Giác Ngộ?

Nhân dịp đọc bài viết của chú Phạm Doãn rất hay, rất biện chứng.

https://bsphamdoan.wordpress.com/giac-ng%E1%BB%99-enlightenment/giac-ng%E1%BB%99-la-gi/

Nhưng ở một mặt khác, hoàn toàn cá nhân, hoàn toàn chủ quan và không hề có tham khảo, tôi có vài điều muốn nói. Ai đọc thấy hợp thì nhớ, thấy sai quá thì cứ bỏ qua, xem như một thằng khùng ngồi hát vu vơ vậy nhé.

 Thay vì đặt câu hỏi “giác ngộ là gì” thì tôi lại hỏi khác: “giác ngộ cái gì?” và “giác ngộ như thế nào, bằng cách nào?” 

Vậy, giác ngộ cái gì?

 Chúng ta đang bị lạc trong 1 cái mê hồn trận, hư ảo nhiều hơn là thực, rằng Phật thì phải thế này, Alahán thì phải thía nọ, Bồ tát thì thế kia,..rằng giác ngộ là…ghê gớm lắm, không được nói ra, ai ngộ gì cũng nên giấu chỉ mình biết thui.

Và dần dần chúng ta thêu dệt ra một kiểu “chuẩn” rằng giác ngộ thì phải thía này thía kia, phải có Tam Minh, Lục Thông, phải biết chuyện trên trời dưới đất tương lai,…

Và hậu quả là…chẳng có ai giác ngộ nữa cả!

 Thằng tôi từ nhỏ đã bị ám ảnh bởi cái chết, ngay từ khi biết suy nghĩ “chết là sao, tại sao ta là ta mà ta không là người khác..” và nó cũng tự tưởng ra quá nhiều kiểu mà nó bị chết, với suy nghĩ trẻ thơ.

Và rồi cuộc đời của nó có những lúc khổ đến nổi nó không còn sợ chết nữa.

Thế rồi nó tập thiền. Mà thầy nó bảo rằng “đã tập thiền tức là tập chết”.

 Nó thiền, đầu tiên là chân tê dại, cứng và nhức kinh khủng, khi nó cố nhúc nhích 1 ngón chân thì…ô kìa…nó không còn nghe lệnh mình nữa, thế mà nó vẫn đau.

Thế khi mình chết, mình vẫn biết đau đấy, mà không thể nhúc nhích nổi dù là 1 sợi cơ nhỏ nhất.

Cái chết nó lên dần, lên dần, tới hông, tới vai, tới cổ cũng cứng nốt, dù là nó không hề gồng, tư thế rất vững nên dù là tê toàn thân, nó vẫn không ngã.

Thế rồi nó thấy rằng nó chẳng buồn nhúc nhích gì nữa, toàn thân mất cảm giác, xúc giác mất trước, cái đau mất sau, cái sướng cũng mất theo. Bây giờ nó sống bằng suy nghĩ, vì 5 giác quan đã nhạt nhòa.

Đôi khi nó thấy thân không thở

Đôi khi tim không đập.

Nó chẳng buồn điều khiển, vì cái muốn là cả một quá trình nặng nhọc. Ờ, khi mình chết thì giác quan cũng mất, làm gì còn tai mắt mà thấy mà nghe. Nhưng mà nó vẫn còn cảm nhận thời gian và không gian.

Sau đó là một loạt tiến trình của tâm, nó chỉ đơn giản là “đi ra phía sau” cái trạng thái ấy, và mỗi lần như thế, nó đi sâu vào cảnh vi tế hơn và…tẻ nhạt hơn.

Nó có muốn, có cảm nhận, và nó có biết rằng còn có nó.

Rồi nó chẳng muốn gì nữa, thụ động.

Thế, cái “nó” này là không gian vô biên, hay là nhập vào cái không-nền của kgian ấy. tận cùng là gì? Khi đó, nó đột nhiên “chết” 1 lần nữa.

Lần này không còn thời gian nữa. Không còn giác quan, không còn không gian, không còn thời gian, chằng còn gì cả, thư giãn tuyệt đối một khoãng lặng không biết là bao lâu, chợt khởi lên rằng nó chết rồi à, nó đâu? và…nó xuất hiện!

Cái hiện hữu chợt quay lại. Nghĩa là nó muốn nó có mặt, là nó hiện hữu. cái phân biệt chợt có.

 Thế là có 2 trường hợp:

  1. Người chết thì còn tâm, như giai đoạn đầu thiền định

  2. Người chết thì cả tâm cũng không còn.

 Dù là cả 2 trường hợp, chẳng có gì đáng sợ cả. Nó thiên vào giả thuyết thứ 2. Vì sao?

 Kinh Veda – Upanishad đã nói rất nhiều về luân hồi, luật nhân quả, đại ngã tiểu ngã và con đường Yoga để đạt tới nó.

Chẳng qua là ai cũng sợ chết cả, và suy nghĩ về cái “sau khi chết” sẽ giúp người ta an tâm hơn.

Đức Phật đã làm gì? nếu Ngài cũng nói y chang như thế thì tại sao rất nhiều người đã chống đối Ngài, tại sao có nhiều người theo Ngài? Tôi cho rằng, Đức Phật đã phủ nhận thuyết cho rằng sau khi chết còn có “cái gì khác”. Và những ai thiền như Ngài chỉ dẫn, sẽ “ngộ” ra là chẳng còn gì nữa, và họ an tâm vì điều ấy, đó chỉ là “cọng đây mà tưởng con rắn”. Thay vì sợ chết 1 cách tuyệt đối, thì những người này an tâm tuyệt đối rằng…chết là hết luôn, chấm dứt hoàn toàn. Phật gọi họ là những Arahan.

 Vậy Tam Minh, Lục Thông là gì?

Vì nếu biết rằng không có cái “ta kiếp trước” nào, thì sẽ hiểu rằng đời đời kiếp kiếp trước cái “ta hiện nay” tồn tại trong tất cả mọi hiện tượng của vũ trụ, nên nói rằng “ta từng là người này, ta từng là con kia,..” quả không sai.

Tất cả những người khác, đều như thế, và vì họ luôn có cái Ta, họ luôn có tâm tham, và luôn đau khổ, dù là bất cư nơi nào, thời nào.

Vì người ấy khi chết sẽ tan trở về vạn vật, nên giống như về nguồn, sự hiểu biết ấy có tầng lớp, thứ tự, cho nên không quá sốc nhưng mà lại biết 1 cách triệt để chứ không như người đời bảo “chết là hết, thôi giờ lo mà hưởng thụ” mà tới già thì siêng đi chùa, cúng, lạy, tụng niệm thấy mà thương!

 Cốt lõi của Tam Minh Lục Thông là chỗ giác ngộ, từ chỗ ấy có thể dễ dàng nhận xét vấn đề, như là có 1 chân đế vững chắc.

 Vậy, “giác ngộ cái gì?”, theo quan điểm của tôi, đó là giác ngộ rằng chết là như thế nào. Vì cái chết là cốt lõi của mọi vấn đề, nên giải quyết xong điều này thì con người không còn sợ gì nữa, đó là hạnh phúc.

 Nhưng có 1 câu hỏi quan trọng hơn, mà thời đức Phật chưa có ai hỏi, chưa có câu trả lời thõa đáng: “Giác ngộ để làm gì?”, và đây là điều đã sinh ra Hệ Phái Phát Triển, nhưng rồi khi người ta “làm” nhiều quá, lại sinh ra…sợ chết trở lại!!!

July 3, 2011 at 11:44pm

Viết một bình luận