III. Chiến thuật thắng một điểm của Tàu
Nếu nói sàn đấu như một bàn cờ với các điểm chốt trong di chuyển chiến thuật thì 11 điểm một séc cũng là một quá trình có tính toán kỹ lưỡng. Không có chuyện thắng một lần hai điểm cho nên toàn bộ séc đấu phải dựa trên từng điểm, điều này nghe tưởng chừng là đương nhiên – cứ thắng nhiều điểm hơn thì thắng thôi – nhưng nếu không biết làm cách nào để thắng từng điểm thì sẽ không có chuyện thắng tiếp điểm thứ hai. Bóng bàn không phải là một môn cờ bạc hên xui, không có chuyện thua điểm này thì sẽ gỡ lại điểm kia. Một người biết rõ điều này khi thi đấu sẽ thường thắng rất đậm, hoặc đang thua đậm có thể vùng lên thắng lại trước sự ngỡ ngàng của đối thủ. Vì chiến thuật “thắng từng điểm” ấy tuy nghe có vẻ đơn giãn nhưng đó là thế cờ “chốt ủi” từng bước đưa đối thủ vào chỗ triệt buộc. Về mặt tâm lý mà nói thì những ai theo chiến lược này sẽ cực kỳ chú tâm và đặt hết suy nghĩ vào từng đường bóng, cũng có nghĩa là sự hành động luôn đúng hoặc sớm chứ không bao giờ trễ. Em từng áp dụng kiểu chiến lược này trong một trận đấu mà em muốn thắng trước một đối thủ khá mạnh, và em đưa đối thủ em vào thế mà mọi khía cạnh tâm lý chiến thuật kỹ thuật bị kềm épcứ như là hắn đang đánh với…thầy hắn vậy. Trong từng séc đấu em chỉ biết điểm số bao nhiêu, ai giao bóng, phải làm gì,…còn lúc đó đang ở đâu, ai làm gì bên ngoài,…em không còn biết nữa. Trong trạng thái đó em có thể tính trước đến 3 đường bóng kế tiếp, và có cảm giác tự tin rằng biết trước hoặc buộc đối thủ phải đánh ra cú gì. Những điểm thua là rất có lý do, vì những giới hạn không thể vượt qua, nhưng nếu tập thêm để lấp hết các khoảng hở ấy (như dân chuyên nghiệp) thì rõ ràng trình độ thi đấu có thể thăng hoa rất cao. Em vẫn cẩn thận kiểm tra xem có phải mình đánh lên đồng trong ngày hôm đó (kiểu phong độ nhất thời trình còi mãi mãi), hôm sau em chơi tiếp trò đó thì thấy rõ ràng mình đang dùng chiến thuật và thế mạnh tâm lý để ép đối thủ, dù kỹ thuật vẫn còn kém xa. Các bác có thể vẫn không tin em, nhưng cứ tiếp tục theo dõi sẽ hiểu. Đây là điều mà em thấy bọn CNT thế hệ sau 2005 áp dụng triệt để, sau khi có cú Bh trên bàn khá khủng với lăm le cú Fh như búa tạ. Biết được những điều này thì các bác sẽ an tâm xài những miếng mút Tàu rẽ tiền với vợt cùi mía mà không cần thần tượng các miếng “lót xanh” làm gì, cũng chẳng cần phải có Tenergy bên Bh.
Yêu cầu vũ khí: vợt 5-7 lớp không thành vấn đề lớn, không có arylate-carbon cũng không sao, nhưng quan trọng là phải đủ chậm khi đánh nhẹ và uy lực khi tăng sức. Mút FH chỉ cần cứng và rất bám, có booster hay keo càng tốt, không có cũng chả sao, hiệu gì cũng được. Độ cứng phải trên D41 dưới D43, độ bám phải ở tầm chém bóng đưa vợt rất nghiên ra hứng mà bóng không bị tuột cái teeét, khi dán nếu kéo dãn cái topsheet ra được thì càng tốt. Mút BH không cần phải là Tenergy, chỉ cần sponge bọt khí và topsheet bám bóng tốt, như Ya R7 là quá đủ.Điều cần thiết nhất là phải quen với vũ khí ấy, ít nhất phải chơi 100 giờ trước với đủ các rơ khác nhau. Thiết kế combo thế nào cho độ an toàn lên cao nhất và phải luôn tự tin vào các cú đánh chắc chắn sẽ vào bàn.
Yêu cầu kỹ thuật: biết cách đánh Fh thẳng vào bóng, có thể tăng giãm lực hoặc tăng giãm xoáy tùy ý, có thể lùi ra nửa bước chân đối giật chậm đều không cần sát thủ. Biết đánh Bh sớm, nhấn thẳng vào bóng và điều chỉnh xoáy, biết flick Bh sớm trả lại các cú giao bóng. Khi bị tấn công Bh biết cách đối giật chéo cánh hoặc bắn thẳng cạnh. Có thể đổi bộ rất nhanh ở góc trái để đánh Fh nếu nhận thấy đối thủ lơi tay chặn lại. Di chuyển phải ôm bàn và nhún bước ngắn thật nhanh, tùy rơ một hay hai càng mà cố thủ cứng Bh hay Fh. Có cú giao bóng lưng lửng bóng thấp rơi ngay lằn cuối bàn cộng thêm cú giao rất ngắn xoáy ngang sát lưới hoặc xốc dài vào cánh hay góc.
Chiến thuật thắng một điểm dựa trên căn bản “ai giao bóng” mà chia ra bên giao bóng sẽ đánh các quả 1-3-5-7, còn bên đở giao bóng sẽ đánh 2-4-6-8. Bên giao bóng có lợi thế ra tay trước nên thường là làm chủ ngay từ quả số 1 và 3, tuy nhiên với rơ đánh trên bàn cả hai càng hiện đại thì bên giao bóng khó lòng tạo ra lợi thế tấn công, thường là phải dùng chiến thuật an toàn vừa tấn công vừa gài bóng cho trái thứ 5. Ở quả 5 thì chúng thường xài tới Fh chứ ít dùng Bh nữa, nên quả thứ 6 thường là phản công rồi vào thế đối giật ở quả 7-8-9. Chiến thuật của bọn Tàu được nâng dần từ 3rd ball attack trở thành đối giật ở những quả sau nhiều hơn là dứt điểm ở quả đầu. Chính vì thế mà dòng vợt chậm chống shock lại thịnh hành hơn là loại vợt gỗ đàn hồi có cú tấn công uy lực dứt điểm, rơ Tàu trong những năm sau 2010 trở nên an toàn hơn và nhiều bóng qua lại hơn thời 2005-2009. Chơi an toàn hơn không có nghĩa là chậm hay kém uy lực hơn, mà vì bóng qua lại quá nhanh quá xoáy, ai cũng có cú sát thủ trong tay nên không ai dám ra đòn trước, luôn gài cho ra các điểm hở trước rồi mới đánh chứ không bắt buộc phải mạo hiểm như thời Ma Lin. Chính ở chỗ này mà ngày nay bọn Tàu thống trị cả thế giới, chúng đánh quá an toàn mà khi đã tấn công thì nắm chắc phần thắng, không như thời Kong Linhui công thủ đều sơ hở, thời Wang Liqin hở trái còn Ma Lin hở góc phải.
