Ở cái tuổi nữa đời người, chợt hỏi lại câu hỏi “sống để làm gì?”.
Sống để làm gì nhỉ, năm đầu ĐH có một ông thầy (nhớn hơn mình vài tuổi, vì ổng cũng là nghiên cứu sinh) tặng mình một câu: “Tôi là ai, tôi ở đâu và đang đi đâu về đâu ?”. Ông thầy này giờ là TSỹ rồi, và cũng là một ng thành đạt, nhưng ngày ông tặng tôi câu này, ông còn trẻ lắm.
Có lẽ đây là một trong những câu hỏi từ ngày có loài ng, từ hồi sơ khai cho tới bây giờ. Tôi cũng hỏi câu này,…từ khi tôi biết suy nghĩ “tôi là ai, sao tôi ko là ng kia ?”. Một ngày nọ, tôi hỏi bạn tôi câu “sốnglàm gì?” anh ta trả lời rằng học giỏi, lấy vợ, sanh con và làm cho giàu, hết ! Thật là đúng như câu cổ ngữ Ấn “người ta như cây lúa, sống và chết cũng như cây lúa”, đó là chung cho đại đa số. Còn có vài người, vài con người mà ÊDốp đã nói “cả một buổi tiệc lớn chỉ có 1 người” hay Diogène đã phải đốt đèn giữa ban ngày để tìm. Vài con người “lớn” (Big-man) ấy mà tôi biết, có một ng đã nói “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi..”
Đó là nói chuyện lớn, còn chuyện thường ngày thì tôi nghe gần như 99,9999% ng ta nói “sống là đi tìm hạnh phúc”. Thật ra thì tôi cũng đồng ý điều này, vì ko đủ lý luận để phản biện.
Thật ra cũng dễ hiểu, sự sống vốn là một quá trình đi tìm cái thăng hoa, cái hạnh phúc.
Hãy nhìn một cái cây, nó mọc lên từ hạt, từ đất. Sống mùa này mùa nọ, chờ qua đông giá, đến xuân nở những nụ hoa rực rỡ, khoe hương sắc với ong bướm. Nở hoa, đó là cảm giác hạnh phúc của thiên nhiên. Hoa kết thành trái, tặng cái thành quả ấy cho sinh vật khác để mong chờ một sự gieo rắc mầm sống đi xa.
Đời của thực vật đơn giản chỉ có vậy.
Hãy nhìn những con vật, như phù du chỉ sống có vài giờ, nó tranh thủ đi tìm bạn tình, make love và đẻ trứng rồi chết. Đời sống ngắn ngủi và vội vả, nhiều con đã chết trước khi tìm đc cái niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. Trong thế giới loài thú, tìm đc thức ăn và duy trì nòi giống theo bản năng, dù là cái vô thức ấy cũng giúp nó tìm tới cảm giác đỉnh cao, dù phải đánh nhau cho tới chết. Các nhà khoa học nói rằng chỉ có vượn cấp cao là biết hưởng thụ và chủ động làm tình theo lý trí.
Giờ nhìn vào loài người. Có rất nhiều giai cấp con ng, hãy nhìn nạn đói ở Phi Châu, cũng là con người đó, mà họ ko hề biết cái giá trị của hạnh phúc. Cái “hạnh phúc” của họ là ngày mai vẫn còn có gì để ăn.
May quá, trong tủ của tôi và bạn vẫn còn thức ăn.
Hãy nhìn ra ngoài kia, có thể bạn sẽ gặp ánh mắt co ro của ai đó, nấp dưới mái hiên hay gầm cầu, ghế đá công viên,…họ nhìn vào bạn với tất cả sự thèm khát. Phải, họ cần ăn, cần mặc, cần một chỗ ấm đêm nay. Với họ, như vậy là hạnh phúc tràn đầy. Bạn và tôi khác họ nhiều không ? cũng là con người, máu đỏ và da vàng, cũng có tay chân đầy đủ- dù là có khi họ ko đủ. Cái khác nhau ở đây – theo đạo Phật – là cái phước đã gieo trong quá khứ. Họ gieo cái nhân khác chúng ta, và cái hạnh phúc của họ chỉ chừng bao nhiêu ấy thôi.
Thật hạnh phúc khi bạn và tôi ngồi đây, nhưng có lẽ trong chúng ta ko ai cảm thấy cái hạnh phúc ấy, chúng ta đi tìm cái hạnh phúc cao hơn. Vì phước và nghiệp chúng ta cao hơn.
