Đánh trái tay tức là không phải…bên thuận, gọi là Backhand hay Bh cho dễ phân biệt với Forehand (Fh), bởi vì có trường hợp người tay trái mà gọi “đánh trái” thì không rõ là bên nào. Tiếng Việt lai Pháp còn gọi là cú rờ-ve hay ngắn gọn một chữ Ve cũng hiểu, có lẽ xuất phát từ tennis, tên của một vdv nào đó. Nói tới bóng bàn mà hỏi Đông-Tây khác nhau ra sao thì em xin trả lời một chữ BACKHAND: bên trời Tây cú này là thế mạnh thì bên trời Á Đông cú này luôn là điểm yếu, ít ra là cho tới bây giờ. Chẳng rõ địa lý hay địa từ trường khác nhau, hay cấu tạo khung xương bọn Âu cao lớn, mà cú Bh của bọn mắt xanh ấy quá mạnh, đến nỗi bọn Tàu tuy là bá chủ bóng bàn vẫn luôn ao ước thèm muốn. Em bàn chuyện Đông Tây nhưng cốt ý nói chuyện bên Ta: vẫn nằm trong hệ Á Đông nên cú Bh vẫn chỉ là thế yếu – so với Fh – dù cái thế mạnh cũng chẳng lấy gì làm uy lực. Trước khi bàn tới cú Fh – vốn là đặc trưng của bóng bàn Châu Á – thì em xin phân tích vài điều về cú Bh từ Tây sang Đông và thử nêu ra một hướng phát triển cho bóng bàn phong trào VN (chứ chưa dám nói tới các cụ Hàm Lâm Viện).
Về kỹ thuật tấn công Bh thì cơ bản có 2 loại: đánh thẳng vào bóng (bắn) và đánh xoáy (giật). Đây là cách phân chia tương đối vì cũng có những cú đánh thẳng vào bóng nhưng có tác dụng như là giật xoáy, tuy nhiên vấn đề này sẽ xét sau. Sự phân chia này gần như là rõ rệt từ Tây sang Đông, em tham gia dạy và học từ nhiều HLV Tây thì thấy họ dạy đánh Bh từ bên hông trái, dùng vai đánh lên – trong khi các thầy có xu hướng Á Đông thì dạy Bh đánh thẳng từ trong bụng ra, như là “chưởng” hay “đấm” thẳng vào bóng. Em võ đoán rằng kỹ thuật Bh của Tây nó từ vợt Tennis mà ra, kiểu xoay hông đánh hết tay tới và lên, còn kỹ thuật Bh của Châu Á thì từ vợt thìa vuông mà ra, chủ yếu là đẩy thẳng vào bóng. Đó là em nói về cách vung tay, kỹ thuật đánh BH ngày xưa em học ở VN là khép nách lại đẩy thẳng tới rồi ngoắc cổ tay tạo xoáy; sang Úc em cũng lò mò đi học lại thì các sếp bảo em phải mở rộng cái nách ra (kẻo nó hâm!) rồi dùng cẳng tay đánh lăn lên tạo xoáy, dùng lực cổ tay để đập vào bóng. Đó là em học từ những ông thầy của cái thời xài keo tăng lực,nghĩa là trên nguyên tắc tạo xoáy vẫn là đập thẳng vào bóng mà thôi. Quá trình mày mò tập luyện, em kết hợp cả hai lại, cộng với nghiên cứu clip của mấy em chân dài của TQ thì em mới hiểu ra tại sao bây giờ TQ nó không còn ngán ai nữa hết – từ cái thời Zhang Zike và Ma Long. Chính vì thế, trong chủ đề này em sẽ nói về 2 kiểu đánh Bh cơ bản và kiểu thứ 3 mới đây, từ đó em sẽ giải thích tại sao bọn Tàu bây giờ nó ngông nghênh quá mức. Em chỉ bàn chuyện phiếm cho các bác uống trà ăn bánh thôi, bác nào thích thì cứ click, bác nào thấy sai thì cứ la lên hoặc quăng cho em cục gạch cũng xin cảm ơn.
Trước khi bàn cụ thể từng loại, em xin đá qua phần rơ đánh. Có 2 rơ căn bản là “một càng” và “hai càng”, sau này các bác Tàu “upgrade” cái rơ một càng lên thành rơ “ba càng” luôn, thế mới…Tàu. Đặc trưng của rơ một càng là bên Bh chỉ đánh ngắn tay, chủ yếu là bắn thẳng vào bóng hoặc ngoắc cổ tay giật moi, để toàn bộ chân và hông vào cú Fh uy lực. Điển hình là vợt thìa vuông dầy với loại mút tension đời cũ ngâm ướt speed glue, hoặc dễ thấy nhất là các bác đội tuyển của VN thế hệ Vũ Mạnh Cường và Đoàn Kiến Quốc. Rơ “hai càng” khoái cú Bh giật xoay hết cả hông, vung trọn cánh tay, nhưng bù lại họ có cú chặn bóng rất độc đáo, điển hình là Waldner hay Persson. Chính vì cái chỗ xoay hông nên bộ chân của rơ hai càng rất phức tạp và chậm hơn rơ một càng nhiều: đánh Bh mạnh phải đổi bộ, lùi chân trái về, cho nên khi đánh Fh họ phải chờ bóng chậm một nhịp, thường là đánh bóng rớt xuống thấp, nên cú Fh mất hẳn uy lực. Có thể nói rơ hai càng thực ra vẫn chỉ là một càng, thay vì Fh thì giờ là Bh mạnh mà thôi.
Nói về sự khác nhau giữa bóng bàn HN và SG thì em cũng thấy có một chỗ là cái rơ đánh và cú Bh: rơ ngoài HN do ảnh hưởng khối Tàu nên theo một càng, lấy Fh uy lực bù vào Bh cũng nhanh không kém, lợi dụng cốt nãy và mút tension mềm cho Bh. Rơ trong SG thích mấy bác Thụy Điển hơn nên đã sớm xài vợt mềm để đánh hai càng, tuy cả hai bên cùng yếu nhưng được cái là…đẹp hào hoa phong nhã. Khổ nỗi cái đẹp không ăn được nên các bác trong Nam thường là…nhường nhịn cho đàn anh ngoài Bắc, kể cả chuyên nghiệp và phong trào. Bù lại, từ khi có mút lót bọt khí thì trong Nam lại có lợi thế hơn, do đã sớm làm quen với loại vợt có lớp sợi composite mềm mỏng, trong khi mấy em mút này lại chẳng mấy thân thiện gì với mấy anh chàng cốt thô bạo kia. Chính vì vậy mà bài viết này của em rất có lợi cho các bác trong Nam nếu chịu tận dụng ưu thế, nếu để các bác ngoài HN thay đổi mà áp dụng thì chắc chắn họ vẫn chiếm vũ đài.
I. Kiểu Bh bắn thẳng vào bóng
Đây là kiểu đánh Bh căn bản ở VN nên thiết nghĩ em chẳng cần viết chi nhiều vì ai cũng biết cả rồi. Động tác ngắn và đơn giãn, chủ yếu là ôm bàn bắn trả lại hoặc xé góc ra hai biên, bóng đi thấp sát lưới và thẳng nên rất nhanh, bù lại khi chạm bàn nó lại chậm đi rõ rệt và nãy cao nên không gây khó cho rơ đánh tấn công xa bàn. Bộ chân vẫn ở thế Fh – nghĩa là chân thuận đứng lùi lại sau khá xa – và luôn chuẩn bị tay về phía Fh (em thấy nhiều bác đánh rơ một càng, bắn Bh mà rút tay về Bh thủ tiếp, chả biết để làm gì). Kiểu đánh này không cần xoay hông nên không có chuyện đổi bộ. Mạnh nhất là bóng tới trước mặt hoặc ngay hai bên hông vẫn đánh được bằng cách rất dỡ – nhưng hiệu quả – là né người bẻ cổ tay bắn tới luôn, đây vẫn được xem là một kỹ thuật của Bh dù không chính quy vẫn được xài hằng ngày. Nếu bóng hơi lệch về phía trái thì buộc phải bước qua trái nửa bước hoặc là chỉ có thể đở bóng. Cú Bh này lợi hại nhất khi bắn góc bằng cách chỉ thay đổi cổ tay, rất bất ngờ vì khó đoán cho tới khi vợt chạm bóng. Có thể tạo xoáy ngang rất khó chịu bằng cách bẻ cổ tay nhiều hơn, đây cũng là lợi thế mà cũng khá sai lầm trong một trận đấu phải đổi Bh và Fh thường xuyên: chỉ có thể chiếm ưu thế trong vài điểm, nhưng mất Fh khi lúng túng hoặc thua điểm.
Thời kỳ “keo tăng lực” thì cú Bh ngắn thẳng này chiếm ưu thế rõ rệt, nhất là với cốt cứng carbon. Chúng ta có thể xem các video thời 2002-3 để thấy Schlager xài cú này hiệu quả thế nào, hoặc quay lại thời vàng son của Waldner để mục kiến những cú chặn và bắn bóng thần sầu của những tài năng bóng bàn thế giới thời đó (dù họ xài cốt gỗ). Đặc điểm chung của kỹ thuật này là mượn xoáy của đối phương mà không cần tạo xoáy, miếng mút sẽ tự tạo ra xoáy bằng phản lực đàn hồi của lớp sponge công nghệ tension mềm. Nhờ đó mà kỹ thuật Bh rất gọn, chỉ cần đấm vào bóng rồi chỉnh góc thôi. Cũng nhờ tính chất này mà vợt thìa vuông một mặt phát triển rất mạnh, khi đánh Bh chỉ cần ấn vào bóng thôi mà vợt có khi cũng không cần phải ép xuống nữa (chỉ cần đánh sớm khi bóng vừa nãy lên – sẽ viết kỹ trong một đề tài khác về vợt thìa). Em nói tới vợt thìa vì có lần em thấy có bác dạy học trò đánh Bh bằng cách ép vợt rất thấp, nếu bóng tới mạnh quá còn phải rút tay về khi chạm bóng nữa, cứ như là thằng bé ấy cầm miếng Sriver hay MarkV vậy (mà thằng nhỏ cầm mút Tenergy vợt gỗ mới…ác). Có lẽ bác ấy chưa từng thấy vợt thìa đánh Bh nó ngửa vợt thế nào, đẳng cấp TG giật bóng mạnh mức nào mà nó có cần úp vợt hay rút tay hãm lực không?
