớp thì sẽ lai về phía vợt 5 lớp, nếu 2 lớp theo phương ngang thì vợt này khá thích hợp để chặn đẩy ôm bàn hoặc chơi chung với mút gai. Những vợt nhiều lớp hơn cũng theo cách này mà đoán trước cảm giác đánh.

 

b. Cán vợt
Đây là phần ít được quan tâm nhất trên cây vợt, nếu lựa vợt mà nói “tui thích cây vợt vì cán cầm vừa tay” thì có khối người nhăn răng cười. Lại cũng có một số bác thấy người ta sưu tầm cán thẳng thì cũng tập chơi theo mà không có lý do chính đáng. Đa số còn lại nghĩ cái cán chỉ đơn giãn là chỗ…cầm vào, nó chỉ khác nhau cái hình dáng thôi chứ có gì mà quan trọng – lại cũng là một sai lầm lớn. Bác nào không tin thì xách theo cây thước kẹp (loại thước thợ của dân chế tạo máy) mà tới chỗ bán đồ bóng bàn hỏi 3 loại cán thông dụng mang ra đo, sẽ thấy khác nhau rất nhiều. Nếu chơi vợt của Stiga có tới 5 loại cán sẽ càng thấy rõ khác biệt, chẳng những ở cái phần cán, mà còn ở hình dáng đầu vợt nữa. Các bác cứ tưởng là đầu vợt chỉ có một khuôn rồi người ta cứ gắn vào đó cán khác nhau sao, sai rồi – các khuôn vợt được làm riêng cho từng loại cán (Ai hổng tin thì cứ xem lại mấy cái video của BTY và OSP sẽ rõ) với kích thước vai vợt và cổ vợt khác nhau rất nhiều. Cán ST có cổ to nhất trong khi AN có cổ mi-nhon nhất, cán Legend sẽ đóng thụt xuống dưới một chút so với cán Master (hay ngược lại, em không nhớ kỹ) nên cây vợt sẽ nặng đầu hơn và có cảm giác mềm nhún hơn (do hai bên vai sẽ nhỏ hơn nếu cán vợt bị thụt xuống). Sự khác nhau quá lớn ở phần cổ vợt và vai vợt nên cùng một loại mà khác cán sẽ cho cảm giác cứng mềm rất khác nhau, lực đánh và lực truyền về tay cũng khác nhau. Cầm cán ST có cảm giác rất chắc chắn ở ngón tay cái, trọng tâm cây vợt như chỉ trên đó một chút mà lực truyền về cán rất thực, do có cổ lớn và cán cứng chắc (hình trụ thẳng) nhưng bù lại phần chuôi cán khá lỏng lẻo không có cảm giác nhiều – đây cũng là điều mà nhiều người chơi cán ST thích, vì dễ xoay trở. Cán FL cho cảm giác chắc chắn trên từng ngón tay, đặc biệt là ngón giữa và áp út, phần loe ra ở đuôi giúp ta cảm nhận an toàn khi quăng vợt giật tới. Cán AN cho cảm giác cây vợt như dài hơn (giống vợt cầu lông), những người cầm vợt kiểu Fh-grip rất chuộng cái phần phồng ra ở giữa, cán này cho cảm giác mềm nhất vì phần cổ rất thon. Ở đây em không bàn tới cán CP hay JP vì nó liên quan đến kiểu cầm khác, hai cán này thường làm ngắn và nhỏ hơn nên giúp trọng lượng vợt đổ về phía đầu,vợt nhẹ nhưng cú đánh lại uy lực hơn. Nếu làm vợt theo cán CP thì kích thước và hình dạng đầu vợt có thay đổi rất lớn (to ra ở phần đầu và thon lại ở phần bụng) nên kết quả hiển nhiên là khác nhau về nhiều phương diện. Ngoài ra còn nhiều loại cán đặc biệt như loại cán “báng súng” của Donic, hoặc những loại cán nữa bên ngón tay thì AN mà bên lòng bàn tay thì ST, hoặc cán Conic của Stiga làm cho cổ vợt còn nhỏ hơn cán AN. Những loại cán không thông dụng ấy ở VN ít ai chơi nên em không cần viết nhiều tới.
Hình dáng tiết diện cán cũng có hai loại khác nhau cơ bản: cán vuông và cán tròn dẹp (oval), cán vuông cho cảm giác cứng, chắc và giãm đáng kểđộ sốc truyền lên tay. Cán tròn có cảm giác mềm mại và nhún hơn. Những vợt cán tròn cho cảm giác cán “dài hơn”, những vợt quá mỏng mà có cán oval sẽ bị mỏng ở phần giữa dẫn tới cảm giác cán quá thon nhỏ. Cán oval cũng thường cho cảm giác nặng đầu, vì cán này so về thể tích thì nhỏ hơn cán vuông, nên trọng tâm đổ về phần đầu vợt. Dòng Donic thường xài cán oval trong khi BTY thường có cán vuông, có lẽ dân Châu Á thích loại vuông hơn. Toàn bộ CNT ngày nay chơi mút Tàu với cán vuông FL, vợt thìa CP lại là cán tròn chứ ít thấy cây nào vuông, điều ấy phải có lý do nhưng em chưa tìm ra. Cán oval do hình dẹt mà bề ngang rộng hơn cán vuông, bề ngang này giúp cán ít bị xoay (vì tựa lực vào bàn tay nhiều hơn cán vuông). Cầm cán oval giúp ta cảm nhận khi va chạm mạnh vợt không bị méo nếu bóng trúng phần cạnh trên hay cạnh dưới của vợt, thực ra là do các ngón tay cầm vững hơn ở phần bo tròn so với góc gồ lên của cán vuông. Bọn CNT cầm vợt theo cách Fh-grip có biến đổi chút ít: ngón trỏ và ngón cái đưa ngang kẹp chặt suốt chiều ngang của miếng mút (khi đánh tấn công) chứ không đưa sâu lên giữa mút – đồng nghĩa với phương ngang sẽ vững hơn. Hổ khẩu kẹp chặt và sâu lên vai (má trên) vợt để ngăn sự lắc xoay vợt khi va chạm bóng mạnh lệch tâm vợt, với kiểu cầm này thì cán vuông thon ở giữa lại có ưu thế hơn vì các ngón tay có thể bấu hết trọn chu vi – trong khi cán oval bẹt hơn nên chỉ cầm được nửa chừng.
Cán rỗng và đặc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác vợt. Thường thì cán rỗng dùng cho vợt tấn công vì có đầu nặng mà trọng lượng chung lại nhẹ đi, cú đánh có uy lực hơn bù lại khó xoay trở những quả trên bàn. Cán đặc dùng cho rơ ôm bàn chặn đẩy, rơ đánh bóng biến hóa hoặc phòng thủ xa bàn vì khả năng xoay trở rất cao do trọng tâm nằm giữa vợt. Dòng vợt Châu Âu thích làm cán rỗng (Stiga và Donic) trong khi vợt BTY ít thấy xài công nghệ này (hoặc cũng ít ai chẻ cán vợt ra xem). Rơ Châu Âu đánh xa bàn và quăng Bh hết tay nên thích vợt nặng đầu. Đám CNT đánh Stiga một thời nhưng không ai xài cán rỗng cả, có lẽ vì bọn chúng xài mút Tàu đã quá nặng đầu rồi. Cá nhân em thấy cán đặc cho nhiều “cảm giác” và các feedback từ cú đánh hơn là cán rỗng, khi đánh đôi công ôm bàn mà xài cán đặc thì tự tin bắn thẳng vào bóng hơn. Cán đóng cao hay thấp cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự cân bằng của vợt. Cùng một chu vi đầu nhưng nếu cán đóng cao thì mút sẽ ít hơn mà hai ngón cái và trỏ lại thâm nhập sâu lên gần trọng tâm hơn. Cán đóng cao sẽ cho cảm giác chắc bóng khi đánh ôm bàn, bù lại sẽ thiếu lực khi quăng hết tay. Cán đóng cao sẽ có thêm lợi thế khi va chạm mạnh sẽ ít rung, vì hổ khẩu và hai ngón chính tiếp xúc rộng lên phần thân vợt (vai vợt sẽ to hơn nên nếu theo lực đòn bẩy thì sẽ chắc hơn là vai vợt nhỏ). Cây Vis đánh ôm bàn tốt hơn TBS cũng vì lẽ đó, hai cây cùng chu vi nhưng cây Vis có cán đóng lên cao hơn, tuy hơi đau tay nếu chưa quen nhưng đánh kiểu “trâu bò húc nhau” thì lại thấy rất ổn định.
Cấu tạo cán vợt cũng rất quan trọng, có hai loại chính: loại cán vợt làm bằng các lớp gỗ xếp chồng lên nhau (như Vis) và loại có nhiều lớp gỗ nhỏ đan khít nhau xếp vuông góc với mặt phẳng vợt (như TBS). Loại cán có nhiều lớp chồng lên cho cảm giác rất ít và ngắn, biên độ rung nhỏ hơn loại cán nhiều lớp dọc. Cán kiểu TBS cho rất nhiều cảm giác bóng mà lực cũng thực hơn, thích hợp cho những cú đánh va chạm mạnh (đánh khá đã tay) bù lại khi va chạm nhẹ thì rất ít feedback. Cán kiểu Vis thì ngược lại, va chạm mạnh lại thấy mất lực và mất luôn cảm giác, nhưng đánh nhẹ lại thấy có nhiều feedback hơn, cán kiểu Vis đánh xa bàn rất khó kiểm soát, chặn đẩy lại thấy hay hơn. Cán cho cảm giác thực và rung nhất là loại chỉ dùng một hoặc hai miếng gỗ lớn ghép lại. Những cây vợt quá cứng,nhiều lớp hoặc quá dầy sẽ thích hợp với kiểu cán này – Sadius và Gergely là ví dụ. Vợt đã nhún mà xài cán loại này sẽ cho cảm giác quá nhiều, đôi khi cho cảm giác trễ một chút nên khó đánh bóng gần bàn. Chất lượng gỗ của cán vợt mới đáng chú ý, các cây OSP luôn xài gỗ rất già làm cán (mà cán tiết diện to nữa) là có lý do chứ không hề lãng phí. Em có 2 cây Vis gần bằng trọng lượng nhưng cho cảm giác khác xa nhau, một cây có cán “như là” to hơn một chút, cây kia hơi dẹp hơn. Cây cán mập nặng hơn 2gr nhưng cán có rất nhiều lổ nhỏ chi chít – dấu hiệu gỗ làm cán rất già, còn cây kia thì gỗ non hơn. Vậy mà cây cán mập đánh ôm bàn có lực hơn, trong khi cây cán ốm lại đánh xa bàn ngon hơn (cảm giác mềm hơn thấy rõ). Cây nặng hơn khi dán mút vào lại không nặng đầu bằng cây nhẹ, có lẽ nó nặng phần cán hơn. Em nhận thấy cán càng già thì khi va chạm mạnh càng thấy an toàn, bù lại khó phát lực vì ít feedback hơn cán gỗ non. Nhiều nghệ nhân chế tạo vợt rất chú ý tới cái cán, họ xem nơi đó là chỗ cho nghệ thuật thể hiện và cũng là nơi để “ký tên” cái sì-tin của họ. Ross Leidy, Borko và BBC làm vợt handmade khá mắc tiền, nhưng chưa nghe cao thủ nào gây sự nghiệp từ mấy cây như thế, cũng một phần vì cảm giác từ cán một miếng gỗ rất quái dị chỉ thích hợp cho dân sưu tầm cảm giác lạ, bọn chuyên nghiệp ít dám mạo hiểm.