Vậy, tôi sẽ hỏi bạn “hạnh phúc là gì?”. Một cách hời hợt, ai đó sẽ nói: thì có việc làm tốt, áo wần đẹp, ng yêu đẹp,…Nhưng tất cả sẽ nói cái hạnh phúc, cảm giác thăng hoa nhất, lúc nào cũng là tình yêu.
Xin đc tạm chia cái hạnh phúc ấy ra làm 2: Tình dục gồm những cảm xúc khi xúc chạm và làm tình, còn tình yêu là cái gì đó cao đẹp hơn một bậc.
Thế nhưng tôi vẫn biết có nhiều ng có nhà, có ăn, có con cái,…mà vẫn chưa một lần biết hạnh phúc và cảm giác thăng hoa trong tình dục, chứ đừng nói tình yêu ! Có nhiều ng thiếu kiến thức đến nỗi dù có con cháu đầy đàn, vẫn đau khổ và chưa từng biết “yêu” thế nào cho đúng, đó là những ng kém may mắn. Ngày xưa, nhiều ng ko biết yêu là gì nhưng khi lập gia đình, vẫn cảm nhận cái hạnh phúc của tình dục, và vì vậy họ mới từ từ biết “yêu” bạn đời, dù là cái đó chỉ là cái “nghĩa” mà thôi.
Thời nay, các bạn trẻ có ăn có học, biết xem phim Mỹ, phim….Hàn, đều biết cái cảm giác yêu như thế nào, dù là có ng vẫn ngộ nhận vài rung động hồi hộp là tình yêu, cũng hiếm có ng biết yêu cho thật sự đúng.
Nhưng ai đã bước qua cái xe hoa (hay xe tù) đều biết tình yêu đẹp và vi tế hơn cảm giác tình dục. Có thể so sánh tình yêu là cái đẹp của bình minh còn tình dục là chút le lói của buổi chiều.
Nhiều bài thơ, bài nhạc tuyệt vời đã để lại. Nhiều áng văn bất hủ, tuyệt tác nghệ thuật phần lớn đc tạo ra từ xúc động tình yêu. Nhân loại đời đời vẫn ca ngợi tình yêu, đó là cái khiến chúng ta khác với loài vật.
Nói về sự khác nhau. Chỉ cần một chút để ý, ta sẽ thấy nhiều ng say mê tình dục, ngụp lặn trong cái cảm giác này. Nhưng lại có ng xem thường tình dục, chỉ thích cái cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng của tình yêu.
Nhiều ng sau một thời gian, nhận ra thật là mệt mỏi và chìm nhơ trong tình dục, muốn tìm về cái thanh thoát hơn, nhưng ít ng tìm đc lắm.
Có ng cứ gặp đau khổ trong tình yêu, may mắn có 1 mối tình, chưa đc lâu thì đi tới tình dục, rồi giết chết tình yêu.
Có người may mắn, biết cho và biết nhận, hưởng thụ đúng mức tình yêu, đó là những con người có phước nhiều. họ chỉ chấp nhận tình dục như một giải pháp nào đó.
Hiểu và cảm nhận đc cái khác, cái thăng hoa hơn của tình yêu là cả một quá trình trí tuệ, ko phải dễ khi nhận ra điều ấy.
Hiểu dc điều ấy, sẽ ko còn những ng mua vui trong quán bia, hộp đêm, hay những kẻ truỵ lạc như con thiêu thân. Mà sẽ có những con ng cao đẹp, biết thương, biết yêu và biết cho đi, để hiểu đc cái hạnh phúc vị tha trong tình yêu.
Giữa tình dục thấp hèn và tình yêu cao thượng, có một loạt cảm xúc ngoại sinh. Đó là cảm giác khi nhậu nhẹt, nhãy nhót, cafe, hút thuốc và cả những chất kích thích khác.
Tôi so sánh chúng cao hơn tình dục là vì có ng thà bỏ vợ chứ không bỏ rựu, bỏ thuốc. Vẫn nhậu tới sáng mặc vợ nằm một mình chờ ở nhà.
Tôi đánh giá cao tình yêu, vì có ng bỏ rựu bỏ thuốc vì ng yêu.
Đôi khi tôi đánh lều, thử xem bia rựu có cái gì mà ng ta ghiền, tôi ko dám thử hút thuốc vì chỉ cần cái mùi khói là tôi ko thở nổi, nhưng rựu mạnh thì đc.