Nguyên lý của cách đánh này là làm sao cho bóng ăn sâu vào mút càng nhiều thì càng có xoáy trả lại, nên mút càng mềm (theo kiểu tension chứ không phải mềm oặt) thì càng dễ đánh. Mút có lớp sponge dày dễ đánh hơn mút mỏng, ta sẽ có cảm giác đánh mút mỏng thì ít xoáy hơn hoặc “cứng” hơn. Vì bề mặt mút bám chặt bóng nên độ xoáy của bóng tới sẽ làm mút bị biến dạng kéo nén rồi bật ngược ra tạo xoáy ngược lại lúc tới – mà không cần phải ma sát mỏng bóng vẫn có xoáy. Vấn đề giải thích dài dòng em có làm một topic bên bongbanfc, bác nào có nhã hứng thì qua đó mà xem. Điều kiện tiên quyết là bóng tới phải có xoáy, vì thế mới gọi là “mượn xoáy tạo xoáy”. Vì nguyên lý nên sinh ra kỹ thuật của cú Bh này chỉ đơn giãn là ấn mút vào bóng, góc vợt nào cũng dễ dàng đưa bóng vào bàn.Chính loại mút tension mềm này đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong kỹ thuật bóng bàn, biến môn chơi này trở nên quá dễ dàng và đơn giãn. Em nhớ hồi thời đâu sau 98, nhiều người trong SG chuộng miếng Donic F1 sau đó là Andro Plasma vì nó đánh quá đã, còn mấy bác bán mút cũng thích lắm – vì nó mau hư kinh dị!
Cái chỗ đơn giãn quá dễ dãi ấy nó sinh ra vô số hệ lụy. Thứ nhất là phải đánh sớm (1) khi bóng đang chiều đi lên thì mới ngửa vợt đè tới tận dụng xoáy và lực được, nếu bóng đã qua đỉnh di xuống rồi thì sẽ đánh rất yếu vì chẳng mượn được cái gì cả. Nếu đánh sớm thì vẫn có thể ngữa vợt chừng 60-80 độ so với phương ngang mà bóng vẫn vào bàn, dù có nãy hơi cao, với điều kiện là tiếp xúc bóng đủ dày và xoáy của bóng tới đủ nhiều. Thứ hai là bóng trả lại quá hiền và đơn giãn (2), hay lắm là bắn lại hoặc tạo xoáy ngang đổi góc là hết rồi, bóng trả lại bao giờ cũng ít xoáy hơn bóng bên tấn công. Tệ hơn nữa là nếu đi với vợt mềm thì bóng luôn vồng lên cao rồi nãy lên cũng cao, dâng ngay cho đối phương một bóng quá xá ngon. Vì chỗ này mà các vdv ngoài Bắc dùng tốc độ bù vào, họ cũng chặn lại nhưng nhanh hơn, còn mấy bác trong Nam ra thi đấu cứ chặn bóng như dâng cỗ vào tay người khác, trong khi cú Fh rơ miền Nam cũng chẳng lấy gì làm mạnh. Điểm yếu thứ (3) là kỵ quả không xoáy hoặc không lực, đã đánh theo nguyên lý mượn xoáy mượn lực, mà người ta không cho mượn thì …còn cách mà khóc ăn vạ thôi. Chính vì chỗ này mà rơ phản xoáy làm ăn rất được trong giới phong trào, dù kỹ thuật chả có gì ngoài mấy chiêu quẹt không xoáy thiếu lực. Điểm yếu cuối cùng tiễn đưa cái rơ Bh này lên đường về bảo tàng là không thể bắn lại những quả tấn công quá mạnh mà lại nhiều xoáy (4), mà điển hình nhất là khi gặp phải đối thủ xài mút thế hệ sau cứng hơn có lót bọt khí. Nguyên lý là tiếp xúc dầy vào bóng, nhưng vì xoáy tới lớn quá nên bóng sẽ bị lồng cao lên, cộng với độ nãy của cốt nên sẽ ra ngoài hoặc cũng đưa lại ngay tay đối thủ. Còn ép vợt đè xuống thì sai nguyên tắc tạo xoáy, bóng đi yếu và không ổn định. Đó là điểm yếu giới hạn, dù có tập luyện mấy cũng khó khắc phục, cho nên đừng trách các chú trong tuyển khi thành tích thi đấu nước ngoài ngày càng bết bát, họ cũng tập luyện ghê lắm nhưng điểm yếu vẫn còn đó thôi. Bốn điểm yếu này mà kết hợp lại thì kiểu Bh lợi dụng mút tension này đã không còn chỗ đứng trên sàn thi đấu thế giới nữa, nhất là sau khi có kiểu đánh Bh thứ ba mà em sẽ viết phía dưới.
Dù vậy, kiểu đánh Bh thẳng vào bóng này vẫn còn đất sống chung với mút gai công lót mềm, dù nó vẫn có đủ 4 điểm yếu như trên nhưng nó tận dụng được ưu thế ít xoáy của gai nên bóng trả lại vẫn thấp và nhanh, vẫn còn vớt vát chút gì đó nếu bên Fh khá mạnh. Tuy nói kiểu Bh này đã hết thời trên võ đài TG, nhưng trong nước ta nó vẫn còn khá hữu dụng, nhất là với rơ một càng yếu Bh (không có cú tấn công mạnh bên Bh) thì có thể dùng mút mềm và kiểu bắn này để khỏa lấp rồi dùng bộ chân đánh Fh bù vào. Trong giới phong trào thì kiểu Bh này vẫn chưa hết đát, vì có mấy ai lợi dụng được các điểm yếu của nó đâu (ngoài hệ phản xoáy), mà cái gì chưa có ai hạ bệ xuống thì nó vẫn đứng đó dù là lạc hậu vạn tuế! Nhưng các bác cũng đừng bi quan, em sẽ viết cách tập rơ Bh hiện đại, cộng với bài viết về cú giật hiện đại, nếu bác nào ứng dụng thành công thì ngày về vườn của rơ Bh đè bóng này cũng chẳng còn xa nữa đâu!
II. Giật Bh kiểu Châu Âu
Đã ghi rõ là kiểu Châu Âu nên chẳng phải dành cho dân An Nam Mít, nhưng cú giật này em thấy trong SG vẫn có nhiều cao thủ phong trào xài theo kiểu “nghệ sỹ nhân dân”, tức là đánh ra rất đẹp và uy lực nhưng rồi sau đó vẫn cứ là…phong trào. Bởi vì mấy bác này một ngày đẹp giời có thể hạ vài cao thủ nhưng hôm sau lại để thua lãng xẹt một tay chã ra gì, cộng với máu Tài Tử Nam Bộ thì cú này thỉnh thoảng mới xài, nhận được vài cái vỗ tay thì khoái, chứ chẳng có nghiên cứu tập luyện nghiêm túc thành một rơ nào cho ra hồn. Thế nhưng bọn da trắng nó tập ghê lắm, bài bản đàng hoàng, bắn cho ra bắn mà giật thì phải mờ lờ (mạnh lắm). Kỹ thuật Bh của Châu Âu rất đa dạng, cứ nhìn chú Săm-soi-lốp hoặc Ớt-cà-rốt đánh thì biết, lúc thì chỉ phẫy cổ tay lúc thì nguyên cả thân hình bồ tượng nó oánh vào một cách nghiêm túc. Nhìn kỹ thuật của bọn chúng thì ai dám bảo là cú Fh đánh dài tay hay mạnh hơn, cú dứt điểm Bh kiểu Châu Âu đó là vũ khí chính của bọn chúng, còn Fh chỉ là phụ trợ (em ít khi thấy bọn chúng đánh Fh mà chịu xoay hông hay vung tay rộng). Em thấy nhiều người thần tượng cú Fh của Tàu thì cũng không có gì sai, nhưng bỏ qua cú Bh của Tây thì quả thật là uổng phí, nhất là đang sống trong thời kỳ của mút bọt khí.
Phải nói rõ là trước khi xuất hiện miếng Tenergy thì bên trời Tây cú Bh vẫn thống trị, với những loại mút tension có bề mặt bám và hơi cứng như Donic Sonex hay BTY Sriver. Chính vì chỗ này mà khi làm cái rating về tốc độ, lúc ấy các miếng mút cứng hơn thường có tốc độ cao hơn, ở chỗ khi đánh vung tay mạnh nó sẽ cho bóng uy lực hơn. Đó là thời của speed glue và bóng nhỏ nên rất dễ tạo xoáy, hơn thua nhau ở chỗ lắc léo và cảm giác nhiều hơn phần bạo lực. Vdv chơi rơ có cú Bh mạnh gọi là rơ hai càng, đa số lợi dụng độ nhún của cốt 5 lớp (lưu ý cốt vợt thời xưa làm bằng gỗ già đánh rất có uy lực) và độ bám bóng của mút thời ấy cộng với tốc độ của keo tăng lực nên bóng đi vồng cao rồi mới cắm vào bàn. Chính vì thế mà rơ hai càng thường đứng lùi ra xa bàn, để có thể tiện lợi và có thời gian đổi bộ, vừa tận dụng lợi thế nhún của vợt 5 lớp, vừa thuận lợi xoay trở cho các vdv vóc dáng quá cao to.