Cái hay của trò “chẵn lẻ” này là dù bên giao bóng hay đở giao bóng cũng đều có chiến thuật rõ ràng, nhờ có cú Bh giật trên bàn nên sự thắng thua luôn quyết định bằng thế tấn công. Khác với thời chưa có Tenergy thì Bh chỉ có bắn (Wang Liqin) đẩy nhanh (Ma Lin) moi xoáy kèm bắn (Wang Hao), các cú ấy quá hở để bị phản công lại bằng cú Fh dứt điểm. Cú Bh tấn công trên bàn hiện đại cho rất ít khả năng đánh dứt điểm lại, vì bóng có rất nhiều xoáy và lực,mà hướng lại rất biến thiên khó đoán. Kèm theo cú Fh xắn hoặc hất đở giao bóng trên bàn truyền thống của mút Tàu thì thế trận hai bên chẵn lẻ khá cân bằng. Việc đở giao bóng bây giờ chỉ còn đơn giãn là đoán và đọc chiến thuật của đối thủ để đở bóng hợp lý, hoặc hành động chính xác sau cú trả bóng đó. Nếu đoán đúng thì thế trận nghiên về bên chẵn, đoán sai thì ngả về bên lẻ. Rồi các bóng sau đó chỉ nằm trong việc tấn công (nếu lợi thế cú trước) hoặc phản công (nếu bị bất lợi). Trước đây khi các đấu thủ Tàu nắm giao bóng đã khó chịu lắm rồi, giờ chúng đở giao bóng còn ác hơn (tận dụng luật cấm che tay và cú giật Bh trên bàn). Ác hơn nữa là bóng số 4 luôn là cú phản công để chờ cho quả Fh dứt điểm ở số 6, rõ ràng chúng ta thấy khi đánh với rơ Châu Âu, Zhang Zike thường không để qua trái thứ 6.
1.Chiến thuật tấn công căn bản trong vòng 2 bóng đầu
Đây là chiến thuật căn bản từ lâu đời của bóng bàn Châu Á, kể từ thời vợt thìa vuông hay thìa tròn đánh gai công, sang tới thời đánh mút low-thow như Ma Wenge thì giao khó và né đánh Fh trước là thời thượng. Tới thời Kong Linhui bắt đầu chơi mút cứng vợt mềm thì chiến thuật có đổi sang 5 bóng tấn công chứ không còn 3 bóng nữa. Kong đánh bóng quá hiền và cao hơn lưới nhiều so với lớp CNT thời 2003-2007. Sang thời Wang Liqin thì rơ một chạm trở lại chiếm ưu thế với Ma Lin vợt thìa chiếm độc tôn cùng với cú Fh đòn tay khủng của Wang cao kều. Thời của Zhang Zike lại quay về kiểu 5 bóng, lấy độ đều làm chủ đạo, với sự tiến bộ vượt bậc bên Bh. Đồng thời với Zhang là Ma Long vẫn còn giữ lối chơi một càng nhưng Bh đã tiến bộ bỏ xa thời Wang Liqin, cú Fh của Ma Long tuy không sát thủ như Wang nhưng có độ an toàn (rớt gần lưới và thấp) và bền bỉ (có thể đánh trễ bóng) hơn rất nhiều. Hiện nay đã qua thời của Ma Long, tới Fang Zhen Dong cũng đánh giống Zhang nhưng chiến thuật có phần bạo lực hơn, Fh và Bh đều mạnh hơn một bậc. Có một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt từ thời Ma Wenge tới Fang Zhen Dong là các điểm thắng bằng giao bóng rồi tấn công ngay luôn nằm ở những những lúc quyết định. Những điểm này không những mang tính chiến thuật mà còn là chiến lược và tâm lý nữa. Nếu nhìn trận đấu từ vị trí khán giả sẽ thấy có những quả giao bóng đột biến rồi cứ như là biết trước để né trước lấy thế đánh chết luôn. Chúng ta sẽ cho rằng các vdv ấy có kinh nghiệm, cảm tính hoặc tài năng, nhưng thực sự những yếu tố ấy không phải là chủ yếu. Cái quan trọng nhất vẫn là những chiến thuật được tính trước và rèn luyện nhiều lần trong thời gian tập luyện.
a. Quả giao bóng
Cú giao bóng của Tàu muôn đời đặc biệt, dù rằng nó chỉ giỏi đi cóp pi của người ta thôi. Xem Timo Boll giao bóng thời mới nổi rất hiệu quả, bọn Tàu học theo ngay. Nhưng Boll giao khó chứ không có những cú bọc hậu, chờ đở hớ mới tấn công dứt điểm, còn bọn Tàu giao bóng là để tính toán chiến thuật cho thắng điểm mà cả những quả giao sau đó nữa – dù có hớ hay không. Em xem lại những quả giao bóng thời Ma Wenge và Liu Go Liang thấy vẫn rất hiệu quả, những trận Ma Wenge đánh với Ma Long hoặc Kong đánh với Wang Liqin tuy giao kiểu xưa và đơn giãn (vì không còn che tay) nhưng bọn CNT mới vẫn rất ngại. Từ đó em rút ra rằng quả giao bóng cũng giống như kỹ thuật đánh căn bản vậy, có cùng nguyên lý nhưng mỗi người khác nhau. Quả giao bóng tốt với người này nhưng lại rất dỡ với người khác. Vd em học theo Ma Long cú giao bóng đi hết qua bên phải rồi cong vào giữa bàn không nhú ra ngoài, nhưng không hiệu quả vì cú Fh của em không sát thủ. Học theo cú giao bóng của Zhang lại hợp lý hơn nhưng buộc phải phản công ngắn bên Fh vì nguy cơ bị tấn công cao hơn, bù lại nếu đánh qua Bh thì vào thế trận Bh ôm bàn, phần thắng nhiều hơn. Nếu không có quan sát và rút tỉa ra cái nào thích hợp hơn thì cũng là một cú giao tốt nhưng lại chẳng có tính chiến thuật gì cả, thường là tự hại mình. Trong phạm vi bài này em không bàn về những kiểu giao bóng độc hoặc dễ ăn điểm, em chỉ thiên về tính chiến thuật trong khi cầm giao bóng.
