Hồi đó em có tới 4 năm chơi vợt thìa, tập căn bản tới nâng cao bằng cây vợt này, kể cả di chuyển, cho nên em có thể viết chút ít về loại vợt này – mà không phải là chém gió cho vui. Chuyện là do em lỡ xem mấy trận đấu chiếu trên TV hồi những năm ấy, lỡ thần tượng bác Kim Teak Su. Mà cũng tại em chơi chung với một thằng bạn, nó cầm thìa đánh rờ-ve em chịu không thấu (rơ thìa tròn) nên tức mình cũng cưa cán vợt ngay (cây Song Ngư) làm thìa. Sau đó em tới shop cô Hằng góc Pasteur mua mấy cái CD kỹ thuật vợt thìa về mở ra xem muốn trầy hết mặt dĩa rồi thỉnh một em vợt “thìa” vuông mỏng lét về dán miếng 729 tập đánh, nói chung là Tàu và Nhật lẫn lộn. Em còn chơi gai dài dán mặt Bh cho nó nặng vợt. Sau này khi lên ĐH, ra shop Công Bình bỏ trong túi vài trăm K tưởng ngon, ai ngờ nghe cái giá vợt tự nhiên muốn khóc, lên tới hàng M. Mà vợt thìa của BTY rất dầy, khác với cây lúc ấy em đang chơi nên không dám và cũng không tiền mua thử. Sự nghiệp vợt thìa của em kết thúc lãng xẹt chỉ vì không tiền, đành phải chơi vợt ngang. Tới khi thành nghiệp dư “già” thì mới có tiền mua vợt cũ về thử, để mà viết mấy bài này đây.
Hồi đó, mấy bác chơi với em cứ chọc “vợt thìa, xoáy ghê lắm!” hoặc nghiêm túc hơn thì nói “sao mày không đi học thầy đàng hoàng, tự đánh thế sao tiến được”, mà thầy lúc ấy chỉ có Duy thìa ở Bình Thạnh thôi – mà em thì đang học trung học ở Bình Dương. Nghĩa là cùng một trường hợp với vợt gai, chẳng có thầy để dạy mà luôn bị phân biệt đối xử, chẳng ai muốn đánh đều hoặc giật đều chung. Vì thế em hiểu cái cảm xúc của những ai tập chơi vợt thìa, sẽ thấy lẽ loi còn hơn chơi mút gai – đánh gai thì trong CLB thế nào cũng có vài bác, còn thìa thì cả TP chưa có được quân số đủ cái bàn tay. Vậy mà giở sách dạy BB nào cũng có hẳn một trang nói về nhiều loại vợt thìa với vài ba cách cầm, rồi sau đó dạy toàn là cho vợt ngang!
Theo sách vở mà nói thì có 2 loại vợt thìa chính: thìa tròn kiểu TQ và thìa vuông dài kiểu Nhật, sau này còn có thìa vuông đầu tròn kiểu Hàn Quốc nhưng cơ bản cũng đánh như thìa Nhật. Cách cầm chỉ khác nhau chổ ba cái ngón phía sau: rơ đánh một mặt sẽ chống xoãy cả 3 ngón khi đánh Fh còn rơ đánh hai mặt sẽ khép lại gần cán vợt hơn. Rơ thìa tròn TQ có thể chơi một hoặc hai mặt, trong khi rơ thìa vuông chỉ đánh được một mặt hoặc dán gai dài bên kia – nếu thích PX – nhưng bù lại rất khó xoay sở. Rơ vợt thìa có từ rất lâu đời và phát triển rất mạnh mẽ ở Nhật, TQ và Hàn. Rơ này đã từng chiếm lĩnh võ đài TG trong một thời gian dài cho tới trong vòng 10 năm gần đây mới bắt đầu có hướng suy thoái. Điều rất lạ là VN lại không nằm trong danh sách này dù đã từng có một thời cũng vàng son lắm. Em không chuộng Tàu nhưng khi phân tích kỹ thì thấy vợt thìa tròn có nhiều ưu thế hơn thìa vuông, nhất là khi chúng ta đang sống trong “Tenergy Era” mà thìa vuông lại không thể tận dụng được lợi thế này. Em sẽ phân tích từng loại với đủ ưu khuyết điểm và đưa ra hướng giải quyết cho những ai muốn đột phá đi tiên phong trở thành một bác X-thìa nào đó.