Một rơ điển hình nào đó được hình thành bao giờ cũng có lý do chính đáng, chứ không phải do bắt chước mà thành. Nhờ biết kết hợp Đông Tây giữa rơ ôm bàn và xa bàn, cú Bh hết tay và cú bắn, nên Waldner và Timo Boll mới chiếm lĩnh lôi đài một thời gian dài. Chúng ta thấy cách đánh ấy quá hay mà bắt chước nhưng không đủ “Thiên thời Địa lợi Nhân hòa” nên thất bại thảm hại: vóc dáng và thể lực không có, vợt mút không đúng mà chiến thuật cũng không nắm rõ, cho nên rơ hai càng tuy có mặt trong SG nhưng không đạt mấy thành tựu. Nên biết rằng các loại mút tension đời cũ vẫn đánh Bh rất mạnh, rơ giật xoay hông (kiểu vợt mềm mút cứng), chứ không phải chỉ để dành cho cú bắn khi kết hợp với vợt cứng (theo kiểu vợt cứng mút mềm). Tuy nhiên thực tế đã cho thấy từ khi cấm keo tăng lực, áp dụng bóng lớn và game 11 điểm thì toàn bộ bóng bàn thay đổi theo hướng nhàm chán, hoàn toàn nghiên về phía rơ một càng vì chỉ có cú Fh mới đánh chết được trái bóng 40mm. Đó là thời mút tension, sang đến thời mút bios thì xu hướng có phần cân bằng khi xuất hiện nhiều tay vợt trẻ có cú Bh thần sầu – nhưng sau đó TQ lại một bước đi trước khi copy cú ấy rồi Tàu hóa nó để thành thế hệ FZD dám chơi T05 bên Bh. Trong phần này em không quan tâm đến mút tension, cái gì qua rồi thì quên đi, em sẽ bàn về những kỹ thuật Bh gắn với miếng mút thế hệ mới, lót bọt khí công nghệ spring hay bios.
Khi nói đến cú Bh chúng ta nghĩ ngay tới cái cổ tay, nhưng bọn trẻ Âu thì nghĩ tới cái hông, vì trong trường chúng đã học căn bản tennis rất nhiều rồi. Cách tập khá đơn giãn nhưng ngược hoàn toàn với VN: chúng đánh xa bàn trước khi đánh gần bàn, thay vì đẩy vai phải tới thì chúng rút vai phải lại vì cả thân người cùng xoay. Lúc đầu bóng vào bàn khá cao và ít xoáy, nhưng chả ai quan tâm, chả có HLV nào bảo “mày phải ma sát vào…” như bên VN, tới khi đánh khá chính xác thì chúng mới xài lực cẳng tay và cổ tay để tạo xoáy, lúc này thì cú Bh đã rất khủng rồi. Bấy giờ thì chúng tự tin áp dụng vô mấy cú flick sát lưới, hễ bóng cao hơn lưới tí là nó quất hết tay chứ chả phải flick cổ tay như dân mình. Có thằng lúc mới tập cầm vợt cùi bắp đã nguy hiểm, khi nó cầm mấy cây Arylate-Carbon như TBS hay TM-ALC thì nó đánh thẳng tay Bh là cứ chắc ăn như mình quất Fh cú loop-drive vậy. Bọn Tây lấy không xoáy làm gốc, đánh chủ yếu là vào bàn, sao cho chính xác hơn, rồi mới nói tới xoáy. Cho nên khi đánh Bh dứt điểm không xong thì chúng nó còn hàng lô lốc mấy cú Bh khác chứ đừng nghĩ là chúng chỉ đơn giãn bắn qua, tệ lắm chúng đở lại thì cũng dùng xoáy và độ chuẩn góc đưa chúng ta vào thế bị động chứ không phải là dâng trọn “tấm lòng son” như kiểu đở bóng của VN. Vì lấy xoáy làm gốc nên chúng bắn bóng rất giỏi, bắn bằng cả cánh tay như đập bóng thuận tay chứ chả phải kiểu bắn đấm tới như rơ Á Châu. Các cấp độ được chia theo khoảng cách xa hay gần lưới mà có cú Bh xoay hông, Bh vai và cẳng tay (dứt điểm gần bàn) và Bh flick cũng dùng vai và cẳng tay chứ không chỉ có cổ tay như chúng ta vẫn tưởng. Điểm dễ thấy nhất là nách luôn mở rộng và luôn cung tay lại thế thủ trước ngực (ở những đứa đánh rơ một càng Bh), vì tư thế này dễ phát lực cánh tay nhất. Tư thế thủ này yếu Fh thấy rõ nên thế hệ sau Keangra và Gatien thường thủ ở giữa rồi mới đổi bộ tay Bh khi quyết định đánh.
Ưu điểm của cú Bh này thì có nhiều lắm, từ khi ra đời cú flick Bh thì bóng bàn lại tiến hóa thêm một bước mới với những cú trả giao bóng ác chẳng thua gì dứt điểm – phá cái thế ăn giao bóng mà ngày xưa mấy chú Tàu thường che chọi ăn điểm. Còn lại là các ưu điểm tương đương như cú Fh đánh xoay hông, nghĩa là tấn công hay phản công đều được, không sợ bóng trễ, không sợ bóng thiếu xoáy, không ngại bóng quá bạo lực. Thế mà nó cũng có vài yếu điểm chết người, thứ nhất và dễ thấy nhất là cái bộ chân khó xoay trở để đánh Fh (1), nên người chơi Bh giỏi phải hy sinh Fh yếu đi – cho tới khi đổi rơ. Đây là chỗ yếu di truyền nhiều đời của rơ Châu Âu: thiếu cú Fh uy lực, nên khi vào thế đối giật thì bọn Tàu thường ép hết qua Fh để thắng ngọt. Ovtcharov khắc phục bằng cách giật Fh nhào người tới để tăng thêm lực, nhưng bóng vẫn còn vồng lên quá cao.Điểm yếu thứ hai là cánh tay vung rộng (2) nên kỵ quả bóng trả nhanh xốc thẳng về phía BH, đây là điểm yếu mà chỉ có Ma Long khai thác Ovtcharov khi xài chiêu bắn trái trả thẳng về bên Bh khi bị ăn quả Bh thẳng tay. Xin nói thêm là cú Fh của bọn Tàu cũng yếu điểm này, trước khi Ma Long chế ra chiêu đánh Fh liên tục bằng cẳng tay hoặc sụp người xuống đập bóng (khi bị trả thẳng dội ngược lại bởi cú đánh của mình), chính vì chỗ này mà Xu Xin vẫn “có chỗ đứng” trong CNT, nhờ chiêu bắn thẳng vào nách vẫn còn khối đứa kỵ. Một vài chú Tây vẫn còn trung thành với cây 5 lớp sẽ có cú Bh khá cao hơn lưới hoặc không dám đánh mạnh khi ôm bàn hoặc không thể bắn góc nhanh khi bị tấn công gấp về phía Bh. Đa số còn lại đã khắc phục điểm yếu này bằng cách noi gương chú Boll xài cốt sợi composite hoặc xài vợt 7 lớp kết hợp T64 cho Bh.
Ở đây em xin bàn ngoài lề về miếng Tenergy. Ai cũng biết bên Đức có nhà máy sản xuất cao su loại tiên tiến, cả Nhật và TG cũng gởi “công thức” về đấy nhờ làm mút, thế mà cả một bảng danh sách những cao thủ Châu Âu toàn xài Tenergy mới hài hước. Người khác có thể bảo vệ rằng BTY tài trợ thì chúng xài, vậy chớ nếu BTY không tài trợ nữa thì chúng có xài mút khác không? BTY tài trợ chỉ có mấy đứa thôi, còn lại là làm giàu bằng cách bán miếng Tenergy cho cả TG với giá cắt cổ, không những vậy, còn tuôn mấy miếng mút rìa mút dạt sang thị trường nghèo như VN để cho các “nhà phân phối” và “đại lý” kiếm lời. Sự thật thì chã ai biết một năm BTY sản xuất ra bao nhiêu miếng Tenergy và tỉ tệ mút lỗi cao hay thấp, chỉ biết rằng cầm miếng mút bán ở VN mà bảo rằng miếng mút bên Tây cũng “gần giống” như thế thì quả là nhẹ dạ cả tin, dù giá không chênh lệch bao nhiêu.Nhưng ai mua hàng online từ Nhật gởi về cũng là cả tin nốt! Vì bọn nó chỉ ship hàng theo mã vùng thôi, bán qua VN nó dại gì ship hàng có mã JPN. Biết bán qua cho Úc là nó gởi những miếng mút đã đánh số bar code AUST, trong khi miếng mút em mua lại từ Châu Âu đánh khác xa miếng mút bán bên Úc! Đó là chuyện con cáo già BTY, em không phải là fan hâm mộ của BTY, em thấy có nhiều miếng mút Andro, Donic và Tibhar đánh vẫn được các kỹ thuật Bh Châu Âu, không nhất thiết phải xài Tenergy.
Về chuyện phối hợp cốt và mút thì em đã bàn ở chủ đề “cú giật hiện đại”, em chỉ nói ngắn gọn là bác nào mới nghiên cứu thì chỉ nên thử mấy cốt 5 lớp trước đã, quen dần thì chuyển sang mấy cốt 7 lớp gỗ rẽ tiền mà bền. Nếu lăn tăn xài hàng Hi-end thì chơi mấy cây Yinhe hay 729 cho nó chắc, chất lượng chả thua kém gì hàng Nhật xuất qua VN đâu, mà giá chỉ bằng một góc tư. Bác nào ở VN sản xuất được hai loại cốt 5 và 7 lớp “phổ thông” thì em xin đặt hàng ủng hộ ngay, sản xuất được mút nữa thì càng tốt.