Đổi cán vợt là một việc làm rất mang tính…mạo hiểm, ấy vậy mà bọn CNT lại khoái. Một lý do chính là do tụi nó được tài trợ mà không muốn đổi vợt, đành đổi cán. Hai chuyên gia đổi cán phải kể ra là Wang Liqin và Ma Long, hai bác này từng thử qua rất nhiều cán, nhưng đều cùng một cấu tạo, đó là kiểu cán giống TBS. Fang Zhen Dong cũng đổi cán nhưng cấu tạo cũng giống cán Vis chứ không theo trường phái họ Mã, hai cách đánh này cơ bản là khác nhau, cán vợt của họ cũng khác nhau. Em có từng thử đổi cán cây Innerforce ZLC (cán kiểu TBS) với cán cây P-500 (kiểu Vis) thì thấy cảm giác thay đổi hẳn, đến nổi cho một bác chuyên đánh Innerforce cũng không thể nhận ra (bác ấy khăng khăng đây là cây ZLF chứ không phải ZLC vì cảm giác mềm và mất lực quá, dù gỗ rất già). Em không có kinh nghiệm chế tạo vợt nhưng lại có nhiều kiến thức chế tạo…nhạc cụ, nhất là sáo và động tiêu. Bọn Tàu cột rất nhiều dây vào sáo để làm đục và bí tiếng rung của trúc, sau đó dùng màng rung để tạo ra cái âm thanh réo rắt đặc trưng. Áp dụng trò cột dây ấy vào cán vợt rồi búng xem, thấy rõ là tiếng vang bị giãm đáng kể, chứng tỏ là cây vợt thì vẫn đàn hồi có lực nhưng tay cầm lại có cảm giác đang chơi vợt arylate (mất độ rung). Độ chắc của các vòng dây khiến cảm giác cán được cứng hơn, cầm chắc tay hơn lại không bị tuột khi quăng vợt tới, hơn nữa nó cho cảm giác lúc nào tay cũng gắn với cán vợt. Kiểu cột dây gần cổ vợt giúp cho khi đánh xa bàn vẫn ôm sát lên phần trên vợt, em có thói xấu là ra xa bàn hoặc gò bóng Fh trong bàn sẽ cầm tuột xuống dưới để lấy lực nhiều hơn (nếu gò Fh thì em luôn chuẩn bị đánh trên bàn nên cầm vợt như vậy để lấy lực cổ tay dễ hơn) nhưng rồi lại quên mất là mình phải cầm sát lại, vòng dây đó giúp em biết mình đang cầm vợt ở phần nào.

 

c. Hai miếng mút
Va chạm và làm việc trực tiếp với bóng, hai mặt mút đóng nhiều vai trò quan trọng tham gia vào chất lượng của một cú đánh tốt. Mút có thể cho các cảm giác về độ cứng (1), độ bám (2), tốc độ (3), độ dầy và độ lưu bóng (4). Ngoài ra còn có phân loại mút low-throw và hi-throw, nghĩa là cùng một góc đánh và cùng loại bóng tới mút nào cho bóng ra thấp hơn là low, cao hơn là high.Cộng hợp tất cả lại còn có một thứ nằm khá sâu trong tâm lý, đó là cái cảm giác tự tin và an toàn khi tung ra một cú đánh. Tuy trực tiếp với bóng nhưng lại gián tiếp truyền tới tay qua mặt vợt rồi tới cán vợt, nên toàn bộ cảm giác của mút đều phải bị “lọc” bởi cảm giác của vợt và cán. Các cảm giác trên đều thay đổi đáng kể nếu phối hợp với vợt khác nhau, điều này sẽ bàn kỹ ở phần sau. Em đưa ra tới 5 loại cảm giác, thiết nghĩ có quá dư thừa không khi đa số các bác đi mut mút chỉ cần biết tới tốc độ, hay có khá hơn thì quan tâm tới độ bám bóng. Đa số khi mua mút đều chọn tốc độ và xoáy tối đa, cứ như là “biết chọn lựa” vậy, độ dày thì cứ mặc nhiên là max (2.1-2.2mm). Cho dù quan tâm hết các thông số, chọn tất cả đều là max thì cũng rất dỡ. Miếng mút đình đám nhất hiện nay là H3 có tốc độ rất thấp, còn Tenergy 05 thì chỉ có tốc độ trung bình được cho vào loại mút allround mà thôi. Chỉ có dân VN ta là thích max sponge (2.2 và dầy hơn) trong khi Tenergy 2.1mm là dầy nhất, nhưng loại sponge 2.1mm ít phổ biến ở Châu Âu, đa số thích xài 1.9mm hơn. Đừng nghĩ bọn Âu ngu hay kỳ dị, chúng xài là có nguyên nhân chính đáng, chỉ có dân ta là cố chấp nên chỉ thích loại max mà không hề tìm hiểu tại sao người ta thích xài sponge mỏng hơn. Những người đã xài sponge 1.9mm rồi sẽ không thể thích ứng nổi với sponge 2.1mm đâu, họ cũng không đánh đổi cái cảm giác bén ngọt và chính xác để lấy thêm chút tốc độ. Với rơ hiện đại thì cảm giác chính xác và an toàn mới thực sự quan trọng hơn là tốc độ.
Độ cứng và độ bám của mút có thể cảm nhận rất rõ khi phát lực hoặc xoáy, tốc độ khá phụ thuộc vào cốt vợt nhưng sẽ dễ cảm nhận hơn khi đánh nhẹ (gò hoặc đánh ngắn trên bàn). Thường thì độ lưu bóng tỉ lệ nghịch với độ “bén” và tỉ lệ thuận với độ dầy, tuy nhiên với một vài loại mút và phối hợp cốt khác nhau thì có thể tăng cùng lúc hai giá trị này. Độ lưu bóng sẽ tăng cảm giác an toàn khi tăng lực (không lo hơi quá tay) giống như một cái thắng tay bóp hờ vậy. Độ bám bóng cũng chia ra nhiều kiểu: bám do mút mềm nên bóng ăn sâu vào sponge, bám do bề mặt có lớp dính (ticky), bám do lớp lanh mềm tốt (tacky). Khi phối hợp các tính chất và cảm giác lại ta sẽ có những thuộc tính thứ cấp khác. Vd mút ít bám bóng nhưng nãy nhiều thì bóng sẽ low-throw (hoặc ngược lại), độ bám cộng với độ lưu bóng cao khiến mút rất khó đánh với bóng xoáy (cảm giác mút quá nhạy với xoáy). Nếu cứng mà bám kiểu ticky thì giống mút Tàu, tốc độ bị chậm lại do lớp ticky hít bóng, nếu không đủ lực để thắng độ cứng của sponge thì bóng vọt ra như đánh vào vũng sình vậy. Mút Tenergy có sponge bọt khí rất cứng, đánh khá mất lực mà độ lưu bóng lại cao nữa, cộng thêm bề mặt khá tacky nên rất nhạy cảm với xoáy. Một thời lúc mới ra đời, mút Tenergy bị chê là khó đở giao bóng, quá hi-throw do các cao thủ xài cốt 5 lớp thời ấy chưa biết tận dụng các ưu điểm này. Bây giờ thì ai cũng nói tới cảm giác “không thể thay thế” của T05, dù có rất nhiều mút đời sau có tính năng vượt trội. Cái cảm giác đặc biệt ấy phát sinh từ tâm lý tự tin: mút T05 khá chậm nhưng lại rất uy lực và an toàn khi dứt điểm. Những miếng mút bọt khí khác tuy có nhanh hơn nhưng vẫn cho cảm giác bóng “trôi thẳng tới” chứ không “cong cụp xuống” như họ Tenergy. Hóa ra độ cắm (throw) cũng là một tính chất khá quan trọng, mút H3 cũng được xem là rất cắm (hi-throw). Do tốc độ thấp nên hai loại mút H3 (cả TG2 và 3) và T05 trở nên rất dễ chơi vì tính an toàn, chỉ cần không đánh hụt bóng (cái này chỉ cần tập luyện) là bóng sẽ vào bàn dù mạnh hay yếu, xoáy ít hay nhiều – ở đây độ an toàn lại đóng vai trò then chốt.
Hai miếng mút tuy ở về hai mặt khác nhau nhưng lại hợp bích với nhau, nếu cốt vợt mỏng vào có cảm giác tốt – nếu cốt cứng và dầy trơ thì không thấy hiện tượng này. Nếu đổi miếng mút bên một mặt thì mặt kia cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Về logic thì chỉ cần trọng lượng khác nhau, dẫn tới trọng tâm dịch chuyển thì độ cân bằng của toàn cây vợt sẽ thay đổi, chuyện đánh khác đi là đương nhiên. Chưa kể cách dán khác nhau cũng làm vợt nặng hay nhẹ đầu hơn, vd dán sát xuống cán hay dán dư lên đầu. Tuy nhiên điều ít ai để ý là nếu mút mềm hơn thì cú đánh bên Fh sẽ bị mất lực thấy rõ, nếu là vợt mềm (và ngược lại). Vợt mềm thì lực tựa vào ngón tay nhiều hơn là cán, nên nếu mút mềm thì độ vững của cây vợt bị giãm đi, kết quả là lực truyền bị trễ nên bóng bị mất lực. Nếu mút bên Bh quá cứng thì cũng gây hiện tượng ngược lại, đó là độ kiểm soát bóng bị giãm đi, giống như miếng mút tự nhiên giống như bị giãm độ dầy đi. Ngoài ra cảm giác tự tin cũng thay đổi, kỹ thuật và chiến thuật cũng thay đổi toàn diện cho cả hai cánh khi chỉ thay một bên mút. Vd đánh hai mặt T05, giờ đổi T64 bên Bh thì tự nhiên động tác Bh sẽ ngắn hơn, dễ đở bóng hơn dẫn tới cảm giác là có thể an tâm dốc toàn lực cho Fh. Ngoài ra có một hiện tượng cũng được ghi nhận là nếu dán gai thủ chân dài lót mỏng vào một bên thì tự nhiên thấy bên kia khá cứng và khó phát lực, em nghĩ có thể là tại cây vợt bị nhẹ đi nên lực đánh không đủ truyền vào bóng. Em nhận thấy các điều này là bởi vì em luôn giữ mặt H3 cho Fh trong khi thử rất nhiều mặt Bh, đổi một mặt Bh khác là bên Fh em cũng thấy khác hẳn. Bác nào đổi mút khác loại cũng nên cẩn thận vì những hiệu ứng phụ nó tác động lên mặt bên kia.
Có một cãm giác từ mút dán dư, ai chơi keo tăng lực dán dư mút sẽ nhớ cảm giác rung mất lực này, vừa nặng đầu cho cú đánh mạnh, vừa có cảm giác độ va chạm được giãm đáng kể. Đó cũng là lý do ITTF cấm dán dư mút, đánh hơi dư mút một chúng (trong vòng 2mm) thì quả là có lợi thế về cảm giác khi va chạm bóng mạnh. Ngoài ra, những ai chơi mút dán keo bị tróc phần rìa chút ít do vểnh lên cũng có cảm giác mất lực khi đối đầu những quả khủng, nên thay vì xui xẻo bị tróc keo thì ngày hôm đó họ đánh như lên đồng, đối giật vào nhiều hơn mà không hiểu tại sao. Nếu lực mất bớt thì còn xoáy, tỉ lệ xoáy/lực tăng lên nên cú đánh an toàn hơn rất nhiều – nhất là khi đấu súng. Nhìn vợt của bọn CNT thường có cái rìa vợt cong lên chút ít, đó là hậu quả của việc tune mút quá cong rồi dán ép vào vợt. Nhưng cái chổ rìa cong lên này có cái hay riêng của nó mà bọn CNT mới biết áp dụng sau này, chứ thời Wang Liqin thì dán vợt rất chỉnh chu nhìn phẳng băng. Bọn chúng xài keo rất chắc mới giữ được miếng mút không cong bật lên, nhưng mỗi lần vào trận vẫn phải đè vợt lên bàn để ép rìa xuống. Luật ITTF cũng loại những miếng mút dán không phẳng, nhưng chưa thấy trọng tài nào phạt bọn CNT này, hiểu không nổi luôn. Vì lực sốc va chạm từ các cú đánh bóng D40 quá mạnh (sau này xài bóng D40+ càng mạnh hơn) nên thay vì tăng độ nhún của cốt thì ngày nay có xu hướng tăng khả hấp thụ lực thừa, cách dán mút cũng là một chiêu làm giãm độ shock khá hiệu quả. Dán rìa vợt cũng làm giãm xốc khá tốt, nhưng cách này làm nặng đầu vợt.

