Bạn có tin rằng con người có thể sống khỏe hơn và làm việc hiệu quả hơn chỉ với 1/10 lượng thức ăn mỗi ngày không? Ngay lúc này câu trả lời sẽ là “Không! Quá vô lý, tôi phải ăn no thì mới làm việc nổi, nếu thiếu ăn sẽ thiếu chất và dĩ nhiên không thể gọi là khỏe với một cơ thể ốm yếu!”. Thật ra rất khó để mà tin điều này, thế nhưng tôi đã làm được và tôi cũng có thể chứng minh cho bạn thấy khả năng thiết thực của vấn đề.
Trước tiên phải phân biệt rõ ràng hai phạm trù khác nhau: No và Đủ. Ăn no là ăn đầy bụng, cơ thể từ chối nhận thêm thức ăn. Ăn đủ là cung cấp cho cơ thể đủ các nhu cầu về năng lượng và chất liệu để tái xây dựng cấu trúc, hai nhu cầu này khác nhau ở mỗi người và mọi lứa. Ăn no và ăn đủ khác nhau rất nhiều, no thì dễ rồi – hết nhét vào nổi nữa thì ta gọi là no, nhưng “đủ” mới thật sự là một vấn đề. Thế nào là đủ? Đó là một câu hỏi mà từ ngàn xưa đến ngàn sau vẫn mới! Trong cái cõi Tham này thì chữ Đủ trở thành một vấn đề được quan tâm bậc nhất: làm sao để cho người ta cảm thấy “chưa đủ” và có thể tiêu thụ thêm. Từ đó mà ngày nay chúng ta biết thêm rằng cơ thể con người luôn có rất nhiều nhu cầu bức thiết, nào là canxi, protein, khoáng chất đủ loại,…đến nổi chúng ta phải tin rằng cơ thể luôn thiếu dinh dưỡng ghê lắm. Nhu cầu về năng lượng để hoạt động đã được nghiên cứu và công bố, để làm việc khỏe mạnh thì con người chẳng cần nhiều kCal lắm đâu – nhưng nếu chỉ có thế thì làm sao “dụ dỗ” người ta bỏ tiền ra mua sắm thịt sữa? Vì thế nên mới có thêm rất nhiều các “công trình nghiên cứu nghiêm túc” khác, rằng canxi cần thiết lắm, sắt cũng rất quan trọng đó,..Tôi biết nhiều người VN ở Úc ăn một ngày gần 1kg steak vì lý do ông ta cần Sắt! Thiếu thịt bò vài ngày là ông ta cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi nghê lắm. Tôi mới bảo ông ta nên ăn các loại rau cải chứa nhiều sắt hơn thịt bò mấy lần, nhưng ông ta tin lời bác sỹ hơn.
Nghĩ mắc cười thật, dân VN ăn rau muống và cải xanh cả đời có ai bị các chứng bệnh thiếu sắt bao giờ, vì hai món này cực kỳ giàu chất sắt. Còn muốn hồng hào căng khỏe thì đã có các loại ngũ cốc màu (đen, đỏ, mè đen, gạo lứt, nếp than,..) và những vị thuốc bổ máu như Thục Địa, Hà Thủ Ô và Đương Quy, chỉ cần vài toa là nhìn khác hẳn ra ngay. Cái niềm tin vào chất sắt là một loại mê tín do cái tôn giáo Satan cài vào đầu con người, khiến họ thèm và khát máu. Người ta làm thí nghiệm cho hai con chó ăn khác nhau, một con ăn cơm và con kia ăn thịt sống, chỉ một thời gian là con chó ăn thịt đỏ sẽ rất dữ, có thể cắn chết người. Giống dân du mục và phương Tây cũng ác và hiếu sát hơn giống dân đồng bằng trồng lúa nước phương Nam, vì thức ăn và cách sống khác nhau.
Sắt và protein là hai lý do để các meat-eater bảo vệ cho thói quen ăn uống của họ. Điều ngạc nhiên và cũng phi lý là, con người ta cần protein để làm gì? Nhất là những người đã qua khỏi giai đoạn phát dục và không phải là vdv thể hình thì cơ thể cần rất ít protein. Hãy cho tôi một lý do để ăn thịt! Người qua độ tuổi 30 như tôi cần nhiều protein để làm gì? Chỉ là để tái cấu trúc cơ thể mà thôi, vậy thì chỉ cần rất ít. Còn những ai cho rằng ăn thịt để có năng lượng thì nên xem lại: cơ thể chỉ tiêu thụ glucose để tạo thành năng lượng (nhiệt, cử động, não,…) chứ chưa có ai chứng minh rằng thịt có thể chuyển thẳng thành năng lượng (thực ra thì có một số phản ứng ở gan, biến protein thành glucose, nhưng rất phức tạp và tạo ra rất nhiều cặn bã ở gan – phân tử protein rất phức tạp, để bẻ nó ra thành hydrat carbon không dễ). Điều quan trọng hơn là, cơ thể hấp thụ được bao nhiêu phần trăm protein bằng cách ăn thịt sống kiểu steak? Cách tiêu hóa như thế nào, cách nhai của con người có thể làm nhuyễn thịt ra hay không, và làm cách nào để protein được hấp thụ (trong khi cơ thể không thiếu)? Đó là những câu hỏi mà chúng ta sẽ khó tìm được trả lời, vì sự thật chống lại nền công nghiệp thịt sữa!