Tôi thử nhiều loại, từ vang nhẹ tới Conac loại sang, hay đế nặng loại ngon. Từng ly từng ly và cảm nhận, những cảm giác xao động, hồi hộp, tim đập nhanh, cảm giác khác lạ như gan dạ. yêu đời,…cho tới khi say mèm ko còn biết gì nữa.
Tôi uống, để biết ngày xưa Đức Phật đã cấm uống rựu vì thế nào. Với tôi, cảm giác vui thú ngoài bàn nhậu có khác độc ẩm trong tĩnh lặng. Nhậu nhẹt có cái vui, rất xao động và ích kỹ. Thật là nguy hiểm khi một ng ko còn cái hạnh phúc nào, anh ta ko đc thoả mãn trong tình dục (vì dốt) và ko thể biết tình yêu, nhậu thì lại quá dễ ! thế là ngày này đêm nọ, cho tới hết phước chết trong nghèo đói.
Nhiều nghệ sỹ cũng lấy cảm giác kích thích của rựu , thuốc lá, cafe,…làm chất tạo cảm xúc. Khi vắng bóng cảm giác tình yêu, thì nó cũng là một thứ thay thế, nhưng thật là độc hại.
Họ cần một đối tượng, và khó mà tìm được đối tượng cho cái tâm mãnh liệt ấy, ng nghệ sỹ là ng đói hạnh phúc nhất. Dù rằng có “tâm hồn nghệ sỹ” biết rung động trước cái đẹp thì họ đã là một con người hoàn toàn khác trong cái mớ xôn xao hỗn độn nhân gian. Cần nhiều phước hơn một ng thường, để có một con người có trái tim nghệ sỹ, là con ng dễ tìm thấy hạnh phúc (mà cũng dễ đau khổ) nhất.
Một phần nữa trong ng nghệ sỹ là chất “cao hơn con ng”, tôi nghĩ khi con ng tiến hoá, sẽ có nhiều tính nghệ sỹ hơn.
Thuở mài đũng quần trong ghế trung học, yêu thầm và nhút nhát, tôi đã ngốn bao vần thơ tình của Xuân Điệu, Huy Cận, Nguyên Sa,..Cho tới khi tôi biết đc những vần thơ nhẹ nhàng yêu cái đẹp trong sáng của Nguyễn Bính, HồZếnh, Ng Nhược Pháp, Đông Hồ,..
Từ khi nghe những bài “tình ca ảo não” mà ng ta gọi là nhạc vàng, cho tới những tình khúc bất tử của Phạm Duy, Ngô Thuỵ Miên,..nhưng cái cảm xúc yêu ấy nó lại vốn nặng nề hơn những bài nhạc của Văn Cao, Trịnh Công Sơn,..
Tôi chợt hiểu ra, những ng nghệ sỹ biết tìm cảm xúc trong cái đẹp thiên nhiên, trong hoa cỏ, hạt mưa giọt nắng, trong sáo diều quê hương,..họ có những rung động nhẹ nhàng vi tế mà hạnh phúc tuyệt vời hơn tình yêu rất nhiều. Cái cảm giác ấy nhẹ nhàng sâu lắng, bay vút lên cõi tiên hay bàng bạc trong thân phận kiếp người, trong tình yêu quê hương, yêu muôn loài, yêu mà ko có đối tượng rõ ràng, ko mong cầu đc yêu, chỉ đơn giản là yêu thôi.
Đó là tình cảm đẹp nhất, đẹp hơn cả tình yêu đôi lứa. Ai biết tìm hạnh phúc trong cái tình cảm này, nhận ra cái nhẹ nhàng vi diệu của nó so với cái xao động ích kỹ tiềm tàng của tình yêu, thì mới là những nghệ sỹ đích thực. Mấy ai trong 7tỉ ng trên trái đất biết dc thứ hạnh phúc này ? Đó là bậc Thánh sống giữa cuộc đời này, hãy đọc những vần thơ Tagore để biết cảm xúc hạnh phúc siêu vượt lên, trước cái vĩ đại của “đức Ngài, Thựong Đế”.
