Đừng nghĩ đợi đến già mới chơi gai, còn trẻ khỏe mạnh sao phải chạy? Giang hồ cao thủ chơi hai gai nhiều lắm, nước nào cũng có, mà bên Tàu là nhiều nhất. Cao thủ nữ đứng nhất nước Úc hiện nay (và từ hơn 10 năm trở lại đây vẫn chưa ai thắng nổi) chơi 2 gai: medium bên Bh và shortpips bên FH. Sau này cô ta nghỉ chơi vì chán, chuyển sang dạy bb kiếm tiền mới đổi Bh sang mút úp. Cao thủ Nam Úc, từng lấy nhiều giải toàn quốc, cũng chơi 2 gai, rất khó thắng lão này vì hắn chắc lụi và đánh rất có cơn, khi lên đỉnh rồi thì kiểu gì cũng chết với lão. Trong nước ta, trước nay vẫn có bác Trần Tuấn Anh B đánh 2 gai, dù đứng ko nổi chứ bọn “năng khều” chưa chắc làm gì dc bác ấy. Lấy cup và hcv trên TG nhiều nhất cho tới nay vẫn còn sống và thi đấu tốt là bác Lê Văn Inh đang ở Úc, chơi 1 miếng Anti bên Bh và gai công bên Fh. Bọn CNFT chơi gai rất nhiều, nhưng vì không muốn bỏ cú Bh nên chúng chỉ thích 1 gai, có Zhou Xintong cũng chơi hai gai nhưng bị bắt bài nên không nổi lắm. Bên CNMT thì khó lòng chơi gai, lý do thế nào em sẽ phân tích sau. Với những thống kê ấy, các bác có lý do gì để bảo vệ rằng “chơi gai là không căn bản”, “chơi gai hư tay” hay blablabla nói cho vớt vát vì đụng gai là thua xiển liểng?
Em có viết 1 bài về gai, nên ko viết lại các ý chung. Em chỉ muốn đi sâu vào một rơ đang nổi lên khi áp dụng bóng mới, đó là kiểu đánh 2 gai và những biến thể của nó. Trong phạm vi bài này, em sẽ phân tích sự lợi hại, kỹ thuật và chiến thuật chủ đạo, khắc tinh của rơ này và cách đối phó. Dựa trên một thực tế là bóng mới rất nặng và kém nãy, lại đi chậm và ít xoáy, nên rất có lợi thế cho người chơi gai (kể cả người già hoặc em bé). Dựa trên nhiều yếu tố khác, em có thể khẳng định là rơ gai này sẽ rất thành công, vì ở VN chưa có ai đánh được những cú Fh mạnh. Tầm cú Fh của Vn chỉ có thể so sánh với đám CNFT yếu thôi, xem WTTC thì biết bọn nữ nó đánh mạnh thế nào, vậy mà vẫn cứ sợ gai. Ở đẳng cấp phong trào thì dù có đánh mạnh vẫn không đều (giống như…em đây, tập luyện vẫn đánh được những quả Fh chất lượng cao, nhưng khi thi đấu rất hiếm khi xài, vì làm gì có bóng để đánh). Không cần đối thủ phải sợ hay kỵ gai, nhưng nếu đánh tốt thì vẫn thắng rất đẹp chứ không hề có gì phải áy náy cả. Vd những pha bóng đẹp như đối giật và phản công vẫn thực hiện được bằng rơ hai gai, đâu phải chỉ thắng bằng bóng xấu. Cho nên rơ hai gai này vẫn có thể “cứng chỗ đó” và có danh tiếng trong giới giang hồ.
Yêu cầu phối hợp vũ khí
Vợt: nên chọn loại mỏng, 7 lớp, chậm, có lớp composite làm lỳ cây vợt, vd như alumium, texalium, foil, paper,…hoặc các loại hi-end như ZL, Arylate, Aramid,..nói chung là có tác dụng làm chậm và cho cảm giác vợt cứng hơn. Vợt nên có lõi Balsa thì tốt, bằng không thì nên chọn lõi Ayous kiểu 3 lớp xếp chéo nhau (cấu trúc giống Clipper) vì nó sẽ làm giãm độ đàn hồi thừa. Đừng chơi loại Kiri hay Ayous một lõi, nó rất nhún, không phù hợp đánh ôm bàn. Không nên chơi lớp ngoài Limba, vì nó rất bám xoáy và cảm giác lưu bóng lâu. Hiện tại em thấy Koto là hợp cho kiểu này nhất, lớp đệm không nên xài Sprouce vì tính ăn xoáy và tốc độ cao của nó. Nói theo dân ghiền cảm giác thì, nên chọn cốt chậm và low-throw, như cây Tibhar Kim Yung Ah, hay Donic Person Powerplay. Cấu trúc mà em thử cho tới nay thấy ngon nhất là [koto – composite – ayous – ayous – ayous – composite – koto] hoặc [[koto – composite – balsa – composite – koto]. Đó là dành cho lối chơi thuần 2 gai ôm bàn, nếu muốn phối hợp cắt xa bàn hay có 1 mút Tàu thì có thể biến đổi sang loại khác nhún hơn tí, như TB ZL hay Oh Sang Eun,…
Mút gai dài: nên chọn loại nào phù hợp với rơ chủ đạo của mình. Có nhiều rơ đánh, vd tấn công bằng cách chặt xuống (1), tấn công bằng cách bắn thẳng (2), quẹt chéo trượt bóng (3), có xu hướng lùi ra (4), ôm bàn tử chiến (5), bạt dứt điểm bằng gai dài (6), và còn nhiều nữa. Có hàng trăm loại gai dài khác nhau, chủ yếu chia làm các loại như bác Thanh Trà và Mini Chip có liệt kê, các bác nào hứng thú thì tự tìm xem lại nhé. Nhiều bác thích lót mềm hoặc không lót (OX), em thì thích lót mỏng mà mềm, gai nên cứng tí và có đầu trơn, gai xếp ngang (vì em đánh thường chúc đầu vợt xuống nên chiều gai ngang thích hợp hơn khi tấn công). Ý kiến cá nhân em là không nên xài loại gai mắc tiền hoặc quá “độc”, hại người thì khó ta thôi, gai càng “độc” thì càng có nhiều điểm yếu, chỉ cần bên đối thủ có HLV kinh nghiệm là ta chết ngay vì không có nhiều đường thoát. Những loại gai hiền quá chẳng phản xoáy gì mấy thì cũng không nên xài, vì là loại thích hợp để tấn công hoặc cắt xa bàn thôi, những loại này rất chính xác vì độ kiểm soát rất cao, nhưng rơ ôm bàn không cần cái “độ kiểm soát” ấy – em có thể đánh mặt gỗ không cần gai cũng được. Vài bác chơi gai “độc” lại còn có cái chiêu xài SpinMax bôi lên bề mặt của gai rất khó chịu. Nếu chơi gian lận có thể bôi cả dầu booster lên gai, bóng sẽ luôn “trơn” hơn một chút khi từ gai văng ra, nếu là bóng plastic thì….haizz, thiện tai…tiện tay (ai làm tự chịu trách nhiệm, em không xúi nhé)
Mút gai ngắn: Cũng nên chọn loại nào phù hợp, vì vợt không có mút úp nên miếng gai công này trở thành chủ đạo, chứ không phải là thứ gai gắn vào để khỏa lấp điểm yếu. Vì nó phải làm nhiều việc (giao bóng, giật, tấn công, hất, cắt, thủ xa bàn, cắt xa bàn,..) nên rất cần thiết phải đầu tư một miếng gai tốt và phù hợp với lối chơi của mình nhất. Không có thứ gai nào tối ưu, các bác phải lựa chọn và hy sinh. Nếu đối thủ của các bác chủ yếu là dân phong trào lè phè giật moi rồi bạt thì các bác sẽ không có nhu cầu lùi xa bàn làm gì, nhưng nếu gặp cao thủ xài T05 hoặc mút cứng hơn kết hợp tốt với cốt và chiến thuật thì đôi khi cần phải lùi lại một tí cho an toàn, hoặc cần phải đổi bài. Tuy gai ngang như 802 là cực tốt cho Fh, nhưng nếu đi chung với gai dài ngang bên Bh rồi thì ta nên chơi gai xếp dọc bên Fh, tận dụng ưu thế độ nãy của sponge Nhật-Đức, khả năng tạo xoáy dễ hơn, an toàn hơn, đa dạng hơn trong kỹ thuật,..để bù đắp cho miếng gai phản xoáy – vì chúng ta sẽ xài miếng gai công ấy cả 2 bên Bh và Fh, kể cả đối giật và lùi ra bàn lốp hoặc cắt bóng nữa. Độ dày của sponge nên từ 1.8 – 2.0mm, dầy quá hay mỏng quá cũng không tốt. Nhiều cao thủ chơi độ dày 1.0 hay 1.5mm, với dk là họ chơi lót cứng, gai ngang và kết hợp mút rất xoáy bên Bh kia. Theo ý em, thì các miếng Stiga Clippa, Royal, Spectol, Blowfish+, Raystorm,…đều phù hợp.
Phụ kiện: nên có loại rìa bảo vệ vợt loại cực tốt! vì rơ này chuyên…phá hoại bàn: cú xắn chop-block trên bàn phải đánh rất sớm và rất thấp, khả năng va chạm bàn rất cao. Cần một cái bàn chãi đánh răng để vệ sinh cho hai mặt gai, đồng thời kiểm tra xem có chân gai nào gãy ko. Nhiều bác đánh gai than phiền tự dưng đánh không ổn định nữa, kiểm tra gai thì mới thấy ôi thôi nó gãy chân tự bao giờ (mà vẫn còn nhìn lành lặn trên mặt), chỉ cần lấy bàn chãi cào qua 1 phát là thấy ngay. Bóng mới nặng hơn, lấy gai dài ra bạt bóng hoặc chặn mạnh những quả tấn công sát thủ thì chỉ sau vài lần là phải kiểm tra lại bằng tay. Một số loại gai rất rẽ mà bền trong khi đó có nhiều loại rất mau hư, các bác cứ tự tìm hiểu nhé.
