Trong bất cứ một môn thể thao đối kháng nào, chuyện hên xui được đặt lên hàng “không thể tính được”. Tuy nhiên làm HLV có những thứ bí mật cao cấp – ngoài kỹ thuật chiến thuật và những thứ kinh nghiệm linh tinh khác – một trong những điều quan trọng là: làm sao để “gà” của mình luôn may mắn hơn “gà” của HLV kia. Mỗi HLV đều có một nguyên tắc riêng để làm tăng may mắn, HLV nào không hoặc chưa từng nghĩ tới những yếu tố “tâm linh” hay tâm lý này thì chưa phải là một HLV đào tạo gà đá độ chính hiệu. Nhắc tới đá gà thì em có kinh nghiệm tới…ba đời gia truyền, từ đời ông Nội luyện gà đá cựa thiệt rồi đời Cha đá gà cựa sắt, đá cá,..tới đời em tập tành đá gà chút ít thì tới dịch Cúm Gà, thế là chuyển sang đào tạo Đá Người cho nó oai hơn. Nói tới đá gà nghệ thuật thì các bác có thể tìm đọc sách của cụ Vương Hồng Sển hoặc ngoài Bắc thì có cụ Nguyễn Tuân, cái thời đá cựa thật mới đúng là nghệ thuật: từ nuôi dạy cho tới cách mang ra đá rồi cáp độ,…nói chung là về khoản này thì các cụ nhà em có thể nói tới mai vẫn chưa xong. Riêng em thì mang ra ứng dụng vào chuyện thi đấu bóng bàn – cũng có phần tương tự luyện gà thuở xưa.
Làm HLV như người khác thế nào em không biết, chứ bản thân em thích nhất là khi ngồi chỉ đạo chiến thuật trong các giải đấu. Trò mình thắng, nó vui 1 còn mình sướng 10, vì trận đấu người ta chỉ thấy có 2 vdv đấu nhau, nhưng thực tế là HLV tham gia vào rất nhiều – bên nào không có HLV xem như là chấp tới 4 điểm: đở và giao bóng hết 2 điểm rồi, tấn công và phòng thủ phản công hiệu quả lấy thêm 2 điểm nữa. Trò đánh chỉ mệt cái thân, nhưng thầy ngồi sau mệt cả óc và mỏi miệng. Chỉ đạo thế nào trong vòng 1 phút lấy được 4-8 điểm của trận đấu là một nghệ thuật. Nhưng cái điều đáng sợ hơn nữa là làm sao trước khi vào đấu đã nắm chắc trong tay 2-4 điểm, làm sao để những lúc “quan trọng”mà gà của mình luôn có lợi thế, thì đó mới là đặc biệt cao cấp. HLV dạy ngày dạy đêm, mà khi vào đấu không giúp trò lấy chắc mấy điểm ấy, để khi có căng thẳng là nó luôn thua thì đáng giận lắm. Hùi còn đi “lượm banh” cho bạn bè tập đánh, có đứa bạn nói đùa rằng “anh dạy sao cho bọn em đánh cứ bôn bàn và leo lưới hoài là được!”. Thời ấy mình nghĩ “phải mà tao biết cách dạy như thế thì tao làm tỉ phú roài..”.
Là một KTS, Phong Thủy là cái thứ “kỵ hệ” mỗi khi bàn thảo thiết kế với chủ nhà, nhất là khi bà chủ đi coi “thầy” về phán cứ như mình là họa viên cho họ. Vì vậy em phải tự trang bị cho mình rất nhiều kiến thức “phụ”, tuy phụ nhưng lại là thứ kiếm ăn rất hiệu nghiệm, gặp tay “thầy” nào phán bậy – ngược với thiết kế của em, là em móc các kiến thức này ra mà huyên thuyên – “thầy” mà đụng phải “sư” thì có mà bể đầu nhá! Mọi thứ đều xoay quanh cái gọi là Ngũ Hành Sinh Khắc, nó bao gồm mọi thứ trên đời, từ tuổi tác, tạng người, màu sắc cho tới hướng nhà kiểu nhà,…Thầy mà phán láo thì em vặn mấy phát sẽ nín khe, kiếm đường cút ngay. Nhưng thông thường em chỉ giả vờ ngu ngơ “em chã” khi mà mấy lão thầy đó đã đưa chủ nhà vào mê hồn trận, thầy xơi đầu và lòng thì cũng nhường sư cái chéo cánh, chỉ tránh những trường hợp xung khắc tuổi mạng – phần còn lại là “tùy duyên”. Thật ra những kiến thức này thuộc dạng căn bản, ngay trong Đại Học cũng được dạy một cách chính quy, chỉ cần học thuộc lòng và tính toán chút ít. Chỉ có 5 nguyên tố: Kim – Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa, chúng sinh khắc nhau theo các quy luật tự nhiên: Kim khắc Mộc giống như dao chặt gỗ. Mộc khắc Thổ giống như cây mọc trên đất. Thổ khắc Thủy vì đê có thể chặn dòng nước. Thủy khắc Hỏa như lấy nước dội vào lữa và Hỏa khắc Kim như lữa có thể đốt chãy kim loại. Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thôi thì chẳng có gì đáng nói.
