Đọc Lịch Sử

Đọc lịch sữ tôi phát hiện ra rằng con người ích kỹ và tàn ác, điều ấy chả phải là phát minh to tát gì bởi vì nó vốn là vậy từ xưa tới nay. Tôi tự đặt câu hỏi: tại sao dân tộc nào cũng có chiến tranh và trang sữ nào cũng là những cuộc chiến tranh? Tại sao hoà bình và thịnh trị thật là ngắn ngủi, mà cứ vài chục năm thịnh trị thì lại có chiến tranh. Hễ thịnh trị lâu thì chiến càng ác liệt hơn. Và tôi tìm thấy chiến tranh như là một quy luật công bằng ! Chiến tranh là điều tất yếu phải xãy ra trong xã hội con người. Chiến tranh là một nỗi đau khổ ngọt ngào của loài người, cũng như miếng da bị ngứa, phải gãi đến toé máu ra để bớt ngứa.

 Biết bao triết gia, tư tưởng gia lớn như Khổng tử, Lão Tử, Phật, Chúa,..đã tìm cách để con người thoát khổ và vượt lên trên thân phận con người, nhưng tất cả dường như thất bại.

 Con người có tánh tham, họ không bao giờ biết đủ và bằng lòng với hiện tại đang có. Hãy hình dung 2 gia đình gần nhau tuy là hàng xóm nhau đấy nhưng trong tâm mỗi gia đình đều có những đố kỵ, ganh ghét và thèm muốn của nhau: vợ người ta đẹp hơn vợ mình, ruộng nhà kia màu mở hơn, cây họ nhiều trái, sao nhà họ cao hơn, ước gì mình bắt được con gà béo nhà ấy,…

Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng đừng ai hạnh phúc như mình. Anh em trong nhà tuy có vẻ đoàn kết mà cũng ngầm đố kỵ ganh đua nhau. Cái mầm hoạ chiến tranh không nằm ở ngoại bang mà nằm sâu trong mỗi con người.

 Một đất nước giàu mạnh thì lại sanh ra hưởng thụ. Dân thì lo ăn chơi không lo rèn luyện, quan thì gom góp còn vua thì nhòm ngó nước khác. Kết quả là nếu không cất binh đánh nước khác thì cũng nội chiến tranh giành lẫn nhau.

 Chiến tranh dạy cho con người những bài học quý giá mà không thể có khi hoà bình. Chiến tranh dạy con người trong hoàn cảnh khó, nó là một ông thầy khắc nghiệt nhưng hiệu quả. Cái khổ dạy con người biết đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau, nó làm người ta biết quý trọng những thứ bị lãng quên: tình làng xóm, quý vạt cỏ xanh, quý con người,..bởi vì những thứ ấy dường như quá mong manh trong thời loạn lạc. Chiến tranh dạy chúng ta biết sợ chiến tranh, biết thương người cùng khổ, đó là cái nhiều khi ta quên mất khi sung sướng. Chiến tranh tạo nên những anh hùng lỗi lạc và cũng tạo ra những kẻ gian hùm.

 Tất cả các Đạo chân chính đều dạy con người sống hoà bình và vượt lên đau khổ. Nhưng khốn thay đôi khi nó lại là công cụ cho những đau khổ khác có khi còn khủng khiếp hơn.

Chúa Kitô dạy dân Do Thái và La Mã nghèo lẫn nô lệ cách sống tốt và vượt lên trên số phận bằng cách bất bạo động. Thế mà nó lại trở thành công cụ cho đế quốc La Mã chiến tranh bành trướng. Đạo Phật dạy mọi người bỏ cái tôi xuống để thương yêu lẫn nhau, vậy mà khi mọi người tu tập “cao” rồi thì không ai chịu bỏ xuống bất cứ cái gì ! Tôi tham gia các diễn đàn Phật giáo trong nước, tôi thấy những con người thụ động, sợ tranh luận và sợ thay đổi đến tàn ác. Tôi ra diễn đàn TG thì cũng không khá gì hơn, những người được xem là giỏi thì cũng chỉ là những kẻ cố chấp, mà càng cố chấp thì càng đi ngược tôn chỉ của Phật. Đó là chưa nói đến người ta đã lợi dụng Phật pháp như một liều thuốc ngủ êm ái để chuốc thanh niên với những giấc mộng đẹp.

 Chúa bảo rằng con người chỉ là những con cừu non, nên phải chăn dắt và dụ dỗ nó. Còn Phật thì tôn trọng con người hơn, cho rằng ai cũng có Phật tánh trong tâm, thế nhưng thực tế chứng minh rằng để độ một Phật tử, cũng cần phải dụ dỗ bằng cỏ non hay phải tròng dây vào cổ mà kéo !

 Đứng trước nguy cơ diệt vong của Phật pháp, tôi cũng thấy rằng đây là một bài học của lịch sữ. Nó cũng rất đau lòng nhưng hữu dụng. Đó là quy luật cân bằng, con người không biết quý cái gì thì sẽ bị mất cái ấy. Sau một cuộc bể dâu, rồi cũng lại sẽ có sự phục hưng. Lịch sữ là những trang giấy dài không có hồi kết thúc.

March 4, 2011 at 10:26pm

Viết một bình luận