 

d. Keo dán
Chúng ta chỉ quan trọng mút, ít ai biết keo dán cũng đóng vai trò rất lớn trong vấn đề truyền lực từ mút qua cốt. Với những mút mềm dán vào vợt cứng ít cảm giác thì keo chỉ là chất kết dính, cảm giác của mút đã bị mất rất nhiều (cốt không rung) nên cảm giác của keo làm sao còn đủ để cảm nhận. Tuy nhiên, nếu chơi mút cứng như Tenergy tới H3 D41-42 trên những cốt có nhiều feedback thì lớp keo lại trở nên cực kỳ quan trọng. Dân trên mytt truyền nhau một công thức là 5 lớp keo sữa 3 lớp booster, hoặc 3-5 lớp keo tăng lực – nghĩa là họ chơi keo rất dầy. Miếng mút Ma Lin quăng lên khán đài đã chứng minh điều ấy: CNT xài keo rất bạo, dù đã qua khỏi thời kỳ keo tăng lực. Vậy tại sao Ma Lin phải dán keo sữa chi cho dầy vậy, nếu tune bằng booster thì mắc gì phải tốn thêm keo? Đó là câu hỏi mà chỉ có thực nghiệm mới có thể trả lời chính xác, em cũng thử làm một lớp keo rất dầy trên miếng mút cứng tương đương loại bọn CNT xài, kết quả rất lạ. Lần đầu tiên cách nay 1 năm, em cũng thử trên cốt 5 lớp thì thấy càng dán nhiều keo đánh càng mất lực, mà vợt của Ma Lin thì có lớp seal dầy cộm – đã seal cốt tức là muốn tăng tốc độ thì tại sao lại làm mất lực, câu hỏi này khi ấy em bí lù. Lần sau này em cũng seal vợt 5 lớp bằng 3 lớp sơn chống xước loại cứng, quất cho 7 lớp keo vào mút, 2 lớp vào cốt. Lần này đánh khác hẳn, nếu dán ít keo thì vợt rất cứng, bóng đi thẳng – nhưng dán nhiều keo thì lại có cảm giác rất mềm và bám xoáy, quăng hết tay dứt điểm vẫn an toàn. Một lần tai nạn dán mút Tàu vào cốt Runlox không dính, em chơi luôn 5 lớp keo và 2 lớp trên vợt, sau khi dán ép vào 1 giờ lấy ra đánh thì được một cảm giác giống y như là đánh vợt arylate vậy, lớp keo dầy nó chống shock rất tốt. Khi chuyển qua những loại keo đặc hơn và cứng hơn thì cảm giác này càng tăng rõ rệt, hoàn toàn khác khi chỉ xài một lớp keo. Khi đã nghiện cảm giác có lớp keo dầy thì khó mà đánh lại với kiểu dán tiết kiệm vừa đủ dính, bọn Tàu xài keo DHS (rất đặc) là có lý do chính dáng, sang hơn thì xài FineZip của Nittaku. Lớp keo này khắc phục nhược điểm quá đàn hồi của cốt gỗ 5 lớp, cộng với lớp seal nữa nên Ma Lin dán keo dầy là có lý do.
Một trong những điểm yếu của booster là dán keo không dính, hoặc sau khi boost luôn lớp keo thì nó nhão nhét ra, khi dán lên vợt thì mút tự bung. Đặc điểm này cũng thấy trên những loại keo tăng lực dán dầy mà nôn nóng ép vào cốt sớm. Nếu may mắn mút không bung ra thì cũng cho cảm giác như có một lớp đệm hãm lực, có nhiều người lại thích cảm giác này. Khi mua mút Tenergy cũ từ mấy tay vợt lão tướng, họ gởi em một xấp mút có keo dầy cộm, em gởi mail lại hỏi có phải speed glue không thì họ bảo đấy là keo sữa, nhưng họ thích cảm giác dầy keo mà lót 1.9mm. Họ dán dầy rồi mới xài booster, chấp nhận cảm giác nhão của keo nhưng lại làm cho cú đánh cực kỳ chính xác, ít lực thừa nếu như phải đở những quả giật khủng hoặc đối giật với tốc độ tia chớp. Bác nào thích chơi booster để có cảm giác keo tăng lực, dán mút ngay khi còn cong quặt mà vẫn bám cốt thì làm theo cách này: khi mút còn cong (bề mặt sponge còn chút cặn chất booster) thì quét lên 1 lớp keo sữa rồi chờ 1 ngày. Lột bỏ lớp keo này (vì nó rất mềm) rồi dán lên nó 3-5 lớp keo sữa, chờ nửa ngày rồi mới dán thêm 1 lớp keo lên mút lên cốt rồi lăn đè hoặc ép lại trong 1 giờ. Theo trình tự thời gian thì tối nay dán 5 lớp keo, chờ tới 2 giờ nữa đánh thì mới dán vào cốt rồi ép nó một hồi cho dính chắc. Rìa mút có thể hơi vểnh lên nhưng dùng cây lăn nó sẽ bị ép chặt xuống, 5 lớp keo có cường độ rất cao, không lo bung ra đâu. Dán vợt kiểu này thì khá tốn keo, bù lại sẽ có lại cái cảm giác chơi keo tăng lực trong vòng 2-3 tuần. Nếu boost mà phải đợi nó phẳng lại mới dán thì mất hết cảm giác rồi (vừa mất thời gian chờ nữa) chỉ còn tốc độ với một miếng mút đã mềm hơn.

 

e. Sự cộng hưởng khi làm việc chung
Chúng ta đã bàn tới từng thành phần cấu tạo nên một cây vợt, bây giờ khi gộp chung lại thì kết quả sẽ ra sao? Rất khó có thể nói kiểu combo nào là tối ưu, vì nếu đưa cho Kiến Quốc cây vợt của Ma Long thì chưa chắc gì bác Quốc đánh thắng trình B phong trào. Hoặc lột miếng H3 nờ-tê từ cây vợt của Long cho Quốc dán vào Sadius thì cũng như chưa biết giật vậy. Mỗi bác đã có một kiểu cảm giác vợt riêng, dù kỹ thuật cao cấp không có ai sai nhưng nếu đổi vợt mất cảm giác thì không đánh được. Những bác chơi phong trào trong nước cứ ráo riết săn hàng “tuyển”, từ H3 lót xanh đỏ cho tới Tenergy “chưa tune” hàng cấp phát trực tiếp từ BTY. Nhưng nếu em đưa các bác một cây vợt của cao thủ Châu Âu mà không nói gì thì bảo đảm khi cầm lên đánh sẽ chê ngay. Mút Tenergy hàng tuyển đánh rất chậm, còn mút H3 lót xanh bán ngoài thị trường chưa có miếng nào thực cứng tới D41 độ. Chúng ta chỉ săn “từng phần”, may lắm thì có 1 miếng H3 ngon nhưng cốt và mặt bên kia lại phá đám, chưa kể cách tune không đúng và dán keo cũng sai, cốt xài không hợp với lối đánh,…kết quả vẫn là một cây vợt khập khểnh. Nếu biết cách phối hợp theo đúng trình độ kỹ chiến thuật thì có thể tạo ra một loại vũ khí rất vừa tay, hiệu quả mà giá thành lại rất rẽ. Vd nếu chỉ có mút Tàu “market” kiểu 729 hay Yinhe, vợt cũ mà mút Bh cũng dở ẹc thì cái gì khiến tất cả khi gộp lại thành ra một cây vợt “ngon” – đó chính là cái cảm giác cộng hưởng khi làm việc chung.
Có thể gọi là “cộng hưởng” mà cũng là “bù trừ”, một combo hoàn chỉnh phải hoặc là đẩy mạnh hoàn toàn một mặt, hoặc là tất cả đều bằng nhau. Nếu là thiên về tốc độ thì có thể kể đến nhóm gai công hoặc thìa vuông, chơi theo kiểu Schlager hay rơ VN cũng là một cách thiên hết về tốc độ. Nếu nghiên về xoáy thì có rơ Châu Âu cổ điển với kiểu vợt rất mỏng và dai, loại này mà đi chung với mút mềm chậm nữa thì xác định là rất xoáy. Rơ hiện đại chuộng sự hài hòa, nghĩa là có cả hai nhưng đều ở mức độ trung bình. Timo Boll thành danh với cây Vis và miếng Sriver EL, không quá xoáy hay bạo lực, cái mà Boll chú trọng là cảm giác và khả năng kiểm soát bóng. Waldner nổi tiếng với cây Dicon và hai miếng Sonex, bác nào từng chơi qua phối hợp này xin cho biết tốc độ và xoáy? Chỉ là trung bình thôi nhưng cảm giác “bén” của nó mới là cái lưỡi dao mà Waldner xài. Zhang Zike xài Vis với H3 và T64/05fx, đánh rất mất lực và không có cú Fh sát thủ, vậy mà Zhang cũng thành một đại cao thủ ghi danh vào lịch sữ. Quy luật cộng hưởng là đẩy tất cả về một phía và làm tối thiểu phía còn lại, còn “bù trừ” là cộng trừ với nhau cho ra một phối hợp “không chê chổ nào được” – xu hướng TG đang ở vào thời kỳ chuộng sự trung dung để đẩy cảm giác an toàn lên tối đa.
Đẩy tất cả về một phía cũng là cách hay, tuy nhiên vẫn nên giữ 1/9 chứ không nên chọn 0/10. Vd nếu chơi gai công – nghĩa là thiên về tốc độ – thì cũng nên chọn loại gai có thể tạo hoặc biến đổi xoáy, vì có chút xoáy thì bóng sẽ vào bàn an toàn hơn là phản xoáy. Vợt chơi gai công cũng nên có chút cảm giác, nếu là carbon thì nên mỏng hoặc innerforce, nếu là vợt gỗ 7 lớp thì ít ai dám đẩy tốc độ lên tối đa với dòng Korbel SK7 hay Clipper CR. Kiểu phối hợp gai công cổ điển xài vợt dầy nhưng gỗ mềm (ayous hay basswood), kiểu hiện đại xài vợt mỏng có lớp composite (arylate-carbon hay innerlay-carbon). Chơi thìa vuông kiểu Nhật là một cách đưa tốc độ lên cao nhưng vẫn giữ độ xoáy, các cao thủ vợt thìa như Kim và Ryu cũng chỉ xài vợt gỗ (Hinoki) vì ngoài tốc độ còn có cảm giác bóng rất cao (ai từng chơi vợt Hinoki một lớp sẽ hiểu cảm giác này thế nào). Nghĩa là bên cạnh tốc độ khủng và xoáy vừa phải, họ vẫn còn chừa một khoảng lớn cho cảm giác để đảm bảo độ an toàn của cú đánh: mút khá nãy nhưng mềm (dễ đánh), vợt khá mạnh nhưng có cảm giác (khác với vợt đàn hồi). Nếu chơi vũ khí thiên về tốc độ thì sẽ phải luôn tấn công chứ khó mà phòng thủ lâu bền, nghĩa là sẽ luôn phải đối diện với những cú đánh chấn động mạnh (vì bên kia phang qua ta phang lại). Câu hỏi là chấn động này sẽ truyền đi đâu, chuyển hết vào bóng trở lại hay đi vào cánh tay? Ở đây sẽ chia ra 3 ngã rẽ: xài cốt cực kỳ cứng để bóng dội lại hoàn toàn (1), xài cốt có lớp giảm sốc để lực thừa bị triệt tiêu vào cấu trúc vợt (2), xài cốt có cảm giác tốt để có thật nhiều feedback nhưng bù lại chấn động sẽ lan truyền vào tay (3) (các khớp tay phải ngon lành, nếu không sẽ bị đau). Đại diện của (1) là Schlager, của (3) là Ryu Seng Min, nhóm (2) thiên về phối hợp trung bình đều.
