Cái Linga

Ai có đi ngang các nẻo đường Phan Rang và Phan Thiết, thỉnh thoảng nhìn vào nơi đồi vắng sẽ thấy những nấm đất cao, đắp lên một khối trụ tròn cao vỡ nát điêu tàn. Đấy chính là cái những cái Linga còn sót lại của một thời vàng son Chiêm quốc.

Quay lại nước Việt ta thời Trần – cái mốc son trong lịch sữ – với nền kinh tế phát triển rực rỡ, trở thành một trung tâm sản xuất hàng hóa cho cả khu vực. Các vật dụng sang trọng thời trang dạo ấy đều được sản xuất tại Việt, hoặc được gia công tại chổ và bán ra từ Nhật, Hàn, Trung Quốc và cả Cao Miên, Chân Lạp. Có thể kể ra, các loại nồi đồng, ấm nước, gương soi, tách trà,…cho tới dao muỗng nĩa đũa và áo quần lẫn băng đít tất tần tật đều được làm từ xứ Việt. Tuy là nước lớn, quân đội đông nhưng lo đối đầu với bọn Mông Cổ nên bọn Tàu chẳng có thời gian đâu mà gây hấn với nước Nam. Vả lại, quân đội thời Trần rất mạnh, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí tối tân giết người trong chớp mắt, chả ngán gì bọn chỉ có mông với cổ. Thế mà vẫn còn một cái gai trong mắt vua quan nước ta thời ấy: cái bọn Chiêm Thành vừa bé lại hung hăn, nước thì dài ốm như con lãi nhưng lại sung lắm, chạm tới nó phát là nó dãy cẩng lên – lại còn hay đi lòn cửa sau với Tàu nữa, nó mà chơi trò “trên đè dưới thọt” thì có mà thốn.

Nhà Trần chả dại gì đưa mình vào thế đối đầu, trước sau đều có giặc. Nên một mặt thì bắt tay làm ăn với Tàu, mặt khác giả vờ hòa hoãn với Chiêm. Tuy cái hiệp ước hòa bình đã được ký kết hoàn toàn có lợi thế về tay Việt, nhưng cái đám dân Chiêm chúng vẫn không cam lòng. Đã tốn biết bao nhiêu tài năng giả dạng “người kể chuyện dạo” trà trộn vào các nơi đông đúc mà tuyên truyền, làm dư luận viên. Tốn tiền cho biết bao người đẹp đóng kịch múa lữa hở hang để bọn Chiêm từ sáng tới tối phải dán mặt chúi mỏ vào mấy cái khoảng lồi lõm ấy, cả đàn bà đàn ông, để chúng quên mất cái tương lai đất nước sắp được Nam Tiến “sông liền sông, núi liền núi” với Việt quốc. Thế mà vẫn còn nhiều thằng khôn lắm, chúng vin bám vào cái nền văn hóa Sa Huỳnh được nuôi sống hàng ngàn năm từ nguồn nước sông Hằng xa tít bên Ấn, bảo rằng hễ ở đâu còn tháp Chàm thì nơi đó vẫn là của người Chăm Pa – Chiêm Thành.