Các kỹ thuật cơ bản và riêng biệt
Backhand gai dài
Đầu tiên em viết về 1 chiến thuật thi đấu căn bản nhất của rơ này: đó là ôm bàn đở Bh và đập Fh. Yêu cầu của rơ này là phải xắn được tất cả các cú giật xoáy bằng Bh, trả bóng khựng trong bàn. Phải biết cách dùng gai dài hóa giải cú bạt nếu bóng bị gài nãy cao lên – vì nếu dùng kỹ thuật chặn bóng bình thường sẽ ra ngoài hết (hoặc gãy gai luôn). Phải có cú bẻ cổ tay để đánh Bh bao hết cả bàn, nói chung là rất nhiều kỹ thuật nhìn rất phủi, nhưng thực chất là rất căn bản. Tại sao gọi là căn bản? vì độ đều và chuẩn của kỹ thuật, từ kỹ thuật rất đều này ta có thể phát triển thêm ở các mặt như: biến hóa xoáy, điểm rơi, độ khó đoán, tốc độ,…dù gai dài không thể tạo ra xoáy. Ở mức độ cơ bản thì cực kỳ dễ tập luyện, dù trước nay chưa từng biết đánh gai, vẫn có thể khởi đầu lại.
Đở bóng ít xoáy bằng gai dài
Trước nay, khi chơi vợt ngang, các hlv đều yêu cầu chúng ta đánh với tư thế đầu vợt hướng lên và đưa tới trước – nếu có cứu những quả bóng “lở” giữa Bh và Fh thì cũng là bẻ cổ tay sang phải, đầu vợt hướng lên chứ không có kiểu bẻ ngược cho đầu vợt hướng xuống bàn. Tuy nhiên cầm gai dài vợt ngang thì kỹ thuật ngược lại: đầu vợt lúc nào cũng chúc xuống bàn, cùi chỏ dở lên chứ không khép vào nách, với cách cầm này chúng ta dễ xoay trở hơn (có thể đánh bên Fh bằng cách lận tay Bh, nhìn hơi phủi nhưng vẫn là căn bản vì có bộ chân kèm theo). Quan trọng hơn: cách cầm này luôn lợi thế khi cắt xắn hoặc hất quẹt bóng tấn công mà không cần đổi động tác, vì góc vợt lúc nào cũng mở ra rất lớn. Cầm kiểu này thì bóng rất khó rúc lưới, vì luôn đánh bợ bóng lên, có thể sẽ nãy cao nếu chưa quen. Có 2 động tác đánh căn bản: đánh vỗ vào bóng với góc vợt mở ra hơn 120 độ (tùy vào độ cao và thời điểm đánh) và xắn nhẹ xuống với góc vợt khoảng 90-100 độ, có xu hướng đẩy tới một tí cho đối phương dễ đánh trả. Động tác đầu tiên chỉ là trả lại ít xoáy chìm, bên kia chỉ cần ngữa vợt hất nhẹ sang là có thể tập đều với nhau, nếu bên kia cầm gai công thì có thể tập với nhau rất dễ. Nếu bên kia tạo xoáy thì ta nên phá xoáy bằng cách ma sát ngược lại, để bạn tập không phải đánh vào lưới. Cũng là động tác này, nếu đối phương gò xoáy hoặc giao xoáy thì ta chỉ cần hất nhẹ sang, rất đơn giãn mà hiệu quả, độ khó của bóng trả lại cũng không cao lắm. Động tác thứ hai là hơi xắn xuống, trả lại xoáy chìm khá nhiều và bóng hơi khựng lại, đòi hỏi bên kia phải biết xử lý quả này cho khéo: nếu cố gắng tăng xoáy thì quả tiếp theo sẽ còn nặng hơn, nếu gò lại thì trở thành không đúng bài tập luyện – nếu đánh gai công thì quả này chỉ cần bạt nhẹ sớm lại là mất xoáy.
Chop-block
Cú này không biết tiếng Việt gọi là gì, em dùng từ xắn bóng cho dễ hình dung. Đây là động tác kỹ thuật chính của rơ hai gai, lấy gai thủ đánh Bh. Cú này có 3 mức độ khó, tùy vào góc vợt và kỹ thuật giật xoáy của đối phương. Nếu chưa từng thấy ai đánh cú này thì sau khi đọc dòng mô tả kỹ thuật, các bác sẽ bật cười vì nghĩ rằng bóng sẽ bay…đụng nóc nhà. Thực sự là bóng sẽ nãy cao nếu ng giật mạnh và bất ngờ, nhưng nó sẽ khựng ngược lại, rất khó giật tiếp quả nữa. Mức độ dễ nhất là ngữa vợt 90 độ chắn nhấn nhẹ bóng xuống, bóng sẽ vọt nhanh trả lại vào cuối bàn, đi thấp chứ không bung cao, có đủ lực để giật tiếp quả nữa – đấy là trong tập luyện. Mức độ trung bình là nhấn bóng ngắn và sớm, động tác đánh chủ yếu bằng Cổ Tay, giống như vẽ chữ C nhấn sớm sát mặt bàn khi bóng vừa nãy lên. Cảm giác tay cần phải rất tốt để điều chỉnh độ nãy của bóng, tập quen với cú giật moi chậm thì dần tăng lên với cú giật xung, rồi giật “hiện đại” kiểu Tenergy 05 gắn với cốt composite. Luôn luôn đánh sớm chứ không nên sợ bóng để nó nãy lên qua độ cao của lưới. Khi đối thủ giật mạnh quá thì ta có thể lỏng cổ tay ra hơi giật lại khi chạm bóng, hoặc xắn góc 80-70 độ ngược về. Khi tập quen bậc thứ 2 này rồi thì có thể lên tầng cao nhất: cắt trượt bóng, nghĩa là bóng không dội lại thẳng về phía người tấn công mà luôn đổi góc, kiểu cắt trượt bóng này có thể hóa giải những cú giật cực xoáy cực xung của mút T05 lẫn mút Tàu – đòi hỏi gai và vợt phải rất chậm và phản xoáy, vì đánh trượt thì bóng sẽ ăn vào bên hông của trụ gai và đổi xoáy: gai càng trơn thì quả này càng khó đánh nhưng rất hiểm, nó có thể rớt sát lưới chéo cạnh bàn. Tuyệt đối tránh động tác “đấm bóng” khi chop-block, lúc nào cũng cong tay lại, lợi dụng độ đàn hồi và dẽo của cả cánh tay để trả bóng lại, ta đang chơi theo phái Nga Mi và Võ Đang, không nên xài kiểu cương cường của Thiếu Lâm!
Cái khó của kỹ thuật này là….không tìm ra người tập luyện cùng. Em dạy đệ tử giật đều, buộc nó không được đánh hỏng những quả xoáy chìm, nên mới phối hợp vợt kiểu này để tập với nó, ai ngờ vì nó giật đều quá nên cú chop-block bằng gai dài của em ngày càng đều hơn. Cho tới khi nó đã quen thuần thục bóng xoáy chìm khựng lại thì em bảo nó tấn công hết sức rồi lại giật an toàn chờ quả nữa, em tập quả cấp 2 và 3 luôn thể. Tập đến độ có thể kềm bóng hơn 10 quả cho đối thủ giật bạt các kiểu thì em tự hỏi “sao mình không xài kỹ thuật này đi thi đấu nhỉ, khối người chịu chết!”. Cách tập luyện nhiều bóng thì có phần dễ hơn, chỉ mõi tay HLV vì phải mô phỏng quả giật các kiểu để vdv tập chắn lại. Kỹ thuật này chỉ khó chịu khi đánh rất sớm và biến hóa (cấp 3), còn đánh trễ trở nên rất bình thường. Nếu dùng các cấp kỹ thuật dễ hơn thì cũng nên buộc đối thủ di chuyển, lợi hại nhất là cú hất qua góc xa Fh gần lưới, vì Fh ôm bàn khó đánh hơn Bh ở khoản xoay trở những kiểu xoáy lạ này – mà bóng ngắn lại biến hóa nhanh nên không kịp đánh dứt điểm.
Kỹ thuật chop-block có thể ứng dụng để trả bóng cắt của đối phương, dù là cắt chuội nặng hay cắt hất không lực. Ta cũng “nhấn” bóng lại nhưng lưu ý là không để gai ma sát vào bóng, cũng là động tác nhấn nhưng ta hất thẳng vào bóng nhiều hơn. Động tác đánh với bóng chìm hay bung gì cũng phải sớm và bất ngờ, nhanh gọn khó đoán. Vì gai dài kết hợp với vợt cứng như thế sẽ có tác dụng phản xoáy rất mạnh, bóng dễ cắm vào lưới vì xoáy tới. Giai đoạn này bài tập sẽ là: đối thủ giật một quả rồi cắt một quả, tập như thế có lợi cho cả hai bên. Kiểu đối phó với bóng chìm cũng có 3 cấp khó khác nhau: cấp 1 đơn giãn nhất là “gõ” vào bóng, rất dễ cho đối thủ đoán xoáy và biết rằng đây là một quả xoáy tới chứ không lẫn lộn, đây là quả tấn công đơn giãn nhất và cũng khá căn bản. Cấp 2 là nhấn xuống sớm, làm đối thủ phân tâm một chút (nếu không kỵ gai thì cũng phải nhìn kỹ bóng chứ không thể cho là bóng xoáy tới rồi đánh như bình thường). Ở cấp này ta nên biến hóa điểm rơi, càng gần lưới càng tốt, vì bóng trả bằng gai mà đi chuội ra ngoài bàn không độc bằng bóng dừng trong bàn. Cấp 3 là khèo ngoáy quẹt đủ trò, cạ cứa ngang vào bóng khiến đối thủ phán đoán sai điểm rơi, cấp này đối thủ sẽ dễ bị tẩu hỏa, phần đông sẽ chỉ dám đở lại cho an toàn.
Đè xoáy và phá xoáy
Gai dài thế hệ mới rất bền và làm được nhiều kỹ thuật hiện đại, trong đó có cả chiêu dùng xoáy thân gai để phản công. Chỉ có gai đủ dài, thưa và đủ bền thì mới làm được, gai dõm mà đánh kỹ thuật này rất dễ gãy chân. Đây là kỹ thuật của gai công, nhưng ta đánh bằng gai phản xoáy. Nghĩa là khi đối phương giật qua thì ta cũng…giật lại, theo đúng kỹ thuật giật tạo xoáy, chỉ có góc vợt là mở rất lớn. Bóng sẽ trả lại rất lừ đừ và lắc. Nếu đối thủ giật bóng cao và nãy cao thì ta có thể đè mạnh bóng bắn lại, đè thì mạnh mà bắn thì nhẹ thôi, vì đường trả lại rất thẳng nên khó vào bàn lắm, chỉ vì bóng mới nặng và sụp nhanh nên cú này trở nên rất hiệu quả. Cấp khó hơn của kỹ thuật này là, thay vì ta đập thẳng vào bóng, thì ta đập xéo, cứa ngang quả bóng, kết quả là đối thủ sẽ sững sờ nhìn bóng đi từ từ vào bàn, nếu có cứu kịp thì vẫn rất bị động. Quả đập “chết bóng” chỉ nên đánh khi nào đối thủ chém qua có nhiều xoáy chìm, và khuyến cáo nên đánh bằng kỹ thuật Fh hơn (xoay gai dài qua Fh đánh). Kỹ thuật đè xoáy này là để bổ sung cho khuyết điểm của cú chop-block khi bóng qua rất cao và sâu về cuối bàn (đối thủ lùi xa bàn đánh cầu vồng cao) mà ta không kịp né lấy gai công đập lại. Chỉ cần đè xoáy và hãm lực là bóng sẽ nãy 2 cái trong bàn ngay, đối thủ nào lùi xa sẽ rất sợ quả này.
