Trước khi bàn về những kiểu hình được phát triển từ phần 1, em xin viết về các kiểu vợt dán sẵn phổ biến, được dân mới tập chơi mua xài rất nhiều.
Kiểu allround classic. Đây là kiểu cực kỳ phổ biến trên TG, các hãng vợt lớn như Stiga, Donic, BTY,…đều có làm sẵn những cây vợt như thế, bán rất nhiều ở các cửa hàng dụng cụ thể thao chung (không chuyên bóng bàn). Bọn Tây mới tập chơi đều mua những cây này, chúng chỉ không phổ biến ở VN do…trình độ và kiến thức cốt mút ở VN quá cao. Người ta đã nghiên cứu sẵn và chế tạo ra như thế, nên thích hợp cho mọi đối tượng. Chủ yếu là cốt 5 lớp, gỗ basswood hoặc có sang hơn thì kiểu offensive classic có lớp limba ngoài – như mấy cây Stiga hồi xưa. Hai miếng mút cũng không nãy không bám xoáy gì nhiều, khá mềm nên cực kỳ dễ đánh – đặc biệt là người mới tập chơi. Cầm cây vợt này đở giao bóng rất dễ, mà chặn đẩy cũng rất an toàn, không sợ những quả giật xoáy hay giật xung, miễn là đụng được bóng thì khả năng vào bàn rất cao. Vợt làm sẵn cũng có loại 7 lớp, có loại dán sẵn gai công để đánh ôm bàn – thích hợp với nhiều lối chơi. Tuổi thọ của chúng cũng kém và giá tiền khá rẽ, đập vào bàn không xót của. Đa số vợt nhẹ dưới 160gr.
Vợt Tàu phổ thông. Cũng là vợt premade nhưng của các hãng Tàu. Tuy tốc độ chậm hơn nhưng vợt được thiết kế cho rơ tấn công ôm bàn. Mút Tàu trên những cây này khá cứng (đây là câu hỏi: tại sao chúng không dán mút mềm?) và rất bám, nhưng lại cũng rất chậm. Đặc điểm nổi bật là chúng khá nặng (trên 190-200gr) và gỗ cũng thường dầy hơn. Đánh rất dễ vào bàn, có thể đánh được mọi kỹ thuật, có nhiều loại khác nhau để lựa chọn (5-7 lớp, láng và gai đều có, thìa càng nhiều hơn). Dân ta chuộng mút Tàu khủng như lại chê mấy cây này, trong khi dân Tàu mới tập chơi chẳng ai thèm nhìn tới miếng H3 lót xanh làm gì. Một số hãng Tàu làm cũng sản xuất loại vợt allround classic (cốt mỏng, mút mềm lì). Điều đáng nói ở đây là, hoặc mút cứng-bám, hoặc mềm-lì, ít thấy mềm và bám hoặc cứng mà lì.
Vợt VN phổ thông. Đó là cây vợt Hà Nội và Cao Su Đường Sắt VN, trước đây trong Nam có cây Minh Nghĩa. Đặc điểm vợt VN là lai Tây và Tàu, vợt nặng nhưng mút mềm và bám, tốc độ khá chậm. Vợt VN – theo ý kiến cá nhân của em – có một điểm dỡ là cán vợt xấu quá lại trơn tuột, gỗ làm vợt cũng chẳng khác nào ván ép. Nếu chỉnh chu hơn phần cán và lựa gỗ tốt hơn tí thì vợt VN cũng đáng được quan tâm.