Kiểu phối hợp Sadius + mút mềm nãy có cái hay là tuy có tốc độ nhưng cây S có lớp balsa làm giãm rất nhiều độ rung (gần như mất hoàn toàn). Kiểu kết hợp này đẩy tốc độ lên rất cao và triệt tiêu độ nhún đàn hồi, nghĩa là một cao một thấp thành ra là tỉ hòa – những miếng Bryce hay BryceSpeed thuộc nhóm low-thow tức là ít bám xoáy. Chứ nếu xài vợt có cộng lực do nhún thì sẽ rất khó điều chỉnh bóng với mút nhanh: chỉ cần thay đổi một li thì bóng đi sai một thước. Bọn Tây chơi rơ giật xoáy rất thích Sriver (sau này là Tenergy) vì nó chậm, khi vào thẳng bóng thì nó bị lớp sponge bọt khí hãm lực lại chứ không vọt mạnh ra như loại tension đời cũ – dù có bác vẫn đánh cốt carbon hay gỗ 7 lớp cực nãy. Nhờ thế mà cú giật cầu vồng lại an toàn, ít có bọn Tây nào chơi rơ này với nhóm Stiga Boost hay BTY Bryce (do bóng vọt ra quá thẳng). Với phối hợp Sadius và mút mềm nhanh sẽ tạo ra một lối đánh rất đặc trưng: An-nam-mít Xì-tin. Dân ta vẫn truyền nhau rằng cây Sa đời cũ (cán sẫm tem đồng) đánh “có cảm giác” hơn cây đời mới (cán nhạt tem bạc). Sự khác nhau nằm ở độ già và độ cũ của cây vợt cho feedback lên tay nhiều hơn, cho dù các tay vợt này cảm nhận cú đánh chủ yếu dựa vào độ chấn động của vợt (truyền thẳng theo lớp Hinoki và Balsa) và độ lưu bóng ở mút. Bóng đi thẳng và thấp nên cũng giống như chơi gai công, không cần cảm giác đàn hồi làm gì, vì chỉ là giống như bắn thẳng tới mục tiêu – càng nhún lại càng yếu. Với kỹ chiến thuật như thế thì rơ Vn nếu vẫn giữ Sadius mà dán Tenergy vào sẽ đánh rất dở, còn tệ hơn thời chơi Bryce với keo tăng lực (kết quả các giải gần đây đã nói lên tất cả). Phối hợp với những miếng mút có topsheet mềm bám đánh cũng rất tệ, nếu dân VN vẫn trung thành với Sadius thì nên chơi những miếng mút có topsheet lì ít xoáy, không nên chơi sponge bọt khí (quá nhún). Phối hợp hay nhất là với những miếng mút mềm nhưng cho bóng đi thẳng (low-throw), bề mặt không tacky (có lớp satin mờ chứ không nên bóng mềm). Đã nghiêng chiều nào thì phải đưa hết về một phía, tránh nhập nhằng.
Như em đã nói, một cây vợt cực nhanh cực xoáy là một cây vợt cực dở, nếu phối hợp kiểu đó thì chỉ giống như anh nhà giàu ăn vận bóng nhoáng nhưng càng lòi ra cái vẻ chân quê hiện rõ lên mặt. Rất nhiều người sau khi “nghiên cứu kỹ lưỡng” bèn ra tiệm đặt mua một cây vợt có thông số cao nhất, dán vào hai mặt mút cũng có các chỉ số tuyệt đối, thế là họ tin rằng đấy là vũ khí tốt nhất, bây giờ chỉ còn phải tập sao cho thuần phục được nó. Cho dù đó không phải là Sadius, vợt ấy vẫn rất có độ đàn hồi, mút ấy cũng có độ kiểm soát cao, nhưng vẫn đánh…không được! Hóa ra một phối hợp tốt nó nằm ở mức trung bình chứ không phải là maximum. Bọn CNT đánh Vis, nhưng nhìn trong bảng thông số thì Vis chỉ nằm ở mức trung bình khá, Tenergy chỉ nãy ở mức allround còn H3 thì chậm ai cũng biết rồi. Bọn Châu Âu cũng chỉ xài cốt từ All+, Off- cho tới Off (arylate-carbon) là nhanh lắm rồi, mút thì vẫn T05 ở mức allround. Thế hóa ra tụi nó chẳng hiểu gì về các thông số, hay các chỉ số ấy chỉ để…quảng cáo mà thôi? Nhiều người biết em chắc còn nhớ dạo 2005 em xài cây Joola Cat All+ Texalium với mút ghép, mặt Bh là miếng Joola SambaN-tect. Nếu nói về thông số thì đây là cây vợt dành cho dân…mới tập chơi (là quà tặng từ Úc, của người cô khi mua vợt đã nói với ông chủ tiệm rằng em…mới biết chơi) nhưng em vẫn thịt được rất nhiều cây Xa-điểu với hai mặt cực khủng với cái chiêu bóng buồn ngủ không lực (trình độ của em lúc ấy là đi chân không, quần dài áo sơ mi đánh bóng). Trình thấp mà vợt dỏm, thế mà thắng hoài thì thật lạ, kiểu như có bác xài cây vợt Đường Sắt Hà Nội mà vẫn thịt cao thủ. Giống như hai tướng đánh nhau, một bên cỡi ngựa ốm đói bệnh hoạn nhưng biết nghe lời, còn bên kia thì ngựa chiến nhưng bất tuân – một bộ vũ khí cực xoáy cực nãy cũng giống như con ngựa bất kham vậy.
Xu hướng TG hiện nay là xài phối hợp trung bình đều, vợt có lớp chống sốc nhưng vẫn cho cảm giác tốt chứ không phải cứng lì như loại carbon hồi xưa. Những cốt Zylon-carbon hay S-ZLC mới ra hiện nay có tốc độ chỉ tầm mức độ Off hoặc Off- chứ không như thời xưa 20 năm trước (tốc độ càng cao là thời trang), những cốt có lớp composite được đưa vào gần lõi cho cảm giác rất tốt, gần như cốt gỗ nhưng khi va chạm mạnh lại rất an toàn. Những hãng vợt khác nhau đều cũng theo cái thời thượng này chứ không hẳn chỉ có BTY, nghĩa là TG chuộng vợt có độ nãy trung bình, cảm giác gỗ được bảo tồn khiến cho độ an toàn vẫn giữ mà khi cần phát lực thì tốc độ vẫn khá cao. Kiểu mút có lót bọt khí đã có từ 10 năm nay nhưng vẫn chưa làm sao thay thế được, những mút càng gần đây càng đưa độ cứnglên cao và làm mất lực shock bằng cách tạo sponge tổ ong thay vì bọt nhỏ như Spring sponge của Tenergy (vd Tibhar Evo.P-MX, Rasant,…). Loại bọt khí mịn rất khó kết hợp với cốt thuần gỗ trong khi nhóm mút tổ ong lại làm việc chung hài hòa với đám cốt gỗ mõng đàn hồi, chỉ vì ở chổ “bù trừ” lẫn nhau. Kiểu bề mặt lì và sponge tổ ong khiến độ bám bị giới hạn, khiến bóng vọt tới thấp hơn là đánh với Tenergy, khi kết hợp với cốt nhún sẽ không bị vồng lên cao quá, mà vẫn có thể phát lực an toàn. Bọn Âu ngày nay đánh xoáy nhưng đã biết chuộng rơ bóng thấp đi thẳng kiểu Tàu, chúng không còn thiên về độ đàn hồi cộng lực nữa mà đã biết chơi gần bàn hơn, đó là do bọn họ đã chuyển qua phối hợp vũ khí chậm và ít nhún hơn. Trước đây, độ lưu bóng cao cũng đồng nghĩa độ đàn hồi lớn, khi đánh mạnh sẽ đi xa hoặc nếu bóng trúng đầu vợt sẽ bị cộng thêm lực nên đi dư – khó canh bàn. Nếu xài mút mềm cũng có độ lưu bóng cao nhưng lại thiếu lực khó đánh dứt điểm. Kiểu phối hợp bù trừ ngày nay cho độ lưu bóng cao nhưng không bị trường hợp bóng chạm phần đầu vợt sẽ đi mạnh hơn, vì có lớp chống sốc, nên mút cứng càng dễ áp dụng mà không sợ dư lực – ngoài ra mấy miếng cứng cũng không nãy điên như thuở xưa, vì cái kiểu sponge “đánh nhẹ thì cứng, đánh mạnh lại cảm thấy mềm”. Vợt cũng thế, đánh ít lực thì cảm thấy nãy, quất hết tay thì bóng lại bị mất lực vào bàn cũng như là giật nhẹ (thế thì tội gì phải cắn răng mím lợi mà phang?). Vì đánh thế nào cũng vào bàn một kiểu, một khoảng cách nhất định cho nên độ an toàn tăng lên cực cao! Bấy giờ sự tập luyện không còn nhằm vào chuyện kiểm soát bóng cao thấp ngắn dài nữa – để cho cái vũ khí đảm nhiệm – chỉ cần quan tâm sao cho đánh trúng bóng, còn lại là cho chiến thuật và độ khó (tỉ lệ xoáy/lực, độ cong,…) của một cú đánh. Cũng không cần phải cố gắng “phiêu” và “ma sát” bóng nữa, cũng không quan trọng chi li góc độ từng cú đánh, hoặc đè bóng sợ ra ngoài, hoặc hãm lực chỉnh xoáy,…rất là áp lực. Bọn Tây ngày nay đánh bóng khác xưa rất nhiều, có phần giống rơ Tàu thời Ma Wenge và Kong Linhui, chỉ đánh một động tác ngắn gọn nhưng bóng đi nguy hiểm khó đỡ hơn nhiều.
Quay lại bọn Tàu, từ thời Ma Wenge và Kong xài vợt 5 lớp giống Waldner với mút low-throw bên Fh, sau đó chúng chuyển qua vợt 7 lớp (low-throw) đánh với mút DHS (hi-throw) một thời gian rồi ngả hẳn về vợt 5+2 lớp composite với mút DHS cứng (mút cứng thì đi thẳng hơn). Ma Long và Wang Liqin cũng khởi đầu bằng vợt 5 lớp, cũng chuyển qua 7 lớp rồi dừng lại ở 5+2 lớp. Cho dù kiểu vợt nào, gai công hay mút bám thì bọn Tàu vẫn chỉ có một kiểu tấn công, đó là bóng đi thẳng và sát lưới (chỉ trừ Xu Xin đánh xa bàn cầu vồng, nhưng khi áp vào hắn cũng đánh thẳng) hay nói theo ngôn ngữ chung thì bọn Tàu thích kiểu bóng low-throw, dù có ít xoáy hay nhiều xoáy cắm tới nhưng điều quan trọng là độ nãy lên rất ít, khiến cho rất khó phản công lại. Bọn Tây có thể đối giật với nhau cả chục quả nhưng khi đánh với bọn Tàu thì chúng lóng ngóng như chưa biết đối giật vậy. (Bọn Tây đánh với em cũng thế, dù trình cao hơn nhưng khi em đánh Fh thì chúng chỉ lốp lên cao chứ không dám đối giật – đồng nghĩa với việc đưa bóng cho em đánh góc trước). Đối giật xa bàn là thế mạnh của rơ Tây nhưng bọn Tàu đã đánh bại trò ấy chỉ bằng cách phối hợp vũ khí. Câu hỏi đặt ra là, nếu phối hợp cho bóng low-throw thì cảm giác sẽ ra sao? Xin thưa là rất…khó đánh, vì nếu quen kiểu đánh hi-throw thì bóng đi yếu xìu. Bọn Tây cũng đâu phải vừa, chúng cũng lấy vợt bọn CNT đi kiểm ra đủ kiểu nhưng vẫn không lý giải được tại sao đám CNT đánh mạnh lại khó đở như vậy. Nhiều thằng SV Tàu đi du học mang theo các vũ khí và bí kíp tập luyện sang Châu Âu, vẫn làm trùm một cõi dù chúng chỉ là hạng vô danh bên Tàu. Nhiều tay vợt CNT sang Sing đầu quân, thiếu mút nờ-tê nhưng chúng cứ làm bá chủ cái vũng sình ĐNÁ với những miếng Nittaku H3 pro tầm thường. Nhiều ông HLV Tàu đi các nước khác, vẫn không có mút tuyển mà cứ đào tạo đệ tử ngon lành bằng những miếng mút sẵn có trên thị trường. Hóa ra đằng sau cái miếng H3 thần thánh ấy còn có những điều ẩn giấu khác, đó là làm sao để tạo ra những cú đánh bao gồm các tính chất như ý, mà miếng H3 chỉ là một phần cái công cụ để thực hiện. Cảm giác của một phối hợp low-throw là bóng như cứ tuột xuống và đi thẳng chứ khó lòng mà đánh bóng lên cao như cầu vồng. Đánh va chạm mạnh thì mất lực còn mím môi ma sát cho bóng đi xoáy thì nó lại chậm rì. Đập thẳng vào bóng thì bóng đi tuột cắm vào lưới vì quá ít lực, thế mới khó!