Cắt bóng xa bàn
Đây là kỹ thuật đầu tiên của gai dài, nhưng em cho nó đứng gần cuối bảng, vì chỉ họa hoằn lắm mới xài. Nếu đánh rơ cắt theo kiểu JSH thì nên phối hợp khác hơn, vì kiểu gai dài này cắt xa bàn cực dỡ! Chỉ là dùng để phá bài đối thủ, để làm bước đệm đổi bài của ta, hoặc là áp dụng với những ai kỵ rơ này. Theo ý em, xoay mút gai công ra cắt xa bàn còn hay hơn, nên các bác có tập thì tập luôn với cả hai loại gai, kỹ thuật có khác nhau đấy: gai cụt có thể tạo xoáy và cắt sớm (kèm với hãm lực), bóng đi sạt thẳng tới, trong khi gai dài lót mỏng chỉ nên cắt trễ cho bóng vào an toàn. Không nên cố gắng tạo xoáy khi xài loại gai dài này. Cũng không nên lùi ra xa bàn quá, một bước là đủ, vì cơ bản vợt của chúng ta chọn rất chậm, gai cũng chậm nên bóng khó lòng ra ngoài hơn là vào lưới.
Đỡ quả bạt và quả loop-drive của mút Tàu
Đối thủ không có cách gì tấn công bằng giật xoáy (hoặc chúng ta trả bóng lại quá an toàn) thì sẽ còn 1 cách liều mạng là bạt bóng. Người chơi gai luôn phải có kỹ thuật để đối phó quả bạt, vì ai cũng nói gai kỵ quả bạt không xoáy – nhưng thử đánh với bác Tuấn Anh B hay bác L.V. Inh mà xem, bạt kiểu nào cũng không làm khó người ta được, trừ khi là cao thủ chuyên đánh rơ này. Những ai chơi gai từ căn bản đi lên (chứ không phải dùng gai lấp liếm điểm yếu) sẽ không kỵ quả bạt tí nào. Cách đỡ cũng đơn giãn, nếu ta đánh như mút, ngữa vợt ra chắn lại thì cầm chắc bóng sẽ vào lưới, hoặc cao thì trôi ra ngoài. Để bóng cao cho đối thủ có thể bạt, thì người đỡ phải nhanh chóng lùi lại một tí (hoặc thóp bụng lùi tay lại) và đánh bóng trễ một tí, đợi nó nãy lên cao nhất hoặc qua khỏi đoạn ấy, rồi ngữa vợt ra xắn xuống. Với cách đỡ này bóng sẽ vào bàn rất an toàn, vì có một tí xoáy chìm nên sẽ nãy thấp không lực, đối phương khó lòng bạt tiếp quả nữa. Nhờ bóng lớn nên cú này trở nên rất an toàn chứ không vọt ra ngoài bàn, ta trả xoáy chìm mà bóng cứ cắm như xoáy tới vậy!
Đối phó với quả giật loop-drive không dễ tí nào, vì người biết điểm yếu của gai sẽ luôn nhè vào bên gai dài mà đánh quả ấy. Đó là sự cộng hợp giữa quả bạt và uy lực của cú giật “hại điện”. Cho tới nay em chỉ biết 1 cách là lùi ra một chút rồi mới ngữa vợt xắn xuống, cố xắn chéo qua Fh của đối thủ để hắn khó đánh thẳng vào Bh của mình nữa (đánh vào Fh gai công của mình thì dễ xử lý hơn). Nếu sau quả ấy mà hắn còn ép vào Bh thì em lại đổi cánh qua Bh, hoặc xoay vợt lấy gai công bắn nhanh lại. Nếu ôm bàn chop-block thì cũng chỉ hên xui mà thôi, trình em chưa đủ xử lý quả này khi ôm bàn, hay là có cái gì sai trong phối hợp vũ khí mà em chưa tìm ra.
Đối phó với cú bắn Bh của đối thủ, nếu bên kia giỏi Bh không xài Fh đối đầu với gai (dù luôn gườm sẳng FH mút Tàu rất mạnh) thì càng khó hơn cho ta, vì cái kiểu bắn Bh hiện đại với mút T64 rất khó chịu cho gai. Khó đoán điểm rơi để mà đánh sớm, đánh an toàn thì lại bị tiếp, còn quẹt đổi góc thì Fh đối thủ đã chờ sẵn. Trường hợp này thì em phải liều mạng dùng chiêu ép xoáy hoặc bắn gai lại, mong rằng đối thủ sẽ hãm lực mà tăng xoáy, sau đó em phải tấn công trước bằng gai công để tranh tiên. Đối thủ mà lấy Fh ra đánh cú loop-drive thì gai dài thường là…tèo.
Bẻ cổ tay đánh Bh bên Fh
Động tác cũng giống cú đánh tấn công Bh bên Fh của mút thường, đầu vợt chúc xuống, lúc này ta khó lòng dùng cổ tay xắn bóng, mà chỉ có thể dùng cả cánh tay. Bộ chân cũng rất quan trọng, đánh rơ này thì Bh là chủ đạo, nên cũng phải xài bộ chân Bh ôm bàn. Vì là kỹ thuật nằm trong chiến thuật, nên ta cũng phải tập nghiêm túc chứ không phải hứng lên là “múa”. Các bài tập cũng giống như bên BH nhưng là đứng nép hết về phía Fh để đánh Bh. Nên tập xoay trở cổ tay sao cho bên FH có thể tùy nghi đổi Fh và Bh nhanh chóng, trong 1 động tác mà thôi. Đây là chiến thuật ngược với vợt thìa, cầm kiểu thìa thì bên Bh là lợi hại nhất, vì có thể cùng lúc đánh 2 loại mút mà không cần xoay vợt. Bên vợt ngang thì nếu cầm chúi mủi vợt bên Fh ta cũng có lợi thế đó, nhưng cú bạt Fh vẫn là quan trọng hơn. Vợt thìa tận dụng gai dài nhiều hơn vợt ngang, nếu xoay vợt thì lợi thế cũng như nhau.
Xoay vợt, lấy gai công đánh Bh
Nếu thế thì phải tập rất nhiều kỹ thuật của gai công bên Bh, em sẽ viết trong phần sau, khi chiến thuật thay đổi thì kỹ thuật cũng phải đi theo.
Kỹ thuật Fh gai công
Trong chiến thuật cơ bản này thì Fh sẽ đóng mọi vai trò…phía sau hỗ trợ cho miếng gai dài. Từ giao bóng, tạo xoáy, cắt bóng chìm, giật mồi, đở bóng, bạt dứt điểm, bạt phản công,…cho tới cắt bóng xa bàn, lốp bóng bổng, giật xoáy ngang, tất tần tật miếng gai này phải đảm nhiệm rất nhiều công tác. Rất may là điều ấy không khó như chúng ta nghĩ! Ai lại tự làm khó mình bao giờ, bằng cách thông minh chọn chiến thuật, chúng ta sẽ tối giãn các nhiệm vụ ấy đi theo từng “bài” khác nhau. Đến đây chắc sẽ có rất nhiều bác thắc mắc: tại sao lại là gai công mà không phải là mút Tàu? Tại sao chơi mút Tàu (xoáy tối đa) đi chung một miếng gai dài quái dị có phải hơn ko, khi mút tạo xoáy còn gai thì phản xoáy – ngoài ra còn giật “rất mạnh” nữa? Giới phong trào có Lâm Gai đánh theo cách ấy, thành công vượt bậc, thế nếu chơi gai công thì có gì hơn? Xin thưa là hơn rất nhiều mặt ạ! Thứ nhất là các lợi thế về gai công thì em đã có viết bên topic gai (kinh tế, hiệu quả, đơn giãn, nhanh thành cao thủ,…) Với tình hình mút Tàu hiện nay thì không nên chơi, hơn nữa nó quá bất ổn về cảm giác: mới mua đánh khác, chơi lâu ngon hơn, gần hư cũng khác,…phải chạy theo khá là mệt mõi, trong khi gai thì…nắm sau vẫn thế! Nếu so sánh tương quan thì mút gai như cây búa, còn mút H3 như đại đao, sữ dụng búa thì linh hoạt hơn nhiều, nhất là trong cận chiến. Khi phối hợp với gai dài thì rơ hai gai có kỹ thuật khá giống nhau, nên gây khó đoán cho đối thủ hơn là phối hợp mút Tàu. Gai công chỉ cần 1 tấc là phát lực được tới maximum, trong khi mút Tàu cần nhiều khoảng cách và lực thân hơn và cũng cần trọng lượng vợt nặng hơn (phối hợp với gai thủ mỏng nên bị nhẹ đi, mất uy lực). Gai công ra đòn chớp nhoáng, rất khó biết, trong khi mút Tàu ra đòn khá chậm, được cái là có xoáy nhưng muốn đánh cú cực mạnh cực xoáy lại…cực khó. Em không dám chê bên nào, nhưng khi ngồi lại ngẫm nghĩ: theo chiến thuật này thì mình thực sự cần gì? Tốc độ, biến hóa, hay là xoáy lực? Em chọn gai công vì cú bạt ôm bàn của gai công vẫn là uy lực nhất nhì, mà lại rất dễ tập.
Tất cả các kỹ thuật của mút úp, gai công xếp dọc lót mềm đều làm được!
Cho nên không cần phải đổi kỹ thuật hay động tác gì, vẫn có thể xài gai công bên Fh! Với đk là gai công hiện đại, như Hexer Pips, Blowfish+, TSP SpinPips,… Nếu dựa vào xoáy thì sẽ thấy gai công thiếu chút gì đó, nhưng nếu dựa vào tốc độ thì gai công là nhất! Tất cả các kỹ thuật, kể cả giật moi và giật xung, trừ kiểu giật “hiện đại”. Khi đã quen gai thì nên tập giãm dần độ dài của đòn đánh, cho tới khi chỉ cần nhích 1 cái có thể làm bất cứ kỹ thuật nào một cách chính xác, bằng cơ bụng và lực toàn thân, thì đó trở thành kỹ thuật đặc biệt của gai công. Gai cụt có thể tạo xoáy, nhưng đó là mặt yếu, không xoáy mới là điểm mạnh.