Tự dưng em lại bàn chuyện cốt mút, bởi vì tính kinh tế của lối đánh này rất thấp. Em biết có nhiều đứa chỉ chơi nghiệp dư thôi mà 2-3 tuần đi đứt một cặp Tenergy, đến nỗi nó phải xài mút cũ mèm nát bấy cho tập luyện để đỡ tốn tiền (mút Tenergy được cho là bền nhất vì đánh lên gai mờ hết vẫn còn bám bóng, nếu giật bóng kiểu cắn thẳng vào sponge thì mòn mấy vẫn xài tốt cho tới khi bể nát sponge thì thôi). Trong khi lối đánh Bh bắn thẳng vào bóng chỉ cần mấy miếng tension đã hạ giá vì lỗi thời, mấy khi hư vì đâu có tàn sát miếng mút như lối đánh Bh quăng hết thân vào. Bác nào thích thử thì em khuyến khích xài Sriver EL cộng với booster hay keo tăng lực hoặc mấy miếng Macro Era của Palio cũng ngon (lựa loại cứng,boost cái sponge rồi tune cái topsheet bằng dầu olive nếu thấy nó trơ quá). Bác nào đã lỡ khoái mấy em Tenergy thì chỉ còn cách tìm những miếng tương tự như Yinhe Moon để đỡ hao ngân lượng. Bác nào vẫn lì đòn mím môi mua Tenergy thì đừng nên “ma sát” miếng mút quá mỏng, cứ đánh dầy vào sponge (góc đánh lớn) khi dính bóng rồi mới tạo xoáy, sẽ thấy tuổi thọ miếng mút kéo dài ra đáng kể: xài được lâu hơn mà khi nó mòn vẫn có áp dụng kiểu đánh này, thay vì kiểu ma sát mỏng sẽ mất ổn định khi cái topsheet mòn.
Cú Bh tạo xoáy nàyhiệu quả ở 3 điểm:
+Cú flick Bh: vận dụng cả cánh tay thay vì chỉ có cổ tay, vào bóng sớm mà thấy cao thì quất dứt điểm trên bàn luôn. Hoặc mình chuẩn bị flick ngắn mà đối thủ giao dài thì đã có nguyên cái hông chờ sẵn: làm nguyên một quả hết tay chứ tội gì phải moi lại.
+Giật dứt điểm ở quả trả giao bóng (3rd ball attack): quả này hay ở chỗ là bóng không cần nhú ra ngoài bàn, cũng không cần quá cao vẫn dứt điểm gọn.
+Đối giật Bh: tương tự cú bắn Bh nhưng tay rút sâu về hông và xoay vai giật phản công lại. An toàn và uy lực hơn cú bắn rất nhiều.
Như đã viết ở trên, cú Bh tạo xoáy này không kỵ bóng của gai PX, không kỵ bóng trễ mà có thể lùi lại một chút khi bị bên kia đánh Fh để giật phản công lại. Cú Bh này còn có thể đánh nhiều xoáy mà chậm, gọi là giật mồi (chứ không phải giật moi) về phía Bh của rơ mút vợt nãy, cầm chắc bên kia sẽ trả lại cao và ngay tầm sát thủ của mình. Nếu có thêm cú Fh xoáy và mạnh khủng nữa thì rơ “cổ điển” chắc phải kêu bán vợ…t gấp!
III. Cú Bh thế hệ thứ 3, mát-in-cháy-nhà (made in China)
Ở trên em viết về cú Bh thế hệ 2 của bọn Tây, áp dụng miếng mút có lót bios kết hợp vợt có lớp composite. Cú Bh này hiện nay vẫn đang là bá chủ – nếu chỉ xét riêng Bh với nhau – nhưng bọn Tàu nó láu cá hơn, nó kết hợp cú Bh rơ một càng và cú Bh tạo xoáy bằng cánh tay của Châu Âu thành một kiểu Bh riêng của Tàu, rồi dùng nó làm lá chắn cho khẩu đại pháo khủng bên Fh cứ tự tin mà khạc lửa.Nhờ vậy mà trong vòng 5 năm nay bóng bàn TG chỉ còn có Tàu “mình ên” với nhau mà thôi.
Bắt đầu “thời kỳ bóng lớn” với sự thành công của chú Hao. Trong khi chú Wangliqin nổi tiếng là yếu trái (xài Yasaka Extend HS) và chú Malin cũng chỉ biết bắn trái lấy lệ (vợt thìa) với miếng Bryce, thì chú Hao bắt đầu chơi trò ngoắc cổ tay trong bàn lợi dụng tính bám xoáy của mặt Sriver EL lót sponge của Bryce – theo Tây nó đồn. Chú Hao này làm mưa làm gió nhưng không hợp thời, hoặc cú Bh chưa đủ độ “chín” nên dù luộc tái chú Boll và chú Schlager nhưng thường bị mấy anh em trong nhà khoét thẳng vào Bh mà ăn điểm ở những ván quyết định. Lúc này chú Long tuy mới mười mấy nhưng tập tành xài Tenergy với cây vợt 5 lớp cán Acoustic với thành tích vài lần bất ngờ cho đàn anh đo ván. Còn đàn chị Zhang Yining thì tuy lều khều nhưng được bác Khổng truyền dạy bí kíp Bh bắt đầu áp dụng Tenergy với cốt 5 lớp rồi 7 lớp (với hai lớp composite, khiến bóng đi hãm lực và chì xuống sát lưới) đánh Bh đều và chắc không tưởng nổi. Em bắt đầu biết đánh cú Bh này là nhờ nghiên cứu rất nhiều clip – kể cả clip chậm của BTY – của sư phụ Konglinhui và sư huynh tỉ song Zhang. Sự thành công của Ma Long, Zhang Yining và thế hệ sau đó là Zhang Zike khởi đầu cho một thời đại mới, thời đại của rơ Bh kiểu Tàu.
Quá trình phát triển của cốt vợt cũng ly kỳ không kém. Lúc đầu ai cũng nghĩ chú Wang xài cây King của DHS, nhưng sau đó mới vỡ lẽ ra chú ấy vài Clipper CR. Thế là lúc đó giá cây này tăng vọt, e nhớ lúc đó Clipper CR chỉ tầm 500k, acoustic cũng tầm 1tr, đột nhiên CR tăng lên gấp đôi còn NA tăng lên gấp rưỡi vì ai cũng đồn là Ma Long xài NA. Điều mắc cười nhất là, khi người ta ùn ùn mua Clipper CR thì chú Wang ngấm ngầm bí mật đổi sang TBS và xài T64, chú Long cũng xài cốt composite (hình như là ZLC) dán T64 còn chú Zhang thì xài Viscaria. Lúc đó chúng ta lại kháo nhau rằng mấy cốt này đánh hợp mút Tàu lắm, bèn rũ nhau mua về dán với mút Tàu lỡm, xong rồi thất vọng chưỡi bọn Tàu lừa đảo. Thực ra chúng xài mấy cốt này vì miếng Tenergy bên Bh, xa xưa ông thầy của chúng cũng vì cái tính chất giãm xốc mà đã đặt BTY làm cho cây vợt có một lớp arylate bên BH (Konglinhui) chớ đâu phải bên Fh. Cũng vì cú Bh của nàng Zhang Yining vững như tường thành mà toàn bộ mấy chú bên nhóm nam đều bắt chước kiểu combo này – lối đánh Fh cũng có đổi khác một chút cho phù hợp. Đó là cú Bh thế hệ thứ nhất, vợt composite kết hợp T64, kỹ thuật đánh gần giống rơ một càng xài mút tension mềm mà em có viết bên trên.
Chú Zhang xì-ke là người đầu tiên cải tiến cú Bh thêm một bậc nữa, bằng cách áp dụng kỹ thuật Bh flick trên bàn của bọn Tây và cú Bh tạo xoáy bằng cẳng tay. Chính chú này nghiệm ra rằng miếng T64 bắn trái ngon nhưng bóng đi thẳng quá, còn xài qua T05 thì bóng đi ngọt ngào nhưng hơi cao, nên chú ấy xài miếng T05-FX rồi chủ động tấn công bằng Bh nửa tay – thay vì bắn thẳng kiểu Tàu hoặc đánh xoay hông kiểu Tây. Thành công của cú Bh khiến chú lấy luôn Grand Slam khi tiêu diệt những anh em khác có công mở đường vào chung kết. Những tưởng chú Zhang sẽ còn lấy thêm nhiều giải nữa thì lại xuất hiện chú Fang Zhen Dong, với cú Bh thế hệ thứ 3 xài T05 dám đánh hết tay và xoay hông nhưng lại không yếu chỗ nách phải như những rơ hai càng khác. Hơn nữa, kiểu đánh Bh một càng xài T64 cũng cải tiến đáng kể, đủ sức làm đối trọng với rơ xài T05. Hiện nay (2014) hai rơ Bh này vẫn tồn tại song song vì có những lợi thế bù đắp cho nhau, chỉ có “phần còn lại của Thế Giới” là khóc ròng vì cú Bh thế hệ thứ 3 này đã hoàn chỉnh chẳng còn yếu điểm. Sách Tàu có câu “trùng dương lớp lớp” tức là cơn sóng đầu chưa lặn thì con sóng sau đã cao hơn, chẳng rõ những thế hệ tiếp theo sau nữa sẽ khủng khiếp thế nào.