I. Thìa vuông dài dầy, kiểu Nhật và Hàn
Đặc điểm chung của nhóm này là vợt rất dầy, chỉ chơi một mặt chính, vợt có mặt không dài lắm nhưng bề ngang lại hẹp, có dạng hình chữ nhật với 4 góc hơi vuông nên gọi là thìa “vuông” để phân biệt với loại đầu tròn. Loại này có cán gù cao lên, phân biệt hai mặt Bh và Fh rõ ràng. Mặt Bh thường sơn đen hoặc đỏ cho đúng luật ITTF (nếu ko dán mút), chỗ các ngón bấu vào được dán một lớp gỗ cork mềm rất sướng tay khi cầm. Độ dày trung bình của loại vợt này dao động từ 8mm cho tới 12mm, phổ biến nhất (mà cũng giá cao nhất) là làm bằng một lớp Hinoki cực già, ngoài ra có thể làm 5-7 lớp tùy vào thị trường, nhưng vẫn luôn rất dầy và cứng. Đại diện cho lối chơi thìa này có Kim Teak Su và Ryu Seng Min (em thuộc loại sinh sau đẻ muộn nên không biết các tiền bối trước đó, xin thứ lỗi). Hai bác này thì đương thời ai cũng ngán cú Fh và cú đập Bh không biết hướng nào mà đở, bộ di chuyển cũng thuộc hàng khủng và là tiêu chuẩn cho rất nhiều thế hệ sau này. Bác Kim thì ăn hưởng vinh quang cho tới lúc già khú về hưu, chỉ tội chú Ryu chưa kịp hưởng mùi đời đã bị làn sóng Tenergy dập cho tắt lụi, về hưu non không kèn trống gì.
Trong League của em đang chơi, có hai bác xài thìa vuông nhưng vẫn đua đòi dán mút lót bọt khí, một bác thì đánh suốt giải chưa có trận thắng còn bác kia đã bị đội cho ra dự bị vì bị nhiều người bắt bài quá. Có lẽ cặp vợt mút này khó sống chung nhau, vì rõ ràng hai bác ấy giật yếu xìu mà đôi công cũng chậm rề, chả có chút gì đặc sắc của vợt thìa. Nếu là em thì em gắn Bryce Speed hay Boost TP vào đánh, sẽ có khối thằng thua tốc độ. Cái tên mút đó cũng rất quen ở VN, rất là hợp với em Sã Điệu, chính vì cách làm việc của vợt thìa này cũng y chang vậy thôi. Nếu bác nào đang chơi rơ Sadius + Calibra, có thể đổi qua vợt thìa vuông này rất dễ, vừa đở tốn mút vừa khỏi mắc công tập đánh Bh.
-
Ưu điểm của thìa vuông
Thứ nhất là đở tốn mút, vì chỉ cần một miếng thay vì phải mua dán hai bên, vì cùng đánh Bh và FH nên nó cũng mòn đều, tháo ra là vứt luôn. Thế nhưng ưu điểm của nó lại nằm ở chỗ một miếng mút: vợt thìa vuông tuy nhẹ hơn vợt ngang, nhưng lại uy lực hơn rất nhiều, vì trọng lượng nó bù vào bằng độ dầy của cốt vợt, thay vì phải chia cho miếng mút Bh. Chính vì chỗ nhẹ hơn nên rất dễ xoay trở khi đánh ôm bàn, phát lực rất nhanh không cần rút tay về, đó là chỗ khó đoán: nhanh và ngắn. Nên vợt thìa vuông là vua đánh ôm bàn vì lợi thế vợt nhẹ và nhanh. Ai tiếc mặt Bh, dán gai vào thì lại quá dở: nặng nề mà lại hở khi xoay mặt đánh. Bác thìa nào đánh với em mà giở gai ra thì em cứ làm như kỵ lắm, cho bác ấy khoái cứ nghĩ tới miếng gai, rồi sau đó thua em nhanh hơn – chiến thuật nằm ở chổ tâm lý.
Thứ nhì là cú giao bóng và đở giao. Các bác đừng nghĩ chỉ có trình gà mới sợ giao bóng, vợt thìa giao bóng dễ nhìn nhưng khó đoán bao nhiêu xoáy, vì nếu suy nghĩ nó như vợt ngay sẽ hố hàng ngay. Do sự linh hoạt của cổ tay mà vợt thìa có thể thêm hay bớt một chút cường độ hoặc đổi góc xoáy một chút mà ta khó lòng nhận ra. Chỉ một chút thôi nhưng đủ để họ có lợi thế, vì sau đó họ ôm bàn tấn công ngay. Nếu chưa có sự phát triển của kỹ thuật flick Bh trên bàn tấn công cú giao bóng, thì vợt thìa vẫn được xem là đở giao bóng tốt hơn vợt ngang, ở chỗ lắc léo khó đoán. Nhất là cú đánh Fh trên bàn sát lưới, vợt thìa mạnh hơn vợt ngang rất nhiều.