Bạt bóng cơ bản
Là kỹ thuật bạt bóng giống như mút, nghĩa là có tạo chút xoáy để bóng vào bàn an toàn, cũng như cái sponge khá mềm nên cú bạt nào cũng gai dọc loại mới cũng có xoáy và rất dễ, không cần phải “mat sát” chi vào bóng hết (dùng catapult effect). Người tập chung cũng rất dễ đỡ bóng nếu không nhanh quá. Bắt đầu tập bạt với bóng xoáy tới đơn giãn, sau đó tập với bóng xoáy chìm nãy cao, tập bạt tới bóng xoáy tới kiểu giật moi, rồi chuyển qua bạt cú giật xung. Khi biết bạt chết bóng xoáy chuội thấp (kỹ thuật cũng gần giống mút Tàu) thì bắt đầu tập bạt bóng không xoáy không lực, sau đó cứ trộn lẫn và tùy nghi sữ dụng 1 cú bạt cho bất cứ xoáy nào. Tới đẳng cấp cao có thể phá xoáy đối phương bằng cú bạt, xoáy nào cũng đánh chết được hết, chỉ tùy đòn nặng nhẹ và điểm rơi mà thôi. Vì cú bạt không dựa vào độ khó của xoáy, nó buộc phải dựa vào điểm rơi để thắng điểm. Có 3 điểm thường dc cao thủ đánh vào, đó là nách tay thuận, xa góc trái và xa góc phải. Với tốc độ nhanh và điểm rơi khó đoán (vì đòn quá ngắn, bất thình lình không biết trước khi nào bạt, khi nào trả bóng) thì mút gai công mới có thể chiếm ưu thế – tất cả phải được đánh sớm bóng thì mới hay.
Bạt bóng kiểu của gai công
Đây là cú bạt chuyên dụng, chỉ có gai công mới xài, đó là cú bạt bóng đi “không thẳng” và “không xoáy”. Hơi phi lý, tại sao không xoáy mà bóng đi cong được? Tập gai công nhiều mới biết tại sao cao thủ thích xài gai 802 lót mỏng hơn các loại gai dễ đánh khác, vì loại gai này bóng bạt ra rất khó đoán, nãy lên cũng lạ hơn. Tuy nhiên, gai xếp dọc lót mềm cũng có thể làm được, bằng cách đánh hơi xiên vào bóng chứ không thẳng tới, cũng không tạo xoáy tới khi bạt. Gai cụt không phản xoáy tí nào đâu, nó chỉ vì bắt ngược xoáy của đối thủ bằng góc hơi xiên, nên bóng đi sẽ khó đoán. Động tác càng ngắn càng tốt, chính vì thế mà nhiều ng gọi là “phủi” vì đánh như phủi bụi vào bóng, chả giống “chính quy” tí nào. Gai công đánh rất sớm, lại nhanh nên thường buộc đối thủ vào thế bị động, khi bóng cao thì mới dùng cú bạt dứt điểm vào góc chết. Ngoài ra còn một kiểu bạt khá nhẹ, như là thọt léc nhưng thường làm đối phương…giật mình, rất hiệu quả vì bóng không xoáy, đi chuội khó đoán. Với bóng nặng hơn thì kiểu bạt không xoáy này khá hiệu quả, không bị hư nhiều như trước.
Giật mồi bóng
Đây là kỹ thuật của mút láng, theo chiến thuật “giật mồi rồi bạt”. Tuy nhiên gai không thể tạo xoáy nhiều như kiểu giật moi mút láng. Điểm đặc biệt là gai công giật moi rất rất an toàn, vì nó không ma sát bóng mỏng như mút, mà là ngửa vợt bợ bóng lên, trả xoáy những quả gài bóng rất nặng của đối phương. Cho nên có thể nói: gai công giật moi là an toàn nhất. Nhưng bù lại, nếu đối phương bắt bài thì họ sẽ tấn công trước, nên ta phải moi bóng vừa đủ qua lưới, hoặc vào các điểm xa đối thủ. Ở trình độ phong trào thì cú giật moi này cũng không dễ bị đánh chết đâu, vì đường đi cũng lạ mà bóng đi rất khó đoán là bao nhiêu xoáy – đập lại thì vào lưới mà chặn thì lại dễ ra ngoài. Nếu bị đẩy ra xa bàn thì cú này tạo điều kiện để ta ôm lại bàn phản công, bằng cách mồi cao lên có tí xoáy ngang, rồi lao vào bàn ngay. Với bóng lớn thì cú giật này không cần xoáy nó cũng cong xuống bàn.
Cắt bóng xa bàn
Tuy là gai ngắn, nhưng cắt bóng xa bàn rất lợi hại, nó vọt nhanh hơn gai dài rất nhiều, nên phải tập luyện chứ không xài chung một kiểu kỹ thuật. Cắt bằng gai cụt rất khó đoán xoáy, vì nó vừa có thể phản xoáy, không xoáy hoặc rất nặng, bóng luôn đi thẳng và sụp xuống rất nhanh. Kỹ thuật này đi chung với cú bạt chết bóng giật moi, ta cắt để đối thủ phải moi lên, và ta nhào ngay vào đập. Gai còn có thể cắt bóng xoáy ngang rất khó chịu, giống như cú giao mổ vậy. Nếu tập luyện thường xuyên sẽ thấy rất hiệu quả, không phải là múa đâu. Đứng xa bàn cũng có thể bạt được (kiểu bạt đơn giãn có xoáy tới) như là mút thôi, nên dù là đang cắt bóng, vẫn có rất nhiều lựa chọn cho gai công.
Tấn công trong bàn
Tất cả các kỹ thuật ngắn tay trong bàn như flick, hất, bắn, đập cổ tay, giật cổ tay,…cho tới chiêu “chưởng” Fh bên Bh cũng được tập luyện nghiêm túc, vì đó là những chiêu ăn điểm trong chiến thuật Cầm Nã Thủ này. Làm sao để có thể hoán đổi Bh-Fh cực nhanh bằng cổ tay mà ko phải xoay vợt, ở bất kỳ bên Bh hay Fh thì ăn điểm rất dễ. Cái hay của rơ hai gai là bóng nào cũng tấn công chiếm thượng phong được hết, trong khi đó phía sau lại bọc hậu một cú chop-block cực kỳ khó xơi và đòn Fh cực mạnh của gai công.
Giao bóng bằng mút gai
Sẽ có bác nói rằng mút gai cụt làm sao tạo xoáy nhiều bằng mút láng, thế thì bác ấy lầm to rồi. Giao xoáy nhiều để làm gì nhỉ? Xoáy càng nhiều thì bóng càng trôi dài ra ngoài, và càng tăng nguy cơ bị đánh trước. Cái hay của gai công là giao bóng rất khó biết bao nhiêu xoáy, và rất dễ tạo nhiều xoáy trong quả giao ngắn. Nhiều bác đánh phong trào, đến giao bằng gai dài mà cũng đỡ không được nữa, cứ lóng ngóng thế nào rồi vào lưới hoặc ra ngoài thôi. Giao bóng bằng gai cụt có 2 kiểu cơ bản, cho ra xoáy khác nhau rất xa: giao tung cao và tung thấp, phối hợp với 3 kiểu giao căn bản (Bh, Fh và mổ) thì chúng ta có rất nhiều trò giao bóng khác nhau – tùy vào chiến thuật thích hợp. Rất khó tạo xoáy khi giao bóng, bóng mới này lại thích hợp với gai công, vì trước nay họ cũng đâu có tạo nhiều xoáy làm gì.
Đỡ giao bóng bằng gai công
Nhiều bác cho rằng gai công rất sợ bóng chuội, không xoáy hoặc không lực. Đành rằng gai công có ít lựa chọn hơn mút láng nếu bóng thấp quá sẽ không tấn công được, nhưng đó chỉ là cấp…gà con thôi. Đừng nói chi là bạt trước, chỉ cần xỉa xoáy ngang hoặc lùa bóng không xoáy trả lại thôi thì cũng đủ gọi là “gậy ông đập lưng ông” rồi. Cấp cao hơn họ có thể bạt trễ, nghĩa là chờ cho bóng nãy lên và nhú ra bàn, họ sẽ bạt trả lại quả giao chuội vào những điểm có thể giành ưu thế (và cũng rất an toàn nếu đánh kỹ thuật ấy, vì góc vợt rất ngữa). Sau đó thì cú bạt dứt điểm FH luôn chờ sẵn. Gai cũng có thể xử lý bóng khó một cách rất…nông dân, là gò trả lại. Đừng cho rằng cú đó dễ đánh chết, trừ khi trình gai quá gà hoặc các bác quá giỏi. Với bóng mới thì rất khó giao nhiều xoáy, nên đỡ giao bóng trở nên rất nhẹ nhàng cho gai công.
Xoay gai dài qua đánh
Đây lại là một hướng mới chưa ai dám tập, nhưng nếu đánh được thì đối thủ sẽ như phải đối diện với một mê hồn trận bằng…gai. Em sẽ viết tiếp trong chiến thuật tiếp theo.