Mà, ko phải ai cũng nhận ra đc rằng cái hạnh phúc mình đang có vẫn còn rất thô thấp, để đi tìm cái tinh tế hơn. Chấp nhận bỏ cái mình đang có để hướng về cái thanh thoát hơn. Tôi đọc đâu đó trong văn học lãng mạn Pháp, rằng 2 người yêu nhau, trong cái tình yêu ấy, họ…tự tử luôn, để giữ cho nó không bị hoen ố vì những điều sau này, đó thật là can đảm và đẹp. Thế nhưng nhận ra được đâu phải là dễ ! Cần một trí tuệ rất lớn và phước thật lớn còn lại để có thể thăng hoa lên một mức độ vi tế hơn.
Và cũng ít ai có điều kiện để bứt ra, vượt thoát và bước đi tiếp. Đa số hài lòng trong cái mình có, và tự che mắt mình rằng ko còn có cái gì hơn nữa. Người đang đói thì chỉ mong một chén cơm, thấy cái no là hạnh phúc, nhưng ko thể hiểu nổi cái hạnh phúc lớn lao hơn của một ng đã vượt qua – ko còn cảm thấy đói !
Để có lữa cháy lớn hơn, cần có củi nhiều hơn. Để có cái hạnh phúc êm dịu và sâu lắng hơn, cần có công đức và phước đức sâu dày. Một số ng ko hài lòng và không chấp nhận sự vô thường của hạnh phúc thế gian, đã tìm tới Đạo, như một con đường dẫn tới sự vĩnh hằng.
Hạnh phúc của thiền định và chánh niệm là một loại hạnh phúc hết sức vi diệu và tuyệt vời, và cũng cần thật nhiều phước và thiện căn sâu dày để nhận ra và đạt tới nó. Nhận ra hạnh phúc thế gian là mong manh, đã là trí tuệ rồi, đi tìm đc hạnh phúc trong Đạo là cả một duyên may lớn. Thật khó mà nói cái hạnh phúc trong tình yêu lại ko phải là hạnh phúc, vì ng đang yêu sẽ phì cười ngay ! Chỉ có cách cho họ chứng ngộ cái hạnh phúc cao hơn, họ mới xác nhận cái mà họ có trước đây là xao động bất an.
Khi ta bắt đầu tinh tấn hành trì công phu, sau khi đã hoành thành hết các Chánh Đạo trước, ta bước vào Chánh Niệm và học đc cách giữ chánh niệm đó. Ta sẽ thấy hạnh phúc này còn vi diệu hơn tình yêu nhiều lần ! Ở tầng cảm xúc này, ta có thể dễ dàng yêu bất cứ cái gì, từ nét đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cho tới những cánh chuồn chuồn, cọng cỏ lau,..tất cả đều đẹp rực rỡ và đầy cảm xúc, khác hẳn cảm xúc “shock” của người nghệ sỹ trước cảnh đẹp thiên nhiên, ta có thể tự chủ đc cảm xúc mà rất ít lệ thuộc vào ngoại cảnh.
Nói cách khác, ta có thể yêu đc cả cái chưa đẹp, chưa hoàn mỹ. Ta yêu trẻ con, yêu cả cụ già, chứ ko chỉ yêu ng khác phái. Đó là cảm giác do chánh niệm mang lại. Hạnh phúc bắt đầu từ đây và do ta làm chủ.
Một số ng thực sự đạt đc hạnh phúc chánh niệm, đó là điều may mắn rất lớn ! hoàn toàn ko phải dễ dàng để có hạnh phúc vi diệu này ! Thế nhưng, nó chỉ là bước đầu của bậc thang tu tập, chỉ là chút hạnh phúc để khích lệ chúng ta bước tới.
Dầu nào đốt mãi rồi cũng hết, hưỡng hạnh phúc như khêu cao tim đèn cho sáng lên, dầu sẽ mau cạn hơn, dù cho có nhiều như đại dương rồi cũng hết ! Hết rồi thì chỉ có lui lại mà thôi, ko còn có thể đi tiếp nữa.
Có những vị Đạo Sư đã khuyên đệ tử ko đc ngừng lại, hoặc là bước tới mãi hoặc là té xuống vực, vì đây là cây cầu rất mỏng manh. Có những bản kinh gọi đây là “hoá thành” chứ chưa là “bảo sở”.
Vì cái hạnh phúc trong thiền định quá lớn, nên cần rất nhiều phước và công đức lẫn giới luật, nên đến đây cần phải nỗ lực làm phước vô lượng để đổ đầy xăng đi cho hết sa mạc, về tới đích.
