Uống nước cho đúng?

Cái sự uống nước mà cũng lắm nhiêu khê phức tạp, có ng đợi tới khát mới tìm nước, có người uống nước theo giờ và theo thói quen, trước khi cổ họng khô rát. Tôi thường uống nước sau mỗi bữa ăn, thường là trà nóng, nhưng lượng nước trong vài tách nhỏ ấy không thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Trung bình một người mỗi ngày cần từ 3-5% khối lượng nước tính theo thể tích cơ thể, để cho nó hoạt động tốt. Có xe nào mà để khô dầu nhớt mới châm vào đâu, thế mà lắm người rất ngại uống nước chỉ vì lý do…sợ đi tè mắc công!

Có một tiêu chuẩn rất hay để biết bạn đã uống đủ nước hay chưa, đấy là nhìn cái màu sắc của…nước tiểu. Nhớ có thằng bạn phát ngôn ra một câu khó đỡ “sao ta uống bia mà tè ra nước trong veo, còn ún nước trong thì lại tè ra màu vàng khè nhỉ?”. Có tay bợm nào nốc ít hơn 10 lon bia đâu, nên cầm chắc là dư nước (330mlx10 thì hơn 3 lít rồi). Còn mỗi ngày cạy miệng chúng cũng không uống quá 3 ly nước lọc, thì kiểu gì nước tiểu chả vàng. Trong bệ xí thường có sẵn nước, mà khi “trút bầu tâm sự” xong vẫn thấy có màu vàng hơn bia thì nghĩa là bạn đã thiếu nước rồi đấy. Tôi có thói quen uống bù nước mỗi sau khi đi toalet, dù màu sắc có thế nào chăng nữa. Nước mất đi thì nước bù vào, không cần phải nhớ chi nhiều phiền phức.

Ấy thế mà lắm người không uống đủ nước, có lẽ vì nước…không có gì hấp dẫn hết. Nước lã tuy trên lý thuyết không mùi vị nhưng nước máy TP nồng nặc mùi khí Clo, nước khoáng thì mắc mà lại khó uống – nếu là nước khoáng “thật”, còn thứ nước sạch đóng chai thì quả là vô vị. Tôi thắc mắc tại sao bợm nhậu có thể khui bia lon này qua kết khác, vậy mà chả ai uống nổi hai ly trà đá cùng lúc, có lẽ vì bia có chất gì làm lợi tiểu chăng? Cũng không ai có thể uống một hơi hết lon nước ngọt, có cái gì đó khiến ta cảm thấy “đầy” mà không phải là do khí gaz. Cho tới khi khám ra sỏi thận, sạn đường tiểu thì mới hoảng hồn uống cho nhiều nước vào, lại là một cách khác để hủy hoại cơ thể. Chi bằng mỗi ngày ta cứ uống đủ nước có phải là tốt hơn không? Nhìn đi nhìn lại, chỉ có trà là thứ tạo màu, mùi và vị cho nước …dễ uống. Chỉ cần vài cọng nhỏ cho vào ấm tích, là uống đủ một buổi sau khi ăn. Mỗi ngày hai ấm xem ra cũng đủ nước rồi, vừa đơn giãn vừa nhẹ nhàng dễ thực hiện.

Đợi tới khi ta có cảm giác khát nước tức là cơ thể đã cạn kiệt, mới báo động lên não cảm giác khát. Mà chưa chắc gì đã có nước uống ngay, lắm kẻ khát quá chụp giật vội lon nước “giải khát” nào đấy mà tu cạn – không cần biết trong ấy có bao nhiêu thứ độc hại. Đừng nói chi thứ “trà xanh không độ” hay “trà Dr. Thanh” đầy chất bẩn, ngay cả lon Pepsi hay CocaCola cũng là những thủ phạm giết người một cách bí mật, dù đấy là thứ uống “sạch của Tây”. Khi cơ thể khát, nó như cái ruộng khô, thứ gì tưới vào cũng thấm ngay. Bạn nào giỏi uống rựu “thiên bôi bất túy”, cứ thử để cơ thể rất khát mà uống vào một lon bia xem có xỉn ngay không – bình thường thì cả kết cũng chả sao vì đã có mồi dẫn. Khi khát mà uống bia thì cầm chắc sẽ rất mau nhức đầu, vì lượng cồn thấm ngay vào máu mà gan nó “làm ngơ” cho qua, máu này mà lên não thì trong phút chốc sẽ chóng mặt ngay. Kinh nghiệm “chinh chiến nơi bàn tròn” của nhiều tay bợm nhậu cho biết rằng, nên no căng bụng trước khi uống. Để cho quá khát thì khi uống nước sẽ nặng bụng, và sinh ra một cảm giác thừa ngán nước ngay sau đó, chán ăn uống một thời gian rất lâu. Cả hai đều có hại cho cơ thể.

Tôi ví chuyện uống trà xanh mỗi ngày cũng như câu “chớ đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi thanh xuân”. Lắm kẻ cứ phớt lờ chuyện Nhân Quả, cho tới một ngày nào đấy khi cơn bệnh đến gần, cái chết tới sau lưng thì mới chụp giật một chổ dựa Tâm Linh nào đấy – thường là thứ kém lựa chọn, chưa nói là bị lừa đảo.  Lắm kẻ vỗ ngực xưng tên ta đây chả sợ Quỷ Thần rồi sau đấy phải xì xụp lạy những tay Thầy Pháp thầy Bùa, có chút may mắn hơn thì vớ ngay vào Tịnh Độ vì…dễ theo. Tới ngày chết vẫn chưa biết gì về một Chánh Đạo thì quả là uổng một kiếp người.

Đừng đợi khát khô họng chát ngắt, trà xanh một ấm khỏi nhọc công. Cứ pha một ấm trà uống dần mỗi buổi sáng, cứ nên có bàn thờ Phật trong nhà để thắp nhanh mỗi buổi chiều. Trà tốt cho thân và đạo dưỡng tâm. Mỗi ngày cũng lên thắp nhang suy nghiệm về Đạo Lý, đọc nghiền ngẫm vài bài kinh hay rồi quỳ lạy Đức Phật hay một Đấng Thiêng Liêng đáng kính nào đó, thì cũng như ta không cần đợi đến khi quá khát mới đi tìm nguồn nước.  

 

 

Viết một bình luận