Xem những trận Boll, Jun hay Dima đánh với bọn CNT thì phần lớn bọn họ đở hụt hoặc đoánsai quả giật Fh của bọn CNT chứ ít có chuyện đở trúng mà bóng nhiều lực xoáy quá dội ra ngoài. Rõ ràng cú giật Fh của bọn CNT nhanh và khó đoán chứ ít khi dựa vào xoáy và lực để thắng. Xem các pha chiếu chậm rõ ràng tốc độ và xoáy không quá cao nhưng bọn Châu Âu cứ lóng ngóng không biết phải làm sao đánh phản công lại, toàn là thừa thiếu một chút. Em từng đánh với bọn SV Tàu được đào tạo chính quy trong nước, cú giật của bọn chúng nhanh và chuội nhưng không phải là nhiều xoáy (nếu muốn nhiều xoáy chúng phải đánh chậm và vồng cao lên). Đánh kiểu Hi-throw là một cách có thể làm được, nhưng đánh Low-throw mới thực là khó chịu. Đánh vợt phối hợp theo đúng kiểu Tàu mà cắn răng phang cho mạnh chấp người ta đở lại thì đúng là húc đầu vào tường, bọn Tàu không có hiệp sỹ mà cũng chẳng có Samurai, hơn nữa miếng mút Tàu không có lợi về lực bằng mút Tây. Đánh nhanh bất ngờ khó đoán, mà bóng đi thấp khó biết xoáy bao nhiêu, đánh được góc chết ở những tư thế khó tưởng thì mới mang đậm bản chất Tàu. Muốn được như vậy thì vợt và mút phải phối hợp sao cho động tác và kết quả cú đánh không nằm trong suy nghĩ và quán tính của bọn Tây – nghĩa là làm cảm giác của đối thủ bị loạn. Vd như thấy động tác ngắn nhưng bóng lại đi nhanh, nghe tiếng lớn nhưng bóng đi chậm, thấy quăng hết tay thì bóng lại đi cắm xoáy chứ không quá dài và nhanh, thấy giật mà thành bạt, thấy bạt mà bóng lại đi xoáy,…Muốn như thế thì phối hợp vũ khí phải đưa về một cảm giác duy nhất và buộc phải giãm thiểu lực đàn hồi để cú đánh luôn “có một cái gì đó” để dựa vào an toàn. Phối hợp Vợt Composite +H3 D41 dễ đánh góc nhất, 3 năm trước em từng bị bất ngờ vì không nghĩ là có thể đánh được bóng khó như thế. Lúc mà Zhang chưa thành danh thì có thằng HK đã chôm cái combo này đánh thắng nhiều tay cao thủ – chỉ vì cú đó, ngoài ra các kỹ thuật còn lại là trung bình. Trận gặp lại mới đây nhất thì ku đó không ngờ rằng chính hắn bị chơi lại bằng cú sở trường, các ván đấu kết thúc quá nhanh khi hắn phải cần có xoáy để mượn, còn tự tạo xoáy thì bị đánh trước mất rồi – toàn là ép góc vì ku này biết đở phản công Bh khá tốt. Dù sao thì đó cũng là một sư phụ “không mất tiền học phí” đã khai ngộ cho em sự lợi hại của các cú tấn công low-throw. Bóng đã đi thẳng lại còn cắm vì xoáy nhiều thì quả thực là chỉ có bọn CNT làm được, khi chơi kiểu phối hợp mới này rồi thì cú Fh của chúng quả thực là nhàn nhã và tự tin dù là đánh rất ác bóng, nhất là khi đối đầu với TG còn lại.

 

2. Cảm nhận quỹ đạo và kiểu nãy của bóng
Theo đúng thời gian quy định thì bắt đầu từ tháng 8-2014 chúng ta sẽ đổi sang chơi bóng plastic, nặng và hơi to hơn một chút. Rất nhiều chuyên gia đã thử những quả bóng được ITTF approved, đều đi chung tới một kết luận rằng: rất khó tạo xoáy và khó tạo những quỹ đạo cong, cảm giác bóng chạm vợt rất thô bạo vì lần này bóng khá dầy và nặng, lại láng nữa. Cả TG đặt niềm tin vào loại bóng mới này sẽ mang lại sự lật đổ ngoạn mục, kết quả hãy còn lâu nhưng chúng ta cũng phải đoán trước. Với loại bóng mới này, nhiều tay vợt chơi rơ Hi-throw đã than khóc trên mytt rất nhiều, rằng không đánh được. Nghĩa là chúng ta sẽ phải đón nhận một trào lưu bóng bàn mới đánh bóng đi thẳng và thấp mà không cần phải chơi mút Tàu nữa. Sẽ có hai khả năng xãy ra: bọn Tàu sẽ không còn thế mạnh đánh low-throw nữa vì ai cũng đánh như thế, ngoài ra còn phải đối đầu với rơ này, khả năng là thành tích bị giãm mạnh. Khả năng thứ 2 là bọn CNT vẫn thống trị ngất ngưỡng vì đã chơi rơ này gần một thế kỹ, vợt chúng chơi sợi tổng hợp chống shock rất tốt nên không ngại bóng nặng, kiểu đánh của chúng không cần nhiều xoáy vẫn vào. Với khả năng sau thì luật ITTF sẽ còn phải đổi thêm nhiều nữa. Người ta suy đoán rằng rơ bạt thẳng vào bóng sẽ chiếm ưu thế, với sự quay lại của mút gai công và gai thủ ôm bàn. Khỏi cần tiên đoán cũng hiểu rằng kiểu carbon Tamca sẽ bị thất thế vì rất khó mà chịu nổi một quả bạt của trái bóng mới này, độ chấn động sẽ rất lớn nên sẽ khó mà kiểm soát đánh trả lại. Mút mềm giòn sẽ biến mất vì sẽ mau rạn nứt, thay vào đó là mút lót tổ ong cứng, vợt có nhiều sợi nhân tạo hơn.
Bây giờ mà viết về cảm giác của bóng cũ thì có phần thừa rồi, trong khi chưa có bóng mới để làm quen. Bóng mới sẽ nãy thấp hơn, ít lạn ngang hơn nên em suy đoán là sẽ dễ đoán bóng hơn. Nhiều “chiên da” trên mytt đã dùng đủ thứ định luật vật lý để tiên đoán rằng bóng mới sẽ không có lợi cho rơ đánh xoáy cong ngang, nghĩa là không cần dùng tới “giác quan thứ sáu” để đoán những đường bóng lắt léo nữa. Trước đây chỉ có những ai có cái năng khiếu “cảm giác bóng” mới có thể đánh sớm khi bóng vừa nảy lên, còn lại phải đợi và nhìn bóng rồi mới dám phát lực. Rõ ràng bóng D40 đang xài dễ đánh và dễ đoán hơn bóng D38 trước đây, nhất là khoản đở giao bóng. Nhờ bóng D40 này mà bọn CNT luôn tự tin đánh sớm để phản công những quả giật xoáy quẹo ngang của bọn Tây, khiến rơ này gần như tuyệt chủng luôn.Chỉ cần nhìn cách đánh, một phần quỹ đạo và tốc độ thì những ai có cảm giác bóng tốt sẽ đoán ra được điểm rơi và cách nãy lên, từ đó đưa ra những quyết định di chuyển hợp lý. Nhiều khi chỉ như là phản xạ, thấy đánh là đưa vợt ra đở nhanh tích tắc mà vẫn trả lại thành công. Bóng bạt bay khác bóng giật cầu vồng, càng khó hơn nếu có xoáy ngang, bóng cắt gai dài bay khác bóng chặt bằng mút, bóng lốp cao rơi khác bóng đở ngang vai,… tất cả đều cần kinh nghiệm xữ lý cực nhanh – đấy là cảm giác và phản xạ rồi chứ không còn là một chuổi phản ứng dài nữa.Cảm giác này hình thành qua tập luyện, nó không nằm trên vợt hay tay chân mà chủ yếu là qua mắt và khả năng phán đoán. Trong những lò dạy bóng bàn có những HLV chơi rơ chậm mà lắc léo thì bọn đệ tử được đào tạo ra có cảm giác bóng rất tốt, mới đầu tập luyện chúng sẽ đánh trễ vì không dám mạo hiểm, khi quen dần thì bóng nào chúng cũng dám phang sớm hết. Bọn CNT là trùm trong khoản này, có lẽ do quá trình tập luyện và cách thảy bóng của các ông HLV (nếu để bóng nãy trên bàn rồi mới đánh qua cho học trò tập thì khó tạo xoáy lạ, bọn chúng chỉ cần nhìn tay là biết, nhưng nếu cầm bóng trong tay chọi vào vợt thì có thể tạo ra đủ kiểu xoáy và góc độ khác nhau, tùy vào trình độ của ông HLV mà có thể tạo ra nhiều loại bóng vừa thực vừa khó cho học trò có thể làm quen). Tập với máy bắn bóng là cách làm hỏng cảm giác bóng nhanh nhất.
Cảm giác bóng rất quan trọng, thử nghĩ bọn CNT mà mất cảm giác bóng thì chúng có còn dám đánh sớm để tạo ra những đường bóng bất ngờ không? Nếu đánh trễ thì mút Tàu chỉ là một miếng mút chậm nhiều xoáy chẳng có gì đặc biệt, vì vậy Xu Xin muốn dứt điểm phải luôn ôm bàn đánh sớm chứ đứng xa chỉ có thể câu xoáy vào thôi. Rơ của Xu Xin khiến bọn CNT rất khó chịu vì hắn đánh vào điểm yếu ấy: Xu đánh bóng cao nhưng không hề giống bọn Châu Âu, vì bóng của Xu biến hóa đa dạng nên bọn CNT không thể dùng cảm giác mà phải luôn quan sát bóng, nên không thể đánh ác với Xu. Kiểu giật của Xu không kỵ quả đánh “nửa giật nửa bạt” rất low-throw, vì Xu đứng xa nên bóng đã mất hẳn độ khó, chỉ còn lại một quả chậm ít xoáy. Bọn Tây không đánh như Xu được vì toàn bị CNT đánh góc sớm (vì không biết phá cảm giác của chúng trước), lại không có cú bắn như Xu nên bọn Tàu cứ ép thẳng vào Bh (Xu có cú bắn ấy nên chỉ an tâm thủ góc FH thôi). Ngoài ra Xu cũng có cú dứt điểm bóng chuội như bọn CNT khác, nên có ngày Xu vẫn tiêu diệt được No.1 của Tàu như thường (bù lại ngày nào bọn chúng tự tin thì hạng B của CNT cũng đánh Xu như cái mềm). Timo Boll một thời cũng phá được cảm giác bóng ấy, bọn Tàu vẫn sợ những tay trái có cú Bh xốc thẳng vào mặt Fh của chúng, ngoài ra Boll đánh rất khó đoán lại thấp bóng nữa. Bọn Tàu phải tốn rất nhiều video ghi hình và hội họp để đối phó với Boll, dạo ấy nếu không có Wang Hao thì có lẽ không còn ai trị được Boll.