Một quả giao bóng chiến thuật tốt gồm 3 yếu tố sau: không để bị tấn công trước (1), không để bị gài lại (2) và buộc đối thủ đánh vào trong phạm vi mình đã tính trước (3). Giao bóng mà để bị tấn công trước là quá tệ, nhất là khi ôm chiến thuật giao bóng tấn công (nếu chơi phòng thủ thì vẫn tốt). Đừng nghĩ giao dài mới bị đánh trước, giao ngắn cũng bị đánh trước như thường. Khi chưa có cú Bh flick mạnh như bây giờ thì vẫn có thể đẩy lùa trái, bắn trái, flick Fh hoặc xắn góc,…những quả giao ngắn gần lưới. Nghĩa là giao bóng mà thành ra mình bị trả xoáy khó hơn hoặc chết vì chính cú giao khó của mình, buộc phải đở lại cho người ta tấn công trước. Không lạ gì các HLV thường khuyên tập giao bóng đơn giãn trước rồi khi quen dần sẽ tăng độ khó lên. Đã kém đỡ xoáy mà còn giao khó thì thường là tự hại mình, thường thì đối thủ sẽ “chơi lại” một quả xoáy khó cho nó “có qua có lại”, đó là chưa kể bị trả xoáy nếu đối thủ giỏi đở giao bóng.
Để buộc đối thủ đánh vào phạm vi đã tính trước là một nghệ thuật, không phải chỉ có cú giao bóng mà là ở mỗi lần đánh đều phải nghĩ tới. Để đạt tới cái nghệ thuật ấy thì phải thõa mãn 1 và 2 trước, nghĩa là cú giao bóng phải kín và khó đoán trước đã. Giao “kín” không có nghĩa là che tay hay che vai, mà là cú giao không quá lộ thị liễu, phải có một cái gì đó buộc đối phương phải hơi đắn đo tấn công hoặc gài lại. Một cú giao bóng dù xoáy thật nhiều nhưng để đối thủ đoán trước là xoáy gì và bao nhiêu thì hỏng bét, dù là quá khó để tấn công trước thì cũng bị gài lại dễ dàng. Kiểu giao bóng “nhìn không ra xoáy gì hết” hoặc “thấy rõ ràng nhưng không biết xoáy bao nhiêu” thì mới gọi là kín, dù là phơi ngay trước mắt đối thủ. Chẳng những kín phần xoáy mà phải khó đoán điểm rơi nữa, có rất nhiều cái hay giữa sự phối hợp giữa xoáy và điểm rơi chứ không hẳn phải “ngắn” hoặc “chuội” thì mới hay. Giao ngắn chẳng có gì hay cả, em còn giao bóng nãy ngược trở về bàn nữa, nhưng chả ai áp dụng cú ấy vào thi đấu cả. Giao dài bóng xốc ngay sát đường biên cuối bàn thì khối người giao được mà còn chuội xuống nữa, nhưng vẫn là cú giao dỡ. Hai cú giao này chỉ gọi là hay khi áp dụng đúng trong tính toán chiến thuật, rơ một càng thường xài hai kiểu này kết hợp với cú đánh dứt điểm bóng thứ 3. Trong bóng bàn hiện đại thì cú giao thời thượng hiện nay là giao hơi dài vừa nhú ra bàn nhưng đi cắm xuống, cú này khó đánh flick dứt điểm mà cũng khó tấn công Fh trái thứ 2, buộc phải trả lại bằng flick thì bóng ngay tầm tấn công, mà trả bằng cách push ngắn lại thì vừa cao vừa cú flick. Cú giao này khá nguy hiểm cho cả hai bên, vì chỉ cần dài hơn một chút thôi thì ngay tầm sát thủ của Fh, mà ngắn hơn một tí thì quá dễ cho một cú dứt điểm trên bàn. Ma Long và Zhang Zike có 2 cú khác nhau nhưng cùng một chiến thuật: quả giao của Ma Long trông thì hơi dài nhưng khi chạm bàn nó quẹo ngang qua, thành ra khó flick lẫn dứt điểm. Cú giao của Zhang thì luôn lưng lửng ngay góc bàn bên phải, khó lòng đánh Fh dứt điểm, mà đánh Bh thì buộc phải hồi bộ lại rất nhanh vào thế đối giật Bh mà Zhang nổi tiếng là đều. Hai cú giao này trông chừng đơn giãn nhưng có đủ 3 yếu tố ở phần trên: kín, khó đoán và buộc đối thủ đánh vào tay mình.
Quả giao bóng của Ma Long là khắc tinh của cú flick trả giao bóng thuận tay, một thời là sở trường của bọn Tàu, vì cú ấy lạn ngang rất khó đoán. Nếu flick Fh thường là không thể đánh mạnh được, đánh cho qua thì Ma đã tính toán xoáy biết sẽ về bên nào rồi, thế là hắn bộp ngay một cú Fh vào góc. Chỉ có một cửa duy nhất là dùng Bh flick, bóng buộc lòng là xoáy tới (hơi pha xoáy ngang theo hướng Ma đã biết) và dài, cao thủ như Zhang hoặc Ớt-cà-rớt thì sẽ đánh flick được hai góc nhưng Mã chẳng ngại gì vì đã ôm cứng càng Bh bằng cú bắn thẳng kiểu T64, nếu vào giữa bàn hoặc góc phải là chết ngay với cú Fh chờ sẵn. Chiến thuật bây giờ trở nên quá đơn giãn: nếu qua trái là bắn và né giật (5-7 bóng), qua phải thì dứt điểm (3-5 bóng) và đối giật. Bọn Tàu chả ngán đối giật Fh với ai trong phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên khi đánh với Zhang thì Mã chẳng dại gì chơi trò ấy vì đối giật Bh lẫn Fh với Zhang thì chỉ 50-50 thôi, thế là trong những điểm then chốt, Mã chơi trò giao bóng tung cao, hoặc giao rất ngắn bên Fh hoặc rất xốc bên Bh, Zhang không đoán trước được nên đành phải “đở giao bóng” kiểu cơ bản, thế là sau đó thế trận nghiên về cho Mã. Nhờ chiến thuật này mà trong CNT chỉ có Mã là trị được Zhang. Khi đánh với Xu Xin, Mã chơi cú giao sở trường nhưng hơi xéo về góc thuận tay của Xu và cầm chắc là Xu sẽ trả ngắn lại vào giữa bàn, Mã phải dùng Fh trong bàn gài thêm một lần nữa rồi mới tấn công được. Khi Xu giao thì Mã lại dùng Bh flick (trong khi Mã thường không chơi trò này khi đánh với Zhang và Fang) về giữa bàn rồi đối giật hai càng với Xu. Trên thế trận này thì rõ ràng là Xu có lợi thế hơn, nhưng Mã sẽ thường giao Bh giữa bàn trong những điểm quyết định khi đánh với Xu, vì cú giao này buộc Xu phải tấn công trước rồi chịu phản công của Mã. Trên đây là những thế trận thường thấy khi em theo dõi các trận đấu của Ma Long, các bác sẽ théc méc tại sao giỏi như tụi CNT lại không phá thế này, không “đổi bài” mà cứ buộc phải bám theo? Bọn Châu Âu, Hàn và Nhật thường tìm cách phá cái thế “bình phong Mã” này nhưng thường là thất bại. Con đường hay nhất để đánh, có nhiều cơ hội thắng nhất (cơ hội chia đều) vẫn là con đường mà CNT đánh với nhau, chỉ cần chệch ra một cái là bên giao bóng sẽ đớp ngay! Chính vì thế mà các trận đấu trong nước Tàu thường là rất đơn điệu và nhàm chán, chỉ có một vài trò làm đi làm lại tới hết trận, xem nhiều như em có thể đoán được từng trái sẽ đánh thế nào luôn. Chiến thuật quá hay ở chổ là buộc đối thủ phải bước vào một cửa sinh rất hẹp đầy chông gai rồi cứ đón ở đó mà hành hạ, các cửa khác đều là cửa tử, giống các “trận đồ” trong Phong Thần vậy.