Backhand gai công
Khi đã bắt đầu tập đánh gai thì hầu như ai cũng tập xoay vợt, vì đó là lợi thế tất yếu của loại vợt có 2 miếng mút khác tính chất. Khi xoay vợt thì ta có đến 4 kiểu đánh khác nhau, đa dạng hơn rất nhiều so với vợt chỉ có 2 mút úp. Đánh hai gai cũng thế, tuy cùng là gai nhưng chúng đều khác tính chất hoàn toàn: độ dày sponge, độ phản xoáy, chiều gai, mật độ chân gai, tốc độ và xoáy,…nên đối thủ sẽ phải luôn luôn đề phòng. Vì hai gai nên kỹ thuật rất giống nhau – đây là 1 cái hay của rơ “hai gai” – đều đánh ngắn tay, vào bóng thẳng tâm và đều rất bất ngờ khó đoán. Nhờ kỹ thuật giống nhau nên người chơi sẽ không bị loạn tay khi đổi mặt, chỉ cần nhớ bên nào là gai dài (nên có một quy ước bằng cảm giác ntn đó để chúng ta không cần nhìn vẫn biết đang cầm mặt gì). Có khá nhiều người chơi BH bằng gai cụt, nên kỹ chiến thuật không có gì lạ mới ở đây. Chỉ duy có một điều em làm khác mọi ng, đó là cách cầm vợt ngược lại so với cách cầm hiện hành: đầu vợt chúc xuống từ thẳng góc cho tới nằm ngang thôi, chứ không được đánh bằng kỹ thuật “đấm” truyền thống với đầu vợt hướng thẳng lên. Lý do cầm như thế không phải là ngẫu nhiên, thứ nhất là vì để không loạn kỹ thuật với bên gai dài – cứ đổi kỹ thuật hoài thì mình loạn, mà đối thủ cũng biết ngay là đang chơi gai gì. Quan trọng hơn, là với cách cầm này, góc vợt luôn mở lớn ra chứ khó lòng mà úp lại, kỹ thuật chặn bóng cũng giống như kiểu vợt thìa, cứ nghĩ là ngữa vợt bóng sẽ bay ra ngoài nhưng vợt thìa họ vẫn chặn hết vào bàn đấy thôi – mà còn có phần khó đoán xoáy hơn. Hay nhất là với cách cầm này, đối thủ không biết khi nào mình phòng thủ, khi nào mình tấn công: quả bắn Bh với đầu vợt chúc xuống luôn mạnh hơn quả đấm, nhờ vào nguyên tắc phát lực, nó không cần phải mượn lực vì có nguyên đòn tay khá dài. Nhờ cách cầm này mà ta có thể quẹt bóng xoáy ngang rất khó đoán điểm rơi và xoáy, cầm kiểu cũ không dễ gì làm được.
Lý do phải hoán đổi gai công sang Bh nằm ở chiến thuật. Một khi đối thủ sợ cú chop-block thì họ có xu hướng hất bóng không xoáy trả sang chứ ít khi tạo xoáy vì sợ gai của ta quẹt phản xoáy rất nguy hiểm. Với quả không xoáy thì gai dài buộc phải “làm gì đó”, nhưng dù có làm gì (đổi góc, ngắn bàn, tấn công bằng cách xắn dài hoặc bắn, lừa xoáy,..) thì bóng qua cũng hiền, cao thủ sẽ chờ quả này mà búa ta tiếp. Nếu cù cưa thì ta không có nhiều lợi thế lắm, nhất là khi đối thủ biết quá rõ tính chất của gai thủ. Có vài cách giải quyết trong trường hợp này: thứ 1 là ta cứ lùa bóng ngắn rớt chuội để đối thủ phải moi lên an toàn, sau đó ta di chuyển lấy Fh đánh chết quả moi ấy – nếu bộ chân đủ nhanh và “trẻ”. Cách 2 là ta cứ chờ đối thủ moi lên rồi đánh ép xoáy quả đó bằng gai dài, bóng xốc thẳng tới (bắn thẳng) hoặc rớt sụp xuống (miết xoáy) cũng làm đối thủ bối rối. Cứ tự tin mà làm quả này khi thi đấu bóng plastic! Xoay mặt vợt hoán đổi gai cụt qua Bh là một quyết định…mạo hiểm, chỉ nên làm khi đã thuần thục tốc độ xoay cực cao và ổn định. Chiến thuật khá đơn giãn: gò dài chờ đối thủ moi lên là mình bắn gai công, hoặc đối thủ giật xung mình cũng mượn lực trả chéo góc hay thẳng vào bụng với tốc độ bất ngờ. Còn nhiều trò khác hay hơn, nhưng cơ bản vẫn là ta mượn gai công để bất ngờ đánh trả những quả mà đối thủ đinh ninh là sẽ “đánh gẫy gai” bên Bh – gai cụt thì rất khó gãy! Gò, cắt, đánh trên bàn, đỡ giao bóng,…bằng gai công cũng có những kỹ thuật riêng rất đặc trưng, nếu nó đứng một mình thì dần dần cũng không khó lắm cho đối thủ, nhưng nếu kết hợp và hoán đổi lung tung với gai phản xoáy thì đối phương phải căng mắt ra mà nhìn.
Gai cụt cũng có thể hoán đổi khi phải lùi lại cắt xa bàn, để khiến đối thủ phải chùng bước và gò hất lại, lúc đó là cơ hội của ta. Đều đáng nói là, gai dọc lót mềm có thể tấn công Bh giật xung như mút láng, nên khi đối thủ bắt đầu trả bóng ít xoáy dài về phía Bh (đây là cách thường thấy để đối phó với gai phản xoáy) thì ta xoay gai công sang dứt điểm luôn bằng quả giật xung ngắn tay. Chất lượng xoáy của gai công thế hệ mới đảm bảo cho cú ấy cắm vào bàn, còn bóng plastic sẽ làm cho không xoáy cũng rơi xuống, nên tùy hỉ mà các bác có thể tấn công nhiều hay ít xoáy rất khó biết. Với cú giật Bh này, trừ khi đối thủ lùi lại dùng đòn dài để phản công thì may ra cân bằng, chứ mà ôm bàn chặn đẩy thì ta hoàn toàn chiếm lợi thế, vì khả năng bên kia đánh hỏng rất cao.
Cú giao bóng Bh bằng gai cụt cũng là độc chiêu, không cần phải tung bóng quá thấp hay cầm bóng khi giao, cứ giao đúng luật cũng đã rất khó chịu rồi. Cái hay của cú giao này là “rất lộ liễu nhưng không ai thấy gì”, cũng như quả mổ, ko che gì nhưng vì tiếp xúc bóng nhanh quá chẳng ai biết là bao nhiêu xoáy và điểm rơi ở đâu. Mà đòn ngắn là sở trường của gai công, cứ tập luyện các bác sẽ có những cú giao “giống y chang nhau” nhưng xoáy thì biến đổi phải nhìn kỹ mới biết. Kiểu giao bóng này chỉ sợ 1 cú giật đòn dài, mút Tàu hoặc T05+ALC, vì kiểu giật ấy không ngại xoáy khác nhau, chỉ cần biết bóng cao hơn bàn là đánh được – nhưng tạm thời chưa có ai ở VN nổi tiếng ở kỹ thuật này. Đối phó với kiểu tấn công này thì nên có quả giao rất thấp, cắm xuống ngay mép bàn hoặc ngắn hơn 1 tí – giao ngắn quá thành ra họ có thể flick gần lưới, biến hóa rất nguy hiểm. Còn đánh với rơ “cổ điển” thì các cú giao, kể cả cú giao xốc dài cực dài cũng chiếm lợi thế: vì đối thủ có thể tấn công, nhưng gai công cũng có thể đập lại tốt.
Forehand gai dài
Khi hoán đổi Bh sang gai công thì dĩ nhiên Fh phải là gai dài. Rơ “hai gai” không phải hay nhờ cú Fh bạo lực – nếu vậy thì đánh 1 gai công Fh kết hợp mút Bh lại hay hơn – mà là độ khó và lắc léo của gai dài phản xoáy đóng vai trò chủ lực, gai công chỉ làm 1 nhiệm vụ là diệt bóng lấy điểm thôi. Có bác sẽ thắc mắc: nếu cầm gai dài bên Fh thì sẽ rất yếu, vì không tấn công được – nghĩa là đối thủ sẽ đổi cánh liên tục và ta sẽ mất 1 càng. Xin thưa là, ở VN đã ít ai chơi gai công bên Fh, thì còn hiếm người chơi gai thủ bên Fh, nên ít ai biết rằng miếng gai này cầm Fh đánh rất là…đặc biệt! Nhiều người cứ thấy cầm gai dài bên Fh lại cười, hoặc chê là “múa, coi thường đối thủ”, “thiếu nghiêm túc”, “phủi”,..gì đó. Các động tác đánh nhìn cũng rất dị và …không đúng với nguyên lý căn bản Hàn Lâm học viện. Nhưng với một người chịu tập luyện nghiêm chỉnh, thì thời gian rèn luyện không nhiều như chúng ta vẫn nghĩ, so sánh với mút láng. Và nếu các cú “quái dị” ấy cứ luôn vào bàn gần 100% thì các bác phải nhìn lại, chưa biết ai cơ bản hơn ai nhé. Vì cấu tạo bàn tay phải, cầm chúc đầu vợt ở tư thế Fh khó hơn Bh một chút (phải bẻ quặt cổ tay nhiều hơn) nên kỹ thuật bên Fh có phần đưa vợt sang ngang nhiều hơn, và dùng cổ tay lật mặt vợt cho ngữa ra. Như thế thì, tuy là 1 góc vợt góc bóng, cùng 1 miếng gai nhưng lúc này tương quan đường đi của bóng và chiều xếp gai đã bị thay đổi. Cầm cây vợt để ngang theo cách ấy sẽ giúp chúng ta tấn công dễ hơn với mút phản xoáy gai ngang, vì chiều gai bây giờ đã xoay như là gai dọc rồi. Nếu các bác tập rất quen thuộc, có thể bẻ cổ tay nhiều cách, nhưng đừng xài kiểu đầu vợt hướng lên nhiều quá. Hướng lên và xuống đều là phản xoáy đối với gai ngang, chỉ có cầm ngang thì nó sẽ có tác dụng hơi bám xoáy hơn tí, dễ tấn công nhất – xoay gai dài sang Fh để tấn công thì…haizzz…sác xuất thắng còn nhiều hơn là gai công đấy! Các bác nào thích xem phim kiếm hiệp, để ý một loại kiếm rất mỏng, có thể uốn cong được, gọi là Nhuyễn Kiếm – loại gai dài mà mang ra tấn công thì cùng một nguyên lý với kiểu kiếm ẻo lả này.
Quen đánh mút úp mà chuyển sang gai dài sẽ thấy rất khó, nhưng đã tập gai cụt quen rồi thì cầm gai dài cũng dễ chơi thôi. Mới đầu ta sẽ thấy đối thủ của gai dài là…cái lưới, nếu đánh theo kiểu gai công thì bóng rất không ổn định: gai công tuy là gai nhưng nó có lớp lót khá dầy so với miếng gai dài phản xoáy, và nó cũng “nhám” hơn. Khi đã công giỏi một tí sẽ thấy chiều dài bàn mới là quan trọng – và ta đã ngữa vợt chỉnh góc đánh tốt, bóng ít vướng lưới hơn. Một khi đã xoay vợt sang Bh gai công, Fh gai dài thì chiến thuật của ta là tấn công toàn diện chứ không còn là phòng thủ phản công nữa. Tâm lý thi đấu chuyển hẵn sang tấn công, quả nào cũng phải tranh thượng phong bằng cách đánh góc, đánh sớm và khó. Gai dài đầu trơn thực sự là khó cho tấn công, bù lại nó đánh chop-block Bh khó chịu hơn, tùy các bác tập luyện mà chọn loại thích hợp.