Quay lại cái thời em còn đi theo lão gia coi đá gà, thời chưa có dịch Cúm. Rõ ràng 2 con gà bằng cân bằng sức, nhưng cứ 10 trận thì gà Điều (lông đỏ, mạng Hỏa) thắng gà Chuối (lông trắng, mạng Kim) hết hơn 8 trận, trừ các trường hợp kỵ vãy. Mà con gà Điều lại rất kỵ gà Ô màu lông đen – mạng Thủy. Kỵ lông rồi thì đâm hoài bên kia chẳng lủng phát nào, hoặc chỉ trầy xước, nhưng đã khắc mạng thì quất 1 phát cầu may cũng trúng tử huyệt. Ngay cả đá cựa sắt hên xui, vậy mà kỵ mạng vẫn thường ăn may, bị đâm tơi bời đứng hết nổi vậy mà nó quơ bậy một phát chết ngắc con kia! Coi đá bóng cũng vậy, màu áo kỵ nhau thì dù có trên cơ vẫn cứ bị xà ngang cột dọc từ chối bàn thắng, còn bên kia đá bậy bạ cũng vào hoặc được hưởng các quả đá phạt lãng nhách. Chơi đánh bài cũng thế, mỗi người đều có một mạng tùy theo năm sinh, ngồi theo hướng cũng là ngũ hành, mặc áo quần cũng theo ngũ hành. Vì thế có hôm bị xui là cứ xui miết cho tới tàn cuộc sạch túi, nhưng hôm sau cũng những người đó nhưng áo khác màu, ngồi hướng khác thì có khi lại đổi gió. Trong đời giống gia đình cũng thế, chồng mạng Mộc mà vợ mạng Kim thì không cách nào ông chồng cãi lại vợ, nếu đấu nhau thì chỉ có ông chồng lãnh đủ, cho nên ông bà mình phải coi tuổi mới cho lấy nhau.
Đánh bóng bàn cũng thế! Các bác đừng bảo em nhãm nhí, bác nào không tin thì em sẽ chứng minh cho thấy tụi Tàu đã áp dụng quy luật Ngũ Hành Sinh Khắc từ rất lâu rồi. Các bác thấy bọn CNT đánh mút đen bên Fh, rồi kháo nhau rằng mút đen tốt hơn, nào là bám hơn, khác chất liệu,…thực ra hai miếng đen và đỏ hoàn toàn giống nhau, chỉ khác cái màu – nhưng đó mới là chổ quan trọng! Mút bb theo quy định của ITTF chỉ có hai màu đen và đỏ, mà theo Ngũ Hành thì đen thuộc Thủy, đỏ thuộc Hỏa. Nếu cho đánh một màu thì em bảo đảm bọn Tàu sẽ chỉ đánh toàn màu đen, bởi vì lợi thế hơn. Bọn Tây không biết điều này, cứ mặc định mặt đỏ để đánh FH, nếu đánh với bọn Tàu xài màu đen cho Fh thì khi hai bên đôi công sẽ ở cái thế Thủy Hỏa đối đầu, bên Thủy luôn chiếm lợi thế hơn. Bù lại bọn Tây cầm Bh màu đen nên giành ưu thế khi đối đầu với Bh màu đỏ của Tàu. Thực tế ủng hộ cái thuyết sinh khắc này, Tàu luôn yếu Bh và mạnh hơn bên Fh trong các cuộc đối đầu Âu-Á. Bọn Tàu biết rõ mạnh yếu, chúng chỉ có Fh là lợi thế (trước khi có Zhang xì ke) cho nên chúng giành màu đen cho Fh. Ở những trận đấu quốc tế, ta thấy bọn Tàu xài mặt Fh nhiều hơn là Bh, về cả tần số lẫn cường độ, vì thế chọn màu mạnh hơn cho Fh là hợp lý. Trong trường hợp đối thủ chơi mút đỏ mà đấu súng là chúng chắc ăn như bắp rằng sẽ may mắn hơn vì khắc mạng – ít ra cũng là ở mặt tinh thần và tâm lý. Còn nếu là đen đấu với đen thì huề thôi chứ không bao giờ lổ. Gặp trường hợp hai màu khác nhau thì bọn Tàu sẽ tránh đối đầu phía Bh, luôn tìm cách đưa thế trận về đối giật Fh. Không phải ngẫu nhiên mà bọn Tàu chọn màu xanh cho làm lớp lót cho mút H3 CNT, màu này mạng mộc (có pha thêm thủy, xanh nước biển) sẽ khắc màu vàng – mạng Thổ, là màu của sponge thời trước khi có Tenergy ra đời. Màu xanh này vẫn khắc màu đỏ tím của lót mút Tenergy, cho nên CNT vẫn xài mút đen lót xanh, để đấu với mút đỏ lót đỏ hồng tím của Ten. Đó là một sự tính toán không nhỏ!