b. Quả đở giao bóng
Xem những trận đấu thời Kong Linhui sau 2000 thấy chuyện đở giao bóng quả là khó, dù đã áp dụng luật cấm che tay. Thời Wang Liqin với cú giao bóng thuận tay xoay người nổi tiếng và Ma Lin với cú giao ngoáy quái chiêu, bọn Tàu vẫn xem trọng những cú giao bóng khó. Thời đó chưa hình thành cái trò flick Bh rồi vào thế đối giật, họa chăng chỉ có vài chú Tây đánh flick trái rất giỏi nhưng bù lại quá dỡ Fh nên dù có flick vào vẫn bị đánh chết ngắc. Phải công nhận rằng ông tổ của cái trò Bh flick này là dân Châu Âu, nhưng người đưa kỹ thuật này lên đỉnh vinh quang lại là dân Châu Á. Phải mất 4 năm sau khi miếng Tenergy 64 ra đời thì Zhang Zike mới bước lên đỉnh vinh quang. Thành công của Zhang đưa CNT vào một kỹ nguyên mới, bằng việc áp dụng kỹ thuật đở giao bóng tấn công. Trước nay bọn Tàu chỉ có trò giao bóng tấn công, còn khi đở giao bóng thì bọn chúng rất bị động phải vào thế phản công rất vất vả trước những đòn Bh khá bạo lực của mấy chú vai rộng. Xem trận đấu giữa Kong và Oh Sang Eun mới thấy Kong vất vả thế nào khi không có cú đở giao bóng: luôn bị Oh làm một quả Bh chết ngay. Nhờ ăn cắp phát minh của phương Tây và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của Nhật mà bọn CNT từ thời của Zhang có cú Bh flick kèm với Bh kiểu hiện đại, không ngán bất cứ quả giao bóng nào và cũng không ngại bị đánh trước. Cú Bh flick có một điểm rất hay là nó trả bóng xoáy cắm tới chứ không như bên Fh luôn là không xoáy hoặc xoáy chìm cho bóng dễ bị đánh chết ngay. Cú Bh flick bóng đi sạt tới mà nãy rất thấp, bọn ngoài CNTmuốn tấn công buộc phải đánh cầu vồng lên – nếu không có mút Tàu và vợt composite – chính vì cú Bh này mà Ma Long buộc phải đổi từ cây Acoustic sang vợt 7 lớp rồi kết thúc bằng Zylon-carbon để đánh được bóng sát lưới. Ở cái chổ cầu vồng có chút xíu ấy mà bọn Tàu luôn thắng vì sau cú flick toàn là bóng dài và cao cho các chú ấy phang Fh hoặc vào thế Bh đối giật ngắn ôm bàn. Mà đã vào thế Bh hay Fh đối giật thì xác định là 90% bọn Tàu thắng vì đánh quá an toàn và ác bóng.
Chiến thuật đở giao bóng thời sau Zhang trở nên quá đơn giãn: cứ flick trước rồi đối giật hai bên. Bóng qua Bh thì ôm bàn đối giật ngắn hoặc lùi lại một chút nhưng vẫn ở thế cúi tới đánh sớm. Cú Bh thứ hai thứ ba hay thứ mấy đi nữa vẫn rất sát lưới, qua bàn là cắm thẳng xuống nên buộc lòng phải đánh sớm – vốn không phải sở trường của bọn Tây ưa đánh trễ. Cho nên nếu vào thế Bh rồi thì không có cửa cho bọn Tây đánh Fh nữa, mà hễ bọn Tây mà nhát tay hoặc lười biếng đánh trễ một tí thì bóng sẽ nãy cao lên, bọn Tàu sẽ sàn bộ đánh Fh chết ngay. Còn nếu các chú Tây cứ nghĩ mình giỏi, có thể phá thế trận ấy bắn qua Fh thì sẽ ăn những búa thiên lôi dán mút Tàu. Chưa hết, ngay từ thời Zhang đã có cú Bh flick ngay bên góc phải, tầm trả bóng hoặc tấn công ngay từ cú đầu tiên đã khá rộng, có thể đánh chết ngay từ cú trả giao bóng. Nên Zhang cứ nhàn nhã, quả thì flick lên, quả thì ép góc, quả nào hơi hở tí thì bắn góc ăn luôn. Thời của Zhang còn hiền và “trí tuệ”, chứ gặp thằng mũi trâu Fang Zhen Dong thì nó còn ham ăn hơn, đốp luôn ngay từ quả đầu hoặc quả trả lại Bh lần nữa – bằng Bh chứ không cần phải né đánh Fh.
Qua hai cú giao bóng và trả giao bóng, ta thấy rõ là bọn CNT chiếm ưu thế về chiến thuật như thế nào trước “phần còn lại của TG”. Khi giao bóng, bọn Tàu cho đối thủ tấn công trước nhưng không cho đánh mạnh, rồi sẽ vào thế Bh đối giật ngắn hoặc Fh đòn dài. Duy nhất chỉ mỗi một cửa tấn công trước là có thể có thế trận cân bằng, vì nếu đở ngắn lại sẽ luôn hơi cao hơn lưới một tí, còn dứt điểm thì không đủ lực hoặc quá nguy hiểm. Khi bọn CNT đở giao bóng ở các trận quốc tế chúng thường lên xoáy trước rồi cứ thế mà tận dụng thế mạnh hai bên, bóng ngắn hay lưng lửng chúng đều đánh như thế, cả hay góc. Còn bóng dài thì chúng dứt điểm ngay từ đầu, cấp cao như CNT thì đánh chết quả giao bóng dài không có gì là khó. Cú giao bóng Bh từ giữa bàn vào sát cạnh bên phải cũng là một sáng tạo khá hay, để nhằm phá cái thế lên xoáy của Tàu nên thế trận có phần cân bằng khi chú Ớt-cà-rớt giao bóng và đánh Bh trước, nhưng khi đã vào thế Fh thì chú em này vẫn thua xa vì bóng đi quá cao. Thêm một đều nữa là các HLV Tây không đưa chiến thuật tới đỉnh điểm của sự luyện tập, nên có vài trái Ovtcharov gài bóng ăn rất đẹp nhưng quá đơn điệu nên bị các lão HLV điếm Tàu hóa giải ngay. Trước khi có kiểu giao bóng và trả giao bóng lợi dụng Bh flick thì Timo Boll vẫn còn là vật cản đáng ngại của bọn Tàu, nhờ có cú Bh flick và bắn kiểu vợt thìa mà chỉ có Wang Hao thời trước 2005 mới được trị Boll thôi. Cú giao của Boll và Maze khá độc nên nếu đở kiểu cũ sẽ trả lại vào ngay tay, rất bất lợi khi chúng cầm hai trái giao. Khi bên CNT giao thì Boll và Maze biết đánh Fh và Bh flick theo truyền thống Châu Âu rồi xẻ góc và bắn Bh nếu bị tấn công bằng Fh Tàu, nên một thời hai chú này cũng làm bọn Tàu phải quay film về học hửi. Hít xong hết rồi thì bọn Tàu dội bom hai chú này không cần cảm ơn hay áy náy gì, Boll từ hạng nhì TG xuống một nước không ngày vực dậy, không còn chỉ sợ Wang Hao mà trong đám CNT oắt con chú ấy cũng sợ hết hồn. Có trận đánh xong chú Boll tức quá không biết đổ thừa ai bèn chưởi miếng…Tenergy! Mà chú ấy chưởi đúng thủ phạm, chỉ tại cái miếng mút này mà Boll và cả TG bị hạ bệ, đến nổi xếp tổng ITTF đành phải tìm cách đổi luật – theo em thì cứ cấm quách miếng Tenergy là yên chuyện.