Thứ ba là cú đánh Fh, uy lực hơn vợt ngang đã đành, nếu xét về độ bạo lực thì hơn cả mút Tàu lẫn gai công. Cứ nghĩ cây Sadius dầy 6.5mm đánh đã thấy ngán rồi, cây thìa dầy 12mm đánh Fh hết tay (với 3 ngón tay chịu mặt sau) thì thế nào? Nếu sống lại thời keo tăng lực nữa thì mới hiểu tại sao có chuyện hy sinh một càng để dồn hết cho Fh như thế. Độ mạnh ấy là do đánh thẳng vào bóng, chứ không phải là đánh “ma sát mỏng” như chúng ta vẫn xài với cốt Sadius. Lợi dụng tính tự tạo xoáy của dòng mút tension mềm (hoặc tension đời cũ tẩm speed-glue), vợt thìa chỉ cần đập xéo vào bóng rồi chỉnh hướng thôi, cách giật rất đơn giãn mà cực kỳ bạo lực. Cách chặn đẩy bên Bh tuy gọi là yếu, nhưng vẫn đội lại rất mạnh nhờ vào cốt vợt dày và mút mềm, dù không thể ngoắc cổ tay tạo xoáy nhưng chỉ cần ép vào bóng cũng đủ trả xoáy tới trở lại (do tính chất của mút tension).
Nghĩ cũng lạ, dân ta mê tốc độ, cắm đầu vào dòng Tamca dầy cui cứng ngắc để có cảm giác “ít rung” và tốc độ cao, rồi dán mút mềm vào đánh để mong xoáy nhiều. Nhiều bác yếu Bh phải đổi bộ đánh Fh dứt điểm, chỉ chận đẩy Bh là chính. Thế thì tại sao lại không chơi vợt thìa vuông, vừa nhanh khủng vừa không cần Bh, mà lại có thêm một lợi điểm đặc trưng của vợt thìa là mạnh ngay chỗ nách phải vì không cần xoay qua lại giữa Bh và Fh. Nếu các bác có đọc topic “bộ chân và di chuyển” sẽ thấy rơ vợt ngang phải di chuyển nửa bước hoặc đứng chân khá rộng thấp để đánh Fh cẳng tay – khi bóng xốc thẳng vào nách Fh. Nhưng vợt thìa thì không cần bước “nửa chừng” cũng không cần ngồi thụp xuống, nếu muốn cú đánh có chất lượng thì mới phải bước, còn không thì bóng tới phương nào miễn trong tầm tay là đánh mạnh như nhau. Ai nói đánh vợt thìa phải có bộ chân tốt là nói…lụi, vì suy diễn các tay vợt thìa phải đổi bộ thường xuyên và chạy cắt bàn qua Fh. Đánh vợt thìa rất có lợi về bộ chân, nếu như chân yếu thì nên chơi vợt thìa vì…ít phải bước. Em nói nghiêm túc vì có rất nhiều ông già Tàu đi hết nổi vẫn đánh thìa ngon lành, vì có cần phải bước gì đâu: bên Bh cứ đứng một chỗ chặn đẩy, giữa bàn mới đánh, khi nào bóng xé góc thật sâu bên cạnh Fh mới bước chân qua một chút rồi bước về, di chuyển cực kỳ đơn giãn. Em sẽ quay lại phần bộ chân bộ tay trong phần kỹ thuật cơ bản của vợt thìa.
-
Khuyết điểm
Vợt thìa vuông vốn không có nhiều khuyết điểm nặng đến nổi bị loại khỏi đấu trường đỉnh cao, nếu quay về cái thời 15 năm về trước, khi xài bóng nhỏ (dễ tạo xoáy), cho giao bóng che tay và chưa có mấy loại mút bọt khí xoáy khủng như bây giờ. Nếu như sống lại thời ấy thì vợt thìa cũng có vài yếu điểm căn bản sau.
