Lại chuyện Noel

Mùa lạnh tới rồi, mà nhắc tới lạnh thì ai cũng nghĩ ngay tới Noel, dù là con Phật hay các chiến binh đạo Hồi. Các bạn có bao giờ tự hỏi tại sao Noel lại có sức thu hút lớn như thế ko? Tại sao một ngày lễ của tôn giáo trở thành một ngày vui chung của gần hết nhân loại. Tại sao ko phải là ngày sinh của Phật mà đã được thế giới công nhận là ngày lễ hội văn hóa tôn giáo quốc tế của LHQ?

Tôi chỉ phân tích trên cái nhìn cá nhân, mong các PT chân chính hãy để cho gió lạnh mùa Noel làm nguội bớt sự tự ái mà so sánh và học hỏi từ tôn giáo bạn.

 

Phải công nhận là tín đồ TCG được xếp vào hàng đông nhất, nhưng chẳng phải vì thế mà các ngày lễ của họ lại thu hút được số đông. Nếu chỉ tổ chức Noel dựa theo tích Chúa giáng sinh thì bảo đảm cũng hẻo như bên Phật đản. Đằng này họ khôn khéo vay mượn các tích xưa về thánh Santa Claude, người Elf và các thiên thần. Trong khi bọn con nít trông đợi từng ngày để có quà GS thì người lớn cũng tặng quà với lời chúc đẹp cho nhau.

Cả một XH phải sốt lên trong mùa Noel, xếp thì chuẩn bị tiền thưởng cho NV và cũng phải quà cáp xếp lớn hơn,..mà cái chuyện gì dính tới tiêu tiền thì ảnh hưởng toàn XH.

 

Ở các nước Phương Tây, dịp GS là nghỉ lễ dài nhất trong năm, từ 24 tới hết Tết Tây, cho nên ngày Chúa sinh ra cũng là ngày mọi người…sung sướng vì khỏi đi làm. Các siêu thị đua nhau giảm giá trước GS và còn có ngày Boxing Day để mua quà tặng nhau với giá giảm cực khủng, người người xếp hàng vào mua vì siêu thị đóng cửa cả tuần sau đó. Nói chung, chuyện ông Chúa hài đồng ra đời xem ra chả liên quan gì, nhưng thiên hạ họ phải sốt trước đó cả tháng.

 

Thế nhưng cái lực lượng chính của XH chẳng phải là thiếu nhi hay các nhân viên văn phòng, mà chính là bọn trẻ trâu. Chúng nó nóng lên từng ngày khi cái lạnh tới gần, mùa X’mas mà không có “gấu” thì buồn lắm, ngày X’mas còn quan trọng hơn là Valentine’s Day nữa. Các ông cha hồi xưa khá khôn ngoan khi tuyên bố đánh đồng tình yêu nhân loại của Chúa với tình yêu đôi lứa, vì thế nên Chúa giáng sinh là sự kiện mang tình yêu tới. Con gái thì tìm xế, con trai tìm gấu, sồn sồn cũng lo mà tìm nhau,..trời lạnh phải có mền da để đắp hoặc gấu ấm để ôm chứ. Bởi vậy tháng 9 luôn có nhiều em bé ra đời nhất, chúng té rớt vào đời ngay cái đêm Chúa xuống trần.

 

Điều không kém phần quan trọng là sự kiện chính: Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ của gia súc, trông đơn sơ giản dị và gần gũi với bất cứ thành phần nào trong XH. Hình ảnh ấy được trái tim chấp nhận ngay vì nó khơi lên một tình cảm từ bi ngay từ cái nhìn đầu tiên: một gia đình nghèo tận đáy XH phải chạy trốn sự giết đuổi, sanh con trong sự cưu mang của gia súc du mục Phương Tây và trí tuệ của Phương Đông.

Đó là hình ảnh chạm tới bất cứ trái tim nào, cộng với âm thanh đặc biệt của các nhạc khí và bài ca giáng sinh,..

 

Kể tới đây thì tôi cũng muốn đi chơi Noel và các PT cũng chuẩn bị trùm cho tôi cái nón và dán cây thánh giá vào.

Thế nhưng nếu so sánh X’mas với lễ Phật đản thì…, thực sự mà nói, chỉ bằng niềm tin. Lễ PĐ các PT đa số ở nhà, còn Noel thì có ở nhà không hở các PT?

 

Trước tiên, hình ảnh Phật được sinh ra trong khung cảnh vàng chá lá, có gì đó chẳng quen thuộc với tầng lớp dưới đáy XH, mà số người này thì nhiều lắm. Nhìn Phật đản sanh có giúp bạn cảm động không?

Tim bạn có rung động với hình ảnh một đứa trẻ mới sanh mà đã chảnh chẹ bảo trời đất chẳng bằng mình? Chỉ là thấy ghét thôi. Nước chỉ chảy xuống chỗ trũng, còn đỉnh cao thì trọc lóc khô queo.

Phật đản có được nghỉ làm đi chơi không? Có dắt gấu đi chùa không? Có ôm xế ào ào nô nức làm kẹt đường hay ko?

Con nít có trông ngóng PĐ, người lớn có tặng quà cho nhau và chúc mừng tha thiết? Có Santa đi phát quà cho trẻ em nghèo?

Chỉ có những con người đã gần hết nhựa sống, những khuôn mặt khô héo chết chóc nhìn nhau và làm ra vẻ thành kính.

 

Thế đấy mà cũng cố bày ra cái sự tích cho bằng anh bằng chị. Mà cũng chẳng thấy trong kinh Nikaya viết về đoạn Thái Tử được sinh ra thế nào. Nói chung là bên nào cũng là bịa ra thôi nhưng chẳng ai chấp nhận đó là xạo.

Phịa sao cho nó hợp thời hợp lí thì mới có sức thu hút, cứ bảo trên đời này chẳng ai bằng giáo chủ của mình thì…quả là rỡm. Giống như đứa bé cứ tuyên bố con búp bê của nó là đẹp nhất TG vậy.

 

Cả TG đang sống trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tự do, cho nên mặt hàng nào mắc tiền mà chẳng còn giá trị thực, xấu và nhàm chán sẽ bị loại thải. Tôn giáo cũng thế thôi.

22-12-13

Viết một bình luận