Bọn Tàu càng thống trị thì chỉ có lão cáo già BTY là hưởng lợi, dòng vợt arylate-carbon tưởng lạc hậu mấy mươi năm bỗng quay về chiếm lĩnh thị trường, cho dù BTY đã ngưng sản xuất Viscaria nhưng đã chơi Tenergy thì phải đi chung cốt composite, cứ như là một cặp vậy. Em không quảng cáo cho BTY nên em không yêu cầu ai mua Tenergy, mà cũng không nhất thiết phải là Tenergy, ai xài mút khác miễn phù hợp thì thôi. Nhưng trong bài viết này em lấy Tenergy làm chuẩn, vì lỡ nghiên cứu kỹ thuật và chiến thuật của Tàu nên phải viết cho chính xác – mà bọn Tàu thì toàn xài Tenergy bên Bh, không làm sao khác được.Cốt vợt cũng vậy, em thấy mấy sợi thủy tinh hay alumium,..cũng có tính chất giống arylate, không nhất thiết phải mua cốt của BTY. Bản chất của loại mút cứng bám, lót bọt khí, là bóng sẽ bị vồng lên rất cao rồi mới cắm xuống do tính chất bám bóng của lớp topsheet (1). Ai thích đánh đẹp thì chơi mút hiện đại, nhưng không hiệu quả khi đánh với rơ ôm bàn, vì sẽ bị bắt bài, chờ phản công lại cú giật cao của mình. Tuy nhiên, khi kết hợp với cốt 7 lớp hoặc sợi composite thì bóng lại đi thấp và dễ điều chỉnhxoáy hơn (2) (tại sao thì em không giải thích vì dài dòng lắm). Hơn nữa, khi va chạm mạnh bóng dội ra như bị mất lực (3), đây là 3 nền tảng cho cú đánh Bh kiểu Tàu.
Em sẽ viết về cú Fh chơi mút Tàu ở một chủ đề khác, nhưng em thấy có sự tương phản giữa rơ Bh và Fh ở cùng một nguyên tắc hoạt động của hệ cốt-mút: Bên Fh lợi dụng độ bám của mút để giữ chỉnh bóng còn lực phát ra từ cốt, trong khi bên Bh thì dùng độ giữ bóng giãm lực của cốt và bề mặt mút kết hợp độvọt của Spring sponge. Nghĩa là luôn có một yếu tố để tạo lực và một thứ để kiểm soát xoáy và điểm rơi, đó là lý do tại sao trong những năm gần đây tuyển Tàu chuộng loại vợt 5 lớp gỗ già + 2 lớp composite. Hai cái lớp đệm ấy có tính chất tăng lực và giãm xốc cực tốt. Nếu cầm hai cốt, một có lớp giãm sốc, tâng bóng không mút, thì ta sẽ nghe tiếng từ cốt 5 lớp ngân vang(coooong cooong) lâu hơn của vợt composite (cooc coc). Tiếng chạm bóng từ vợt có lớp composite nghe rất chát (tần số cao) nhưng tắt rất nhanh, chứng tỏ biên độ dao động ngắn vì các lớp cộng hưởng trừ nhau, vợt làm bằng nhiều chất khác nhau thì càng không cộng hưởng. Vợt chỉ có lớp carbon (dạng Tamca) thì quá cứng và nãy, còn chỉ có lớp arylate thì lại quá thiếu lực, kết hợp dạng đan chéo arylate-carbon là lý tưởng nhất. Chính vì sự làm việc chun giữa cốt-mút (arylate-carbon + tenergy) mà cú Bh lại trở nên rất đơn giãn: chỉ cần ngữa vợt tạo xoáy và đánh sớmdù là bất cứ xoáy gì, lực mạnh hay nhẹ!
Sự đơn giãn gần như phi lý ấy lại là sự thật, đừng nghĩ bọn Tàu ngày đêm rèn luyện kỹ thuật nên mới có những cú đánh chính xác và đơn giãn như thế. Chúng cũng tập rất nhiều, nhưng đi xa hơn ở những chỗ khác, chứ không phải như ở VN ta cứ “xoáy sâu vào một chỗ” mà vẫn chã ra ngô khoai gì. Chính sự thông minh trong việc kết hợp vũ khí mà ngày nay mấy thằng Tàu mới có 15-16 tuổi đã oánh cho tan nát Thế Giới, chúng chẳng phải đầu tư nhiều cho kỹ thuật căn bản hai bên như mọi người vẫn tưởng, thời ấy đã xa rồi. Quả thực nó đơn giãn như Colombo dựng đứng quả trứng vậy – nếu biết cách.
Mà trước tiên cũng cần hiểu sơ qua cái nguyên lý. Nhờ bộ chân và di chuyển tốt, cộng với Fh mạnh nên bọn Tàu chỉ phải dùng Bh trong 2 trường hợp chính: flick trả giao bóng và đôi công lẫn phản công với tốc độ và xoáy cao (chống trả lại cú giật của Fh đối phương). Rơ Bh Châu Âu có thể flick rất tốt nhưng yếu trong vấn đề đôi công và phản công ôm bàn, còn cú Bh truyền thống của Châu Á thì chỉ có thể đở giãm lực chứ cũng không thể bắn trả những cú giật khủng kiểu mút Tàu. Nhờ tính chất bám bóng và độ nãy vừa đủ của Tenergy mà cú flick trở nên cực dễ, miễn là vào bóng sớm chính xác đoán đúng hướng, đánh khi bóng đang đi lên. Nếu chỉ có bấy nhiêu thì có khác chi rơ Châu Âu? Hay ở chỗ cú Bh thứ hai, khi bên kia lên xoáy thì Bh lên xoáy lại, bóng được trả qua rất nhanh sát lưới và cắm xuống vọt tới rất thấp, khó lòng mà đánh Fh. Nếu đánh Bh tiếp thì sẽ vào thế đôi công Bh (không có Fh tham gia vào). Phải nhấn mạnh rằng tuy gọi là “đôi công” chứ thực chất là đối giật Bh cự li ngắn, vì bóng cực xoáy và cực nhanh! Chỉ cần thấy đối thủ nhát tay hãm lực lại (nghĩa là sẽ ít xoáy và lực, bóng đi chậm nãy cao hơn) thì tụi Tàu nó sẽ đổi bộ qua đánh Fh dứt điểm luôn. Nhưng nếu vẫn cứ tự tin đối giật BH kiểu ngắn như vậy thì sẽ phân thắng bại bằng Bh, đây là những năm 2011-12, khi mà chưa có cú Fh sụp người xuống kiểu Fang Zhen Dong hoặc đánh cẳng tay kiểu Ma Long.
Thế nhưng chưa phải hết, kiểu Bh này còn có thể ôm bàn phản công cực kỳ hiệu quả, mà rơ bắn thẳng kiểu cũ không bao giờ làm được. Khi bị một cú Fh mang cá vào thẳng Bh, bọn Tàu thế hệ mới sẽ ngửa vợt ra đè thẳng vào bóng rồi ngoắc cổ tay lên tạo xoáy tấn công lại. Động tác ngữa vợt đè bóng giống như cú bắn của rơ Bh cũ nhưng kết hợp cú ngoắc lên của Châu Âu, lại có cốt arylate-carbon giãm sốc nên giữ được bóng khá lâu trên mút chứ không bị dội thẳng ra như trước đây. Kết quả là bóng được trả rất mạnh lại sát lưới, vọt thấp mà xoáy tới cuồn cuộn, khó lòng mà đánh tiếp quả Fh thứ hai. Kiểu phản công này cho tới nay chỉ có thể làm được bằng Bh, chứ bên Fh xài mút Tàu chưa thấy ai xài, thường là chúng sẽ lùi lại một chúng mới đối giật được, trong khi Bh có thể ôm bàn đánh luôn. Chỉ mới thấy Ma Long xài cú Fh cẳng tay, trường hợp sau khi giật Fh xong bị bắn thẳng vào nách phải. Kiểu Bh phản công này buộc phải đánh sớm, bóng mà đi xuống rồi thì khó lòng mà trả lại thấp và mạnh, lại không ổn định vì không mượn được tính giảm sốc của cốt vợt (khi bóng dội thẳng vào cốt vợt).
Thế hệ mới đây, Fang Zhen Dong còn dùng T05 để tấn công dứt điểm, thay vì chỉ lên xoáy và phản công như thời Zhang Zike. Nghĩa là khi thấy bóng vừa tầm, hắn xoay hông đánh bằng lực vai (điều tối kỵ mà trước nay không đứa nào dám làm) đánh Bh ép tới dứt điểm luôn. Bù vào chỗ khuyết bên nách Fh, hắn chơi trò sụp chân xuống không đổi bộ cũng không thèm nhìn bóng, đập Fh thẳng chữ I luôn – nếu bị khoét nách. Kiểu đánh Bh này lai rơ Châu Âu nhiều hơn rơ Bh một càng truyền thống, chính vì thế cũng có luôn cái yếu điểm là ra đòn hở và chậm “một tí” so với rơ bắn thẳng kiểu Ma Long, hở và chậm thế nào thì em không cần bàn ở đây làm gì, vô ích.
Đọc tới đây chắc các bác cũng nóng lòng muốn biết cái cú Bh này đánh như thế nào, chạm bóng ở chỗ nào trên vợt, đánh góc mấy giờ, vv,..nghĩa là chỉ cần biết đơn giãn vài cái “bí kíp” rồi nhào ra tập luyện ngay. Em quen lắm cái kiểu thích mỳ ăn liền dù có đầy hóa chất gây ung thư hoặc vô sinh, nhưng vẫn ăn. Hoặc có bác sẽ bảo em thuộc dạng tâm thần nếu viết về kỹ thuật mà lại nói về vũ khí lẫn chiến thuật. Nếu thế thì em nghi rằng các bác toàn luyện “uất ức bí kíp” mà thôi, chuyện nó như vầy: hồi ấy giang hồ đồn đại về một bí kíp mà ai luyện được sẽ làm bá chủ võ lâm, lỡ xui có một bác tìm được. Bác này giở ra trang đầu tiên thấy có câu “bí kíp này rất khó luyện, phải tịnh thân cắt bỏ cái ấy đi” thế là bác ta rút dao xoẹt ngay một phát. Nhịn đau bác đọc tiếp trang sau thì có thêm dòng chữ “nhưng không thiến cũng chã sao..”, tức điên lên xé nát quyển sách, tới trang cuối lại có dòng chữ “luyện xong có cách làm nó mọc lại” thì uất quá ói máu chết, nên mới có tên là Uất ức bí kíp. Đó là cái hại của kiểu chắp vá bí kíp và cũng dành cho những ai thích đi đường tắt. Tuy cú Bh này dễ tập nhưng cũng phải đòi hỏi rất nhiều điều kiện, ngay cả em là người nghiên cứu nó biết bao lâu mà vẫn chưa thuần thục, chỉ chém được gà còn gặp khủng long thì dẹp lép. Thế thì làm sao trong vòng mấy trang giấy có thể giúp các bác đánh như CNT?
