Ông bà có câu “bệnh từ miệng mà vào”, tức là thức ăn gây nên bệnh. Nhưng mà ngày xưa thì thuốc cũng từ miệng mà vào (thời ấy làm gì có ống chích kim tiêm) – hóa ra cái miệng là nơi sinh ra lắm chuyện. Cổ nhân xài chữ chính xác: miệng là “khẩu”, tức là cửa, còn mấy cái lổ khác chỉ là “khiếu” mà thôi. Cái cửa khẩu mà có mấy tay hải quan rách việc thì chẳng mấy chốc nhà cửa và đất nước tang hoang. Nhưng nếu nhập khẩu một cách có trí tuệ thì sao nhỉ? Bởi vì ít ai biết rằng thức ăn cũng có thể là thuốc – với số lượng cực nhiều, một ngày ăn 5 chén cơm – thuốc đấy chứ đâu! ăn uống cho đúng thì chẳng bao giờ phải điều chỉnh bằng thuốc bổ – vốn cũng chỉ là những chất được trích ra và cô đặc lại mà thôi.
Thức ăn không đơn giãn như chúng ta tưởng, hoặc như các sách giáo khoa viết. Khoa học cho rằng thức ăn chỉ bao gồm chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu qua 3 dạng: protit, lipid và glucid – chất bã bị bài tiết ra ngoài. Ngoài ra còn có nước, muối và khoáng cùng các vitamin quan trọng. Nghĩa là các chất dinh dưỡng từ thức ăn sẽ được hấp thụ và tái cấu trúc cơ thể, không có nhiều giá trị chữa hay phòng bệnh gì – thuốc và thức ăn khác nhau, đó là quan niệm của Phương Tây. Người Á Đông từ xưa quan niệm phức tạp hơn, mọi thứ được phân chia theo Âm Dương và Ngũ Hành, thức ăn cũng thế. Khái niệm thức ăn nhóm Kềm và Axit chỉ mới có sau này, trước đây người ta chia thức ăn theo ba nhóm cơ bản: bổ Dương, bổ Âm và trung tính – bổ cả hai. Dựa vào vị trí địa lý khí hậu, cách mọc, vị trí phần lấy,…mà ta định ra mức độ (+) hay (-). Đất là Âm mà Trời là Dương, càng sâu và cao thì mức độ càng tăng. Vì vạn vật cân bằng nên trong một hệ, hễ Dương càng mạnh thì Âm cũng không kém, và ngược lại.
Cây cỏ là thứ sống, phát triển, nên nó cũng có đặc tính cân bằng: ngọn vươn cao còn rễ thì đâm sâu xuống đất. Ngọn càng cao thì Âm chất càng mạnh, rễ củ đâm càng sâu xuống đất thì Dương tính càng nhiều. Đất vùng cao có Âm tính hơn vùng trũng, vùng khí lạnh và đất sõi đá cứng thì Âm tính cũng cao hơn – hình dáng vươn cao cứng cáp là Dương, nhưng trong lòng đất thì Âm thịnh, củ rễ đâm xuyên được đất này có Dương tính rất cao. Người phương Tây không hiểu về Âm Dương nên họ cũng trồng được củ Sâm mập ú theo điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng – nhưng lại không sao bằng được Sâm núi Cát Linh và Hồng Sâm Hàn Quốc, mọc ở trên núi đá khô cằn xứ lạnh. Họ cũng không giải thích được tại sao củ Maca mọc hoang trên núi ở Peru tuy chẳng mang họ Sâm nhưng lại có tính chất như Sâm – bổ Dương và kích Hỏa. Người Tây họ dạy nhau ăn carrot vì nhận thấy rằng người ăn củ này hồng hào, khỏe mạnh và yêu đời – trái lại người ăn nhiều khoai tây lại ù lì bạc nhược, chỉ vì củ nào đâm thẳng xuống đất là Dương, bò cạn và có xu hướng trồi lên là Âm. Có vài thức ăn mà ông bà ta thường kiêng kỵ, vì cho rằng chúng có độc tính: vd mụt măng, cổ hủ cây dừa và cây cao, ai ăn nhiều những thứ này sẽ cảm thấy mỏi mệt chẳng muốn làm gì, bởi vì Âm tánh rất mạnh của chúng. Bù lại, con đuông sống trong cổ hủ dừa lại là Chí Dương, nước trong trái dừa là Dương Thủy (theo Âm Dương nghịch