Bây giờ bàn tới màu áo, không có ai mặc thuần một màu, cho nên ta phải tính toán chi li hơn. Ta để ý thấy một điều rằng đối với phương Tây, màu Đen thường bị xem là không đẹp và là màu tang, chúng thích màu xám tro hơn. Em để ý thấy ít có thằng Tây nào chịu mặc áo thể thao màu đen đánh bóng bàn. Dù màu trắng bị cấm khi bóng thi đấu cũng màu trắng, nhưng đa số ta vẫn thấy màu trắng được xài rất nhiều trong bóng bàn: viền trắng, sọc trắng, trắng pha xanh lơ. Màu đỏ rất được ưa thích, kế đó là xanh biển rồi xanh da trời lợt, sau đó mới tới màu xám đen. Để ý thêm nữa ta sẽ thấy CNT thường mặc 3 loại màu: Đỏ chói, vì đây là màu cờ TQ, đen và xanh lá non. Màu xanh đọt chuối có lợi thế nhất, vì nó là mạng Mộc, chỉ sợ mạng Kim (màu trắng) nhưng màu này bị cấm. Nếu là gần trắng hoặc có pha viền trắng thì cũng chỉ là Kim yếu, không đủ sức tranh mạng với Mộc. Trường hợp đối thủ mặc áo màu tạp mà lợt, thì màu Đỏ sẽ chiếm lợi thế, còn đối thủ mặc màu đỏ thì CNT sẽ mang màu đen ra xài (để cho khác màu áo, nhưng cũng là để khắc mạng: Thủy khắc Hỏa). Có một vài trường hợp ta thấy người mặc áo màu đen lại xui hơn màu đỏ, thực ra phải nhìn kỹ vì màu đen không hoàn toàn là mạng Thủy. Nếu màu đen nhưng lại có ẩn màu đỏ thì đó vẫn là Hỏa nhưng yếu hơn màu Đỏ thuần (than cháy ngún so với lửa ngọn). Cũng vậy, nếu các màu pha tạp thì ta có các áo thuộc dạng “phối hợp”, nếu các phối màu này không có tính toán (mà thường chẳng ai quan tâm chuyện này) thì chúng sẽ đá nhau, kết quả là ngũ hành trong đó sẽ bị yếu, khó tính được sinh khắc. Màu đen và xanh đen (Thủy) rất có lợi thế, vì ít có ai mặc áo màu vàng hoặc nâu (Thổ), màu xanh chuối cũng vậy. Đó là lý do CNT chọn hai màu này để bổ sung cho màu đỏ – lựa màu áo mà họ cũng khôn như thế đấy!
Những gì em nêu ra có vẻ rất siêu hình và “thiếu căn cứ khoa học”, vậy tại sao các bác không thử xem? Tinh thần khoa học ở đây là thử nghiệm và đưa ra thống kê. Em đã từng thử nghiệm trong những trận đấu quan trọng, biết trước đối thủ sẽ mặc áo màu gì, em thay màu áo ngay. Dù hơn em 2-4 bóng nhưng vẫn là “kỵ áo” nên đánh không lủng hàng phòng thủ, thắng em một điểm rất là cực khổ nhưng em thắng lại dễ dàng bằng những quả bôn bàn hay leo lưới. Thấy đối thủ xài mặt đỏ bên Fh là em sẽ mạnh dạn đối giật Fh-Fh ngay, nhưng nếu đánh mặt đen thì em sẽ thường đánh Fh qua Bh hơn. Những quả quyết định cần điểm, em sẽ đưa về thế trận kỵ mạng, cầm chắc cái lưới sẽ đứng về phía mình. Mùa nóng đánh bóng bàn thay áo thường xuyên, các bác cứ thử xem sẽ thấy nhiều điều rất lý thú. Khi dẫn quân đi đánh giải, nếu không quy định màu áo khắt khe, thì nên chuẩn bị 3 màu giống CNT: Đỏ, đen và xanh lá, trước khi đánh cứ xin đi WC thay đồ vì ra mồ hôi quá, chẳng có ai nghi ngờ đâu!