Tuy nhiên em vẫn có câu thần chú dành cho các bác, toàn bộ bí kíp nằm trong khẩu quyết 8 chữ sau: “nhìn bóng, đánh sớm, đấm thẳng, ngoắc lên”. Rồi đó, em chẳng giấu gì hết, các bác cứ tự luyện đi! Thần dược như Viagra còn có phần chống chỉ định, bác nào không đọc kỹ đầu đuôi thì cũng như ông thầy thuốc đọc “phúc thống phục nhân sâm” mà quên giở trang sau còn chữ “tắc tử”.
IV. Cách tập luyện
Em sẽ chia ra hai hệ phái khác nhau: hệ nghiêng về rơ Bh một càng, đánh thẳng vào bóng (I) và hệ đánh thiên về xoáy (II). Thực ra hai hệ này kỹ thuật và động tác không khác nhau lắm, đều lấy Fh làm chủ lực, Bh phản công rất nhanh và xoáy. Khác nhau ở chỗ: (I) lấy tốc độ làm chủ lực còn (II) lấy xoáy làm thế mạnh, nghĩa là tỉ lệ xoáy/lực khác nhau. Hệ (I) lấy T64 và cán vợt TBS làm vũ khí trong khi hệ (II) lấy T05 hoặc T05 FX kết hợp vợt cán kiểu Vis làm vũ khí. Bác nào thấy cái cán vợt không quan trọng thì cứ so sánh TBS và VIS, dù hai cây y chang nhau về cấu trúc và kích thước nhưng cho cảm giác nhận phát lực khác nhau rất nhiều.
Điều kiện tối ưu là xài TBS và Vis với T64 và T05, tuy nhiên “không cắt cũng không sao”, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế bằng những cốt gỗ 7 lớp như Clipper hoặc những cốt 5 lớp được phủ nhiều lớp vecni. Mút có thể thay thế bằng những loại có độ cứng, lót và độ bám tương tự. Để thay thế cho T05 thì quá dễ, thay cho T64 thì khó hơn (mà n nếu có cũng khá mắc), em thấy cứ nhè mấy miếng mới của thằng Yinhe mà chơi thêm booster vào là ổn. Mút của Yinhe và Palio được cái là có bề mặt bám rít mà mấy mút Tây không thích làm, chỉ có tốc độ thua kém Tenergy thôi, ngoài ra các tính chất khác có phần gần giống Tenergy nhất. Bác nào chịu chơi hơn thì nghiên cứu XIOM xem, có nhiều miếng đánh rất khá mà bền nữa. Em thấy có nhiều bác Tây xài Donic Bluefire đánh rất khó chịu mà hiệu quả, em chưa thử áp dụng nên chưa dám chắc, bác nào gan lì thì cứ thử xem sao.
Động tác kỹ thuật của hai hệ (I) và (II) chỉ khác nhau tổng thể ở chỗ: (I) đấm tới nhiều hơn là ngoắc, còn (II) ngoắc lên nhiều hơn là đấm tới. Bộ chân của hệ II hơi phức tạp hơn, vì thường đưa chân phải tới trước nhiều hơn để dễ xoay hông. Ai tập hệ II coi chừng điểm yếu chỗ nách bên Fh.
1. Cú Backhand kiểu Ma Long
Khỏi cần mô tả chi nhiều, gọi tên dài dòng, nói kiểu của Ma Long thì ai cũng hình dung được dễ dàng – kiểu nói nhà sang trọng thế này nọ mắc công, cứ nói quách nhà của Bộ Trưởng là tự nhiên ai cũng hiểu nó đẹp “dịu dàng mà không chá lá”.Như cái tên gọi, bác nào muốn biết kỹ thuật động tác thế nào thì cứ hỏi bác Gồ nhé, hình ảnh động hoặc video của chú Longcó đầy trên mạng. Em chỉ viết những điều quan trọng cần lưu ý thôi.
Sự thật là hồi em mới tập thì em xài T64, học Bh theo chú Long, nhưng em ngoái Bh túa xua hết, cho tới khi em ngộ ra một điều. Đó là động tác đánh của tụi CNT rất ổn định và có quy tắc, luôn đơn giãn và gọn chứ ít biến hóa, do cách tập luyện máy móc. Câu hỏi đặt ra là: tại sao kiểu tập máy móc và động tác đơn giãn ấy lại hiệu quả với môn bóng bàn thiên biến vạn hóa này, họ áp dụng tư tưởngcủa Lão Trang hay sao? Thế mới biết cái “chiều sâu” trong triết lý của đám HLV, tuy nấp sau những tấm huy chương nhưng lại quyết định tất cả thành công của CNT. Nếu chúng ta không biết cách vận hành của kỹ thuật thì dù có bắt chước y chang cũng là một động tác “chết” không thể áp dụng cho bất cứ loại bóng tới nào.
Nghĩa là thế này: ông thầy của Ma Long nghiên cứu ra một động tác “chuẩn” nhất rồi cho Ma Long tập hàng tỉ lần cho mấy cái cơ bắp cũng nhớ luôn. Sau đó mới tập “biến”, hiện nay trình còi của em chỉ biết có 5 biến, đó là xoáy các loại (1), lực bao gồm xoáy và tốc độ (2), timing gồm có sớm và trễ (3), điểm rơi (4) và cao độ (5). Cùng một động tác chuẩn nhưng có biến khác thì sẽ thay đổi cái gì, vd như bóng đổi điểm rơi (4) thì chỉ có bộ chân là di chuyển chứ bộ tay không đổi, cao thấp (5) được chỉnh bằng thế đứng có đầu gối cao hay thấp chứ cũng không ảnh hưởng động tác tay. Luôn luôn đánh sớm (đứa nào làm biếng là roi tới đít ngay), rất khó có trường hợp đánh trễ, nên cũng không đổi bộ tay ở (3). Khi đánh trong nước với nhau thì (1 và 2) cũng gần như quen cả rồi, ai cũng như ai, cho nên cũng không đổi gì nữa, họa chăng là đẩy mạnh tới hoặc ngoắc mạnh hơn khi đẩy yếu lại khi flick giao bóng. Đó là nhờ bộ chân linh hoạt nên bộ tay gần như chỉ xài có một kiểu đánh (chỉ tập luyện thêm trong những trường hợp đặc biệt như bóng leo lưới hoặc cạnh bàn), cho nên chúng ta bắt chước có bộ tay mà không hiểu cái động cơ bên trong thì cũng huề vốn. Đó chính là cái chỗ mà các bác dù có biết thần chú khẩu quyết nhưng không có ấn phù thì làm sao mà hóa phép.
Vì Ma Long xài T64, mà mút này có chân gai rất thưa và cao, topsheet mềm nên rất dễ bám bật lại xoáy và có phần giống với họ nhà mút tension mềm trước đây. Kết hợp với cốt sợi Zylon-carbon lớp ngoài Limba (gian hồ đồn là nó giống cây BTY Jun Mizutani) nên rất dễ tạo xoáy mà không cần quá cố gắng, chỉ cần làm sao cho bóng cắn dầy vào mút là nó tự động bật xoáy ra. Chính vì vậy mà động tác Bh của Ma Long lại ngắn gọn đơn giãn, cũng ngoắc cổ tay tạo xoáy nhưng có phần đẩy tới phát lực nhiều hơn. Chúng ta nên chú ý cách thóp bụng cúi người tới tạo khoãng lùi cho tay, vì động tác này đánh từ bụng ra, ai đứng thẳng lưng quá sẽ không đánh đủ lực. Tuy đánh từ trong bụng ra nhưng chạm bóng khá xa trước mặt chứ không bao giờ để bóng xốc vào bụng, khi bắn tới bóng đủ lực rồi thì cánh tay ngoài và cổ tay sẽ ngoắc tới tạo xoáy và có phần hơi đè bóng xuống khi phản công cú giật Fh của Tàu. Đây là điểm yếu mà Wang Hao khai thác, khi chú Long khoái phản công cú giật bạo lực thì chú Hao lại giật Bh hoặc Fh đủ kiểu phức tạp, lúc thì bắn thẳng lúc thì moi xoáy ngang, chú Long bị lúng túng rất nhiều tạo ra các khe hở để chú Hao khai thác. Nhưng ngược lại, chú Long lại rất yêu mấy kiểu đánh Bh của chú Zhang, Fang và ngay cả thằng trẻ trâu Ớt-cà-rốt, càng quất mạnh càng bị cú “gậy ông đập lưng ông” – nhưng chỉ cần giãm lực lại là chú Long xoay qua Fh đớp gọn bọn chúng ngay.
Vì đánh rơ 1 càng nên cú Bh này vẫn bị cho là yếu, chỉ dùng hiệu quả trong những pha đôi công và phản công, còn nó khó có thể tự phát lực tấn công. Thay vào đó, khi bóng xoáy lạ hoặc chậm thì chú Long lách nhẹ qua Fh đánh, tội gì phải vung tay đánh Bh khi mình có Fh sát thủ. Cú Fh của Ma Long xài cây ZLC có limba ngoài nên đánh ác liệt hơn họ Zhang và Fang xài Koto+arylate-carbon (koto cứng hơn, tạo xoáy dỡ hơn nhưng làm cho vợt có cảm giác “bén” hơn, bóng qua thẳng và thấp hơn vợt cùng loại xài limba). Lưu ý rằng Ma Long là thế hệ trước Zhang và Fang, cách đào tạo vẫn theo lối 1 càng, nhờ update thường xuyên nên chú này vẫn thường đổi động tác để theo kịp đàn em. Cú flick BH của chú Long chủ yếu dùng cổ tay và không có đánh liều từ xa tới như chú Fang, vì cú này mà Zhang phải nghiên cứu cú giao bóng xoáy ngược qua Fh, cũng là để tạo biến phá cái thế BH đã được tập như máy.
