Năm nay sinh nhật cũng buồn tẻ như mọi năm, viết vài dòng để gọi là tưởng nhớ một thói quen tốt, thường xuyên viết để không mất kỹ năng ngôn ngữ.
Cũng mua vài thứ cho bạn bè. Cũng tự cho phép bản thân sắm vài thứ cho chính mình. Vào tiệm băng dĩa gốc thấy người ta sale off $4/dĩa, thế là lựa đâu chừng 20 cái toàn là nhạc…cực kỳ ít người nghe. Người bán dĩa cũng nhìn mà tự hỏi thằng Tàu này chắc ở trên đó mới xuống?
Chắc tại cái phong cách cổ quái này mà khi làm chung thường bị người ta đè ra…giãng đạo. Có lẽ mình hơi bị bá đạo, thấy người ta ăn làm dấu thánh thì mình cũng làm….đủ kiểu dấu khác nhau, khiến mọi người tưởng thằng đó theo Hồi giáo!
Sắp Noel rồi, nên cũng gặp vài chuyện vui.
Hôm nọ, chị kia hỏi mình: bên chị làm dấu thánh và cầu nguyện trước khi ăn, vậy “bên em” có làm gì giống như thế không?
Biết, nhưng vẫn giả vờ hỏi “thế chị đọc gì thế?”, chị kia đọc 1 tràng như cái máy, đại khái là cảm ơn God đã cho con thức ăn. Tôi nói ‘bên em’ cũng cảm ơn nhưng lả cảm ơn con con vật đã hy sinh để mình có miếng ăn, và nguyện sẽ làm hết sức cho mọi loài để xứng đáng với sự hy sinh đó. Cảm ơn cha mẹ đã cực khổ kiếm ăn nuôi mình, cảm ơn cả người nấu ra món ăn ngon vừa miệng….
Nghe tới đây thì mọi người phì cười: con vật chỉ có giác chứ không có hồn, God tạo ra nó cho chúng ta ăn (vật dưỡng nhân) thì chúng ta cứ giết nó thôi. Nghĩa là nhờ một ông God nào đó mà chúng ta có ăn, nên chúng ta phải làm hết sức để phụng sự cho God.
Chỉ là khác nhau một chút thôi, nhưng đi ngược nhau hoàn toàn. Bởi vậy người ta vẫn luôn nói “có thực mới dzựt được đạo”, đúng là mọi thứ đều bắt nguồn từ miếng ăn.
Hạt gạo cũng là của God cho, nên không cần phải biết ơn người cày cấy, không cần biết ơn tổ tiên đã bảo vệ mảnh đất này để ngày nay chúng ta được sống trên nó. God sinh ra và nuôi chúng ta nên không cần biết ơn cha mẹ đã cực khổ nuôi ta khôn lớn. Chỉ cần đọc 1 câu trước khi ăn là phủi sạch hết mọi điều, ta ăn thịt con vật, ăn cơm mọc trên mảnh đất cha ông mà lại biết ơn cái ông God nào đó ở nước Palestine! Chỉ vì người có nhiều miếng ăn không chịu san xẻ cho người đói, để họ phải ăn cơm của ông God xứ Do Thái.
Một lần khác, người ta hỏi tôi: em có đạo không?
tôi trả lời gọn: Có!
Dĩ nhiên rồi, ai mà không có đạo? Đạo làm con và đóng các vai trò trong gia đình xã hôi, đạo làm người, đạo đức và nhân đạo,..
Nhưng tôi biết họ nghĩ gì, và họ hỏi tiếp: thế em hay đi lễ ở đâu? Tôi bảo: thỉnh thoảng ngày rằm cũng đi chùa…
Họ ngắt ngang: Ủa??? sao lại bảo là em CÓ ĐẠO?
Tôi phì cười: thì ĐẠO nào cũng là ĐẠO mà. Chã lẽ đi nhà thờ mới là người “có đạo”?
À, té ra mày là người NGOẠI ĐẠO! – họ phán.
Ơ, khoan đã, cho tôi hỏi chút: thế nào là “ngoại”? Nếu nói về biên giới và lịch sữ thì đạo của anh chỉ mới có cách nay chưa tới 200 năm và du nhập từ phương Tây vào.
Mà có ngoại thì chắc là có “nội” đạo? Cũng chẳng lạ gì khi người ta gọi nó với cái tên rất đẹp: Công Giáo, cũng tương đương với Quốc Giáo. Mà cái gì không phải Công thì chắc là Tà rồi.
Sắp Noel, ông già Santa đi khắp nơi mang quà cho con nít, đó là một tích xưa ở Châu Âu, chả liên quan gì tới ngày Jesus Christ ra đời, vậy mà người ta trộn lại để khiến mọi người lẫn lộn. Cũng như lễ Easter một truyền thống chào mừng mùa xuân lại bị ghép vào chuyện God phục sinh.
Rồi thêm một chuyện mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên: chú chó mà tôi thương nhất đã đi chầu God trước đêm Noel, và sau đó thì nhiều con mèo cũng đi ăn sinh nhật con của God.
Và cuối cùng, giánh sinh không đến với những người như tôi. Không có ngày nghỉ, không có tiền thưởng mà cũng không có “Joy in the world..” nào hết.
Có lẽ Chúa cũng quên mất một con…. trâu ngoại đạo
December 14, 2012 at 11:35pm