lý thì nước trong mạch ngầm càng sâu thì càng Dương, nước trên cây càng cao thì càng Âm, nên nhiều người cho rằng nước dừa là Chí Âm rất có hại cho sức khỏe, nhất là những người đang bị trúng phong hàn – chung cho các loại nước trái cây). Khoa học chẳng thể lý giải chuyện Âm Dương này, họ nghiên cứu củ Sâm và Maca rồi cho rằng trong ấy có những chất khoáng hiếm và những tổ hợp chất đặc biệt, những chất này kích thích hệ nội tiết tố khiến cho cơ thể cảm thấy hưng phấn, hoặc là thấy trong nước dừa có nhiều chất khoáng quan trọng. Người Tây bắt đầu biết xài vài công dụng của Nhân Sâm – cho các vận động viên thể thao để tăng sức bền, và bắt đầu xài bừa bãi (vì rẽ tiền, do họ cũng trồng được). Nhưng vì thiếu hiểu biết tính chất (+) và (-) nên có nhiều ca bị phản tác dụng rất thê thảm.
Quy luật Âm Dương căn bản có thể tham khảo ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_d%C6%B0%C6%A1ng
Hoặc: http://www.vatm.edu.vn/ND/VI.39.0.348/hoc-thuyet-am-duong.bic
Tuy nhiên các quy luật căn bản đó không giải thích được các hiện tượng khá là nghịch lý: Vd bảo là “trong Âm có Dương” thế thì tại sao cũng là sống trong đất (âm) mà củ Sâm lại bổ Dương trong khi củ Thục Địa lại bổ Âm? Nghĩa là chúng ta chỉ mới có các quy luật tĩnh chứ chưa xét đến sự vận động của Tứ Tượng – khi nắm được quy luật này thì không cần phải là thuốc Nam Bắc (đã được xác định Âm Dương) mà bất cứ thức ăn nào chúng ta cũng xác định được tỉ lệ +/-. Nghĩa là chúng ta chia thành 4: Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương và Thiếu Dương. Vd: đất là Âm nhưng càng đi sâu xuống là Thái Âm mà trên cạn là Thiếu Âm – trời Dương nhưng gần sát đất chỉ là Thiếu Dương, càng lên cao thì Dương khí càng tăng. Như vậy, loài củ rễ nào đâm xuyên càng thẳng sâu xuống đất, càng có nhiều Dương tính (trong Thái Âm có Thiếu Dương). Loài củ rễ nào chỉ bò trên đất cạn, luôn có xu hướng trồi lên thì mang tính chất Âm (Thiếu Âm bị hút về Dương). Loài thực vật nào mọc vươn cao, chỉa thẳng lên trời thì – cũng theo quy luật đó – mang tính Âm, nhưng loài nào bò sát đất hoặc có hướng cắm xuống (các loại đậu, lá so đũa, rau lang, nhãn lồng,..) thì có tính Dương. Cũng theo quy luật trong cái này có cái kia: nước nguồn càng sâu thì Dương tính càng cao, nước trên cao (từ trái cây) thì lại có Âm tính. Con đuông ăn cổ hũ cây dừa (Âm) thì lại rất dương, mà con đuông đục củ cải củ sắn lại mang tính Âm. Con vật sống sát mặt đất thì có Dương tính (loài bò sát) trong khi gà vịt lại Âm vì chúng có thể bay được (thịt mèo là cực kỳ Âm hàn vì chúng thường leo trèo và sống nơi khô ráo). Nước ruộng và sông rạch mang Âm tính, cá tôm sống trong ấy lại bổ Dương trong khi những loài đào lỗ sống cạn dưới mặt đất lại có tính Âm hàn (các loại đuông đất). Những loài có khả năng phá đất và ăn đất như Trùn Hổ, Lươn, Chạch,.. thì lại tốt cho Dương khí, vv…Những loài ăn cỏ (Âm, vì mọc thẳng lên) lại có tính Dương, trong khi loài ăn thịt lại có tính Âm. Người ta cũng thế, những người ăn nhiều rau cải mầm (Âm) thì lại khỏe mạnh hoạt bát năng động, còn người ăn nhiều thịt thì nhìn dữ tợn nhưng lại trì truệ và mệt mỏi rất nhanh.