Theo em, một ngày mà có cảm giác bóng tốt có thể lên hơn 2 điểm: 1 điểm đánh không hư và 1 điểm đánh ác chết góc. Dân phong trào gọi đó là những ngày “lên đồng” và đánh như “nghệ sỹ nhân dân”, bởi vì dám đánh những quả không ai nghĩ ra. Ngày nào mất cảm giác thì mất hẳn tự tin, có thể đi đứt 4 điểm trong một séc vì đánh hư và đánh quá dễ – đồng nghĩa là vào ngay tay đối thủ. Cái cảm giác này nó quá…hên xui và tùy vào từng người riêng mà độ dao động khác nhau. Người chơi không dựa vào cảm giác này thì luôn có phong độ ổn định (đồng nghĩa không có gì đột phá). Bọn Tây đánh trễ bóng nên có nhiều thời gian quan sát chứ không dựa vào cảm tính hoặc kinh nghiệm. Chúng đánh bóng đi cầu vồng nên dù tốc độ thực của bóng có nhanh nhưng vì quãng đường xa hơn cú đánh thẳng, nên mất hẳn độ khó và bất ngờ (thấy rõ bóng đi lên rồi sụp xuống). Em có thử bàn với vài thằng học trò…của người ta về cách đánh sớm thì bọn chúng phản đối ghê quá, cứ như là lật ra xét lại chủ nghĩa Marx vậy. Học trò của dân Châu Á thì cũng được dạy luôn miệng là phải đánh sớm, nhưng đánh thế nào thì chả ai nói tới – có tập làm quen cảm giác bóng đâu mà đánh cho được? Nếu vào trận mà tiêu diệt được cảm giác bóng của đối thủ thì đã có trong tay ít nhất là 2 điểm. Nhiều cao thủ rất giỏi trò này, đánh với họ có cảm giác “ngộp” dù nếu so ra họ cũng đánh hư tè le chả hơn gì ai. Có tay còn chơi ác, vào khởi động hắn đổi mặt lại rồi cứ làm như đánh hỏng vài quả hoặc không biết khởi động, khiến đối thủ bị mất nhịp ngay từ những quả đầu. Nhiều tay khi thua bèn đánh vào cảm giác bóng của đối thủ, đổi vài quả sang bóng không lực hoặc chém thật nặng rồi lốp bóng nhiều xoáy lên cao, sau vài quả bên kia đã mất cái cảm giác tự tin lúc đầu thì họ quay lại rơ cũ.
Mỗi clb khác nhau đều cho cảm giác bóng khác nhau, vì bàn nảy không giống, độ cao bàn thay đổi một tí hoặc dốc một tí là đã khác rất nhiều rồi. Đánh giải Premiership có cái hay là có sân nhà sân khách, lưu chuyển thường xuyên nên chưa chắc gì đội mạnh sẽ thắng hoài. Hoặc có khi ta chỉ quen với nửa bàn phía bên này, khi hết séc đổi bên thì ta cứ thua mà không hiểu sao – luật ITTF cho phép chọn bên là có lý do chính đáng, vì hai bên hậu cảnh phía sau bàn khác nhau cũng cho cảm giác tâm lý thay đổi. Đổi giày đổi áo quần cũng làm thay đổi cảm giác bóng, nếu đánh ướt áo trận trước mà ra thay áo mới thì có cảm giác khác đi rất nhiều. Dĩ nhiên là nếu đang đánh bóng này mà cầm nhầm bóng khác (ở bàn bên kia bay lạc qua) cũng coi chừng mất hết cảm giác. Nhiều tay láu cá, đánh thua bèn…đạp bóng rồi đòi bóng mới, sau vài quả làm nóng quen bóng thì cảm giác đã khác xưa (theo luật ITTF thì coi chừng ăn thẻ vàng cảnh cáo). Đánh bóng ở sân nhỏ quen, nếu ra sân rộng đánh thì cầm chắc là mất cảm giác bóng, hoặc ngược lại. Chơi quen ở đồng bằng mà lên Đà Lạt đánh cũng không còn cái cảm giác tự tin nữa, vì không khí loãng hơn nên bóng đi có hơi khác. Du đấu từ nước này qua nước kia cũng mất cảm giác khá nhiều, nên bọn CNT luôn dành rất nhiều thời gian để tập cho quen sân quen bàn, các bài tập này rất hay vì nó chuyên trị các bệnh mất cảm giác. Bác nào quan tâm thì cứ tìm các video clip quay lén cảnh bọn CNT tập với nhau (nhiều bóng hoặc tập theo cặp) thì sẽ thấy chúng luôn tập những quả đánh sớm chứ không tập “cho nó đều” – nên chúng đánh chưa được chục quả là rớt bóng rồi (trình bọn CNT không tệ như vậy). Bọn HLV của Tàu thích tuyển vào CNT những thằng có những quả bất ngờ đầy cảm tính chứ ít chuộng những đứa đánh an toàn. Giải Super League của Tàu là căn cứ để mấy lão HLV lựa quân, vì có mấy chú lính Lê-dương vào đánh, thằng tờ-ró nào đánh được nhiều quả “đứng hình” thì càng được ưa chuộng, chỉ vì cái “năng khiếu trời cho” nằm trong cái cảm giác bóng và sự tự tin ấy.

 

3. Cảm nhận bóng trên vợt
Phần này trước nay chưa ai thống nhất, và sẽ còn tranh cãi tiếp, những gì em viết ra chỉ là kinh nghiệm bản thân, chỉ nhằm giúp (hoặc là loạn thêm) cho mọi người có thêm sự nhận xét khác. Những “cảm nhận” hay “cảm giác” mà em viết ra đây có khi quá lạ lẫm với nhiều người đó giờ chưa từng biết rằng có cái loại cảm giác này trên đời. Trên các diễn đàn thế giới có nhiều ý kiến công nhận “thời gian lưu bóng” của mút và vợt (dwelling time), họ cũng xác nhận rằng độ lưu bóng (hay trễ bóng) khác nhau đối với nhiều loại mút vợt. Một số phối hợp cho độ lưu bóng rất thấp, vd mút gai ngắn hay vợt carbon dầy (Tamca carbon). Một số loại mút cho độ lưu bóng cực lâu như loại sponge tổ ong hoặc cốt gỗ mềm và mỏng nhún. Trên thực tế đó thì “cảm giác bóng trên vợt” có căn cứ để đứng vững, chẳng những vậy còn đoán biết được nó sẽ như thế nào và có thể thiết kế tạo ra những kiểu cảm giác thích hợp nhất. Nếu phân tích từng phần ta sẽ thấy ĐLB tỉ lệ thuận với độ mềm nhún và độ mất lực giãm xốc của cốt, với độ dầy, độ xốp của sponge và độ bám dính của topsheet. ĐLB tỉ lệ nghịch với độcứng và nãy của cốt, với độ cứng và tốc độ của mút. Với một hệ phối hợp phức tạp thì sẽ có sự cộng hưởng và bù trừ giữa cốt và mút, chưa chắc gì một combo có nhiều cảm giác lại tốt, nếu nói vậy thì họ nhà gai sẽ không có đất sống (vì cú đánh đặc trưng của gai là nhờ vào bóng dội ra ngay nên mới nhanh và không bị ảnh hưởng bởi xoáy). Mút Anti có bề mặt không bám nhưng bù lại có sponge rất mềm xốp và rất chậm, nên cũng được liệt vào nhóm có ĐLB cao. Gai dài có tính phản xoáy nhưng nếu đi với lót dầy tổ ong và có thân gai bám xoáy thì lại được gộp chung vào nhóm có ĐLB lớn, nếu phối hợp với cốt mềm nhún thì cú chặt xa bàn có rất nhiều cảm giác và khả năng kiểm soát. ĐLB trên cốt không hẳn là độ đàn hồi (dai nhún) mà có khi chỉ cần gỗ mềm mất lực (như balsa) cũng cho độ lưu bóng khá tốt nhưng lại không có cộng lực gì. Sự khác nhau cơ bản giữa gỗ có xớ dai cho thêm lực từ biến dạng đàn hồi (limba) và gỗ mềm cho biến dạng nén ngay tại chỗ va chạm với bóng nhưng lại không bị biến dạng ở cấu trúc (vì dầy hơn, đại diện là balsa). Những cốt một lớp hinoki cho độ lưu bóng cực cao nhưng lại không đàn hồi, cũng không mất lực như gỗ balsa, một phần vì cốt một lớp luôn dầy nên ít sinh ra biến dạng đàn hồi.
ĐLB của từng thành phần mút và vợt nếu xét riêng thì không ý nghĩa gì cả, vì không ai chỉ đánh bóng bằng mút hay bằng vợt trơn. Nhưng khi làm việc chung thì sinh ra rất nhiều hệ quả không đơn giãn chỉ là cộng trừ với nhau, bài toán bây giờ không chỉ đơn giãn là cốt cứng với mút mềm hay cốt mềm với mút cứng nữa, mà đã có rất nhiều biến số khác nhau tham gia vào. ĐLB của cả phối hợp mà thấp quá thì sẽ sinh ra hiện tượng dội bóng và cảm giác cứng khó điều khiển khi lực va chạm quá mạnh, ngoài ra khó tạo xoáy và chỉnh độ cong của quỹ đạo bóng như ý muốn. Thời gian tiếp xúc bóng quá nhanh sẽ không cho ta cơ hội để tạo chiều sâu cho cú đánh, cứ như là chơi gai công chỉ dùng tốc độ và điểm rơi để thắng điểm. Gai công có cái hay là nó không bắt xoáy nên cứ ngửa vợt phang thẳng vào bóng ít khi nào trật, nhưng nếu chơi mút bám xoáy mà phối hợp với vợt có ĐLB thấp thì rất khó đánh dầy vào bóng (vì bóng sẽ dội ra ngay). Dẫn đến người chơi phối hợp này có xu hướng đánh mỏng vào bóngđể tăng xoáy, giãm lực và tăng thời gian lưu bóng. Cái hại là ở chỗ đánh mỏng “ma sát bóng” này, cú đánh vừa thiếu tính ổn định an toàn, vừa thiếu luôn cả chiều sâu, vì hễ nhiều xoáy thì phải giãm lực lại. ĐLB của phối hợp cao quá một ngưỡng nào đó lại cũng rất có hại, vì cũng khó kiểm soát khi bóng tới có nhiều xoáy, hơn nữa khi phát lực sẽ bị cảm giác trễ nhịp nên bóng đi thiếu tốc độ. Đặc điểm dễ thấy nhất là khó đánh dứt điểm gần bàn vì bóng cứ lơi lơi vồng lên trôi ra ngoài, nếu đánh thẳng thì lại đi chậm mà thêm xoáy sẽ dư bàn ngay. Những kiểu phối hợp này rất sợ đở giao bóng xoáy, sợ bị lên xoáy trước nhưng lại rất thích đứng xa bàn đánh đối giật cầu vồng hoặc lốp bóng cao – rơ này ít thấy ở VN nhưng lại rất phổ biến ở các nước da trắng chơi bóng bàn.