Nhưng để nhận ra điều này ko phải dễ chút nào !!! Phần lớn là nhờ vào Thầy hướng dẫn, và nhờ vào thiện căn rất lớn, ng này sẽ nhận ra chỗ hạnh phúc này còn thô và bất an, sẽ đi tới nữa.
Sau khi chứng dc Sơ Thiền, sẽ thấy cái hạnh phúc khi còn ngoài kia thật là bất an và lệ thuộc vào sự dụng công và đối tượng để giữ chánh niệm. Khi mà cái hỹ thấm len lõi giữa từng tế bào, thì cái cảm giác chánh niệm tỉnh giác kia thật là ít ỏi và dễ mất. Khi mà rời đc dục và rời đc bất thiện pháp, thì cảm giác thân và tâm thật nhẹ nhàng, lúc này thì tình dục chỉ là những chướng ngại bất an vô cùng “như gai nhọn”.
Thế nhưng cái định của Sơ Thiền vẫn còn thụ động và dễ mất, vẫn còn phải chú tâm vào đối tượng thiền quán. Dù là cái hạnh phúc của hỹ tràn đầy, ko gì có thể so sánh đc ngoài thế gian.
Bậc Thánh có trí tuệ sẽ cảm nhận ra chỗ bất an trong Sơ Thiền, và quyết định bỏ nó, ko chấp nhận cái hỹ này để đi sâu thêm, sẽ chứng đc cái lạc êm dịu của Nhị Thiền. Nơi đây ko còn gì để phải giữ, để sợ mất nữa. So với cái an lạc của Chánh Niệm thì ….ko thể so sánh ! Bậc thánh ấy có thể an trú và chiêm ngưỡng cái đẹp cái lạc ấy hàng bao nhiêu thời gian tùy theo cái Phước vị ấy có đc trứoc đây, nhưng khi hưởng hết thì ko thể bước tiếp tầng cao hơn. Cái cần thiết ở đây là ko nên đứng lại !
Bậc Thánh trí tuệ siêu việt hơn, sẽ từ chối ngay cả cái lạc – nơi mà mỗi tế bào đều là lạc thọ- vượt qua cảm thọ để chứng cái vi diệu của cái cảm giác “ko còn thân khổ”, giác quan yên lặng. An trú cái định của Xả.
Bậc Alahán và Phật mới đủ trí tuệ siêu việt, vượt qua tất cả để tới cái vắng lặng tịch tịnh của niết bàn, vượt qua thọ tưởng hành thức để an nghỉ tuyệt đối.
Đó là kể chuyện Thánh nghe chơi thôi, để cho chúng ta hiểu cái sâu thẳm của con đường đi tìm hạnh phúc và từ bỏ hạnh phúc để tìm cái yên lắng tịch tịnh. Con ng thì tìm hạnh phúc xao động, còn Thánh thì tìm cái yên lắng nhẹ nhàng.
Có ng nhắm cái đích thấp, nên giương cung thấp và dùng sức kéo nhẹ. Có ng nhắm cái đích cuối cùng thì giương cung thật cao và kéo hết sức. Nhận ra cái hạnh phúc mình đang có là bất an và từ chối nó là trí tuệ. Ko chấp và luôn bước tới là tinh thần Bát Nhã BaLaMật. “Gate gate pàragate pàrasamgate bodhi svàhà”.
Có con sâu chỉ biết ăn và kiếm ăn, một ngày kia con sâu chợt nhận ra sự bất an, nó làm cái kén và an trú trong đó, nhưng khi nó nhận ra cái đẹp và nhiệm vụ của cuộc đời thì nó xé kén chui ra, thành con bướm lộng lẫy bay trên trời cao.
Khi có tiền, đem cho ta sẽ có cái hạnh phúc của sự giàu sang. Khi có tình, đem cho mà ko mong có lại, ta sẽ có cái hạnh phúc của tình yêu chân thật.
Khi có hạnh phúc, hãy cho đi tất cả để tiến lên tầng bậc cao hơn. Trí và dũng là đức tính cần thiết để có hạnh phúc, hãy xé kén chui ra làm bướm và đối diện cuộc đời, đừng làm con nhộng mãi !
Tôi vẫn là con sâu xấu xí, nhưng khi ai đó nói cái kén rất êm ái thì tôi lại nghĩ khác. Tôi may mắn đc Thầy cho biết rằng làm bướm bay trên trời cao mới thật là hạnh phúc !
Tuesday November 25, 2008 – 11:30am – post lại từ một blog cũ