Người ăn chay và ăn thịt cũng nên biết rằng, rau củ và thịt cũng có nhiều loại chia ra Âm Dương. Lưu ý rằng ăn cây cỏ có thể sinh ra thịt tươi mới, còn ăn thịt chỉ là xài lại thứ phế thải, nên ăn chay vẫn mang tính Âm nhiều hơn. Cá nhân tôi lấy cân bằng thiên về quy luật Âm dưỡng Dương, nên thường ăn món Âm tỉ lệ 7/3 (Âm Mộc và Dương Mộc). Với tỉ lệ này thì Dương khí không mạnh, không quá sáng tạo và năng động nhưng cũng không trì trệ ù lì. Cũng giống như đèn vặn tim vừa phải lại cứ được châm thêm loại dầu cháy chậm, khác với loại đèn khí cháy cực sáng nóng nhưng mau hỏng (dù vẫn có bảo trì thường xuyên). Người ăn theo tỉ lệ này thường là chậm lão hóa, lâu già, nội tâm điều hòa, đầu óc trống trãi nhưng vẫn có cái hữu dụng khi cần đến. Vì Âm sinh Dương, nên người ăn thức ăn Âm tính lại có Thiếu Dương hùng mạnh, luôn ở thế sinh dưỡng và phát triển. Người ăn thức ăn Dương tính nhiều quá sẽ mang kiểu hình Thái Dương và có xu hướng chuyển về Thiếu Âm theo quy luật vận hành chuyển hóa. Tuy nhìn bề ngoài rất mạnh khỏe và thông minh sáng tạo nhưng kém bền chí và dễ bị bẻ gãy khi bị gặp nghịch cảnh. Người theo tạng Thiếu Dương vẫn có tính nhu nhuyễn dai sức của Âm, luôn ở thế bị dồn nén để bật lên cao, càng gặp nghịch cảnh thì càng bộc phát dữ dội. Tuy nhiên sự lựa chọn là trách nhiệm và phụ thuộc vào vị trí của mỗi người khác nhau.
Biết về quy luật Âm Dương trong thức ăn có thể chữa được nhiều bệnh mang tính chất “mất quân bình”. Chữa bằng Âm Dương mang tính chất tổng quát và căn bản hơn chữa bằng quy luật Ngũ Hành Sinh Khắc, nhưng lại không thể đi sâu thẳng vào từng bộ phận cần chữa. Chỉ có 3 loại bệnh: Âm hư,Dương hư và cả hai đều hư, cái nào hỏng thì bổ sửa cái ấy! Tôi không chuyên môn về Đông Y, nhưng ở mức độ bình dân thì chúng ta có thể phân biệt hai tạng này qua biểu hiện: Âm hư thường là ốm và da nóng đỏ, Dương hư thì xanh xao trì trệ thường lười nhác ít năng động. Chưa cần biết là bệnh gì, do nguyên nhân gì, nếu ăn uống đúng cách thì cơ thể sẽ quân bình lại – giống như chỉnh đốn lại quân đội, và từ đó phát sinh ra khả năng chống trả với bệnh tật. Dương tánh chưa chắc là tốt, người tạng ốm và nóng, cứ ăn những món thuần dương như rong tảo dưới đáy biển, củ nhọn và hạt cứng thì năng lượng Hỏa sẽ bộc phát – nếu không biết sử dụng vào đúng chổ hoặc hoang phí mà không bồi đắp Chân Âm thì sẽ bị cạn kiệt, sinh ra Âm Hư. Tương tự như thế cũng sẽ cho ra Dương hư nếu ăn uống quá Âm hàn, suy nhược thể chất và tinh thần. Vì Âm sinh Dương, nên nếu Dương hư thì còn có thể cứu vãn, chứ Âm mà hư thì khả năng rất cao kéo theo chứng cả Âm Dương đều tan nát! Những người sống ở vùng càng gần Địa Cực, núi cao hay phía Tây lục địa có Dương tánh cao. Họ mạnh khỏe hiếu sát nhưng không biết dưỡng Âm, cứ dùng thuốc và ăn uống để khỏe mạnh (khơi Dương) cho tới khi cạn kệt phần Âm rồi hư luôn phần Dương – cũng là vì không biết cách ăn uống.