Khi chơi vợt đàn hồi có ĐLB cao (vd cốt 5 lớp dán Tenergy 05) ta sẽ kinh nghiệm rằng bóng đánh bằng phần đầu vợt (xa tay cầm) sẽ có lực hơn phần gần cán vợt. Tùy vào độ chênh lệch này lớn hay bé mà độ an toàn của phối hợp này gia giãm đáng kể (khi bàn đến phần “cảm giác lưới và bàn” em sẽ lý giải tại sao). Những vdv chơi bóng bàn có quan tâm đến cảm giác bóng và độ an toàn sẽ cầm vợt rất sát lên mút khi đánh ôm bàn, và luôn nhắm bóng vào giữa vợt (chứ không phải cầm lơi mà nhắm bóng vào gần cán), có thể nhìn chỗ mòn của mút mà biết người đó trình cao hay thấp, đánh có chính xác không. Nếu luôn mòn giữa mút một lõm nhỏ giữa mặt mút thì đó là vdv có tập luyện nhiều nên độ chính xác cao. Ngón tay kẹp sát lên phần mút sẽ làm cho vợt được cố định và thăng bằng hơn, lực tay đòn sẽ ngắn lại mà bóng vẫn nằm giữa vợt nên vẫn giữ nguyên cảm giác đánh. Đây là cách cầm vợt của rơ ôm bàn chặn đẩy và bắn trái bạt phải, hoặc phản công góc ngắn tay, cần độ ổ định và an toàn chính xác hơn là lực. Vậy thì khi muốn tăng lực cho cú đánh sát thủ, một cú đánh Fh cổ tay trong bàn hoặc đập bóng dứt điểm, hoặc đánh xa bàn cần thêm lực thì họ làm thế nào? Hãy xem các clip quay chậm và để ý cách cầm vợt khi đập bóng hoặc đánh xa bàn, chúng ta sẽ thấy các cao thủ sẽ cầm lui xuống phần chuôi vợt nhưng vẫn nhắm bóng vào giữa vợt (chứ không phải vẫn cầm sát mà nhắm bóng vào đầu vợt). Với cách cầm này thì lực tay đòn sẽ lớn hơn, nhưng lực đàn hồi vẫn giữ nguyên nên cảm giác đánh cũng không đổi (có thể tăng thêm một chút nhưng rất phụ thuộc vào cán vợt, nếu là cán xếp dọc kiểu TBS thì sẽ tăng lực, kiểu Vis thì không).
Câu hỏi đặt ra ở đây là: trong thi đấu bóng xoáy đủ kiểu làm sao nhắm chính xác vào giữa vợt, có khi trúng được bóng là may lắm rồi, nếu vợt có độ đàn hồi cao quá, ĐLB cũng cao luôn thì làm sao đánh cho chính xác? Chính vì thế mà từ khi chơi bóng lớn và có mút Tenergy thì dòng vợt 5 lớp mất dần ưu thế trên võ đài thượng đỉnh của TG. Để làm giảm độ nhún của vợt mà vẫn giữ nguyên cảm giác thì người ta thiên về cốt 7 lớp hoặc xài 2 lớp composite chống shock. Cách làm việc của loại cấu trúc này là khiến cho bóng chạm vào vùng gần cán và gần đầu vợt được nãy ra với lực không quá khác xa nhau. Do cốt cứng hơn nên bóng chạm vào vùng gần tay cầm sẽ nãy ra do phản lực va chạm lớn (nếu tay cầm chắc vào cán và má vai vợt). Còn bóng chạm vùng gần đầu vợt có thêm chút lực moment tay đòn nhưng không có lực đàn hồi nữa, lại bị trừ ít nhiều vào lớp chống shock tùy theo lực va chạm, nên vẫn cho bóng nãy ra có tính chất gần giống phần dưới vợt. Tính chất này được quảng cáo là “làm rộng vùng Sweet Spot”, vùng SS ở đây được hiểu là vùng an toàn (Safe Spot) chứ không phải là vùng cho lực đánh mạnh nhất.
Một số người hiểu lầm tính chất đàn hồi (nhún) của cốt vợt, cho rằng phải có biến dạng mới sinh ra đàn hồi. Vì theo định nghĩa lực đàn hồi là lực sinh ra do vật liệu hồi lại hình dáng ban đầu, trên lý thuyết là bắt buộc phải có biến dạng. Theo logic suy ra thì vợt biến dạng nên bóng sẽ văng ra không chính xác (tỉ lệ với góc biến dạng). Suy luận này có lý nếu vợt rất mỏng (chừng 1-2mm) và lực va chạm rất khủng, ngoài ra tay cầm vợt phải rất chặt nên lực của bóng mới truyền nguyên vẹn làm cong vợt. Trên thực tế thì vợt luôn có độ dầy trên 5.5mm và được cấu tạo ít nhất là 5 lớp khác chất liệu xếp vuông góc nhau nên gia tăng độ cứng lên tối đa. Muốn bẻ cho một nửa mặt vợt này biến dạng cong đi 1 độ thôi cũng không đơn giãn, huống hồ là lực va chạm của một trái bóng 2 gram. Tuy nhiên chúng ta vẫn ghi nhận một điều là bóng va chạm vào gần rìa vợt sẽ mất lực và không đi chính xác như mong muốn. Theo điều tra của Bao Công thì tội phạm không phải là độ nhún đàn hồi của cốt vợt, độ biến dạng sinh ra do bị xoay chứ không phải bị cong. Lỗi là ở chỗ tay cầm vợt có da thịt mềm nên không thể nào giữ chặt cán vợt được, mà phần rìa vợt lại có lợi thế đòn bẩy nên chỉ cần lấy ngón tay ấn nhẹ là đã xoay một góc khá lớn rồi. Khi đánh bóng chẳng có ai cầm vợt theo cách siết thật chặt cả, nên bóng chỉ cần va chạm ngoài chỗ tiếp xúc vợt là có cảm giác vợt bị xoay ngay (lấy ngón tay chạm nhẹ đầu vợt cũng làm biến đổi vị trí, không cách nào giữ chặt vợt tránh xoay lắc cả). Hóa ra tội phạm là lớp da mềm ở tay, Bao Công đã minh oan cho độ đàn hồi của cốt vợt. Cách để giảm xoay lắc vợt (do chấn động với bóng) là một tư thế cầm đúng với hổ khẩu kẹp áp chặt vào vợt, hai ngón bám ngang theo chân mút chỗ có chữ, cán vợt phù hợp vừa tay và biết khi nào va chạm mạnh thì siết các ngón tay thật chặt vào vợt (như lúc bạt phản đòn lại một cú tấn công). Cách hay nhất để đánh chính xác và an toàn là nhắm bóng vào giữa vợt, nếu có sai trật chút ít cũng còn nằm trong mặt vợt. Nhiều học trò hỏi bóng xoáy khác nhau thì nênnhắm vào chổ nào trên mặt vợt, em chỉ cần đưa vợt em ra cho chúng xem mút bị mòn ở đâu. Có 2 điều lý giải tại sao vợt em chỉ nổi gai ở giữa: thứ 1 là vì em đánh quá chính xác (nhưng lý do này không thuyết phục vì em không phải dân chuyên nghiệp tập ngày đêm), còn lại là vì một nguyên nhân ít ai nghĩ tới: lực va chạm với bóng ở cái vùng ấy cao nhất, nên dù va chạm đủ chỗ nhưng mút vẫn mòn nhiều nhất ở một lõm giữa (chứ em làm sao nhắm chính xác như thế). Đồng nghĩa là đánh vào giữa vợt thì lực sinh ra sẽ mạnh nhất, chứ không phải là đầu vợt hay vùng “4G-spot” nào đó.
Nhiều bác (cả Việt và Tây) có những giác quan tinh tế đến nổi có thể cảm nhận được bóng lăn như thế nào trên mút. Nhiều người vẫn còn tin rằng nếu gò bóng thì nên chạm bóng vùng cạnh dưới để bóng lăn được dài hơn, hoặc khi đánh giật xoáy thì nên chạm phần trên vợt để bóng lăn xuống có nhiều xoáy hơn. Có bác cãi lại rằng khi gò thì nên đánh vào vùng trên vì sẽ chính xác hơn, còn khi giật thì đánh vào vùng dưới vì nó ít bị biến dạng cong vợt cắm vào lưới. Nói chung là có những niềm tin rất kiên cố làm triết lý nền tảng cho các kỹ thuật, kiểu như tin có đi đầu thai hoặc lên trời nhưng khi chết thì ai cũng phải nằm im một chổ thối rữa. Cảm nhận bóng lăn thế nào em không biết, nhưng số người xác nhận bóng lưu lại trên vợt (tức là bị dính trên vợt) lại chiếm số đông. Có hai khả năng xãy ra: bóng lưu một chỗ trên vợt rồi bật trở ra (1) và bóng lăn “một chút” trên mặt vợt trong thời gian lưu lại (2). Có thêm một hiện tượng được thống kê là những ai chơi kiểu vợt Hi-throw sẽ cảm nhận bóng dính rồi bật ra, trong khi những người chơi phối hợp Low-throw sẽ cảm nhận bóng bị “tuột” xuống hay lăn xuống phần dưới vợt một chút khi giật lên. Cảm giác này khiến những người chơi kiểu hi-throw chuyển qua rơ low-throw phải ngữa vợt và lăn tay lên đầu nhiều hơn vì sợ bóng chuội vào lưới, họ cảm nhận là bóng lăn chứ không phải là bị dính rồi bật ra, kiểu như cầm vợt gai công rồi giật moi vậy. Kết quả khi dùng mút Tàu đen đánh giật moi xoáy một quả bóng mới chỉ để lại những chấm tròn trên mút chứ không hề có vệt dài, nếu bóng có lăn thì phải có chiều dài đoạn tiếp xúc, với độ dính của mút thì phải lưu lại chút vệt phấn. Có người lý luận rằng xe lăn trên đường cũng đâu có để dấu, chỉ khi nào thắng gấp mới cào lên đường những vệt trũng thôi. Nghĩa là bóng lăn mà không để lại dấu vết gì, nhưng khi nào thì bóng để lại cái vệt tròn trịa ấy, lúc chạm bóng hay lúc bóng bay trở ra? Nếu bóng có lăn thì điểm chạm và điểm bóng từ mút bay ra phải khác nhau, vậy cái dấu tròn ấy tạo ra khi nào, hay là sẽ có 2 dấu cho một cú đánh – điều này cũng sai với thực tế: mỗi lần chạm bóng chỉ để lại một dấu. Thêm một thử nghiệm nữa: khi chặn bóng cho đối phương giật, vợt không di chuyển, vậy bóng có lăn trên vợt hay không mà bóng trả lại cũng là xoáy tới. Theo nguyên tắc thì “phải lăn mới tạo ra xoáy” bằng ma sát mỏng vào phần ngoài bóng, thế vợt đứng yên thì cái gì tạo ra xoáy? Nếu bóng có lăn xuống (hay lên) một chút trên mút thì nguyên lý nào khiến xoáy bật trở lại mà không cần phải phát lực hay mat sát vào bóng? Đó là những câu hỏi phản biện nhằm chứng minh sự mất căn cứ của luận điểm cho rằng bóng có lăn trên mút, dù là “một chút xíu”.