Đó là một cái tháp đặc, tuy cao lớn sừng sửng nhưng bên trong chả có gì, chẳng có phòng ốc cũng như tượng Thần – chỉ thờ có mỗi một thứ ở giữa: cái Linga. Đó là một trụ đá tròn, mô phỏng hình tượng cái “sinh thực khí” của người nam, cắm lên cái đế hình vuông có cái khe ở giữa – mô phỏng “sinh thực khí” nữ, xung quanh cái chân tượng có vô số những cái núm tròn nở nang gọi là Yoni – giống bộ ngực phụ nữ. Đó là tín ngưỡng phồn thực, là hình ảnh tượng trưng cho Thần Shiva và Vishnu nhưng thực ra là một loại ảnh tượng Sex công cộng để người dân hăng say sản xuất ra nhiều trẻ em – nước nào đông dân thì sẽ hùng cường. Tín ngưỡng ấy rất thực tế và có hệ thống rất chặt chẽ, ngoài tượng Linga chỉ là phụ, còn các hình 36 tư thế được khắc vẽ rất sống sượng trên các bước tường công cộng. Ngoài ra họ còn có một bộ sách Kamasutra rất chuyên về nghệ thuật sinh sản, làm sao cho đông con và khỏe sức, người dân luôn vui vẻ hạnh phúc. Nhờ cái tín ngưỡng “thực” ấy nên nước Chăm tuy bé nhưng hùng mạnh, người dân ngày càng đông đúc – đàn ông thì to khỏe như trâu mộng, đàn bà thì ta có thể liên tưởng qua hình vũ nữ Chăm ngực mông nở mà em thon kiểu “thắt đáy lưng ong”. Bọn này mà ngày nào cũng đi ngang biểu tượng Linga-Yoni thì chúng đẻ ghê lắm, cho nên quân đội Chăm đông như kiến, mùa màng tại tươi nhuận, lương thực đủ đầy.

Nhờ vào thế mạnh văn hóa truyền thống lẫn cái tín ngưỡng phồn thực, nên nước Chăm dạo ấy cũng mạnh lắm, mấy lần đem quân đánh lên nước Việt. May nhờ nhà Trần khôn khéo ký hòa ước gã công chúa Huyền Trân đổi lấy hai Châu Ô Lý từ vua Chế Mân. Người dân Chiêm Thành dạo ấy rất sùng tín, từ vua quan cho tới thứ dân ai cũng muốn tạc cho riêng mình một cái Linga thật to tướng rắn chắc, để vừa cầu mong “chuyện ấy” được thõa mãn, vừa để khoe hàng với mọi người. Vua Chăm cũng tặng nàng Huyền Trân vài cái Linga đủ hình dạng để chơi cho đỡ buồn lúc long thể bận lo chinh chiến ngoài sa trường.

Nhưng lấy đâu ra lắm Linga thế, lại phải chạm khắc tinh vi từ đá, mà bọn Chiêm này lạc hậu đến nổi cái đục đá cũng không biết chế tạo, thế là có thị trường cho lái buôn Việt làm ăn. Các xưởng gia công chế tạo Linga mọc lên ở xứ Việt như nấm sau mưa. Ban đầu họ đẽo từ đá tãng, sau đó nhu cầu không đủ lại làm lâu lắc, người ta chuyển sang đúc tượng hàng loạt từ loại đất sét trộn. Để giảm chi phí vận chuyển, người Việt mở rất nhiều nhà máy ở Chiêm Thành, tận dụng nhân công rẽ mạt và nguyên liệu tại chổ. Nhờ chút sáng tạo nắm bắt nhu cầu, người Việt sản xuất ra đủ loại Linga khác nhau, đa dạng từ hình dáng – vd thẳng, cong, mập, có gai,..- hoặc có nhiều màu sắc và kích cỡ để lựa chọn cho đúng “cỡ” của người tiêu thụ.

 Thế là từ dạo ấy, các Linga “made in Vietnam” tràn ngập thị trường Chăm, chiếm những vị trí sang trọng nhất trong phòng thờ phòng khách các gia đình giàu có. Thế rồi chẳng biết từ đâu, người dân Chiêm Thành đồn rằng cái tượng Linga vậy mà …linh lắm đó, nhiều ông già khú nhờ sờ lạy tượng Linga mỗi ngày mà bỗng dưng có thêm vài đứa con, toàn là khỏe mạnh như Thánh. Vài người bỏ tiền vào khe Yoni thì hôm sau trúng số độc đắc, tượng càng to thì càng linh. Thế là người ta thi nhau đổ tiền vào đúc tượng, ai góp nhiều thì phước đức nhiều hơn, các xưởng đúc người Việt càng giàu hơn. Tín ngưỡng Phồn Thực ngày càng trở nên âm u mê tín và biến thái, người dân bắt đầu quên mất ý nghĩa ban đầu của Linga-Yoni, thay vì phải “làm” (như cái tư thế Linga cắm vào Yoni) thì giờ này họ chỉ thích cầu xin may mắn phước lộc. Các hình vẽ trên tường đền thờ bị thay dần thành hình con vật, các tư thế lành mạnh bị biến tướng thành bệnh hoạn rồi bị lên án và đập phá mất. Bộ Kamasutra chả ai thèm đọc và nhớ tới, người Chiêm bấy giờ chỉ thích cái gì ngắn gọn đơn giãn dễ nhớ, tên Linga-Yoni được viết ngắn lại thành Longia, theo một chữ nào đó tiếng Việt mà họ chẳng thèm tìm hiểu. Ngày nào người dân cũng lạy lục cái khối đất sét mà lẩm nhẩm “nammo longia….”, quên mất nhiệm vụ và cách thức nên dân số ngày càng èo uột và suy giảm, mùa màng cũng bắt đầu thất bát.