Giả sữ trung bình một người lao động ăn 3 chén cơm (1kg) mỗi buổi, x 3 là 3kg cơm một ngày. Thế thì mỗi chuyện cơm trắng cũng có được ~4000cal mỗi ngày. Nếu cộng thêm rau củ hạt “đồ độn” thì cũng tầm hơn 5000~10.000cal, chưa kể ăn vặt và các loại chất uống có đường (chè, nước ngọt,..). Bây giờ tôi lấy trung bình là 10k.cal chia cho 10 để có kiểu ăn “1/10” như đã nói lúc đầu. Nghĩa là với mức độ trung bình của người VN, chia cho 10 lấy 1 thì cũng có 1k.cal, bằng ½ DI trung bình.
Bây giờ chúng ta bàn tới chuyện xài 1k.Cal đó như thế nào. Giống như tự nhiên bạn bị cắt mất một nửa lương tháng, phải làm sao để sống cho qua con trăng tới? Nghĩa là phải xài sao cho hiệu quả nhất. Với những người tập giãm cân, những ngày đầu tiên quả là cực hình – và tôi cũng đã từng là người trong cuộc, tập nhịn ăn – cảm giác đói và thèm ăn hành hạ cùng với sự giãm đáng kể về thể lực lẫn tinh thần. Nhưng rồi cơ thể dần dần thích nghi kèm với những thay đổi và chuyển hóa trong cơ thể và tâm thức, thể chất tăng lên và trí tuệ minh mẫn hơn trước nhiều. Nếu tự nhiên bị cắt mất ½ tiền chi tiêu (chứ không phải là lương), tôi và bạn vẫn cứ có cách để mà thích nghi mà sống thôi. Bạn có lương 20M thì cuối tháng cũng sạch túi, mà có người chỉ có 2M lại để dành gởi về quê được đấy! Khi bị cắt mất thức ăn, đầu tiên cơ thể sẽ lấy phần dự trữ ra xài, đồng thời nó cũng tối thiểu các khoản thừa. Khoa học chứng minh rằng khi đói khổ thì phụ nữ không có kinh nguyệt và nam giới cũng chẳng ham muốn tình dục đâu. Bạn cũng chẳng có “sung” mà chạy nhãy la hét, đập phá hoặc đi “bão” khi VN thắng đá bóng, hoặc xuống đường làm kẹt xe vào các ngày lễ. Bạn sẽ trở nên lanh lẹ hơn, thân thể nhẹ nhàng bớt nên cũng không tốn nhiều sức khi vận động (sau khi đã đốt bớt khá nhiều mỡ thừa). Bạn sẽ trầm tĩnh hơn chứ không rửng mỡ và bốc đồng, suy nghĩ tính toán cẩn thận trước khi hành động. Có một dạo lương tháng của tôi là 7M, tính toán chi tiêu hàng tháng ra tôi còn được 2M, và tôi dám tự nhận rằng tôi sống tốt hơn nhiều người có mức lương 70M trong thời gian ấy.
Cắt mất 9/10 thức ăn quả là một sự thay đổi lớn, tuy nhiên bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết phần lớn thức ăn đó đi đâu. Khi cơ thể không có nhu cầu thì nó không tiếp nhận, hoặc miễn cưỡng tạo ra mỡ dự trữ. Đó là lý do tại sao chó thích ăn *** và cá dưới cầu sẽ xử lý hết nhanh chóng những chất thải của bạn (cầu cá Miền Tây). Điều quan trọng là, bao nhiêu phần trăm còn lại và bao nhiêu % được cơ thể hấp thụ? Có gì khác nhau nếu tôi chỉ ăn 1/10 nhưng cơ thể tận dụng hết chất dinh dưỡng trong thức ăn, và tôi ăn gấp 10 lần nhưng chỉ hấp thụ được 1? Ở đây chúng ta bàn đến cách ăn và khả năng tiêu hóa của cơ thể. Đó là lúc bạn huấn luyện cơ thể lại, cho nó khôn hơn. Thay vì ăn vội thiếu nhai, thức ăn còn quá thô, bạn nên nhai cho nát nhừ và nên ăn thức ăn mềm. Thay vì ăn loại cơm trắng ít GI, bạn nên ăn dặm thêm những loại gạo và ngũ cốc giàu GI, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm và chuyển hóa hoàn hảo hơn. Nếu bạn đổi 1 chén cơm thành 1 chén nếp đậu, thì sẽ no lâu hơn gấp đôi, nhiều loại thức ăn còn tốt hơn cả nếp, vd như oat, grains,…nếu trộn chung vào phần ăn ta sẽ thấy thay đổi rất lớn về mặt chuyển hóa và % hấp thụ.