-
Trong vòng 5-6 bóng
Bây giờ em xin bàn về 2 bóng tiếp theo là 3-5 cho bên giao và 4-6 cho bên đở. Đây là hai bóng quyết định để ăn một điểm trong chiến thuật tấn công 7 bóng. Nếu quả giao và quả trả giao là chìa khóa quan trọng nhất mở ra chiến thuật tấn công hiện đại thì nó vẫn chỉ là hai quả mở màn, để “hạ màn sân khấu” thì cần phải có hai quả tiếp theo. Để có thể “giản tuồng” đúng bài bản thì phải có khúc dạo đầu êm thắm chứ không phải “bể sô” là bị ném cà chua đầy mặt. Không lạ gì cảnh chú Ma Long tập giao hết rỗ này đến rỗ nọ, giữa cái nóng mồ hôi ướt áo. Chú Zhang cũng phải tập flick bóng ngày này qua tháng nọ với đủ loại giao bóng khác nhau. Đúng nghĩa khổ luyện hai quả này, bởi vì đây là hai cái móng mới, gia cố thêm cho cái tượng đài bóng bàn của Tàu vừa vững vừa cao. Thiếu hai cú đầu tiên ấy thì bóng bàn của Tàu vẫn còn như cái thời Wang Liqin, vào trận vẫn thấy cửa thua còn khá lớn. Nhưng hai cú tiếp theo mới chính thức đưa CNT lên đỉnh tháp danh vọng.
a. Cú thuận tay của mút Tàu – sau thời keo tăng lực.
Em phải nhấn mạnh cái chỗ “sau thời keo tăng lực”, vì khi xem lại các video của Kong thì thấy rõ tuy hắn xài G999 với keo tăng lực nhưng cái rìa mút vẫn không cong queo như mút trên vợt của Zhang và Ma Long, thấy rõ là mút của Kong khá phẳng. Thời Ma Lin quăng miếng mút lót xanh lên khán đài, có người chụp post lên internet thì thấy rõ lớp keo khá dầy nhưng mút vẫn không cong mấy, đó là lúc “quá độ” giữa keo và booster. Còn bây giờ hễ xem CNT đánh là y như vợt của đứa nào cũng nhìn rõ mà mút rất cong bị dán ép cứng đến nổi cái rìa muốn bong ra. Em đã làm thử những thí nghiệm, muốn dán mút có rìa vểnh lên như vậy thì mút phải cong 180 độ, nghĩa là thành một ống tròn luôn. Keo tăng lực không thể làm được chuyện này, vì khi thấm nó làm nở rất nhanh cả miếng sponge, nên chỉ vồng lên thôi chứ không thể cong quặt như cuộn giấy được (dù là keo gốc dầu thì cong quá dán cũng không dính vợt). Các bác sẽ théc méc là nếu cong như thế thì đánh có khác gì quất lên 5-7 lớp keo tăng lực? Xin thưa là khác nhiều lắm, chưa kể là chúng có kết hợp keo tăng lực trong ấy nhưng với tỉ lệ dưới mức độ giới hạn. Nếu quất vào 5 lớp keo thì mút cũng cong, nhưng rất khó phết keo cho đều, và nó cong chừng 90 độ thôi vì chất dầu thấm vào lớp dưới rất nhanh làm cả miếng sponge nở ra đều hết, kết quả là sau 5 lớp keo tốc độ sẽ lên rất cao. Nhưng bù lại miếng mút sẽ rất nặng và – cho dù quay lại thời không cấm keo – độ xoáy sẽ giãm đáng kể. Sang giai đoạn bóng lớn lại cấm keo thì bọn Tàu bị chới với mất mấy năm, nhưng sau đó chúng chơi trò khác nguy hiểm hơn. Bây giờ thì đòn đánh của chúng chẳng những “tợn” (như bị đánh búa) mà còn uy lực hơn xưa lại được cái thấp hơn và an toàn hơn nhờ biết kết hợp với vợt composite. Nói có chứng, Wang Liqin nổi tiếng là trùm đối giật nhưng trước khi hắn giải nghệ thì toàn thua khi đối giật với Ma Long hay Zhang Zike, chỉ ăn được cú đầu tiên thôi. Lứa CNT sau này đánh Fh có phần chậm hơn nhưng khó đở hơn xưa rất nhiều; em có tune mút và vợt như thế, đánh hoàn toàn khác với cách chơi keo kiểu cũ. Tuy nhiên vì nhiều lý do, em sẽ không tiết lộ cách tune mút Tàu và cũng sẽ không chỉ cách làm sao để dán miếng mút đang cong quặt ấy vào cốt (cầm chắc sẽ bung rìa vì keo sẽ bị bở ra ngay). Vì các bác sẽ không thể mua đúng miếng H3 cứng tốt, không có đúng những loại booster em đang xài, không có loại keo và các dụng cụ đặc biệt cho chuyện cắt dán mút. Ngay cả chuyện cần thiết để có loại vũ khí ấy cũng cần phải xem lại, nếu chỉ “thử cho biết” thì chẳng cần phải tốn kém và phiền phức như vậy. Cá nhân em cũng không xài kiểu tune này vì chỉ được một hai lần thôi, mút tốt đã khó kiếm thì hoang phí làm gì, mình có phải là CNT đâu. Em chỉ thí nghiệm để tìm ra tại sao mút của bọn CNT ngày càng cong rìa hơn, so với thời Wang Liqin thì chúng đã xử lý mút khác xa. Đó cũng là lý do tại sao chú Jun Mizutani quá ức chế phải đòi ITTF cấm cái thứ booster ấy, bằng không chú ấy bỏ thi đấu luôn (may mà nghe lời em năn nỉ nên chú ấy chịu chơi lại).