Thứ nhất và dễ thấy nhất là nó không có cú Bh uy lực, nên bọn Tây chả ai thèm chơi. Tuy không uy lực nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy bác Kim và Ryu ăn điểm bằng cú bạt Bh khá mạnh. Trong VCD dạy kỹ thuật của bác Kim vẫn thấy cú Bh được dạy khá kỹ, nhưng nó chỉ có tính đột biến, không thể là vũ khí chính. Vì vậy dẫn tới chiến thuật của mấy bác đánh thìa là phải bơi qua trái mới đánh Fh để dứt điểm được, đánh xong thì hở ngay cái càng Fh một lỗ chà bá. Cho nên cứ phải bơi qua chạy lại nếu không chơi được trò “đấm một quả chết ngay” của thánh Phồng. Dạo ấy mình thấy mấy bác Tàu đánh với Ryu cứ hay chơi trò dụ hắn né trái giật Fh rồi cứ thế mà lùi ra đối giật hai góc (nhưng bọn thìa vẫn hiểu rõ yếu điểm ấy, khi bơi đổi bộ chúng nó đã xác định là phải đánh một quả rất nặng đòn vào Bh, thường là bọn Tàu chết trước vì thời ấy chưa có cú Bh hệ Tàu). Cú chặn Bh của vợt thìa vuông tuy khó chịu vì tính đột biến nhưng luôn thiếu xoáy vì phải mượn xoáy, nên khi bắt vào bàn góc nhỏng lên khá lớn, chậm lại chứ không vọt tới. Bắt bài chỗ này mà bọn Tàu thường bắn thẳng ép Bh của thìa rồi dứt điểm cú trả lại, vì cú này không quá khó với tuyển CNT. Xem lại những trận hồi ấy, Wang Liqin thường chơi trò này để thắng Ryu. Điểm yếu này rất giống với rơ cốt cứng gia truyền của VN ta, buộc phải phản công nếu không thì bóng sẽ trả lại khá dễ. Bản chất của Bh vợt thìa vuông là không tạo thêm xoáy được nên rất ngại bóng ít xoáy hoặc quá nhiều xoáy, nếu sau đó còn bị me tiếp một cú Fh dứt điểm nữa thì quả là đáng ngại. Bóng ít xoáy buộc thìa phải ngửa vợt ra để bóng vồng qua lưới an toàn, nhưng vì thiếu xoáy nên sau đó nó bắt bàn khá hiền, dâng thẳng vào tay đối thủ. Với bóng khá mạnh và xoáy nhiều thì vợt thìa buộc phải ép mạnh tới đánh sớm, nhưng thiếu cú “ngoắc lên” nên bóng cũng vồng qua cao mà dễ ợt. Chính vì điểm này mà vợt thìa thường vuông phải đi chung với mút “low throw”, nhằm để trả bóng lại thấp hơn, bác nào xài chung với mút lót bọt khí thì còn vui hơn.
Điểm yếu thứ hai thuộc về họ nhà combo vợt khá nãy cứng đi chung mút mềm, em đã phân tích khá chi tiết trong topic “cú giật hiện đại”, đại khái có vài ý chính: yếu đở bóng ngắn trong bàn – buộc phải tấn công, sợ bóng trễ đã cắm sâu xuống, sợ bóng quá ít xoáy hoặc nhiều xoáy,…nên buộc phải dùng bộ chân khủng để bù vào – Ryu Sen Min là ví dụ điển hình, bộ chân của cậu này cũng không thua gì CNT. Bọn khủng long được BTY tài trợ vợt Hinoki một lớp già khú như ông cố, nên khắc phục được vài nhược điểm của cốt dầy, vd tạo xoáy tốt và đánh trong bàn ổn định, dù dầy cả 10mm. Còn nhà nghèo xài vợt 5 lớp thì biết ngay thế nào là nãy hỗn, chưa kể chuyện phá mút tension mềm, vì chấn động của cú đánh khá lớn. Nói chung là y chang họ nhà Sadius, bác nào thấy ổn với em Sã Điệu thì có thể bước tiếp bước nữa qua em thìa vuông.
Thìa vuông những năm ấy vẫn chưa hề thua kém rơ Bh bạo lực của Châu Âu, kiểu đứng gần bàn đánh từng phát dứt điểm hoặc lùi xa bàn đối giật. Vì căn bản là vợt thìa có cú đẩy trái mượn lực thuộc loại khá độc, bóng dội lại gần như tức thì kèm với bóng chuội. Với rơ giật chủ công trái thì thìa sẽ mượn lực bắn qua phải, hoặc ép thẳng về bên Bh, dạo ấy bóng bàn chưa có rơ hai cú Bh dứt điểm nên buộc bên kia phải hãm lực lại vì khó xoay trở đánh chết đòn phản công của thìa. Nếu rơ Bh quá mạnh như Gatien hay Keangra thì vẫn có thể chặn đổi cánh, vì làm gì có ai sở hữu cả hai cú Bh và Fh dứt điểm cùng lúc. Hơn nữa, với các loại vũ khí thời ấy thì chỉ có thể đánh mạnh lực nhiều xoáy ít, chứ không thể biến hóa hoặc cùng lúc lực mạnh mà xoáy cũng khủng như hiện nay. Thời hoàng kim của thìa vuông là những năm còn chơi bóng nhỏ mà cứng, dễ tạo xoáy, chỉ cần phang thẳng vào là có xoáy mà bóng cũng không nặng và mềm như hiện nay. Thời đó thìa vuông cũng chẳng kém cạnh gì so với mút Tàu, tuy là cùng giã thẳng vào bóng, nhưng động tác của thìa vuông đơn giãn hơn vì không cần kéo tay lên tạo xoáy. Thìa vuông đánh với rơ mút Tàu thì chủ yếu thắng nhờ tốc độ khủng, nhờ bóng nhỏ cứng, ai có chơi bóng bàn lúc ấy có thể nhớ lại loại bóng đó dễ đánh vào nhanh như thế nào.