Nên xác định chiến thuật nào là chủ đạo, cái nào là bổ sung. Vd các bác chơi 80% rơ gai dài bên Bh, chỉ có 20% đổi bài sang Fh đánh gai dài. Hay là các bác đánh ngược lại, nhưng nếu 50% lẫn lộn thì lại không hay lắm. Áp dụng chiến thuật nào là tùy vào đối thủ đang thủ thế gì, và đổi bài khi đối thủ đã quen chiêu, còn đổi qua đổi lại càng nhiều thì bản thân mình càng loạn (đó là em dựa trên kinh nghiệm bản thân mình). Bởi vì thực tế dù có đổi thuần thục không bị trở ngại gì thì cũng không gây khó chịu cho đối thủ nhiều như mình nghĩ. Tuy nhiên, một khi đã cầm Fh là gai phản xoáy mà đánh tốt thì hiệu quả cao hơn cả khi đánh bên Bh nhiều. Lý do là có rất nhiều ng chơi Bh là px, nhưng chỉ có rất ít ng chơi Fh bằng px thôi.
Bạt bóng gò xoáy chìm của đối phương
Đây là cú đánh căn bản nhất của gai px bên Fh. Động tác rất gọn và ngắn, ngữa vợt góc lớn hơn 90 độ, đánh thẳng vào bóng, canh đầu lưới cho kỹ. Nguyên lý của cú này là mượn xoáy chìm của đối thủ thành xoáy tới của ta, quả bóng tự động cắm xuống do xoáy mà ta không phải tạo chút gì thêm. Cường độ có thể từ khá nhẹ (hất) cho tới trung bình (bạt có tiếng động) và nếu tự tin và bóng bao hơn lưới có đủ xoáy thì ta có thể bạt bóng dứt điểm như là cầm gai công. Nên tập luyện nhiều bóng có người tạo xoáy sang cho ta bạt, vì cú này khó tập với ng chịu bóng. Vào bóng sớm có lợi thế hơn, góc vợt luôn mở ra. Khi đã quen thì có thể tùy nghi đóng mở góc vợt, thay đổi động tác, chủ yếu là gây phân tâm cho đối thủ, bóng vẫn vào bàn theo cùng một nguyên lý. Bóng mới nặng và rơi nhanh, khá dễ đánh, cú gò của đối phương thường là nãy cao và khựng lại, nói chung là dễ đánh nếu ta vào bóng đúng thời điểm. Nếu gai px chưa tập nhuần nhuyễn có thể sợ những quả bóng lơi ít xoáy không lực, lúc này ta cần phải “ấn” vào bóng thêm một tí để dùng thân gai ma sát, mục đích không phải để tạo xoáy mà là để an toàn hơn. Cấp cao hơn thì ta có thể sủi, quẹt, chém, xoa,…nhưng vẫn đảm bảo phải có tốc độ và điểm rơi tốt.
Bạt quả đối phương chém chuội thấp rớt nhanh
Đây là kỹ thuật nâng cấp, khó hơn a. Cũng cùng một nguyên lý nhưng bóng thấp hơn và có lực. Bây giờ ngoài xoáy ta còn có thể mượn lực, nên bóng qua lưới an toàn hơn vì giãm thiểu được nguy cơ trượt bóng do tính không ổn định (mềm) của gai phản xoáy. Vì bóng thấp nên cái lưới là trở ngại lớn nhất, ta chỉ cần đánh qua lưới và nếu chưa tự tin thì đừng đánh mạnh, bóng không đủ xoáy sẽ trôi ra ngoài. Trên nguyên lý thì bóng chuội vẫn có thể dùng gai px bạt chết bóng như thường. Càng nhát tay thì càng khó làm, nên tập luyện thường xuyên nhiều bóng các kiểu, khi vào trận hễ đối thủ nhấn chìm dài là ta đập ngay.
Ở đây em xin nói một chút về chiến thuật, vì chưa chắc ta đánh vào bàn là có thể thắng đối thủ. Cú bạt này chỉ mang tính bất ngờ, về mặt lực và xoáy thì nó chả hơn gì một quả đánh đều, chỉ có cái khó đoán. Quả khựng trên bàn có nhiều lựa chọn chiến thuật hơn, ta có thể làm đủ trò, và vì gần lưới nên độ biến hóa rất lớn, đối thủ sẽ bị động. Nhưng quả cắt chuội mà ta bạt lại thì chỉ có vài khả năng về điểm rơi và tốc độ, đối thủ nào không sợ gai sẽ lợi dụng điểm yếu này, họ sẽ cắt dài cho ta bạt trước rồi phản công của ấy (đấy là cách em đánh với gai px). Cho nên quả này mới nghĩ là mạnh và uy lực, nhưng thực chất là điểm yếu của gai px đánh Fh. Gặp trường hợp đối thủ chờ đánh lại thì ta chỉ nên bạt nhẹ cho bóng vừa đủ qua lưới, nhờ xoáy trả lại nên bóng sẽ rơi thấp, đối thủ khó lòng mà phản công chết bóng, ta sẽ có cơ hội đánh tiếp những quả khác.
Tấn công bóng xoáy tới
Đấy là cách phản công quả moi bóng của đối phương, vì nếu ta chỉ chop-block lại thì đối thủ dám đánh chết Fh của ta – Fh chop-block không phải lợi thế của gai dài, vì cấu tạo tay và cách cầm vợt. Thay vào đấy, ta có rất nhiều khả năng để phản công. Cách đơn giãn nhất là ép xoáy trả lại – tại sao không phải là phản xoáy mà lại “ép” xoáy? Vì khi ta dùng gai dài ma sát, bóng sẽ đi khựng và khó chịu khó đoán hơn là trả bóng phản xoáy (đối thủ sẽ đoán được xoáy và tấn công mạnh hơn). Cách mạo hiểm hơn là ta có thể bạt bóng lại, khi vào bóng ta phải lõng tay và “ấn” dính vào bóng, lợi dụng độ bám của thân gai để lái bóng đi như ý muốn. Gai mắc rẽ hơn nhau ở điểm này, một số loại gai nếu ta đánh kỹ thuật này sẽ rất mau gãy, một số loại hỗ trợ rất tốt và bền. Trên lý thuyết thì cú bạt này bóng sẽ đi thẳng, nên khả năng vướng lưới ra ngoài rất cao, chỉ dành cho cú giật vòng cung cao cho bóng nãy lên cao tầm gấp đôi lưới. Tuy nhiên với bóng mới thì nó lại dễ vào bàn nhờ…trọng lực quả bóng. Đây là cú đánh mô phỏng quả đập của gai công, kỹ thuật y chang nhưng đánh bằng gai dài, hiệu quả chỉ có được khi xài kết hợp với gai công mà thôi. Nhìn thì khó đỡ lắm nhưng nếu đối thủ lùi ra một chút ngữa vợt câu bóng là vào ngay. Cấp cao hơn là quả bạt trượt bóng, vèo một phát tưởng là mạnh lắm nhưng bóng lại rớt trong bàn, vì thiếu lực – như là đánh…tẹt cơ vậy, nhưng là có chủ ý, có tập luyện nhiều chứ ko phải chỉ hứng lên là phang. Quả này tập bài bản lâu ngày trở nên cực kỳ lợi hại vì tính bất ngờ của nó. Đối thủ thường là đứng như trời trồng vì cứ nghĩ bóng sẽ đi mạnh lắm.
Phòng thủ bên FH bằng gai dài
Đây là lợi thế của gai dài, phòng thủ phản xoáy và chop-block, nhưng khi cầm Fh thì khá giới hạn – hoặc là có ít người đầu tư đúng mức, cứ nghĩ Fh là phải tấn công. Cũng vì cấu tạo tay, bên Fh dễ phát lực nhưng lại khó hãm lực. Về nguyên lý thì bên Fh vẫn đánh chop-block được (em vẫn làm được khá đều, nhưng phải chuẩn bị và thay đổi tư duy). Vẫn có thể gò hất bóng phản xoáy nhưng độ dẽo của cổ tay không bằng bên Bh, cũng có thể đỡ bóng hoặc xoa bóng phản xoáy hay trả xoáy, cũng có thể tạo thêm chút xoáy nhưng ở khía cạnh phòng thủ. Vì thế em nghĩ nếu cầm gai dài px bên Fh mà phải thủ thì hơi ngược, chỉ nên tập và áp dụng hạn chế.
Cắt bóng xa bàn bằng gai dài
Cũng khá dễ nhưng không gây nhiều khó khăn cho đối thủ mấy, chỉ áp dụng khi thay đổi chiến thuật. Bạt nhẹ xa bàn cũng là một cách khá “nhột” nhưng nên hiểu rõ đấy là điểm yếu của gai dài. Lấy yếu chọi mạnh thì không hay lắm.
Giao bóng bằng gai dài
Dù là Bh hay Fh, gai dài cũng có 3 kiểu giao bóng chính, và đều tung bóng thấp. Cú thứ nhất là lùa “xoáy tới” ép thẳng vào Bh của đối thủ, cái mình mong muốn họ làm là úp vợt đấm vào bóng. Vì khả năng bóng sụp lưới khá cao do tâm lý sợ xoáy tới, họ sẽ úp vợt, thực tế thì chả có xoáy gì hết! Cú thứ 2 là chém thật “nặng” vào bóng, về phía Fh, rớt trong bàn – về phía Bh cũng được, nếu thấy đối thủ không biết tấn công bằng Bh. Nếu bị bất ngờ theo phản xạ thì đối thủ hơi ngữa vợt ra gò, hoặc ngữa vợt moi bóng lên – thực tế thì cú giao này bóng chỉ sụp xuống (do bóng nặng) mà chả có xoáy gì. Kiểu giao thứ 3 hơi khó hơn, đó là nghèo móc quào đủ kiểu, túa xua điểm rơi (nhưng phải đủ ngắn). Ba cú giao này đều là không xoáy, nếu đối thủ biết trả bóng dài không xoáy qua gai px của ta thì không nên áp dụng nữa. Nếu đối thủ lúng túng thì ta nên xoay vợt chờ sẵn mặt gai công để đập dứt điểm.