Ngày xưa em mà thấy ai mua mấy loại ấy là em bảo “uổng tiền quá” vì “chất lượng không tốt, mau hư”. Thời đó BTY có cây Flextra, Yuki, Stayer giá chỉ tầm bằng nửa cây Mazunov nhưng em thà mua cây Maz+2xSriver chứ nhất định không xài những cây làm sẵn ấy, vì sao? Bởi vì mấy cây ấy đánh không có xoáy và đi không nhanh!!! Mà em lại khoái giật xoáy lại mạnh nữa, cho nên đánh gần 3 năm chẳng thấy lên tay gì cả, không tập đối giật hay phản công được. Trong khi cầm cây Double Fish cùi mía dán 729 thì em lại đánh thắng trận nhiều hơn, đở giao bóng tốt mà thỉnh thoảng đối giật được mấy pha cực đẹp. Trong khi thằng bạn chẳng học hành tập luyện gì nhiều, xài cây Yuki dán 2 miếng Flextra lại đánh đẹp, thỉnh thoảng vẫn thịt em ngọt ngào. Bọn bạn bè cũng học bb chung lại thích đánh với thằng ấy, thích nó chặn cho giật, thích tập luyện với nó, chỉ vì lý do mau tiến bộ hơn là tập với em – dù em học trước rất lâu. Chơi trong trường ĐH, thỉnh thoảng em vẫn thua nhiều thằng cầm vợt Hà Nội đánh rơ rừng, dù lúc ấy em đã có thể giật trái giật phải rất đều, nhìn ra vẻ “cao thủ” lắm. Đánh với mấy tay ấy, phải nói là mất bài toàn tập, vì giao bóng không thắng chúng được, giật cũng không lủng mà chúng khều một hồi rồi đập một phát là mình toi. Đánh giải trường, em không ngại những đứa cầm Off+ hay Sadius mới tập chơi, nhưng ngại nhất mấy đứa chơi quái mà cầm vợt HN hay ĐS, mút nửa sống nửa chết.
Sau nhiều năm lựa vợt cho học trò, em chú ý đến các loại vợt premade hơn. Từ đó em mới hiểu tại sao các hãng lớn như Stiga, Donic hay BTY làm loại vợt này khá nhiều, họ tính toán rất kỹ chứ không đơn giãn như dân ta (hay em) trước nay vẫn nghĩ. Đây là một giải pháp cực hay! Sau khi xác định kiểu vợt theo lối đánh và sở thích của học trò, em mới mua cho chúng loại vợt dán sẵn, 5-7 lớp, kiểu Âu hoặc Tàu, gai hoặc láng,…rất thích hợp với những đứa học 1h nhưng tự chơi 10h. Sau 2-3 tháng (chừng 100h đập phá) thì 2 miếng mút cũng tan nát hoặc chai cứng, nhưng cái cốt vẫn còn xài tiếp được. Thế là em lột mút ra bỏ, dán loại mút “for beginner” – giống loại trước đây trên cây vợt nhưng chất lượng cao hơn. Vd chúng chơi kiểu Âu thì cho chúng mút mềm tension đời cũ, chơi rơ Tàu thì xài những miếng có độ cứng và bám vừa phải. Sau 1 năm học thì em nghĩ tới chuyện đổi cốt vợt cho chúng. Những thằng chơi cho vui rồi biến sẽ không tốn kém gì nhiều – vì vợt premade khá rẽ tiền. Những đứa bắt đầu hình thành kỹ thuật sẽ cần mút tốt hơn một chút, cũng bằng thời gian cái miếng dán sẵn kia tan nát. Những đứa bắt đầu cần cảm giác, tốc độ và sự chính xác, chúng mới cần tới các loại cốt tốt hơn (nhưng vẫn là loại cho beginner). Trong thời gian 1 năm đó, mọi thay đổi đều có thể dễ dàng áp dụng, là thời gian tìm kiếm và thử nghiệm cho tương lai nếu chúng quyết tâm tiến xa hơn. Em làm sẵn chừng 5 loại vợt (đồ cũ rẽ tiền) theo lối chơi khác nhau để cho đệ tử mượn thử, chúng tự kiểm chứng những kiến thức em dạy. Đây là thời gian hình thành lối chơi, bọn trẻ không thích rơ Tàu vẫn có thể đổi qua rơ Tây dễ dàng, không thích xoáy thì có thể đánh gai, không thích công vẫn có thể đổi qua thủ – ngay trên 1 cây vợt. Sau khi đã quyết tâm chọn hướng nào rồi thì em mới bắt đầu cho chúng đổi vũ khí, nhưng từng bước một. Vì đi lên từ cây vợt dán sẵn, nên cái combo “tự dán” đầu tiên rất ít khi sai lầm.