 Thấy vận nước bắt đầu suy nên đức vua mới nghe lời tâu của các quan “phải xây dựng một cái Longia thật lớn, mỗi ngày phải quỳ lạy cúng bái thì mùa màng mới trở lại, dân số mới tăng nhanh”. Thế là nhà vua mở cuộc thi thiết kế và đấu thầu, một công ty bên xứ Việt trúng cái dự án lớn nhờ thiết kế cái Longia khủng có chạm nổi cái đầu của đứa vua Chế Mân với ý tưởng Vua Thần – người dân mỗi ngày quỳ lạy Longia tức là lạy vua, mà không chỉ có đời này, tượng Longia còn ngày nào thì người dân còn lạy, công đức của ngài sẽ siêu vượt lên tận mây xanh. Một cái tượng khủng cao nhất Thế Giới thời ấy bắt đầu được đúc từng phần trong một khu xưởng lớn của người Việt, với sự canh gác nghiêm túc của quân đội. Ngày đào lổ chôn móng, người dân Chăm nhận thấy cái lổ sâu khác thường, được đóng xuống một cây cột rất đặc biệt như là kiểu trấn ểm. Vài người hiểu về địa lý lên tiếng nhưng sau đó chẳng ai biết họ đã chết mất tích nơi đâu. Nhiều người chống đối phải ngầm bỏ xứ ra đi, di tản về phía Xiêm hay Cao Miên. Thế rồi cái Longia (Linga) khủng có mặt đức vua đính vào cũng được dựng lên sừng sững trước sự hân hoan vui sướng của toàn thể vua quan và dân chúng – kể cả xứ Việt. Nhiều vị thân vương có quyền thế và tiền bạc cũng muốn “ké” chút phước, cũng lén đến chổ đúc tượng, xin được bí mật bỏ trộn tấm thẻ có tên mình vào bên trong khối đất sét khi đúc. Khi người dân lạy tượng thì cũng là lạy cái tên khắc trong đó, ai mà có thể phát hiện ra bí mật ấy, chả lẽ lại dám đập cái Longia có đầu Vua ra mà soi? Thế là như một truyền thống, mỗi đời vua mới đều cố dựng cho mình vài cái “Longia” ngày càng to hơn, có chạm khắc tên và mặt của ngài như một vị Thần, cho dân chúng tha hồ mà quỳ lạy cúng bái.