Sự biến hóa trong chiến thuật và cách chơi
Xoay mặt vợt
Đây là chiến thuật rất thường thấy ở người chơi 1 mặt phản xoáy. Vì nếu cứ giữ một bên thì đối thủ sẽ biết đường mà né, ép hết về phía kia. Khi chơi rơ hai gai thì càng phải xoay vợt, không phải vì đổi xoáy mà chủ yếu là đổi tốc độ. Khi mà đối thủ đang chờ một quả chậm, bị một quả nhanh thì bất ngờ hơn là bị một quả xoáy. Hoặc khi đối thủ đã quen với cú bạt gai công thì ta phải chuyển sang cú bạt xoa của gai dài px (gai công khó làm và bóng vẫn không rớt sát lưới). Đổi gai ta vẫn đổi xoáy được, vì gai công lót mềm xếp dọc kiểu Nhật và Đức rất dễ tạo xoáy. Không cần phải tạo xoáy khủng, chỉ cần nhấn nhá đổi xoáy cực nhanh là đã chiếm thượng phong rồi. Đánh trình cao có thể nhìn ra độ xoáy qua động tác đánh, nếu là mút láng. Vì đánh với mút láng nhiều, họ sẽ phán đoán sai khi ta xài gai công tạo xoáy. Xoay vợt là để khắc phục điểm yếu của cả hai mặt, vd đối thủ đánh hết tay vào gai dài (đang ôm bàn) để hòng đánh “gãy gai” của ta. Nếu nhanh chóng xoay miếng gai cụt ra kê chặn lại thì cầm chắc là chiếm thượng phong. Hoặc khi đối thủ bật những quả dài không xoáy qua bên gai px của ta, nếu xoay vợt kịp thời có thể dùng gai công bật xoáy lại trả một quả giật demi xa góc, rồi chờ đập dứt điểm luôn.
Điểm yếu của chiến thuật xoay vợt là khi động tác đánh quá khác nhau, vd gai px và mút láng, nên phải thay đổi rất nhiều, dẫn tới ta bị động trước chứ đối thủ dư biết đường ứng phó. Các bác bảo, nếu đánh với người xoay vợt giỏi như Lâm Gai, hay bên đều mạnh thì làm gì có điểm yếu? Xin thưa là có đấy, đó là vì khi ta xoay vợt thì chỉ có thể đánh chậm an toàn, khó có cú dứt điểm ổn dịnh – nếu đánh được thì thành cao thủ nhất nhì rùi. Đã xoay vợt thì tính ổn định sẽ bị thấp đi, mà còn đánh cú sát thủ thì khả năng thành công sẽ không cao bằng. Vd cầm gai dài px mà đánh Fh thì sẽ không đánh vừa mạnh vừa đều được, cũng vậy nếu xoay mút ra đánh Bh thì cũng ko thể sát thủ mà đều – như là cầm mút đánh Fh. Bắt bài điểm này, người đánh giỏi sẽ chờ đối thủ xoay vợt mà đoán đầu quả đấy mà giết, chỉ đánh 1 góc, lấy “bất biến thắng vạn biến”. Vd khi đánh với rơ hai gai, em sẽ đánh hết chỉ qua 1 góc Bh (hoặc Fh), bóng dài và ít xoáy, kiểu gì em cũng đẩy hết qua góc ấy. Nếu đối thủ không xoay vợt thì em chả làm được gì (vd em không dám tấn công vì kỵ bóng không xoáy). Nhưng nếu em đoán là đối thủ thích xoay vợt thì em sẽ chờ quả ấy, đang đánh gai dài chuyển sang gai công thì sẽ có phần lung túng, nếu đánh dứt điểm thì chỉ 5/5 thui. Nếu đánh an toàn đổi xoáy đổi lực thì em đã chờ sẳn, hoặc là bắn trả thẳng qua Bh (chờ đối thủ phản xạ sai) hoặc sẽ hốt hết quả đấy sang Fh (cũng là mút khác rồi, giờ là gai thủ, phản xạ có khi không đúng) thế là đối thủ phải lọng cọng cả hai càng. Chính vì điểm yếu đó mà em mới khuyên các bác rằng chỉ nên xoay vợt vào những lúc chiến thuật nhất, không nên lạm dụng. Hai gai đỡ yếu hơn là 1 gai xoay vợt, nhờ vào tính chất giống nhau – cùng là gai.
Xoay cổ tay
Để khắc phục điểm yếu của xoay mặt vợt, bọn Tàu có trò lận cổ tay đổi mặt vợt, hoặc xài vợt thìa nên bên phía Bh có được tới 2 mặt mà không cần xoay mút. Bên ta cũng có nhưng luôn bị xem là phủi hoặc múa, nói chung là bị nhìn dưới con mắt phân biệt – vd cú chưởng xỉa bằng mặt Fh bên Bh, hoặc cú lận cổ tay đánh Bh bên Fh. Đã đánh rơ quái dị thì phải càng có kỹ thuật quái chiêu, thế mới là…đúng bài. Trước đây có ai nghĩ rằng vợt thìa có cú Bh RPB đâu, thế mà giờ ai cũng tập cú này như là một căn bản không thể thiếu của người chơi vợt thìa. Chiêu “chỉa” và “chưởng” một thời cũng nổi tiếng ở Bình Dương vì rất lợi hại – chả biết mặt nào đang được xài (Thanh Chỉa, Sừ Chưởng). Trước đây cú Bh ở VN đánh toàn đẩy đầu vợt tới, vừa chặn vừa bắn. Đứa nào đánh Fh mà bẻ cổ tay (xuống hoặc lên) thì cứ bị HLV sửa với lý do là “sai kỹ thuật”. Nhìn CNT đánh thì ngược lại, Bh chúng đánh vợt ở tư thế nằm chúc đầu xuống rồi mới xoay tới chạm bóng lúc vợt đang ngang, kết thúc đòn mới hướng đầu vợt về trước. Còn Fh thì bọn CNT toàn là vào bóng khi đầu vợt hướng lên, chứ kiểu đầu vợt hướng ngang chỉ dành cho rơ Châu Âu xưa, đánh trễ bóng. Hóa ra bọn CNT đánh sai kỹ thuật VN hết cả rồi! Chơi rơ hai gai mà có thêm mấy cú lận cổ tay bên Bh và Fh thì càng tăng thêm hiệu quả, thắng nhờ bất ngờ chứ không phải nhờ mạnh hay xoáy.
Phía Fh có hai cách lận Bh: đầu vợt hướng lên, bẻ cổ tay về phía Fh, đây chỉ là cách chặn đẩy hoặc “gõ” vào bóng, tư thế này rất khó ngữa vợt ra. Cách hai là bẻ đầu vợt chúc xuống, lòn cổ tay qua mà đánh – kiểu này dễ phát lực cổ tay hơn, mà góc vợt lúc nào cũng ở tư thế mở, kiểu đánh này linh hoạt hơn nhưng nhìn cứ như là múa hoặc “coi thường đối thủ”. Bên Bh thì khó bẻ cổ tay hơn, nhưng trong giang hồ cũng có nhiều rơ “chỉa” lắm, cầm 1 mặt Fh mà bao hết cả hai bên, cú chỉa này rất thích hợp cho gai công vì không cần tạo xoáy và ngắn đòn. Ngoài ra còn có 1 cú nhìn “không nghiêm túc”, đó là lận ngược cổ tay, tấn công như vợt thìa. Cú này cực kỳ hiệu quả khi ta lỡ trớn mà đối thủ lại gò bóng cao dài qua Bh của ta, thế là chỉ cần nghiêng người ẹo vai 1 cái là đánh chát liền, nếu tập nhiều sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Xoay cổ tay cũng mang tính chiến thuật giống như xoay mặt vợt: đánh nhanh những quả mà đối thủ đinh ninh đoán là mình sẽ trả chậm lại. Hoặc tấn công những quả mà đối thủ cứ nghĩ mình mất bộ ko còn tay để đánh. Đây là kỹ thuật khó, ít ai xài, và khi xài cũng nên cẩn thận kẻo đối thủ cay cú nén dao vào mặt ta luôn! Cần phải tập luyện nhiều bóng cho thành phản xạ và hình thành kỹ thuật an toàn, không phải là cú ngẫu hứng.
Đổi khoảng cách đánh, hoán đổi chiến thuật buộc đối thủ phải thay đổi cách đánh
Nói chung là, nếu mà cú Fh gai công đánh không chết đối thủ thì…đừng chơi gai công làm gì, bởi vì cách chơi và kỹ thuật có gì đó sai. Nếu đánh đúng thì lợi thế rất nhiều, chỉ cần một kiểu đơn giãn là ôm bàn mà đập như He Zhi Wen vậy. Tuy nhiên, với bộ chân và cú giao không nhanh như HZW thì chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn râu ria, nhất là khi chúng ta không dám và ko thể đánh những quả quá khó. Hoặc chúng ta có điểm yếu gì đó khiến đối thủ khai thác, dẫn đến việc ôm bàn đánh nhanh trở thành không có lợi. Chỉ khi ấy thì mới nên lùi lại, chuyển đổi chiến thuật từ nhạc Metal Rock sang giao hưỡng Classic ru ngủ. Rơ hai gai cho ta khả năng tấn công tốt cũng như là phòng thủ không xa bàn lắm, vì có thể phản công lật ngược thế cờ. Khi đối thủ đang ở thế phòng thủ xa bàn, mà ta cho đối thủ tấn công trước rồi phòng thủ xa bàn lại, sau vài bóng ta lại ôm bàn tấn công thì hiệu quả sẽ tăng cao hơn. Nên biết gai cụt cắt bóng xa bàn không dễ như mút hay gai dài, nhưng khi đã cắt tốt thì bóng khó tấn công hơn là cắt bằng gai dài hay mút láng. Hoặc có thể đối thủ chơi trò giao bóng dài thấp, mà ta không dùng gai công bạt chết quả ấy, bị đối thủ ép góc đánh trước mà ta không đủ can đảm bạt lại, thì nên lùi lại phòng thủ vài bóng đã.
Đổi chiêu thức, sữ dụng gai dài như gai cụt và ngược lại
Cái này trong truyện Kim Dung cũng thường thấy nhắc tới: cầm đao và kiếm nhưng sữ đao như kiếm và kiếm như đao. Tức là em sẽ lấy gai dài tấn công bạt bóng như là gai công, và lấy gai công đánh kiểu phản xoáy. Đánh như thế tức là lấy điểm yếu ra mà đọ với đối thủ, vì sai ngược với sở trường của từng loại. Thế nhưng thực tế chứng minh là trò này lại có tác dụng rất lớn, ít nhất cũng làm đối thủ phải khựng lại suy nghĩ, làm “cắt cơn” sung hoặc thắng luôn không chừng. Nếu đổi chiêu thì cũng nên đổi mặt, cầm gai px bên Fh có lợi thế hơn. Khi mà đối thủ đã bắt đầu quen nhịp, quen xoáy thì ta lại trở về lối đánh trước, giống như làm động tác giả trong bóng đá vậy.