Từ khi nghiên cứu các cây vợt dán sẵn cho người mới tập chơi, em làm vợt “tự dán” cho mấy bác trình gà được họ khen ngợi là rất dễ đánh. Đến nổi nhiều người sau khi thử các cây vợt “dán trước” (mua cốt mút rẽ tiền về dán lên) họ sẳng sàng mua lại với giá mới 100% (vợt em dán để học trò chơi, không phải để bán). Bởi vì với cái giá 50$ cho một cây vợt có hai miếng mút tốt và cán vợt “có hiệu” là quá rẽ, chơi cả năm chưa hư. Điều quan trọng là “vợt made in tui làm” thỏa mãn hết các yêu cầu bên trên. Vợt nhẹ, cán cầm êm tay, mút bám nhưng không nãy, vợt đầm nhưng không nãy, nên đánh được mọi kỹ thuật, đánh dễ vào bàn, đở xoáy cũng dễ dàng.
Quay lại bước 2, tùy đối tượng mà chúng ta có cấu hình vợt khác nhau. Dân VN ta đa số thích đánh 1 càng – nghĩa là thích né trái giật phải hoặc bỏ càng phải giật và bắn trái ăn điểm luôn. Đa số thích ôm bàn tấn công và cần một cú “có chất lượng” để dứt điểm – dù trình bèo vẫn thích “giật mạnh”. Các ông hlv VN vẫn còn tư tưởng “xoáy là chủ đạo, giật là chính” và thường là yếu Bh nên chỉ dạy học trò giật bóng Fh mà chặn đẩy Bh. Tuy nhiên nếu là những đứa trẻ học bóng bàn thì em vẫn thấy tội nghiệp cho bọn chúng trước kiểu giáo dục cũ sì ấy. Nên nếu làm vợt cho dân lớn tuổi thì em sẽ tính toán khác những đứa còn tương lai tươi sáng phía trước – đời chúng còn dài, ai biết trước 3-4 năm nữa chúng đổi thầy, đổi đời thì sao, phải chuẩn bị cơ hội cho chúng. Mấy thằng boy sung sức thì em lại giới thiệu những cây vợt gỗ 7 lớp mõng <6mm, dán mút bọt khí chậm và cứng cả hai càng (bên Bh có thể mềm hơn, bám và nãy hơn tí). Bố của bọn chúng muốn chơi thì em lại giới thiệu cốt gỗ 5 lớp dầy >6.5mm loại cứng, nhưng dán mút mềm và ít bám. Về nhà hai cha con tập luyện – em dặn dò – không nên đổi vợt với nhau. Đám bé gái thì em cho vợt nảy hơn, đứa nào khéo tay em dám cho xài vợt ALC luôn bởi vì cái chúng thiếu là sức đánh, nếu phát lực đúng rồi mà bóng vẫn còn đi chậm thì lúc này nên đổi vợt – mút cũng mềm và nãy hơn đám con trai. Ra đấu, đứa bé gái bằng tuổi bằng thời gian tập sẽ thắng đứa con trai dễ dàng, vì chúng kỹ bóng và có tập trung hơn, vũ khí cũng nhanh hơn – trong thời gian 2 năm đầu. Những đứa đánh rơ mới, rơ lạ (gai công, thìa, gai thủ,…) sẽ được áp dụng vũ khí ngay sau khi đánh hư cây vợt đầu tiên – nhưng tốc độ của vũ khí cũng rất chậm và hoàn toàn không quái dị (gai loại hiền nhất) để có thể tập chung với nhau dễ dàng.