Nếu bạn biết não trung bình tiêu thụ ¼ năng lượng của cơ thể, bạn có thể cắt bớt lượng tiêu hao này. Bằng cách cho não nghỉ ngơi không suy nghĩ mông lung bậy bạ, nhất là mơ tưởng về các loại kích thích giác quan (âm, hương, vị, xúc, hình ảnh,..). Bạn sẽ nhận ra cơ thể rất thông minh, nó sẽ “cắt biên chế” não ngay khi thiếu thức ăn – đầu óc của bạn sẽ trống trãi nhẹ nhàng ngay, đó là lý do nhiều người tập yoga và thiền định thường nhịn ăn để bế quan tập luyện. Nhiệt và cử động cơ bắp chiếm hơn phân nửa năng lượng, còn lại cho phần tự động vận hành của cơ thể. Sống ở khí hậu nhiệt đới, chỉ cần thoáng mát và tạo một vi khí hậu tốt (tránh gió lùa hay quá nóng ẩm) thì cơ thể sẽ tiết kiệm được phần lớn mất mát do tỏa nhiệt hay thoát mồ hôi. Không vận động thừa thãi, chỉ tập trung vào công việc, nếu là nhân viên vp thì càng đở tốn khoản này. Tuy nhiên ít ai biết rằng cơ thể luôn luôn gồng nén và tiêu tốn năng lượng một cách vô ích bằng cách tự chống đối lẫn nhau. Để biết được cơ thể đang gồng nén và đầu óc đang lung tung chạy nhãy, thì cần phải có kỹ thuật thiền định và lối sống đúng (Chánh Mạng và Chánh Niệm). Người đạt được CNTG tốn rất ít năng lượng, bởi vì họ luôn có cái biết trên toàn cơ thể và tâm trí. Cơ thể ít gồng nén nên cử động nhẹ nhàng tỉnh giác, đầu óc thanh tịnh nên chỉ vận dụng khi cần thiết – lúc vô sự thì để trống không. Tôi từng sống trong cộng đồng Phật Giáo Nguyên Thủy, mỗi ngày họ khuất thực chỉ đầy cát bình bát (bằng cái tô nhỏ), và về chia nhau ăn – thường là thiếu (hôm nào bị chơi khăm người ta cúng cho 1 trái dừa khô cũng phải nhận và đi về vì bình đã đầy). Họ chỉ ăn một lần trong ngày, nhưng chẳng ai phàn nàn về sức khỏe cả. Các hoạt động của tăng ni NT rất đa dạng chứ không phải chỉ có ngồi đọc tụng kinh điển. Tăng ni NT là ví dụ trực quan nhất để chứng minh rằng con người có thể sống khỏe và hoạt động tốt chỉ với một tô thực phẩm trong ngày.
Và đây là kinh nghiệm thực tế. Tôi đã một lần tập nhịn ăn để “thanh lọc cơ thể”, chả theo trường phái hay tôn giáo nào cả, chỉ đơn giãn là để thử sức chịu đựng của bản thân – và đó cũng là lúc đang thất nghiệp chán đời (mới ra trường). Tôi lập kế hoạch sẽ giãm dần thức ăn một cách từ từ trong 1 tuần để có thể sống với 2 chén cơm muối đậu với cà bắp chấm chao mỗi ngày, sau đó hạ xuống còn 1 chén cho 1 ngày kèm với 1 gói bột ngũ cốc khi lỡ bị lả vì đói (loại 1 bao 30 gói nhỏ, trộn 1 cup nước sôi là có một ly vừa uống – đủ năng lượng cho 1 buổi). Sau 2 tuần tôi có thể sống khỏe chỉ với 1 lát mì gói (ăn sống) hoặc 1 gói bột kèm với nước chanh muối hoặc nước mía. Tuy nhịn ăn nhưng tôi luôn có chuối già và chuối khô để dành, thỉnh thoảng cũng lấy ra xài (cấp cứu khi phải làm việc nhiều). Tuần thứ 3 tôi chỉ ăn một trong vài thứ sau: chuối 1 quả, hoặc 1 bịch ngũ cốc, hoặc chanh muối + nước mía. Tuần 4 tôi bắt đầu ăn cháo và gia tăng thức ăn một cách từ từ. Lúc kết thúc 1 tháng, tôi thấy 2 chén cơm một ngày quả là dư thừa! Trong thời gian nhịn ăn tôi vẫn đọc sách và lướt web chém gió ầm ầm, thời gian ngủ quả có nhiều hơn, còn lại là thực hành thiền định. Ban đầu mỗi lần thiền là bị lả người, vì phải gồng nén nhiều quá, dần dần trở nên thư giãn thì đầu óc cũng thanh tịnh hơn. Về sau này thiền là định luôn, ngồi cũng như là nằm, cho nên không tốn kém năng lượng nữa. Đây là cách tôi tự nghĩ ra, không theo ai hết và cũng không có gì là an toàn, các bạn đọc chơi nhưng đừng làm theo. Tôi chỉ lấy ví dụ để chứng minh rằng chuyện ăn giảm đi 1/10 (mà vẫn khỏe mạnh) là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Nếu vì lý do gì đó, để chứng minh, tôi vẫn có thể lập lại tiến trình 1 tháng ấy, hoặc là theo một cách khác hay hơn.