Trở về cái khả năng thứ 1: bóng tiếp xúc mút vợt đúng một điểm rồi bật trở ra, không có chuyện trượt hay lăn chút nào trên bề mặt mút. Quan điểm này ủng hộ việc lý giải tại sao bóng chặn đẩy bằng mút thường (không phải phản xoáy hay gai) thì sẽ bị bật ngược xoáy trở lại, chứ không như đánh vào tấm ván hoặc vợt trơn không mút. Nếu đúng là bóng chạm mút chỉ một điểm thì tại điểm đó bóng bị dừng hoàn toàn, làm biến dạngvà chuyển toàn bộ động năng vào mút vào vợt rồi bị lực đàn hồi của mút+vợt đẩy ngược trở ra. Nhờ mút bám dính cứng vào bóng từ lúc bóng ăn sâu vào mút cho tới lúc nó dừng hẳn rồi bật ra, nên lực đàn hồi mới có thể trả lại chính xác lên bóng. Chứ nếu nó làm biến dạng mút chỗ này rồi lăn qua chỗ khác thì lấy lực đâu mà văng ra – xét trường hợp đang chặn bóng. Do bề mặt mút có tính chất bám dính vào bề mặt bóng, do độ dầy của mút lớn nên bóng có thể lún vào. Nếu bản thân bóng có xoáy, hoặc cú đánh xéo vào bóng, thì sẽ sinh ra biến dạng kéo nén ngang trên bề mặt mút. Lực dàn hồi sinh ra từ biến dạng kéo nén này làm bóng văng trở ra có xoáy (do phần mút bị nén và kéo tác động ngang lên bóng tạo lực tác động lên da bóng theo phương tiếp tuyến).Toàn bộ hệ này bị phá sản nếu thiếu tính chất giữ chặt bóng của bề mặt mút, điều đó lý giải tại sao mút Antispin và gai dài rất khó tạo xoáy. Ở đây em không lan man quá nhiều vào các lý thuyết và nguyên lý, em chỉ chú tâm phần cảm giác bóng trên vợt. Cảm giác bắt đầu từ lúc bóng chạm mút (1), làm biến dạng mút và chậm lại (2), ngừng hoàn toàn (3), bị mút và vợt tác động ngược trở lại để tăng tốc dần và thoát ra khỏi chiều dầy của mút (4), hoàn toàn bay ra khỏi mút (5). Với những ai chơi vợt 5 lớp mềm với mút Tenergy sẽ cảm nhận các giai đoạn này rất rõ, họ còn tự tin cho rằng khi bóng đã nằm gọn trên vợt thì họ có thể tăng thêm hay giãm xoáy và lực. Nghĩa là cùng một động tác giật, cùng một kiểu chạm bóng nhưng sẽ cho ra các cú đánh khác nhau, chỉ bằng cách thêm bớt “một chút” lúc bóng bị giữ trên mút. Trước đây đó là lý do dân Âu chọn chơi cốt mềm mút bám, vì khả năng kiểm soát ấy. Vợt composite cũng cho khả năng này nhưng ít hơn đáng kể, phải đánh bóng mạnh tới một mức độ nào đó mới cảm nhận được độ lưu bóng. Để tăng khả năng cảm nhận bóng, người ta lận cái lớp ZLC vào gần lớp lõi hơn. Khi bóng càng nặng hơn thì cảm giác lưu bóng sẽ rõ ràng hơn nữa. Thời gian từ 1-5 cũng lâu và nhiều feedback hơn nếu đánh đối giật, cảm giác vợt bị “căng” hơn là khi đánh bóng xoáy chìm. Trong cú đối giật, ta chẳng những đổi động năng của bóng mà còn làm đổi cả chiều xoáy, nên lực va chạm và biến dạng mút (lẫn cốt) khá lớn. Nếu là cốt cứng mút mềm thì càng va chạm mạnh bóng càng vọt ra nhanh, nhưng nếu là cốt mềm mút cứng thì va chạm mạnh không có nghĩa là bóng văng ra mạnh, vì thời gian từ 1-5 quá lớn nên ta có cảm giác “trễ”. Nếu cầm vợt hơi lơi, hoặc cảm nhận chấn động truyền qua tay (nghĩa là cho phép lực bị mất vào tay chứ không dội ra hết lên bóng) thì có thể đánh đối giật rất an toàn với xoáy và lực có thể điều chỉnh chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào bóng đối phương. Cho nên chơi cốt cứng đối giật nhanh đấy nhưng không kiểm soát được gì hết, đối phương chỉ cần biến hóa tí xíu là bên ta bị động ngay. Chơi cốt mềm nhún (hoặc cốt có lớp giãm lực) với mút cứng bám lại cho khả năng đối giật cực tốt, chỉ vì ta có thể “làm được nhiều thứ” lúc bóng đang dính trên vợt.
Có vài cách để làm tăng cảm giác bóng (đồng nghĩa tăng độ kiểm soát và biến hóa khi đánh), phổ biến nhất là đánh thẳng (góc va chạm giữa mặt phẳng vợt và hướng tới của bóng lớn), càng va chạm mạnh thì bóng càng lún sâu nên đánh mạnh có khả năng kiểm soát tốt hơn là đánh nhẹ. Hai điều này cộng lại thì ta có kỹ thuật của gai công, tuy độ lưu bóng kém do mặt vợt không bám dính bóng, nhưng nhờ kỹ thuật đánh thẳng mà gai công vẫn điều chỉnh và biến hóa bóng khá tốt. Nếu chơi mút úp thì ta sẽ nhận ra đây là kỹ thuật của mút cứng vợt mềm – chỉ có mút Tàu là cứng nhất – nên cú đánh của bọn Tàu có độ kiểm soát cực cao, dẫn tới chúng biến hóa một kiểu đánh ra rất nhiều cú khác nhau. Mút Tàu cứng nên buộc phải đánh thẳng và mạnh để nó lún vào mút trước đã, dùng lớp bám dính giữ bóng lại rồi sau đó mới biến hóa xoáy. Hệ quả xãy ra là sẽ kỵ quả không lực ít xoáy, hoặc nếu đánh mạnh quá thì cốt vợt sẽ nhún nên gây khó cho cảm giác lưới và bàn. Bọn Tàu khắc phục điểm này bằng cách chơi kiểu cầm thìa, dùng ngón tay chịu bên mặt Bh để giãm lực va chạm mà làm tăng cảm giác bóng. Nếu chơi cầm ngang thì chúng thường chọn loại vợt 7 lớp ít đàn hồi, sau này cốt composite thịnh hành hơn. Với phối hợp ấy thì chúng ngang nhiên đánh thẳng vào bóng rồi tạo xoáy mà không lo quá dư lực, kể cả đối phó với mấy quả không lực. Sau cú flick Bh thì bóng sẽ luôn có xoáy, cho nên bên Fh không lo bóng chuội (trừ lúc chạm tay), chúng cứ an nhiên mà phang thẳng vào bóng. Cú đánh Fh của CNT hiện nay là đập dầy vào bóng rồi kéo tay lên, cũng kiểu cú đánh cho nhiều cảm giác và khả năng biến hóa nhất.
Cách tập cảm nhận bóng khá đơn giãn, nhưng trước tiên phải có vũ khí đúng. Nếu các bác theo dõi từ đầu chủ đề thì em khỏi nhắc lại là cần vũ khí như thế nào. Đứng xa bàn chừng 1-2 bước dài, cần một rỗ bóng, dùng tay trái chọi bóng thật mạnh vào vợt trong khi tay phải và thân xoay đánh tới, sao cho lực chấn động lớn nhất. Động tác này giống như khi tập đối giật, một bên mồi bóng trước đánh thẳng qua bàn bên kia một cú giật-chọi chứ không giao bóng như bình thường. Quan trọng nhất là lúc chạm bóng phải cảm nhận độ bám dính vào mút và độ truyền lực của cây vợt vào tay, ban đầu chưa quen thì cú đánh sẽ lơi lơi khó kiểm soát, trái vào bàn trái vào lưới, có trái đi thẳng ra ngoài. Cứ tập dần nhiều bóng sẽ cảm nhận được có những quả đánh rất ngọt ngào, tiếng kêu trên vợt cũng đặc trưng, cho tới khi chỉ cần cảm giác bóng lúc va chạm là biết được bóng đi ntn khỏi cần nhìn nữa. Đánh quen rồi thì bước gần vào bàn, đánh thấp hơn, đồng nghĩa với việc đầu tiên phải giãm lực lại (vì chưa quen) nên cảm giác cũng giãm theo. Tập dần cho tới khi vẫn đánh mạnh quả gần bàn được thì nhờ người khác cũng làm giống mình, tạo một quả rất xoáy tới để tập phản công (có hai người cùng tập thì quá tốt), chỉ cần đánh một quả, cú nào ra cú nấy chứ không phải là tập đối giật. Cố gắng đánh thẳng vào bóng, gần như là bạt vào bóng rồi mới tạo xoáy, dù chơi Tenergy hay các loại mút hiện đại khác, không bắt buộc phải xài mút Tàu. Tập lâu dần các bác sẽ thấy cú giật cải thiện đáng kể, vừa bạo lực vừa chính xác, lại có nhiều khả năng điều chỉnh theo ý thích. Một khi đã quen kiểu giật đầy cảm giác này thì các bác sẽ tự hiểu rằng kiểu giật mỏng bóng, dùng ma sát của mặt vợt kéo bóng lên (kỹ thuật xưa) quả là rất hên xui vì mình chẳng tác động được gì nhiều vào cú đánh. Vì đánh thẳng vào bóng nên lực đi căn bản là rất mạnh, các bác không cần phải sắm những cốt khá nãy như Off+ trở lên, lúc đó chơi loại Off và Off- lại thấy ngon hơn rất nhiều. Em đáng suốt mùa giải SL chẳng thấy cao thủ Tây nào xài cốt nãy hơn Off, vậy mà chúng giật bóng cứ như điện xoẹt, các cao thủ tới nước ta tham dự giải CVV có ai xài cốt Off+ đâu, thế mà vẫn đánh cho tan nát cái bầy Điêu Xệ ấy thôi.
Em có viết về cú giật hiện đại trong một topic khác nhưng không nhấn mạnh phần cảm giác bóng, nhưng đó là lý do nền tãng khiến cú giật có thể đẩy lên rất mạnh. Dù động tác kỹ thuật đúng (nhờ xem video chậm) nhưng nếu thiếu cảm giác bóng thì không bao giờ dám giật mạnh, giống như đêm tối lờ mờ có ai đám chạy nhanh vì sẽ bang đầu vào cột. Em thấy các bác cầm vợt nhanh cứ gồng nén khựng khựng lại, khi vào bóng cứ cố gắng miết mỏng hoặc cứ giãm lực như là sợ bóng bị đau vậy. Khi đánh đối giật với bọn nước ngoài, thấy mấy chú tuyển VN cứ như là đang bị tiêu chãy sợ đánh mạnh quá nó…ấy ra ngoài. Thế thì còn gì là “đã” nữa, đánh mà cứ ke tay, cứ sợ sệt rồi bị tâm lý áp lực, bởi vì cảm giác bóng không có nên đánh thẳng vào bóng đồng nghĩa là đánh phá tường hoặc bắn hù đối thủ. Khi có vợt mút đúng, cảm giác tốt thì càng giật mạnh vào bóng càng có độ tự tin cao, bóng ra càng khó và cắm mạnh vào bàn chứ không bay lơi lơi nữa. Em nhớ dạo làm gà đi học, thấy anh Phát-tay-trái xài cốt Andro và mút Plasma giật bóng cực mạnh, với động tác giật nữa bạt – hơn 10 năm trước trong SG đã có lối đánh này. Nguyên một dàn A2 dạo ấy (Hưng Long, Phát, và một chú tay trái nữa quên mất tên) xài cốt mềm nhưng mút cũng mềm, hoặc cốt hơi cứng một chút nên các bác ấy giật ngắn tay và cũng đánh nhẹ vào bóng chứ không phang bạo lực (thời ấy chưa có mút Tenergy, chỉ có dòng Donic F1, Andro Plasma). Nếu lối đánh này mà duy trì cho tới thế hệ xài cốt ALC, ZLC với mút bọt khí chậm cứng xoáy thì chúng ta hy vọng có thể đào tạo lên một lớp cao thủ mới dám phang hết tay. Thiết nghĩ nên nói một chút về “cú giật 4 giờ” của tác giả Theorist, đây là một kiểu tâm lý để tập cảm giác bóng, nghĩa là khi ta cố gắng nhận biết bóng đang ở đâu trên vợt thì cảm giác sẽ tăng lên, như một cái mẹo. Thực ra là ta có thêm khả năng đánh mạnh vì đã “nắm chắc” được quả bóng chứ không phải là bóng chạm ở chỗ nào trên vợt.

1 bình luận về “Cảm giác trong bóng bàn -1

Viết một bình luận