Xác định vũ khí a. Cốt vợt Bây giờ chúng ta bắt đầu đi sâu vào cấu trúc và sự kết hợp cốt+mút cho ra vũ khí.Đối tượng là người Vn ở Vn, mới tập chơi và có thầy hướng dẫn – những ai tự tập không thầy cũng sẽ được các bậc “chú bác” nói ra nói vào, chỉ dẫn và can thiệp tận tình vào kỹ thuật cũng như lối chơi. Nếu hlv vẫn muốn vdv chơi rơ xưa, cốt cứng đánh ôm bàn, thì nên xài cốt gỗ 5 lớp dầy >6.5mm (cỡ Mazunov) nhưng chậm tầm All cho tới Off-. Độ dầy cao sẽ cho cảm giác cứng (stiff) ít rung nhưng vẫn có đủ cảm giác bóng, tốc độ chậm để tập phát lực và đánh an toàn chính xác trước. Nên xài cốt có cấu trúc lớp giữa dầy, gỗ mềm, hai lớp ngoài mỏng gỗ cứng. Không nên xài cốt 7 lớp cấu trúc Clipper vì tốc độ cao quá, lại cho quá nhiều cảm giác (lúc này chưa cần lắm, nhưng nếu tập đúng thì sau khi đánh 1-2 năm sẽ rất cần). Theo lối chơi “truyền thống” của Vn (và cả Tàu trước đây) thì bên Bh sẽ cần mút mềm và nãy hơn, vì đòn tay ngắn hơn. Mút bên Fh cần cứng để chịu được lực khủng của đòn Fh thẳng tay. Ở trình độ “mới tập chơi” thì cú Fh vẫn chưa mạnh và chính xác, thời điểm (timing) đánh còn lung tung, cho nên mút cần phải chậm và cứng, ít bám xoáy, để cú giật có sai sót vẫn vào bàn. Mút bên Bh cần phải mềm hơn bên Fh, bề mặt nên nhạy xoáy một tí, sponge bọt khí càng tốt nhưng đừng nảy quá. Ở đây có 2 lựa chọn, tùy vào lối chơi: chặn đẩy và bắn, hoặc là lên xoáy rồi giật ngắn tay. Nếu chơi rơ bỏ càng trái, chặn đẩy là chính thì nên lấy mút ít bám xoáy, bề mặt lì và mềm hơn – tuy nhiên em không ủng hộ lối chơi này, xài mút nhạy xoáy vẫn làm được rất nhiều chiến thuật, tuy ban đầu có khó hơn tí. Rơ hiện đại chơi mút Bh hơi cứng hơn xưa, mút rất nhạy xoáy để có thể đánh nhiều kỹ thuật, bẻ xoáy lắc léo đủ trò. Vì định hướng cho tương lai 5-10 năm tới nên em dũng cảm đề nghị bỏ kiểu chặn đẩy mượn lực Bh kiểu xưa, kỹ thuật Bh hiện đại mang tính chủ động hơn mới có thể tạo điều kiện để đại pháo bên Fh phát huy. Cấu hình vũ khí này vẫn đảm bảo được yêu cầu về kỹ chiến thuật mà hlv đề ra. Cốt gỗ 5 lớp dầy >6.5mm dù là All vẫn có thể đánh các cú giật xung tốc độ cao, dễ phát lực hơn cả cốt carbon nhiều. Nếu hlv cần cốt “không rung” thì chỉ cần lựa vợt dầy, thông số độ cứng mỗi cây vợt đều có, nhưng nhìn độ dầy chắc ăn hơn – vì ai nói cốt “không rung” nhưng nhìn mỏng lét thì, có lẽ nó không đàn hồi, nhưng yếu xìu. Hlv cũng đòi hỏi cú giật xung “có chất lượng”, thế thì tìm cốt dầy và già, đi kèm theo tuổi già là sự dẽo dai (em cũng già rồi đấy các bác ạ, nên biết về vụ này, hehe) và cân nặng – cốt nặng dù không già thì cú đánh cũng có “trọng lượng” hơn. Mới tập chơi thì chuyện cốt nặng và già nên bỏ qua một bên, nếu yêu cầu về kỹ thuật và thời điểm đánh vẫn chưa được thỏa mãn – điều em cần nhấn mạnh ở đây là: thay vì tìm tốc độ ở lớp carbon, ta có giải pháp hay hơn rất nhiều là tìm cốt gỗ dầy và già hơn. Nghịch lý ở chổ này, hlv đòi giật mạnh nhưng phải đúng kỹ thuật, còn ta chơi ăn gian tìm cốt và mút nhanh để cú giật không hội đủ lực nó vẫn mạnh! Nên nhớ rằng “không có con đường tắt” bởi vì “đường thẳng là con đường ngắn nhất”. Cầm vợt gỗ 