Như bao đứ trẻ lớn lên trong gia đình có học thức, cha mẹ đều có bằng đại học, tôi được dạy dỗ đạo đức trước khi học chữ cái. Tôi vẫn nhớ mẹ tôi dạy rất kỹ: thấy người ta ăn thì phải đi chỗ khác, không được nhìn chứ đừng nói là xin ăn, dĩ nhiên là cấm tiệt chuyện ăn cắp.
Tôi còn nhớ lần đó ở quê Nội, nhà đang buôn bán phát đạt, tiền cứ mở ngăn kéo là có vậy mà tôi lại chẳng có tiền ăn quà sáng,đi học phải quay lưng khi chúng bạn mua bánh. Mẹ không muốn tôi biết xài tiền.
Bà Nội giữ tiền, Cô của tôi cũng đi học, cứ kéo ngăn tiền ra lấy. Dĩ nhiên là tôi tham, vì lấy dễ quá, chờ cả nhà không để ý là tôi kéo ra lấy tờ 5 đồng, hôm đó đi học tôi ăn được 2 cây cà rem, 1 cây đá 1 cây sữa.
Với cái “thành công” đầu tiên, thằng tôi bắt đầu táo bạo hơn, lấy luôn những tờ 20 đồng, và cho tới 50 đồng cũng lấy. Mua bánh ăn đã rồi vẫn không hết, thằng tôi cuộn lại thành 1 cọc, quấn thun nhét đáy cặp.
Chả biết bị ai méc, bất ngờ một buổi tối mẹ tôi xét cặp, và phát hiện. Đó chẳng phải là lần đầu tiên bị mẹ đánh, nhưng là lần nặng đòn nhất trong tất cả. Đánh xong rồi mẹ còn khóc nhiều hơn. Thằng con đã hư mất rồi.
Phận làm dâu sống ở xứ người, gia đình ở ngay chợ nữa, mẹ chẳng có quyền mà cũng chẳng thể kiểm soát tôi từng chút một. Sau lần đó mẹ tôi nói nếu còn ăn cắp mẹ sẽ đuổi luôn không nhìn mặt nữa.
Chẳng biết vì đòn roi hay vì thương mẹ mà tôi cũng bỏ tật chôm tiền.
Cũng may là sau đó gia đình dời nhà về một nơi yên tĩnh hơn. Trước nhà có con dốc, một buổi chiều có người chở một xe nghêu chạy ngang, chẳng may dằn xóc bung cọng dây ràng, đổ nguyên một cần xé lớn xuống đường. Mẹ bảo tôi ra giúp người ta, sau khi lượm xong hết tôi muốn lấy một con vì người ta cũng muốn trả ơn. Vì được dạy là muốn nhận gì phải xin phép cha mẹ, tôi vào hỏi mẹ thì bị giữ trong nhà luôn.
Biết tôi thèm, hôm sau mẹ mua về một chục con luộc cho tôi ăn, dù lúc ấy nghêu rất mắc tiền.
Sau đó đi học, đám bạn rũ đi “lượm me”. Thằng tui lượm me rụng còn đám bạn nó trèo luôn lên cây me mà hái. Thấy có me ăn, mẹ lôi cổ tôi tới nhà người ta xin lỗi.
Rồi từ đó, ba mẹ tôi dặn thèm ăn gì cứ nói. Ổi mận nhà người khác đưa ra đường cấm không được nhìn tới, muốn thì nói, mẹ mua về ăn cho đã thèm.
Mẹ kèm từng tí, còn Ba thì chỉ nói vài câu “người Miền Tây có tiếng là nghĩa khí, có thể liều mạng đâm chém nhau để bảo vệ chính nghĩa, chẳng ai đi lấy của phi nghĩa”.
Chính vì trọng tín nghĩa mà lúc đầu những người Bắc 45-54 vào Nam luôn bị kỳ thị và khinh rẻ. Theo Dịch Lý thì ngoài Bắc thuộc Dương Thủy. Thuộc tính của nước là luồn lách bất cứ chỗ nào cũng tới được, có thể tồn tại bất cứ dạng nào dù ít hay nhiều, có thể sống ở bất cứ nơi đâu.
Khác với tánh trong Nam là Âm Hỏa như lữa rơm cháy bốc lên cao mà sớm tàn, những người Bắc di cư sống rất tằn tiện, tiết kiệm và vun vén từng chút một, ăn xài chẳng dám chứ đừng nói là rộng rãi giúp người. Tuy đã vào trong Nam nhưng họ luôn bảo tồn cách sống ngoài Bắc, họ dạy đám con những “đức tánh” của cha ông để có thể tồn tại trong bất cứ điều kiện nào. Đó là những bản năng sinh tồn mà họ luôn cho là đúng đắn. Ví dụ họ thường lân la tới chỗ con gái nhà giàu dù xấu xí cũng ráng bằng lời lẽ ngọt ngào tán tỉn cưới cho bằng được. Rồi như chuột vào hũ nếp, họ sẽ đục khoét dùng tiền đó giúp cho đồng bào, cưu mang thêm nhiều người vào Nam nữa. Khi đi mượn tiền thì họ ngọt như đường, hứa hẹn đủ thứ, khi nắm cán thì họ làm mặt hách dịch. Khi đã leo lên ông này ông nọ thì họ mới bắt đầu mèo mỡ, lộ những tật xấu mà ngày xưa họ giấu bặt. Bản năng dạy rằng họ phải cố gắng gom vào càng nhiều càng tốt, bằng bất cứ thủ đoạn nào.