Ngoài miếng mút thì bọn Tàu ngày nay đã đổi hết qua kiểu vợt có 2 lớp composite, thường là arylate-carbon hay zylon-carbon. Noi gương Zhang Zike thì xài Vis, theo rơ một càng kiểu Ma Long thì xài cây giống như Jun Mizutani hay M.Maze. Nhiều người bắt chước xài theo vì cho rằng hợp với mút Tàu lắm, CNT xài theo hẳn là có lý do, tại sao không cần biết thấy CNT có thì mình cứ cọp với dê thoai. Ai không khoái chứ cái bác đại lý BTY bên Vn thì mừng lắm, vì bác ấy tha hồ mà tăng giá, bù lỗ cái tiền tài trợ cho CNT. Nhiều bác xài Vis với mút Tàu xong thấy cũng…ngon ngon, ai hỏi cảm giác ra sao thì cũng nói “ờ đánh ngon, dễ đánh,…”. Cá nhân em cũng thử xài nhưng thành thật mà nói em cố ép uổn gần cả chục lần rồi đều cảm thấy không hạnh phúc, thế là tan vỡ. Cây Vis có hơn 20 năm rồi nhưng tới giờ mới nổi tiếng, đâu phải bọn Tàu không biết xài, mà vì cái thời thế của Vis nó tới. Lúc đầu tiên em không tin là thằng Zhang xài cây Vis, em nghĩ nó dán cán Vis vào cây Stiga OC, và cũng không ai đoán ra tại sao thằng Zhang lại dùng cái rìa vợt – từ trước nay chưa ai trong CNT xài rìa dán cạnh vợt cả. Hóa ra chú Zhang cố tình che đậy cái rìa mút H3 bị tune quá mức vểnh cong lên, bằng cách dùng miếng rìa dán ghì miếng mút xuống, để thiên hạ không nghi ngờ gì chú. Cho tới khi chú chén no nê 3 cái cúp bự thì mới tiết lộ bí kíp cho đàn em, chỉ có kiểu tune đó đi chung với cốt composite mới đặc biệt, kèm với miếng Tenergy phải đi chung cho đủ bộ. Từ đó trở đi thì cú Fh của mút Tàu đi thêm một bước nữa, động tác đánh của Zhang và Fang hoàn toàn khác thời Wang Liqin, ngay cả Ma Long cũng đổi kỹ thuật nhiều lần cho hợp thời trang. Bây giờ thì cú Fh của Tàu không chỉ uy lực mà còn hồi bộ nhanh, đánh khó đoán hơn mà lại rất an toàn. Trước đó khi đập những quả lốp cao, bọn CNT toàn phải đổi mặt, bây giờ thì chúng cũng đổi liên tục nhưng đa phần là thắng khi đánh mặt H3 chứ không còn nhờ vào mặt Bh nữa.
Bây giờ các bác sẽ thắc mắc liệu nếu có cây Vis với miếng H3 tune kiểu mới thì đánh chắc sẽ ngon lắm? Xin thưa, đánh dở ẹc, đưa các bác cầm đánh vài bóng mà không nói gì thì chắc chắn sẽ bị chê ngay. Các bác đừng bảo rằng em không có mút Nờ Tê lót xanh mà cứ chém gió, chính Fang Zhen Dong khi thắng Ma Long và Zhang Zike ở giải trong nước, lúc chưa vào CNT, nó cầm H3 lót cam đấy ạ. Điều dở thứ nhất là đánh quá mất lực, gần như đòn đầu tiên khó đánh chết được ngay vì thiếu xoáy thiếu tốc độ, nếu không xé góc. Thứ hai là lùi xa bàn đánh cực dở, thiếu lực mà thường cúp vào lưới. Thứ ba là bóng đi quá thấp, nếu không đủ lực và xoáy sẽ tự hại mình, vào lưới thường xuyên hoặc trôi ra ngoài. Một điểm yếu nữa là bóng đi rất đều một kiểu, khó biến hóa dài ngắn hay xoáy ít nhiều. Nếu là trình thấp cho tới trung bình sẽ thấy toàn là điểm yếu, cố gắng bắt chước CNT nhưng trình còi quá không cầm lên nổi cây Đồ Long Đao thì múa may kiểu gì? Nhưng chính 4 điểm yếu ấy lại là 4 thế mạnh nếu nằm trong tay một cao thủ như Zhang hay Fang. Cách nay 2 năm về trước, em phải đánh chung hạng với một thằng tó Tàu xài Vis với miếng H3 không thèm tune. Toàn thua nó vì cú giật ép góc trái cực kỳ xéo cạnh, mà bóng qua rất ít xoáy chuội luôn mới ác. Nó cứ giao lưng lửng rồi em đở kiểu gì qua nó cũng đớp, chỉ trừ cú Bh flick thôi. Em cũng nghĩ cú ấy khó quá nên không học theo nhưng khi cầm Vis đánh mới thấy đó là cú dễ nhất khi giật, tạo xoáy nhiều hơn mới là khó. Nhưng với trình CNT hay cấp Thế Giới thì xoáy khủng đâu có gì lạ, giật mạnh mà không đoán ra bao nhiêu xoáy mới là ác. Chính vì cái lớp arylate-carbon nằm sát lớp koto nên cây Vis có cảm giác rất cứng mà bóng lại không đi, đánh thiếu lực rất nhiều so với cốt 5 lớp, lúc em mới sắm một con Vis về đánh thử còn nghĩ ôm nhằm hàng giả, mượn của nhiều người khác chơi mới thấy giống nhau. Vì thiếu lực nên cây Vis chỉ hay khi đánh ép góc, ít bị sai sót như vướng lưới hay ra ngoài. Cây Vis chỉ hay khi đánh trả những quả bóng lực và xoáy khủng thì mới phát huy tác dụng, bóng không bị bắt xoáy vồng ra ngoài. Nhờ lực và xoáy của đối phương bị hóa giải nên Zhang chỉ việc nhẹ nhàng chỉnh góc và tạo xoáy thôi, chẳng bao giờ phải lùi lại. Chính vì bóng vào bàn đơn giãn và một kiểu nên rất thích hợp với các kiểu đánh thiên về một cú căn bản như bọn Tàu, bọn chúng vẫn giữ một khoảng cách chuẩn, một kiểu đánh chuẩn nên cầm chắc bóng sẽ vào bàn an toàn. Vì thế cầm Vis sự tự tin của CNT (với kỹ thuật, chiến thuật và bộ chân hoàn hảo) tăng lên ngút trời. Đó là những cái dở và hay của Vis, các bác chơi phong trào cứ ham xài hàng cho giống CNT có quyền lựa chọn, nhưng trình độ chơi mút Tàu lâu như em mà cũng không thích xài Vis dù có mút tốt, tune đúng cách. Nếu xài mút mềm hơn một chút thì bảo đảm sẽ chỉ cần vài ngày là toi một em, vì thấy bóng đi không đủ “như ý” bèn tăng thêm lực và xoáy, kết quả là mút không phù hay gãy gai mới lạ. Nếu xài mút cứng không tune đúng cách thì cú giật chậm mà lưng lửng không xoáy, chỉ giỏi mượn xoáy chứ nếu buộc phải tạo xoáy thì chỉ có khóc ròng. Em đi đánh trận, thấy thằng nào cầm Vis với mút Tàu, em bèn tới thử miếng mút của bên đó, xong đâu đó em bắt chết chiến thuật không có cửa ra luôn, vì cây này có quá nhiều giới hạn, chưa đánh là đã biết như thế nào rồi.
