làm giàu?

Làm việc năng động chủ yếu là trợ lý cho Sếp, đi xe chung cứ nghe dạy cách làm giàu. Sếp rộng rãi chỉ dạy chả giấu gì, còn bảo “mày làm đi anh hỗ trợ…” ra vẻ tin tưởng vào khả năng của mình lắm. Tự mình hiểu thời chưa tới, sức chưa đủ, tay trắng lại chỉ có một mình, thì chứng tỏ kiểu gì đây? Nhưng cũng vỗ về “thì để em giúp anh làm giàu trước xem sao…”. Về nghẫm lại thấy mình trả lời một câu…quá đúng đạo lý!

Trừ những tay giàu từ trong nôi, hoặc có “phước cha mẹ” để lại, đa số phải đi qua con cái ải Làm Mướn. Tức là bán sức lao động tay chân hoặc trí óc, để cho các ông chủ Tư Bản “bóc lột”. Nói theo một hướng khác, sang trọng hơn, đó là ta “giúp” cho người chủ làm giàu – vì không có các lao động, họ không thể tự mình làm hết mọi việc. Cái quan điểm đơn giãn này lại ít có người làm công nào tâm niệm, chỉ thường là một sự mua bán – nên tìm cách cân đong thiếu hoặc bán hàng dõm. Nhiều người nói thế này “tiền nào của nấy, lương rẻ mạt thì làm sao mua được tâm huyết của công nhân?” và “cty là của ông chứ tôi đâu được lợi gì?”. Đi làm công cũng là một chuyện thương mại, “món hàng” của tôi cũng có số lượng và một giá trị, dù người mua trả rẽ mạt nhưng giá trị không thể mất đi dễ dàng như thế. Hàng hóa có chất lượng cao thì có bao giờ lo ế ẩm đâu?

Có người bảo Đức Phật không dạy người ta làm giàu, vào chùa chỉ nghe tới chữ…Xả bỏ, chứ có được dạy cách có thêm đâu? Luật Nhân Quả công bằng, bạn giúp cho người ta cái gì, bạn sẽ sớm đạt được điều ấy (vì có người khác giúp lại bạn). Lúc bạn vẫn còn là một nhân viên quèn, bạn không tiếc công sức làm cho Chủ trở nên giàu hơn, dù lương của bạn chỉ đủ sống nhưng sự tích lũy vô hình của Phước Đức sẽ khiến bạn thành đạt bằng những nguyên nhân khác. Có lắm ông bà chủ keo kiệt bóc lột tận xương, họ không bao giờ muốn người công nhân được sống thoải mái, kết quả thế nào: biết bao cạm bẫy trong thương trường đang giăng ra chờ, sẫy tay một cái là phủi đít ra đi ngay. Sự giàu có không bao giờ vững bền, chỉ có giá trị của con người là khó lòng thay đổi. Thử nghĩ xem, làm hết lòng với người, sau này bạn mở một cơ sở nào đấy, bạn sẽ lại được nhiều người tích cực giúp đỡ – như bạn đã từng. Nhiều ông chủ than phiền về nhân sự, nếu xét lại quá khứ của ông ta thì mới thấy rõ “nồi nào nắp vung ấy” mà thôi.

Hơn 10 năm làm mướn, tôi cũng đã từng xin nghỉ ngay trong giai đoạn thử việc ở vài Cty. Lý do tôi nói thẳng ra trong lúc ấy: doanh nghiệp phát triển không bền vững, vì không quan tâm thỏa đáng đến nhân sự (bóc lột quá mức, thử việc làm tốt mà không có lương, nv nghỉ bỏ liên tục) tôi biết tự trọng nên không thể cùng thuyền với họ. Có những nơi vì hoàn cảnh phải tan rã, mà nhân viên nào cũng nhớ về một thời làm việc chung – vượt qua các khó khăn thời cuộc thì BQT cty ấy chắc chắn sẽ giàu.

Giờ thì tôi đang cố hết sức…làm giàu cho người khác. Cũng mong rằng, khi bắt đầu lập cơ sở làm ăn thì tôi sẽ tiếp tục làm giàu cho nhân viên của mình. Khi mà cả trên dưới điều thoải mái thì lo gì không phát triển vững bền.

Viết một bình luận