Những ai trong Nam đi học Đại Học, ở trọ chung với dân Bắc, chắc hiểu những gì tôi nói chẳng phải là bịa đặt. Bao nhiêu người cho mượn tiền mà chẳng bao giờ họ trả? Bao nhiêu lần bạn bị xài ké đồ đạc trong khi những thứ họ có bạn chẳng bao giờ động tới được? Tại sao các nhà trọ thường đăng bảng “chỉ cho dân miền Tây thuê”?
Phần vì ngũ hành Thủy khắc Hỏa, phần vì chịu đựng khó khăn và luồn lách giỏi, những người Bắc di cư vào Nam ngày càng chiếm ưu thế, giàu mạnh hơn và cũng học giỏi hơn.
Dù giàu và giỏi tới đâu thì với kiểu “thượng đội hạ đạp” đó, trước 75, vẫn bị coi rẽ và chẳng ai thèm bắt chước. Đó là lần đầu người trong Nam biết tới cái tánh này.
Cho tới sau 75, làn sóng Bắc ồ ạt tràn vào với chính nghĩa là “giải phóng Miền Nam” hoặc “vào tiếp quản”, thực ra là vào ăn cướp! Chẳng khác gì cảnh xa chở bia đổ mà mọi người tranh nhào vào cướp giật.
Sài Gòn năm đó giàu đẹp nhất Đông Nam Á. Sau khi Mỹ bỏ đi, lính Cộng Hòa cũng đua nhau chạy bỏ lại SG bơ vơ béo bở như thùng bia giữa đường. Chỉ có cái quần tà lỏn, mang danh chính nghĩa vào cứ thấy ai giàu thì chụp cho cái tội Tư Sản rồi bắt đi “cải tạo” rồi cướp nhà cửa đất đai người ta. Bao nhiêu vàng bạc phải đem chôn hết, mà cũng chẳng còn, chúng vào nhà Nội tôi cướp sạch tới cả cái TV, bộ bàn ghế cũng lấy. Nhà ngoại tôi có vài công đất cũng bị chụp mũ địa chủ rồi sung vào hợp tác xã mất luôn.
Chẳng phải điên khùng gì mà hàng triệu người trong Nam phải liều mạng vượt biển nuôi cá mập, bỏ quê cha đất mẹ mà đi.
Họ đã dạy người dân trong Nam làm ăn cướp như thế đấy. Đó là bài học thứ hai của người Bắc.
Chẳng phải chỉ có cướp của, tất cả các chức sắc chủ chốt chính quyền đều bị thay bằng lực lượng ngoài Bắc, từ tỉnh lớn cho tới ấp chót. Toàn bộ các hiệu trưởng và bí thư đoàn đảng gì đều là dân Bắc, ngay cả bộ đội cũng làm thầy giáo được. Khi mà học sinh được học những đức tánh mới từ các thầy cô mới thì ngoài xã hội, tất cả mọi người đều được dạy, một cách trực quan, những chuẩn mực mới của xã hội.
Vì ngăn sông cấm chợ, cuộc sống khó khăn nên người Nam bắt đầu học hỏi những kỹ năng sống của người Bắc mà trước nay họ khinh bĩ.
Họ học cách luồn cúi, học cách sữ dụng sức mạnh của đồng tiền. Vì lương công chức rẽ mạt nên quan dạy dân phải biết hối lộ, cấp trên dạy cấp dưới phải biết vét hốt và cống nạp.
Lần thứ 3, người ta đã dạy chúng tôi bằng chính sự thực tế, chính chúng tôi thực hành.
Ban đầu thì những đức tánh tốt cũng được bảo tồn, nhưng rồi 20 năm 30 năm trôi qua, giờ đã gần hai thế hệ rồi, người miền Nam bây giờ còn tệ hơn người Bắc di cư khi xưa.
Chúng tôi chẳng những nghèo, mà còn thất học. Người Bắc di cư khi xưa luôn trọng học, họ có thể giấu đi cái cốt bần tiện bằng lớp áo học thức. Người trong Nam bây giờ vừa nghèo, vừa bị dạy sao cho càng ngu đi càng tốt. Người lớn được nhậu thả cửa còn con nít cứ chơi game, nhà trường cứ nhồi nhét sao cho bọn trẻ chả nhớ gì khi ra trường là thành công.
Nghèo mà thất học thì tánh xấu nào chả có, tham lam ích kỷ chỉ là tánh nhỏ. Những người Nam Bộ thuở nào anh hùng nghĩa khí, giờ thấy thằng ăn giựt vặt cũng sợ mất hồn thì còn chí khí nào mà đấu tranh đòi lại đất đai?
Đọc báo thấy ngoài HN biểu tình chống TQ cũng mạnh hơn trong SG, các “tù nhân chính trị” cũng nhiều hơn trong Nam.
Người ngoài Bắc đã thành công. Có lẽ khi mà các clip tranh giành bia làm nhiều người căm giận thì có rất nhiều người đang mĩm cười khoái chí và đắc thắng.
Họ đã dạy chúng tôi như thế đấy.
08-12-13