Quay lại sự tự tin của Fh, bọn Tàu ngày nay tune mút rất khủng và đánh Fh cứ như lên đồng. Đã “giã từ dĩ vãng” cái thời Wang Liqin giật Fh hết tay lao người tới trước, bọn CNT trẻ ngày nay cứ cà chì cà chạch đánh Fh (đập vào bóng để giãm lực rồi kéo tay lên tạo xoáy) mà không cần quăng hết thân nên cũng không mất bộ để phải có động tác “hồi bộ”. Bóng Fh cứ mạnh đều một kiểu, khi cần dứt điểm chúng mới đánh hết tay, đây là điểm chiến thuật mới từ thời Zhang xì-ke. Do đâu mà chúng tự tin đánh nhẹ lại, không như thời Wang buộc phải đánh cú nào ra cú nấy? Đó là vì thời của Wang còn yếu Bh, buộc phải đánh mạnh để đưa thế trận vào tấn công buộc đối thủ phải đở hãm lực, nhờ vậy mà Wang mới có thời gian hồi bộ đánh Fh tiếp. Nếu đánh không đủ “chất lượng” thì sẽ bị dí lại vào Bh và thế trận lại đổ qua bên kia, buộc lòng “nhà vô địch” cứ phải giật hoài những quả sát thủ để bù vào cái chổ “thiếu tự tin” ấy. Thời nay tụi CNT đã có cú Bh kiểu Tàu mạnh và đều vô song, nên chúng đâu cần buộc lòng phải đánh chiến thuật “một sống hay chết” ấy, cửa sống thênh thang thì dại gì phải liều? Sự tự tin dâng lên cao độ trong thế hệ chú Phang-như-lên-Đồng, chỉ tội cho phần còn lại của TG, cú Fh trước nay đã mạnh giờ còn đều và hiểm nữa thì “hãy khóc đi khóc đi đừng ngại ngần…”.
b. Cú trái tay của Tàu – thời kỳ Tenergy
Cú Bh này chỉ có trong thời Tenergy và hậu-Tenergy, trước đây thì bọn Tàu nổi tiếng là yếu Bh. Về cú Bh này em có viết chi tiết một topic riêng, các bác nên xem để biết thêm chi tiết. Trong phần chiến thuật thì cú Bh này quả là có lợi ích thiết thực cực kỳ to tát, chẳng những làm hậu thuẩn cho cú Fh mà còn là vũ khí chiến lược đưa thế trận về đúng một con đường hẹp duy nhất. Bọn Tây có cú này lâu rồi nhưng chỉ dùng để tấn công dứt điểm chứ chẳng mang tính chiến thuật cao sâu gì, vì chúng chỉ có mỗi một cú thôi. Điểm cộng chiến thuật của cú Bh kiểu Tàu là bóng đi quá ngắn và quá thấp, vừa qua lưới là cắm xuống giữa bàn rồi cắm chuội tới luôn, vừa ít lực mà nhiều xoáy (kiểu thứ 1) nên chỉ có một cách là phải đánh rất sớm – buộc phải đánh Bh lại đúng một kiểu, và chỉ có đúng kiểu đó mới là con đường sống. Rất khó bắn lại vì bóng đã thấp hơn lưới, mà nương cú bắn lên cao một tí nó sẽ đi xa, bên kia sẽ xoay Fh đánh ngay. Không thể giật Fh dứt điểm cú ấy, nếu hai đối thủ trái tay thì buộc phải có một người né Fh đánh Bh dài rồi (chịu cho bên kia phang Fh trước) rồi mới vào thế trận đối giật Fh. Cho nên xem CNT đánh chỉ hay khi hai bên ngược tay, còn cùng tay đánh với nhau cực kỳ nhàm chán. Kiểu Bh thứ hai là đánh dứt điểm, động tác rất ngắn và dứt khoát nhưng bóng đi dài tới cuối bàn (kiểu 2). Đánh xong cú này rồi thì thế trận bắt đầu mở màn những trận đấu pháo Bh lẫn Fh, đều dựa vào kiểu xử lý bóng của bên kia mà bên này đánh Fh hay Bh tiếp. Ma Long có lợi thế Fh nên xài Bh là T64, các cú bắn luôn dài để dẫn tới đối giật Fh (nếu buộc bị ép vào Bh thì Mã bắn dài tiếp cho tới khi nào bên kia đuối, bóng dài và nhanh kiểu Bh như Mã cũng khó tấn công Fh lại lắm). Còn Zhang và Fang thì sẽ flick ngắn trước rồi lên xoáy kiểu thứ 1, nếu không thắng sẽ đánh kiểu thứ 2 rồi dùng Fh dứt điểm. Zhang chỉ có 3 chiêu đó mà thành huyền thoại, còn Fang thì ham ăn hơn, đánh Bh uy lực rồi sụp người đánh Fh bất thình lình. Cú giật Bh kiểu số 2 cũng đưa đối thủ vào một con đường duy nhất là đánh Bh: bắn lại hoặc giật lại đúng kiểu ấy, nếu xài cú khác là bọn chúng xài Fh ngay.
Vậy là thế trận của đám CNT bây giờ chỉ có một trò đơn giãn là lên xoáy Bh, ép góc và giật Fh vào thế trận đối giật. Để phá thế trận này thì Ma Long sẽ dùng uy lực của cú Fh xoáy thẳng vào Bh của Fang và Zhang, phần thắng nhiều hơn dù cú phản công Bh của hai chú này cũng rất ác. Bọn tay trái thì phá bỉnh nhiều hơn khi kiểu Bh xoáy chuội ấy làm bên Bh hơi khựng, hoặc cú bắn Bh xa qua góc Fh nhiều khi cũng làm đau đầu mấy bộ chân khủng quen né trái. Cho nên khi Fang đánh với Xu Xin thì thường đở giao ngắn trong bàn rồi mới flick, hoặc flick dài sâu về phía Bh của Xu để đối giật, thỉnh thoảng mới flick thẳng qua Fh của Xu bất ngờ ăn luôn. Bọn trẻ CNT ngày nay có tay trái khá nhiều không như thời Ma Long chỉ có Xu Xin. Miếng T64 đánh Bh thông dụng hơn T05 vì nó có thể bắn dài ít xoáy và thấp, nhưng bù lại lên xoáy trước kém uy lực hơn và không thể đánh giật Bh dứt điểm. Rơ vợt thìa tay phải mất hẳn thế đứng khi khó lòng sàn qua Fh đánh flick Bh để áp dụng chiến thuật này. Wang Hao vẫn có thể flick Bh nhưng sau đó luôn thua trong các pha đấu súng càng trái, luôn vào thế bị ép phải né đánh Fh (đi vào cửa tử) trước những cú đẩy Bh nhanh mạnh như sấm sét. Xu Xin không flick mạnh như Wang Hao nhưng chấp nhận bị đánh trước rồi lùi ra sao câu xoáy đối giật, rơ này cũng đanh mất dần thế mạnh khi bọn trẻ CNT đánh Fh bóng rớt quá ngắn, Xu luôn phải bị động đánh bóng rất trễ.