Nhưng cho dù ngày càng có nhiều Linga-Longia được dựng lên, thì nước Chiêm Thành ngày một suy vong. Đất đai khô cằn chẳng thể trồng trọt gì nữa, người dân thì mất hẳn kiến thức về sức khỏe sinh sản, dân số ngày càng èo uột bệnh hoạn. Còn đâu cái thời trai như bò mộng, gái khỏe bẻ gãy sừng trâu, người dân Chiêm giờ đây ốm yếu teo quắt, sống trong sợ sệt của thần quyền. Vua thì như thần, dân như chó, giai cấp cúng tế chiếm hầu hết của cải trong xã hội, quân đội chưa đánh đã hàng. Thế rồi chuyện gì xãy ra cũng đã đến như trong lịch sữ đã viết: triều Lê xứ Việt đem quân chiếm hết nước Chiêm. Vua phải chạy lên rừng sâu trốn rồi chết trong làng của người K’Ho, đến cái áo cũng bán cho người ta làm của, mỗi năm những người Chăm còn sót lại phải lên mượn về cúng tế rồi phải đem trả. Vua Lê sau khi “mở cõi Nam tiến” xuống tới nước Cao Miên thì cũng lùng bắt hết đàn ông con trai Chiêm Thành đem ra cắt sạch cái linga của họ để diệt trừ mầm mống hậu họa. Các vũ nữ Chiêm bị hốt hết đem về làm thê thiếp cho vua quan, bộ Kamasutra bị cướp đem về cho Vua Chúa Việt ngâm cứu dùng dần. Các tháp Chăm nằm trơ đó điêu tàn cùng những cái Linga-Longia bỏ hoang lạnh lẽo.

Một ngày nọ, nơi tháp cổ điêu tàn, có một người Chăm rắn rõi từ xa xứ trở về xứ. Khóc thương cho thân phận đế quốc Chiêm kiêu hùng ngày nào giờ chỉ còn lại những ngôi tháp hoang tàn đổ nát, người khách nhặt từng viên gạch xưa còn rớt lại, ôm vào lòng để nhớ tiếc một thời phồn thịnh. Thấy một trụ Linga-Longia còn sót nơi góc tháp, người Chăm ấy theo nghi thức phồn thực cổ, đến gần lấy tay sờ vào cầu phúc. Nào ngờ do mưa nắng lâu ngày, chất lượng đất sét với kỹ thuật đúc “made in VN” thì cái khối trụ ấy cũng nứt đổ ra rơi xuống như vữa vụn. Sau cơn nuối tiếc, người Chăm kia nhìn kỹ lại trong đống vữa nát kia có những thứ bầy nhầy như được làm bằng vải vụn. Tò mò, người ấy cầm thử một món lên soi thì giật mình đánh thót, đây chả phải là đồ lót của phụ nữ Việt hay sao? Moi trong ruột của cái Longia vừa nứt đôi, có hàng tá đồ lót cũ của nam nữ, kể cả những miếng băng đít đen thui! Không thể tin vào mắt mình nữa, người Chăm ấy điên cuồng chạy đến một cái Longia to đùng gần đấy, chỉ cần đá một phát là nó nứt ra đổ xuống, cũng đầy những thứ tồi tệ trong đó. Sau bao mùa nắng mưa cực khổ, con người Chăm rắn chắc ấy cũng đứng vững, cố tìm về quê hương, để rồi đổ khụy xuống cùng với cái Linga vỡ tan thành cát bụi – như cái hy vọng cuối cùng của cả xứ sở Chiêm Thành. Trời ơi cái bọn người Việt tàn ác và thâm độc đến thế là cùng, chúng đã dùng mỹ nhân kế chiếm đất lại còn chưa hả cơn tham. Chúng đã trấn yểm để đất đai khô cằn, nhân tài không có chổ phát triển, lại còn bày ra cái trò đểu cáng cùng cực này: cả dân tộc Chăm từ ngày này ngày nọ, đời này thế hệ khác đều phải quỳ sụp đảnh lễ, cúi đầu trước cái đồ dơ bẩn thối tha của dân Việt cẩu.

Người Chăm ấy đau buồn đến thất khiếu ộc máu tươi, nằm sấp xuống ôm mảnh đất của cha ông mà chết. Mảnh đất ấy giờ đã mang tên khác, của người xứ khác mất rồi, người Chăm giờ chỉ còn lại mấy mống. Nơi nào còn tháp Chăm là đất của người Chăm, nhưng tháp ấy đâu phải là tháp Chăm, vì cái Linga trong trung tâm tháp đã trở thành Longia – Người Chăm đã mất đi cái Linga từ lâu lắm rồi.

Viết một bình luận