5 lớp Allround có thể giật mạnh và xoáy hơn cốt carbon hay Mazunov Off+ rất nhiều, đặc biệt là người mới tập chơi, tại sao? Các bác thử đi rồi tự trả lời, em bỏ ngõ câu hỏi này cho các bác. Nếu là bé gái hoặc phụ nữ yếu sức thì nên xài cốt mỏng hơn, để dễ phát và kiểm soát lực – cùng một lực đánh thì cốt mỏng hơn sẽ cho cảm giác nhiều hơn đến tay cầm. Có thể bù vận tốc thiếu hụt (do cốt mỏng hơn) bằng cách dán mút có tốc độ cao hơn, hoặc xài vợt có lõi inner fibre (lớp fibre này phải ở gần lõi, không nên ở lớp ngoài) – hoặc nếu tìm được cốt gỗ già thì quá ngon. Người ta cho rằng rơ nữ ôm bàn nên xài cốt 7 lớp cấu tạo như Clipper sẽ hay hơn, nhưng mới chơi chưa quen phát lực rất khó xài, sẽ không học được cách đánh dựa trên cảm giác – chạm dính bóng rồi mới phát lực. Rơ nữ ngày nay ít ai chơi một càng lắm, cũng ít ai lùi xa bàn hoặc dựa vào cú Fh. Bản chất chung của nữ là khéo léo dẽo dai, nhưng thiếu sự bạo lực – điểm này nếu định hướng sai sẽ dẫn tới suy nghĩ rằng nên tìm cốt cực nãy cho em nó xài, để bù vào chổ thiếu sức. Nếu tính theo lối đó thì gọi là “lấy thừa bù thiếu” nhưng chẳng phát huy được sở trường của phái yếu, giống như gái Nga Mi đi luyện bí kíp và sữ dụng quyền trượng của Thiếu Lâm vậy. Cái thực sự cần thiết không hẳn là tốc độ, mà là sự biến hóa lắt léo cộng với sự hài hòa giữa xoáy và lực. Nhìn đám CNT nữ, JNT và KOR nữ luôn có cú Bh ôm bàn (giật và bắn) kiểu hiện đại nhưng Fh không lấy cú giật xung làm chủ đạo – mà là giật moi xoáy kết hợp cú bạt xéo vào cạnh bàn. Một đặc điểm quan trọng của cốt vợt mà ít ai để ý tới, đó là độ Cân Bằng. Chúng ta thường nghe nói rằng vợt này nặng đầu, vợt kia cân bằng hơn, vợt nọ đánh ôm bàn còn loại kia hợp với tầm trung xa bàn. Cũng ít ai quan tâm đến kích thước của đầu vợt khi bắt đầu chọn vợt tập chơi. Thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe các hlv khuyên rằng “cốt này nặng đầu khó chơi lắm, cốt kia cán rỗng có cảm giác kỳ lắm,…”. Bởi vì cốt nặng đầu đánh xa bàn tốt hơn trong bàn, còn ông hlv ấy lại chuyên đánh ôm bàn. Hồi mới tập chơi em mong muốn tìm cây vợt to như….cây quạt mo, để đừng đánh hụt bóng, và tự hỏi tại sao người ta không làm vợt to đầu hơn cho người mới tập chơi? Thật ra là có đấy, các vợt kiểu classic 5 lớp mỏng thường được làm to đầu hơn tiêu chuẩn (1-3mm bán kính), sau khi dán mút vào các bác sẽ cảm nhận là nó nặng đầu, quăng tay giật Fh rất đã – nhưng bù lại rất yếu nếu chặn đẩy Bh và giật ôm bàn ngắn tay. Người ta làm ra vợt to đầu là có mục đích, thường là cho người chơi allround hay phòng thủ, để ít trật bóng hơn, nhưng mấy nhà SX ấy nhắm vào thị trường Châu Âu – đa số người mới tập chơi đánh xa bàn và chủ yếu là đánh cho vào bàn chứ không có ôm bàn giật ầm ầm như VN. Vợt to đầu thường có cán thon và đàn hồi nên cảm giác sẽ tăng thêm phần “rung rẩy”, các hlv nhà ta thường chê. Mới tập chơi nên lựa vợt gỗ non, vừa ít nhún vừa dể phát lực, nếu có to đầu thì cũng nhẹ chứ không bị mất cân bằng. Vợt nhỏ đầu cũng nhiều, cảm giác đánh sẽ cứng hơn, thích hợp với rơ ôm bàn – nên tham khảo các thông số kích thước trước khi quyết định.