c. Cách vận dụng kỹ thuật tấn công Bh và Fh vào thế trận 3-4 hay 5-6
Cả hai kỹ thuật Bh và Fh mới của Tàu đều có 2 cấp: cấp an toàn và cấp dứt điểm. Khác xa thời bác Wang Liqin, cú giật Fh của chú ấy khủng thật nhưng bù lại nếu không đánh được phải mồi bóng thì rất dở và hở. Rơ thìa thì cũng có hai cấp nhưng cấp chậm chủ yếu là nhờ độ khó và lắc léo khó đoán góc đánh, chứ cũng chậm và không uy lực. Hơn nữa, trước đây khi đánh mồi gài bóng thì kỹ thuật của bọn Tàu có thay đổi rõ rệt so với cú dứt điểm. Ngày nay bọn CNT đánh cú nào động tác cũng gần giống nhau, cũng uy lực và khó đoán xoáy lẫn điểm rơi, khi đánh chết bóng chúng chỉ cần lấy đà nhiều, đánh sớm và lao tới nhiều hơn thôi. Cả cú Bh cũng vậy, giữa cú giật xoáy đi thấp và tấn công dài dứt điểm không có gì khác nhau về động tác cơ bản. Nghĩa là cùng một động tác, thấy khó thì đánh an toàn chờ cú nữa, mà thấy ngon thì đánh chết luôn, đơn giãn như thế đấy.
Nhờ vậy mà thế trận ở bóng thứ 3 trở nên khá dễ dàng, nếu trái thứ 2 được đánh khéo quá thì bọn Tàu sẽ trả lại một trái cũng tương đương (vd ép góc trái gấp quá thì bên giao bóng sẽ bắn trái lại chờ bóng dài, hoặc giật xoáy ngắn chờ đánh thế đối giật Bh) gài và tính xem quả số 4 của bên kia thế nào. Nếu trái số 2 hớ quá thì bên giao bóng sẽ dùng cú dứt điểm (Bh số 2 hoặc Fh số 2) và chờ dứt điểm nữa hoặc vào thế đối giật. Đã đánh cú dứt điểm (bóng dài và xoáy) thì cầm chắc là bóng sẽ được trả dài và xoáy lại nên rất an tâm đánh tiếp (nếu bên kia quá giỏi có thể đánh phản công lại được, bằng không mà đở lại thì kiểu gì cũng toi), bọn Tàu tập đối giật như ăn cơm nên vào thế trận này gọi là đúng bài rồi. Nếu trái số 2 được trả ngắn trong bàn thì sẽ tùy cơ mà có cú tấn công dài trong bàn (để vào thế đôi công đối giật) hoặc trả ngắn lại nếu không đủ tư thế và sự an toàn (bọn Tàu không ham tấn công khi chưa nắm phần thắng đâu, cú flick trên bàn cả hai bên Bh và Fh vẫn thuộc loại yếu so với hai cấp Bh và Fh ngoài bàn). Đánh với những rơ tấn công từ quả số 2 (như Otvcharov hay Fang Zhen Dong) thì bọn Tàu vẫn có 2 lựa chọn dựa trên 2 cấp tấn công: an toàn hay kết liễu, chứ không hề bị động, thế trận luôn phải kết thúc bằng đấu súng lớn.
Trái số 4 của bên đở giao bóng, lệ thuộc vào quả số 3 và được chuẩn bị từ quả số 2 đở giao tốt. Nếu bắt ngắn mà bên giao bóng phải bắt ngắn lại thì thế trận đã cân bằng. Nếu flick tốt mà bên giao bóng phải đánh an toàn lại thì thế trận cũng không còn nghiên về bên giao nữa. Vì thế cú số 2 quyết định “vận mệnh” của bên bị đở giao bóng, đó là nước đi quyết định trong thế cờ phải đi sau mà muốn về trước. Sau khi đánh thành công cú số 2 thì bên đở giao sẽ biết phải làm gì tiếp theo, mà đở sai hoặc hớ thì cũng biết sẽ phải làm gì. Vì nếu flick quá cao thì sẽ bị tấn công trước phải lùi lại phản công, mà đở ngắn cao thì sẽ bị đánh góc bằng cú Fh trên bàn. Bên đở giao chỉ cần nhìn kiểu di chuyển trong trường hợp đó để mà đoán cú đánh tiếp theo. Nếu đở tốt thì khỏi phải băn khoăn chi nhiều, chỉ còn một con đường rất hẹp cho đối thủ, cứ như Quan Công chờ đón đánh tàn binh của Tào Tháo thôi.
Vì bên nào cũng gài bóng và chớp thời cơ trước nên ở cú thứ 5-6 thường là đôi công xoáy Bh hoặc đối giật Fh. Bên giao bóng nếu gài được trái số 3 sẽ buộc phải đánh trước trái số 5, nếu không thì mất hẳn lợi thế giao bóng. Những quả giật FH an toàn của thế hệ trẻ CNT sau này rất thấp và chuội, lại thường nãy thấp ít lực nữa, nên để đánh tấn công đối giật dứt điểm một quả Fh an toàn thường không dễ dàng gì, nhất là với “phần TG còn lại”. Nhưng nếu vào thế phải đánh an toàn lại thì thế trận đã cân bằng, bây giờ ai giỏi hơn hoặc gan dạ hơn thì thắng thôi. Bọn HLV Tàu lựa giàn CNT rất đặc biệt, mỗi chú đều có cú sở trường riêng, lúc này là thời cơ để quăng con bài chủ ra. Vd Fang sẽ tìm cách đánh Fh thẳng chử I và góc xa Fh, trong khi Ma Long sẽ chơi bài bắn Bh mồi cho cú Fh uy lực, Zhang sẽ tìm cách đánh bóng Bh thấp mà Fh cũng sát lưới vào góc, chờ thời cơ dứt điểm cú Fh mang cá, Xu Xin sẽ bắn Bh rồi lùi ra lên xoáy Fh vào giữa bàn, khi nào bên kia sợ xoáy hơi khựng lại thì chú mới nhào vào dứt điểm vào góc. Bóng 3-4 hay 5-6 là đợt tấn công đầu tiên trong chiến thuật mới của bọn Tàu.
-
Sau bóng thứ 7