Bỏ cái chuyện xứ Tàu, quay về cái ao nhà, bác nào muốn tập luyện nghiêm túc thì phải đào sâu vào các clip chậm của Ma Long và phân tích từng chút một: tại sao thế này, tại sao phải thế kia,..tất cả đều có lý do biện chứng. Ngay cả động tác tay từ lúc bắt đầu đánh phải chuyển qua thế nào, đánh tới trong khi chân đạp ra sao, ngoắc cánh tay hay cổ tay tạo xoáy, dứt động tác bỏ về giữa thế nào,..các bác phải tự phân tích và trả lời được cái chỗ “tại sao”. Nếu đã thông hết thì bắt đầu tập không bóng trước gương, tự tập động tác cho nhuần nhuyễn. Sau đó nhờ ai đó thảy bóng hoặc tập với máy bắn, lưu ý chạm bóng sớm và buộc phải di chuyển chứ không đổi động tác tay hay bẻ cổ tay gì gì cả. Nếu có camera quay lại cho các bác xem mình đánh ra sao, lúc đó các bác vẫn còn có thể tự chỉnh động tác sao cho hợp lý nhất. Khi vào đánh bóng sống với người chịu banh, luôn nhớ tới bộ chân (phần di chuyển tại chỗ và nửa bước, em có viết trong topic “di chuyển căn bản”) trước khi đánh.
Bây giờ mới áp dụng khẩu quyết “nhìn bóng (1), đánh sớm (2), đấm thẳng (3), ngoắc lên (4)”. Bốn bước này tiếp nối liên hoàn với nhau, buộc phải có đủ mới tạo được một đòn Bh tốt, nếu thiếu một bước thì gãy cả chuỗi vì bước sau nó sẽ không còn vững nữa. Nhìn bóng (1) là từ khi bên kia sàn bộ chuẩn bị đánh, tới khi bóng vọt ra là mình phải di chuyển tới đúng chỗ và đúng tư thế rồi, thiếu cái nhìn lúc đầu thì bước chân sẽ lọng cọng. Nhìn bóng để đoán điểm rơi trên bàn, đoán nó xoáy gì và cường độ bao nhiêu, rồi mới áp vợt vào cho hợp lý, trong khi vẫn còn theo dõi bóng. Điểm số 1 này em thấy ít ai quan tâm, nhưng nó là phần quan trọng nhất, nhiều bác cứ nghĩ rằng tập nhiều rồi chỉ cần đánh theo cảm tính, làm sao kịp mà nhìn bóng? Xin thưa nó quan trọng cực kỳ vì thiếu chỗ này không thể đánh sớm được: biết nó rơi chính xác chỗ nào, nãy ra sao đâu mà đưa vợt vào đón đầu? Đánh sớm (2) tức là đưa vợt vào đón bóng khi nó chưa kịp tới, sao cho khi bóng vừa nãy lên là tay đã phang tới, chạm bóng lúc nó vẫn còn đang đi lên. Sẽ có người hỏi: vậy bóng xốc thấp do xoáy nhiều hoặc chuội ko nãy thì làm sao đánh khi nó đang đi lên? Chính vì chỗ đó mới phải nhìn và đón đánh khi bóng chưa tới, nếu thiếu phần đánh sớm thì không thể đấm thẳng được. Đấm thẳng (3) là vì bóng đang nảy lên, vợt úp tới, góc hợp giữa vợt và đường đi của bóng gần như 90 độ, nên bóng lún sâu nhất vào mút và bị bẫy trên mút bởi tính chất bám xoáy của topsheet (nhưng do xoáy, nó làm biến dạng kéo nén không đều phần trên và dưới điểm chạm, chính vì chỗ này nên khi bật ra nó lại có xoáy). Nhờ tính chất chống shock của lớp arylate mà bóng bị hãm lực đáng kể, chỉ còn phần nội lực mà nó gây ra do biến dạng mút, bấy giờ là lúc chỉnh bóng và tạo xoáy lại (đôi khi bóng dội mạnh quá phải lơi tay một chút để hãm lực – đó là trình còi của em, ko biết mấy chú Tàu có phải hãm lực không). Lưu ý là bóng đang nãy lên nhưng ta không cần phải úp vợt, lý do là nếu bóng xoáy quá nhiều góc nãy cũng sẽ rất nhỏ, ngữa vợt ra mới an toàn còn úp vợt khả năng bóng trả lại vào lưới rất cao. Nếu để bóng qua khỏi đỉnh đi xuống rồi là xôi hỏng bỏng không, đành phải rất úp vợt đè xuống mà hy vọng bóng đừng ra ngoài. Khi đã giữ trọn quả bóng rồi bây giờ ta sẽ ngoắc lên hoặc bắn ép tới (4) tùy vào chiến thuật và mút T64 hay T05FX. Phần 4 này cũng rất quan trọng, vì chúng ta nào giờ quan niệm là ngữa vợt thì bóng sẽ nãy cao (dù cho cầm mút tension mềm chặn bóng vẫn cứ ngữa vợt mà bóng có nãy ra ngoài bàn đâu?) thế nhưng nếu đánh kỹ thuật Bh Tàu thì ngữa vợt chủ yếu là để bóng qua lưới (vì chạm bóng quá thấp). Do xoáy khủng và tỉ lệ xoáy lực quá lớn, nên bóng sẽ cúp xuống bàn ngay, không lo bóng ra ngoài đâu. Đây là chỗ tinh tế khác nhau giữa T64 và T05, bác nào tự đánh sẽ thấy sự khác nhau rất rõ rệt: đánh T64 sẽ đơn giãn phần 4 trong khi T05 buộc phải ngoắc rất nhiều mới có lực, bắn thẳng bóng trả lại chậm rì lại thiếu xoáy.
2. Cú Backhand kiểu Zhang và Fang
Thực ra thì em khoái kiểu của Fang hơn, vì nó uy lực và chủ động, nhưng kiểu nào cũng có ưu khuyết điểm riêng – dù Fang thuộc thế hệ sau. Hai chú này xài vợt Viscaria, chú Fang đổi cán Stiga Infinity nhưng vẫn phải giữ cấu tạo cán giống Vis, tức là các miếng gỗ ép cán theo chiều xếp ngang chồng lên nhau. Lúc chú Zhang xì-ke nổi đình đám thì chả ai tin chú ấy xài Vis, người ta nghĩ chú ấy vì thích cái cán chứ vẫn là vợt 5 lớp truyền thống (chú Zhang chuyên băng bó cạnh vợt bằng miếng edge tape nên đâu có ai thấy cấu trúc vợt nó ra làm sao). Em cũng thử Vis đánh Fh thì thấy quả là mất lực, không thấy chút hiệu quả nào, phải đổi kỹ thuật rất nhiều và bất lợi khi lùi lại xa bàn. Sau này em mới hiểu chú Zhang băng cạnh vợt là vì sợ bong cái rìa mút lên, chú này nổi tiếng là boost mút nặng tay nhất. Vì cấu trúc Vis có koto lớp ngoài cùng nên rất cứng khó tạo xoáy, sau một thời gian đánh T64 chú Zhang mạnh dạn đổi sang T05FX (chưa có bằng chứng chính xác, có người nói rằng đó chỉ là một sự nhầm lẫn. Ở đây em tạm cho là Zhang đánh T05FX vì có căn cứ hơn ý kiến cho rằng Zhang vẫn xài hoặc đã quay lại T64), đó là một bước ngoặt lớn vì hai mút này bản chất rất khác nhau vậy mà chú ấy đổi cái rụp sang lót mềm lanh cứng. Chính em cũng thử mút T05FX một thời gian và thấy rất hợp với cú flick trên bàn, công thủ đều ngon, chỉ có hơi thiếu tính đột biến.
Cú Bh xài mút lót mềm như T05FX có cái hay là cho phép sai số về timing và xoáy rất lớn, nghĩa là có thể chấp nhận kiểu đánh Bh khi bóng đã theo hướng đi xuống (nhưng hiếm khi nào Zhang nó đánh trễ) và khi tấn công giao bóng có thể ngữa vợt ra khá lớn mà bóng trả qua vẫn thấp đủ để không bị đánh dứt điểm. Nghĩa là đánh an toàn với nhiều loại bóng, nên Zhang đánh trong nước không mấy xuất sắc vì đã bị bắt bài Bh quá nghèo nàn, nhưng ra Thế Giới thì Zhang lại đánh an toàn và ít bị kỵ rơ lạ nhất. Em có mấy lần thấy chú Long đổi qua đánh T05 bên Bh nhưng không thành công, có lẽ bọn HLV Tàu cũng thấy trước là cần phải đổi qua T05 nhưng chỉ có Zhang là phù hợp. Lúc đó chính cụ Liu còn tuyên bố Bh của Zhang hơn Ma một bậc: tức là nó xoáy hơn, thấp hơn và ngắn hơn.