Ta cũng có thể sữ dụng gai cụt như mút láng, thay vì đánh không xoáy kiểu gai công thì ta cứ giật tạo xoáy lưng lửng, đánh y chang như là mút, chỉ có bóng ra là thiếu chút xoáy thôi. Khi đối thủ lỡ đà đoán sai xoáy thì ta lại bạt bằng kỹ thuật gai. Gai dài cũng có thể miết xoáy và tấn công như mút úp, đặc biệt ở một vài loại gai mềm ít phản xoáy lại có thân bám rít. Thỉnh thoảng ta “giật xoáy” hoặc “phản công xoáy” bằng gai dài cũng gây ra hiệu quả bất ngờ.
Nhược điểm và cách khắc phục
Đây là một rơ rất hay và khả thi trong thời đại bóng mới (chất liệu mới, nặng, to và kém nãy) với các lý do em đã liệt kê ở trên. Có bác hỏi “vì lý do gì mà rơ này vắng bóng ở cấp TG?”. Nếu trả lời câu này thì những câu tương đương sau cũng sẽ có cùng đáp án “tại sao thìa vuông không thấy ai chơi kể từ khi RSM về hưu?”, “tại sao thìa tròn lại mất ưu thế, sau XX còn ai chơi thìa?”, “tại sao gai công lại không nổi trội trong thời đại hiện nay, so với quá khứ 30-50 năm trước?”. Đáp án ít gây tranh cãi nhất là “tại thời thế và…thời trang”. Còn nếu đi sâu vào tận vấn đề thì em tuyên bố lý do bởi vì 3 thứ: bóng to, mút Tàu và Tenergy. Đó là những điều bất lợi thuộc về Thiên Thời, không nằm trên miếng gai hay do chủ quan người chơi. Các bác có thể phản biện, nhưng em sẽ phân tích trước.
Em từng nói bóng mới chơi gai sẽ lấy lại ưu thế, so với loại Celuloid 40mm. Sự thay đổi sang bóng 40mm là nguyên nhân khiến nhiều tay vợt gai về vườn, vì khó tạo xoáy và không còn độ đột biến khi chơi bóng 38mm. Tốc độ bóng 40mm cũng giãm đáng kể nên cú bạt của gai không chiếm ưu thế mấy. Thế tại sao bóng mới 40+ này lại dễ cho gai hơn? Xin thưa đó là vì ở mức độ phong trào chưa có ai tận dụng được độ nặng của quả bóng này để đánh phá nát gai cụt. Ở VN ta chưa có ai giật đủ mạnh để gai cụt mất tác dụng, hoặc giật quá nhanh và xoáy hoán đổi liên tục khiến ng ôm bàn phải bị động. Hơn nữa, vì bóng mới nặng hơn, nên sụp xuống rất nhanh không cần tạo xoáy, giúp cho gai đỡ phần nào khó khăn – cả gai px và gai công. Vì hai gai nên tận dụng hoàn toàn ưu thế này cả 2 bên. Khi ra đẳng cấp TG thì các quả tấn công bằng Tenergy rất khó chịu, nếu đánh xoáy thì không sao nhưng nếu đánh có lực mạnh thì gai thủ ôm bàn sẽ bị hiện tượng “gãy gai” tức là bóng va chạm mạnh quá sẽ bắt vào thân và lớp cao su đế, mất hiện tượng phản xoáy. Vì bóng nặng hơn nên động năng cực lớn, rất khó ôm bàn chop-block. Em nghĩ trình độ cao cũng có cách hóa giải, chỉ là khó khăn hơn mà thôi.
Em xem He Zhi Wen đánh với bọn Tây, chả ngại gì cú dứt điểm bạo lực của chúng (kiểu giật hiện đại, nhiều xoáy nhiều lực) nhưng lại chết với cú loop-drive của bọn Tàu xài H3 – vừa mạnh vừa reload rất nhanh. Rơ hai gai bắt nguồn từ trong nước Tàu, rất phổ biến trong thời kỳ mút Tension thế hệ đầu (MarkV, Sriver,..) và vẫn chiếm thượng phong cho tới khi mút Tàu cứng bám như 729 chiếm ưu thế. Em có thể nói, mút Tàu cứng bám là khắc tinh của gai công và gai thủ, bởi vì nó không ngại bóng khác xoáy – chỉ cùng 1 kỹ thuật và góc vợt, mút Tàu cứng có thể đánh chết hết các loại xoáy lưng lửng từ mặt px. Mút Tàu cũng không sợ cú chop-block, vì càng nặng nó càng…thích! Chỉ cần lùi ra một chút thì gai công cũng không làm gì được, nếu bộ chân đủ tốt. Cho nên rơ hai gai nếu đánh với đối thủ biết sử dụng hết tính năng của mặt mút cứng bám (mút Tàu gì cũng được, không nhất thiết H3) thì gai rất cực khổ, phải dùng rất nhiều chiêu trò mới thắng nổi. Thế nhưng, ở VN hiện nay cũng chưa có cao thủ mút Tàu nào tuyên bố là không kỵ rơ hai gai này. Ngay cả dù không kỵ thì muốn thắng cũng phải biết cách.
Chính vì bóng mới, Tenergy, mút Tàu nên rơ hai gai thường bị loại từ vòng bảng, chỉ thích hợp cho các ông già Tàu cầm vợt thìa. Nếu ra khỏi đẳng cấp chuyên nghiệp thì chúng ta lại gặp rất nhiều cao thủ xài vũ khí như thế, và nói thật lòng, thắng được họ cũng chua loét. Chiến thuật thường dùng là buộc họ tấn công rồi mình đánh lại, lợi dụng tính chất phản xoáy em sẽ đẩy bóng có chút xoáy chìm sâu về cuối bàn. Em chờ dù là gai px hay gai công cũng chỉ có thể đánh trả lại một quả dài chứ không thể gần sát lưới được, độ xoáy cũng tầm vừa đủ như đánh đều. Nếu đối thủ gò lại thì kiểu gì cũng dài, mà lại càng dễ cho mình. Sau quả đánh dứt điểm chéo góc hay vào bụng ấy, chỉ ngại gai cụt phản công, nên vẫn giữ khoản cách. Nếu đối thủ xài gai dài chop-block thì kiểu gì cũng phải dài (vì lực đánh rất mạnh, không dài thì cũng cao) dư thời gian để em nhào vào đánh tiếp quả nữa. Khi em đánh chiến thuật này thì các tay gai buộc phải lùi lại phòng thủ hoặc tấn công rát vào, vì không thể cầm cự. Bóng mới có lợi cho cả mút Tàu và gai, nhưng mút Tàu chiếm lợi thế lớn hơn. Tenergy quá mềm nên nhiều người đã đổi sang xài Spin Art hoặc những miếng có cùng tính chất mà cứng hơn, nhờ thế nó vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ở cấp độ phong trào, em chẳng thà xài hai gai mà cả năm cũng chẳng cần thay mút hay phải suy nghĩ chuyện vũ khí, vẫn ngon hơn là xài Tenergy vừa tốn tiền lại mau hư, chưa chắc gì đã bằng hai gai. Nếu nói mút Tàu là nhất, thì gai là nhì.
Tuy là ở thế yếu, thế kỵ, nhưng nếu em cầm hai gai mà phải đối đầu với rơ mút Tàu thì chưa biết ai hơn ai, nếu như bên kia chỉ có mút mà không biết xài (chưa chắc đã là mút tốt và phối hợp đúng chiến thuật). Đâu phải ai cầm mút Tàu cũng giật mạnh như CNT, nếu họ chỉ biết mút Tàu ở khoản “nhiều xoáy” thì cầm chắc là chết với gai. Em cứ đánh hết qua Fh, khi chop-block thì em ép góc sát lưới, nhát tay là em tấn công liền. Mút Tàu có thể rất mạnh, nhưng cũng chỉ có thể khai hỏa khi bóng có xoáy, nếu không xoáy và ít lực thì phải đòi hỏi rất nhiều mới có thể đánh chết gai được, nên em rất yên tâm. Chưa kể những quả hất bóng cắm sụp xuống chéo cạnh, không đủ bộ chân và tốc độ để đánh sớm thì làm gì được nhau? Nếu bạt gai công, cũng nên nhắm thẳng vào mút Tàu mà bạt. Trình độ đánh mút Tàu như ở VN, làm gì có cơ hội cọ xát gai công thì làm sao có thể phản công được – mà đỡ lại thì rất dở, chả gây khó khăn gì cho gai công. Để đối giật phản công bóng bạt của gai công thì đòi hỏi trình độ phải rất cao, tốc độ nhanh và chính xác. Nếu không phải là cao thủ thực sự thì chết còn nhanh hơn là chơi mút thường nữa.
Một điểm kỵ thường thấy ở ng chơi gai là họ lại kỵ gai! Khi cả ai không làm gì được thì ai đều hơn sẽ thắng, thế thì rơ hai gai nên tự tin lấy phần thắng – vì cốt vợt rất chậm, nên độ an toàn cao hơn gai đối thủ (thường là đi chung với vợt carbon để tăng độ độc). Nếu gặp gai công bên Bh thì càng dễ thắng hơn, vì nếu ta tấn công không xoáy (gai nào cũng được) về phía Bh gai công của đối thủ (thường là lót mỏng và chơi gai medium để tăng độ khó) thì cầm chắc bên đối thủ sẽ rất lúng túng. Gai công Bh kiểu VN chỉ là để phản công bắn và đấm, ít ai biết tấn công bằng kiểu bắn vẩy cổ tay, đa số là để lấp yếu điểm bên Bh, để mượn lực,…vì vậy sẽ rất kỵ bóng không lực đánh vào. Gặp rơ cắt xa bàn thì càng thích, nhờ vào cú nghèo bóng rớt trên bàn của gai px và cú đập khó cắt lại. Gặp rơ “quốc bảo” thì càng vui, vì cú đập Fh gai công rất khó phản công bằng vợt carbon cứng.
Tóm lại, rơ này chơi ít tốn kém, đơn giãn mà hiệu quả. Chỉ cần tập luyện với thời gian không lâu đã có thể thành danh trong giang hồ. Rơ này thích hợp với những ai khéo léo, giới “chân yếu tay mềm” rất chuộng, nam nhi chưa chắc làm ăn gì được. Các cụ lớn tuổi muốn chơi bóng cho khỏe, có nước thơm uống mỗi ngày thì đây là rơ thích hợp nhất. Nếu tập cầm thìa biết xoay vợt thì có thể phát triển nó lên đỉnh điểm võ công, trở thành “độc cô cầu bại” luôn!