Mút hai bên Nếu đánh rơ hai càng đều nhau thì vdv nên xài một loại mút cho cả hai bên, nhưng nếu chơi khập khểnh (7/3 hoặc 8/2) thì hai mút cũng phải khác nhau – đó là dấu hiệu nhận biết rơ đánh của vdv dựa trên mút vợt. Người mới tập chơi cũng vậy, hlv đã xác định là đánh 1 càng (Fh) thì nên nghĩ tới cánh còn lại sẽ phải chơi thế nào. Như ở phần 2 chúng ta đã nhắm tới nhóm mút chậm và ít bám – một phần cũng vì độ bền. Hãy để ý mà xem, các bác thay mút bên Fh hay Bh đồng thời hay trước sau khác nhau? Thời lượng tập cho Fh và Bh có như nhau không, lực đánh Fh và Bh khác nhau ntn? Nếu giật Fh được tới 5 quả mà Bh chỉ đánh cái được cái mất thì rõ ràng là đã tập luyện mất cân bằng – lúc này thì mút sẽ đóng vai trò điều hòa lại, nhưng đừng lạm dụng. Mút chậm và ít bám thì cũng chậm hư hơn, nó bền hơn nhóm mút mềm bám bóng đáng kể. Phải xác định là sẽ chơi mút gì, loại tension đời cũ, mút Tàu, mút bọt khí hay mút gai? Những nhóm mút này đều có loại dành cho người mới tập chơi, và giá cũng rẽ hơn nhiều lắm. Thời đại này mà chúng ta vẫn thường nghe các hlv khuyên học trò mới chơi nên sắm mút Sriver và MarkV vì lý do mới tập chơi! Thử hỏi gắn 2 miếng này vào thì tập kỹ chiến thuật gì đây? Loại mút tension xưa vẫn có những loại chuyên dành cho người mới tập chơi, đảm bảo đủ các kỹ thuật mà giá lại rẽ nữa. Tuy nhiên, theo đề xuất của em thì ta dạy bóng bàn cho thế hệ mới, chứ đâu phải cứ “ăn mày dĩ vãng” mà cho tụi nó tập mút và rơ của 50-30 năm về trước? Mút bọt khí của Tàu sản xuất có đủ tính chất cần thiết cho rơ mới tập chơi (chậm và cứng, ít booster, bề mặt lì), lại rẽ và bền nữa. Loại mút bọt khí này nằm giữa mút Tàu kiểu xưa và mút bọt khí hiện đại, sau khi tập chơi hoàn thiện kỹ thuật thì có thể bước qua loại mút Nhật hoặc nhảy sang Tàu tùy ý. Nếu muốn chơi mút Tàu thì đã có những miếng “lai Tàu” đánh rất ổn định không đòi hỏi phải boost hay cần kỹ thuật đặc biệt gì cả, điều đáng nói là giá cũng chúng cực kỳ rẽ. Những loại mút Nhật và Đức nhưng made-in-china cũng đánh rất ngon, đặc điểm chung là bám bóng và chậm. Những miếng mút bọt khí công nghệ Bios thời kỳ đầu khá bền và ít nãy, bề mặt cũng lì lì chứ không nhạy xoáy như những loại sau này – điều đáng chú ý là giá cả hợp túi tiền vì những loại ấy ít được ưa chuộng trên thị trường chuyên nghiệp của TG. Những ông coach Tây rất thích gắn những miếng kiểu này cho học trò mới học cho tới trung cấp. Theo em thì những miếng này rất phù hợp cho Bh (nếu là loại mềm) và nếu xài cho Fh thì nên lấy loại cứng hơn – điểm đặc biệt của những miếng này là, hễ cứng hơn thì chúng sẽ nãy hơn nên cũng khó cho kỹ thuật Fh. Theo định hướng