Hãy nói cho tôi biết bạn uống gì trong văn phòng, tôi sẽ biết vị trí của bạn trong công việc.
Thức uống nhanh chia ra ba hệ: nước ngọt, café và trà. Ngày nay trong VP các công ty lớn đều có 1 tủ lạnh và 1 máy nước nóng, trong đấy chứa đầy các thức uống cho NV tùy nghi thưởng thức – kể cả sữa và bia rựu. Hãy để ý xem các ông xếp lớn có trình độ – người nước ngoài – họ lựa gì trong số ấy? Tùy vào mức độ “đói khát” mà người ta sẽ nhìn vào cái gì trước nhất, ít ai uống mãi một thứ, nhưng nếu bạn thường đặt một lon nước ngọt lạnh lên bàn làm việc thì xếp sẽ đánh giá bạn thấp hơn NV uống trà nóng, trước tiên là về mặt sức khỏe – sau đó là chiều sâu tâm hồn.
Thường thì công ty lớn có nhiều cấp nhân viên, NV ngồi VP và công nhân làm việc ở xưởng hay công trường. NV lưu động hay công nhân thường sẽ lấy lon hoặc chai nước ngọt có nắp, họ không có bàn mà để ly trà hay café. Cấp cao như xếp thì không cần lấy ở đấy vì đã có góc bàn nước trong phòng riêng, nếu tiện tay thì họ cũng lấy những thứ có thể vặn nắp lại, vì cũng không cần ngồi nán lại lâu. NV có thể uống nước…trừ cơm mà chẳng ai thèm quan tâm, vì đấy toàn là thứ rẽ tiền, chả ai đánh giá mức độ tiết kiệm của bạn. Nhưng có người sẽ nhìn cách chăm sóc bản thân mà suy nghĩ sâu xa tới khả năng của bạn trong công việc đấy. Nhiều vị GĐ rất biết quan tâm đến sức khỏe, nhìn bạn uống nước ngọt hoặc xúc đường vô tội vạ thì họ đã xem bạn rất thấp rồi.
Có một dạo tôi đi làm việc mà phải mang theo cả bình trà và ly uống nước riêng, chỉ lấy nước nóng. Bàn làm việc có vị trí dành cho bộ ấm “một chén”, trà chứa trong hũ đậy kín, loại trà mộc “tầm thường”. Trà túi lọc chỉ được cái vị chát và màu đậm, thích hợp cho trà sữa hoặc trà chanh. Tôi thích loại trà lá xanh tự nhiên vẫn còn thơm ngát mùi đồng quê hoang dã, pha một ấm trà lên thì nơi bàn LV của mình bỗng rộng lớn ra hơn. Dân VP rôm rả trò chuyện bên café “khơi nguồn sáng tạo” trong lúc họp bàn công việc hoặc nghỉ giải lao, còn tôi nhâm nhi ly trà nghi ngút khói một mình một cách tĩnh lặng. Xếp lớn nhìn vào cách mình uống trà thì phán rằng “cái đứa ấy khó tánh, khó hòa nhập với số đông…” nhưng lại dành cho tôi một vị trí đặc biệt – trong VP và cả trong công việc. Vì NV nào trầm tĩnh ít nói thì biết suy nghĩ và cẩn thận, đứa nào biết thư giãn thì sẽ chăm chỉ và bền sức hơn, ai có chiều sâu thì mới đưa ra tiếng nói có chất lượng nhất.
Trà thường đi đôi với Thiền, nghệ thuật thanh lọc đầu óc. Khi đã được tuyển và hàng ngũ “cán bộ” của công ty thì ai cũng có bề dày kiến thức và kinh nghiệm, đều được đào tạo căn bản chính quy. Nhưng khả năng giải quyết công việc lại rất khác nhau, nhất là khi có sự cố dồn dập, hoặc bị áp lực công việc trong một thời gian dài. Người thường uống café sẽ có khả năng mãnh liệt lúc mới bắt tay vào, nhưng sẽ nhanh chóng cạn kiệt ngay sau đó. Café đẩy mức tiêu thụ năng lượng lên cao như cái xe máy rú ga leo dốc, còn trà mộc sẽ hướng dẫn cơ thể tiết kiệm năng lượng cho đường dài. Người mà lúc nào cũng trong tư thế sẳng sàng, đủ sức giải quyết việc cho tới đích, không bao giờ bị “dội việc” thì luôn là người đáng tin tưởng nhất. Bạn không thể uống đến ly café thứ 3 thứ 4 – cầm chắc là suốt đêm sẽ thức trắng, nhưng vẫn có thể rót đến chén trà thứ 10 – chỉ ngại phải “đi ngoài” hơi nhiều tí. Đến cuối ngày thì ai vẫn còn giữ đầu óc được minh mẫn thì sẽ được mọi người nhìn vào nể phục. Làm việc nặng nhọc mà cứ tỉnh bơ ra thì mới biết cái nội lực bên trong người ấy kinh khủng đến mức nào.
Trong phòng xếp cũng có một bàn tiếp khách, thế trên bàn ấy có gì? Nước ngọt, sữa, café hay trà túi lọc? Hoàn toàn không phải, chỉ thấy một bộ ấm tách trà gốm sứ sang trọng. Trà để pha vào đấy cũng là loại đặc biệt chứ ko phải thứ ướp mùi hương hóa chất. Thế mới biết tại sao cái đứa “khó tánh lầm lì” lại được tin dùng hơn đám “giỏi giao tiếp”.