Người ở phương Bắc cũng khác phương Nam (gần xích đạo). Đàn ông phương Bắc có thêm một phần Dương do ảnh hưởng bởi địa từ trường và khí hậu lạnh (trong Âm có Dương). Đàn ông thì cương mãnh nên quân đội thường mạnh hơn phía Nam, dễ dàng đánh xuống phía dưới. Các tộc Liêu, Mông, Tạng, Thanh,… vẫn dễ dàng đánh chiếm Trung Quốc vì người dân phương Nam mang Âm tính nhiều hơn. Bù lại, người Nữ phương Nam lại mạnh mẽ hơn, các Nữ Tướng nước ta nhiều lần khiến quân Tàu phải khiếp sợ. Thi đấu thể thao cũng vậy, đội nữ phía Nam thường chiếm ưu thế và giành nhiều huy chương hơn. Có một điều hài hước cần phải quan tâm, đó là đàn ông phương Bắc tuy Dương mãnh bề ngoài, nhưng theo Âm Dương nghịch lý thì cái phần “bên trong” của họ lại rất yếu, rất là Âm – họ phải nhờ vào thảo dược Dương cường của phương Bắc để cân bằng lại. Ở đâu có rắn ở đó có thuốc giải, mà ở đâu mọc nhiều loại cỏ ấy thì khả năng có rắn rất cao. Đàn ông ở xứ Sâm Cao Ly lại có cái “củ sâm” bé tí yếu xìu, trong khi đàn ông xứ nhiệt đới (nhất là da sậm) thuộc loại “xấu dây mà tốt củ”. Đàn ông phương Bắc đánh bại đàn ông phương Nam, chủ yếu là để chiếm tài sản và gái đẹp (con gái xứ Giang Nam, Tô Châu ở TQ, con gái Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau,..ở VN) nhưng sau đó lại thua trận thảm bại khi “đối đầu” với các nữ nhi mạnh mẽ này. Ở những nước như Tàu và Hàn, lượng thuốc bổ Dương được tiêu thụ còn nhiều hơn thức ăn, nhưng khổ nổi nó lại càng phản tác dụng. Các bạn nữ có thể tìm đọc các thông số khảo sát từ các hãng bao cao su, đàn ông Hàn bị chê “ngắn, nhanh và yếu” sinh lý nhất TG, trong khi đàn ông Nhật thì chẳng quan tâm gì tới gối chăn. Bởi vậy các chị em nào mê Hàn Quốc, mê Đài Loan, Nhật,…mà chê đàn ông phương Nam thì quả là “buông cục sắt bắt cục bần” – đó cũng là quy luật Âm Dương mà thôi. Hiểu về thêm một chút Âm Dương nghịch lý có thể giúp mọi người chọn đúng thức ăn, thỏa mãn cái “đại khiếu” là khẩu-miệng. Ngoài ra, kiến thức Âm Dương cũng cực kỳ quan trọng trong “nghệ thuật thỏa mãn những cái lổ”, không nắm rõ điều này thường dễ dẫn đến hối hận cả đời.