Sự thành công của Zhang đã làm đàn em Fang mạnh dạn đổi qua T05 ngay từ đầu, chứ không xài FX nữa. Ở thế hệ mới này tụi Tàu đã áp dụng cú Bh dứt điểm của Châu Âu nhưng đánh ôm bàn và không xoay hông quá nhiều, cộng với dám tấn công dứt diểm giao bóng bằng giật Bh trên bàn – chỉ có rơ Tây mới có trước đây. Nhớ lại từ thời Wang Liqin chỉ có cú Fh, còn Bh chủ yếu là đỡ cầu may, tới thời chú Long thì bắn lại nên đã có nửa càng trái. Bây giờ chú Fang vừa bắn vừa giật trái, lại không bị yếu nách phải như rơ hai càng, nghĩa là trái phải đều có pháo lớn, lại thêm ở giữa có phụ thêm hai khẩu pháo tỉa nữa – gần như là mạnh cả 3 càng. Miếng T05 cho tầm hoạt động rộng hơn FX ở chỗ có thể đánh ít xoáy hoặc nhiều xoáy hơn, đánh yếu hơn hoặc mạnh hơn. Nhưng chính thế mạnh đó cũng lại là điểm yếu, nếu bóng tới có quá nhiều “biến” thì Bh phải điều chỉnh khá khó nhọc so với FX hoặc rơ xài T64. Chính vì lý do đó mà Fang sợ rơ tay trái biến hóa hoặc rơ già như Ma Long bắn trái nặng trái nhẹ.
Nghiên cứu trên 2 rơ Bh của Zhang và Fang, dù Fang thuộc thế hệ mới nhưng em vẫn cho rằng dân VN ta nên tập theo Zhang tốt hơn. Vì – thứ nhất – có rất nhiều miếng mút có tính chất giống T05FX, trong khi khó làm sponge cứng và mịn giống T05 hoặc khó làm mút nhanh như T64. Thứ hai, Fang khỏa lấp điểm yếu bằng những kỹ thuật đặc biệt cộng với bộ chân cực tốt theo lối di chuyển hai càng kết hợp bước dài một càng (bộ chân di chuyển này thuộc loại nâng caoít ai có thể theo nổi). Dân phong trào chỉ nên bắt chước Zhang cho nó lành, nếu muốn phong độ ổn định. Hơn nữa, kỹ thuật của Zhang có rất nhiều trên internet lại dễ bắt chước, trong khi đánh kiểu Fang rất dễ hư mút và vợt: buộc phải đánh sát mặt bàn tạo lực rồi gần tới bóng mới giở vợt lên (nên nhìn giống như Fang ép vợt đánh tới góc rất nhỏ) kiểu này mà đánh thì sẽ có biệt danh “nghệ sỹ nhân dân” ngay. Nếu tập theo kiểu của Zhang thành công rồi thì hãy tập theo Fang, TQ nó còn đi từng bước mà ta cần chi phải vội.
Điểm khác nhau của rơ BH của Ma và Zhang là lúc chạm bóng, Ma chạm thẳng rồi từ đó mới miết đè tới còn Zhang cũng chạm bóng khá dầy nhưng có phần hơi xéo và đã ngoắc tay đồng thời lúc chạm bóng nên bóng ra biến hóa xoáy nhiều hơn. Cũng là do tính chất khác nhau của hai loại mút, nếu cầm T05FX mà đánh như Ma thì bóng sẽ dội ra yếu xìu ít xoáy, buộc phải tạo xoáy bằng cách ngoắc nhiều hơn. Do tính chất rất low-throw của Vis nên không lo chuyện bóng vọt lên cao khi ngoắc tới, mà thực tế nó sẽ chuội cắm xuống bàn luôn vì mất lực, đó là chỗ mà họ Liu khoe khoang với Thế Giới. Cây Vis này thực ra hãng Yinhe và 729 có làm nhái rất nhiều, chất lượng gỗ rất già mà giá lại trẻ, bác nào không ưa BTY thì cứ nhắm em nào lót sợi composite có lớp koto bên ngoài mà dớt, nếu thấy cán không ngon thì đổi cán với mấy cốt Stiga (đa số cốt Stiga có kiểu cán giống vis). Bác nào nói em chém gió thì cứ đổi qua lại giữa hai loại cán như TBS và Vis sẽ thấy sự khác nhau về cảm giác rất rõ khi đánh mạnh.
Cách tập, cũng giống như kiểu Bh của Ma Long, các bác cứ coi video clip chậm của chú Zhang mà tự tập, ban đầu tập không bóng trước gương, sau đó tìm máy hoặc người thảy bóng cho nó đều tay. Mỗi ngày cứ tập chừng 2 tiếng trước gương, 2 tiếng với máy thì chừng 1 tháng là cú Bh đã ngọt rồi, cứ tự soi lại xem giống chưa (bằng cách nhờ ai đó dùng DTDD quay film dùm). Sau đó là quan tâm cái bộ chân, cú này tầm đánh rộng nên cho phép bộ chân sai số lớn hơn cú của họ Mã, nhưng buộc phải nhún và di chuyển nửa bước chứ không có chuyện nghiêng người với đánh. Các câu hỏi “tại sao” bên chú Zhang cũng có cách trả lời tương tự, nhưng khác chú Mã vì cơ bản là hai chú này có chiến thuật khác nhau: chú Zhang ăn bóng bằng đôi công Bh nhiều hơn chú Mã. Khác nhau cơ bản nữa là Zhang ôm bàn gần hơn Ma khi đánh đôi công lên xoáy Bh rồi mới lùi ra một chút khi tấn công, còn Ma thì lùi ra rồi chồm vào bắn. Tầm kiểm soát của Zhang mạnh hơn ở chiều rộng hai bên còn Ma hơn chỗ bóng ngắn dài nhưng lại hẹp biên.
Áp dụng khẩu quyết “nhìn bóng (1), đánh sớm (2), đấm thẳng (3), ngoắc lên (4)”. Cách đánh của Ma là đón thẳng bóng tới nên rất quan trọng hướng bóng, trong khi cách của Zhang lại quan trọng điểm rơi mà không quá quan tâm hướng bóng. Kiểu BH của Zhang rất thích hợp với xoáy lạ, không xoáy hoặc không lực, cho nên để flick tấn công cú giao bóng rất hiệu quả. Nhìn bóng (1) là để đoán điểm rơi và di chuyển bộ sao cho hợp lý sẳn sàng chờ bóng tới là đánh. Bác nào có video chiếu chậm lúc Zhang nó nhìn giao bóng rồi bước ngay khi đối thủ chạm bóng xong, chứ chả đợi bóng tới mới bước. Còn khi Zhang đối giật Bh thì cùi chỏ đưa lên rất cao và gồng cứng chứ không lắc cái chỏ, Zhang luôn xoay vai khi đánh Bh. Với tư thế chuẩn bị đó thì rất khó đoán bóng sẽ đi góc nào và xoáy bao nhiêu, khó đoán hơn cú Bh của họ Mã nhiều. Để độ biến thiên lớn thì Zhang thường đánh timing khác nhau chứ không nhất thiết phải quá sớm, nhưng ít khi đánh trễ quá dưới đỉnh quỹ đạo.Khi tập chúng ta cũng nên đánh sớm (2) hoặc đỉnh bóng chứ không thể để bóng đi xuống, sẽ không còn là cú Bh tấn công nữa. Nếu bóng nãy tới đỉnh (cao hơn lưới) thì chúng ta đánh ép tới (75 độ) vừa ngoắc ép tới (chứ không ngoắc lên), cho bóng vọt thẳng ra rồi cắm xuống luôn. Còn nếu đánh sớm vẫn phải ngửa vợt hơn 60 độ vì úp dưới 45 độ sẽ không thõa mãn tính chất làm việc của hệ vợt-mút, mà bóng cũng có nguy cơ vào lưới nhiều hơn. Ở cú Bh này, động tác đấm thẳng (3) là để bóng bị lưu trên vợt chứ không phải tạo lực bật tới, mà điểm chính là ở chổ cú ngoắc tới (4) được bắt đầu cùng lúc với việc áp vợt vào bóng.Tuy diễn tả lãm giai đoạn nhưng nó chỉ xoãy ra trong tích tắc, bác nào đôi công mà không thấy chấn động tới cổ tay mà bóng ra vọt lên cao thì coi chừng sai động tác lúc ép vào bóng, có thể đè chưa đủ mạnh để làm mất lực quả bóng truyền vào cốt. Chính vì chỗ đó mà không có chuyện đơn giãn là ngoắc lên (lược bỏ giai đoạn 3) như tụi Châu Âu, chỉ có lúc đứng xa bàn mới không cần triệt tiêu lực, mà cây Vis đánh xa bàn cực dỡ!
Nếu có 2 bác đã cùng biết cú Bh Tàu rồi thì tập chung với nhau rất dễ, cứ giao một quả không xoáy rồi hai bác cứ tập ôm bàn lên xoáy sát lưới với nhau, bác nào nhát đở lại là buộc bên kia phải dứt điểm luôn, chứ không còn cách nào khác. Tập kiểu này mới thấy rõ tại sao phải ngửa vợt chấp nhận bóng cao, vì bóng rất xoáy nên nó sẽ rơi xuống ngay rất ngắn, còn đè xuống ép tới mà nhiều xoáy quá (hoặc đánh sớm quá, gần lưới quá) nó sẽ vào lưới trong lúc đang đi lên. Nếu có hai bác chơi hai rơ Bh Tàu kiểu Ma và Zhang tập chung với nhau càng hay, hai bên cứ đổi kiểu qua lại mà tập đôi công phản công, sẽ hiểu tại sao buộc phải đánh sớm khi bên kia tạo xoáy và lực khủng sang, đánh trễ thì không có cách nào cả. Khi đã quen với các rơ tấn công Bh thì có thể nhờ ai đó đánh Fh rất mạnh cho mình tập đở lại, trước tiên chỉ cần vào bóng sớm và ngữa vợt thật nhiều ngoắc lên, sẽ thấy bóng được trả lại bàn khá dễ không ngờ nổi, dù là hơi cao. Khi quen dần thì có thể tinh chỉnh đủ kiểu, như em thi đấu thỉnh thoảng cũng làm vài quả “nghệ sỹ” khiến bên tấn công đứng hình mà nhìn bóng chả hiểu tại sao. Chỉ tiếc là ở VN chưa có ai đánh mút Tàu giỏi để tập cho cú Bh Tàu này phản công.