từ lúc đầu thì chúng ta chủ trương rơ 1 càng rưỡi, nên cần mút Bh nãy hơn và cho thêm khả năng đánh cú Bh hiện đại (giật ngắn tay kết hợp bắn – khó đoán tốc độ và xoáy). Mút thích hợp cho kiểu đánh này (cho tới nay 2015) vẫn phải là mút lót bọt khí cứng trung bình có topsheet mềm nhạy xoáy – dĩ nhiên không cần phải là Tenergy. Những bác có kiến thức về vũ khí sẽ tranh luận rằng loại mút này cực kỳ dở khi đở giao bóng hoặc chặn đẩy, và nó không thuộc nhóm “mút cho người mới tập chơi”. Đúng là loại này rất ăn xoáy và chặn đẩy bị bung lên khá cao – nếu xài kỹ thuật của 30-50 năm về trước. Ngược lại, nếu xài đúng kỹ thuật ngay từ đầu thì nên áp dụng loại mút này ngay khi đã bắt đầu có cảm giác bóng, và đánh đúng kiểu của nó thì chuyện đở giao bóng trở nên cực kỳ đơn giãn; chẳng những vậy mà còn có thể tấn công quả giao bóng bằng cú flick. Tuy mút này chặn đẩy rất kém nhưng nếu tay không chỉ ngửa vợt chặn mà tạo xoáy giật demi thì có ngay một cú phản công mà ngày xưa cha ông chúng ta nghĩ rằng: chỉ cao thủ mới làm được! Sự phát triển của kỹ thuật đã rút ngắn cho chúng ta rất nhiều thời gian tập luyện, phải biết tận dụng nó đúng cách. Tenergy và mút bọt khí là một bước đột phá trong công nghệ, ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật bóng bàn. Những miếng mút hiện đại này cực kỳ “dễ tánh”, tha thứ cho rất nhiều lỗi lầm của người mới tập chơi: đánh thế nào cũng vào bàn và có xoáy. Thế hệ chơi Sriver và MarkV không bao giờ có thể tưởng tượng nổi một đứa học mới có nửa năm lại có thể giật trái phải cực mạnh và xoáy, còn có thể đối giật tốc độ cao và rất đều! Cùng khoảng thời gian ấy, ngày xưa em vẫn chưa học tới kỹ thuật giật moi, phải cố gắng tập cách tạo xoáy, ma sát bóng cho mỏng! Bởi vì sự dốt nát và kỳ thị ấy, em đã cắt mất cái phần tên mút để học trò yên tâm xài…mút Tàu. Nghe tới Mút Tàu thì nhiều người vẫn còn nghĩ tới một loại mút cứng như đá, chảy nhão nhẹt và đánh không đi – xưa rùi….Diễm! Ngày nay mút Tàu khá nãy và nhẹ, công nghệ sponge đã tiến rất xa, nếu kết hợp cốt mút đúng cách thì người mới học chơi như cầm được bảo kiếm: muốn nhanh chậm, xoáy ít nhiều gì cũng được. Mút gai công cũng vậy, dân ta kỳ thị gai cứ như là Tà Đạo vậy, rằng chỉ có người hết gân hoặc yếu cái gì đó mới phải đánh gai. Thật ra gai công rất dễ đánh, nhất là những miếng mút Tây. Mới tập chơi nếu theo lối huấn luyện “chưa cần tạo xoáy” thì gai công bên Fh là lựa chọn tốt nhất, vì sau đó khi chuyển qua mút bọt khí các vdv ấy sẽ có cú giật Fh rất mạnh và chính xác. Gai công lót mềm cũng là loại mút dễ tánh: không bị ăn xoáy, khi đập bóng tự động có xoáy, dễ tạo xoáy khi giao bóng.