Thế rồi đùng một phát ITTF đổi sang bóng lớn, đi chậm hơn lại khó tạo xoáy bằng rơ giật mút tension mềm, thìa vuông mất đi thế mạnh ở tốc độ. Những cú giã Fh mất bóng thuở nào giờ chỉ tạo được một đường bóng chậm thiếu xoáy, không mấy bất ngờ và nguy hiểm như xưa nữa. Nói chậm thì hơi quá, nhưng với uy lực ấy không xứng đáng phải chơi rơ vợt thìa mà hy sinh Bh. Cú chặn Bh bây giờ không đủ tốc độ, trở nên quá tầm thường và trơ trẽn khi bóng qua luôn vọt lên cao và dừng lại vì thiếu xoáy. Với cốt quá dầy kiểu thìa thì chỉ dựa trên nền tãng tốc độ, chứ khó lòng tạo xoáy nhiều ít biến đổi như rơ vợt mỏng, nếu cố gắng thì cũng chỉ là ép uổng, mất hết đặc sắc của thìa dầy. Thời thế trớ trêu đã đè nghẹt em thìa lại còn dâng không cho rơ mút Tàu cứng vợt đàn hồi một lợi thế vô cùng lớn: rơ thiên về xoáy lại chiếm ưu thế, mà mút Tàu là vua tạo xoáy, giờ chỉ cần đánh sao cho mạnh và biến đổi nữa thì rơ thìa bị đặt vào thế bị động. Cú Fh của thìa vuông đã giật không nguy hiểm, giờ lại phải đối phó với đủ trò biến hóa xoáy lực của bọn Tàu. Nhưng chưa hết, đó chỉ mới là đòn thứ nhất, chỉ mới đánh khụy vợt thìa chứ chưa ngã gục, dạo ấy Ryu Sen Min vẫn còn cầm cự (bác nào còn mấy cái video thời sau 2000 tới 2004 thì cứ mở ra xem Ryu phải cố gắng như thế nào khi luật bóng lớn được áp dụng).
Lúc cấm keo tăng lực có một thời gian vợt thìa vuông lên hương nhờ chụp ngay mấy miếng tension khủng lúc bấy giờ, mà bọn Tàu chưa quen xài booster. Dạo ấy nguyên họ hàng rơ cốt cứng mút nãy lên chiếm võ đài, Schlager và Ryu cũng “lên đỉnh” được đâu chừng 2-3 năm rồi tụt dốc không hẹn ngày gượng lại. Bởi vì một đòn hiểm được tung ra từ ngay quê hương của cây vợt thìa: hãng Butterfly cho ra đời dòng mút Tenergy với lót Spring. Đầu tiên bọn Châu Âu áp dụng và chiếm lại võ đài trong một thời gian rất ngắn (Timo Boll hạng nhì TG, Michael Maze cũng lên từ dạo ấy) thì bọn Tàu học theo ngay, kể cả cú giao bóng của Boll. Kể từ lúc Tây và Tàu cùng xài Tenergy thì hai bác Schlager và Ryu xin nghỉ hưu non ngay. Dạo ấy em có thấy Ruy cũng xài T05, T64 và sau đó xài mút của XIOM (Omega IV hay Sigma gì đó) rồi chìm luôn vì đơn giãn một điều: mút Tenergy không hợp vợt cứng. Nhưng trớ trêu thay, Tenergy lại rất hợp rơ Bh Châu Âu, đánh bên trời Tây thì bị cú Bh vừa mạnh vừa xoáy, còn quay về Châu Á thì gặp rơ Bh Tàu bắn cực mạnh cực xoáy mà xã đạn như súng liên thanh, lại ngay vào bên Bh yếu của thìa vuông mới đau. Bác nào đọc bài “đánh Bh hiệu quả” mà tập được cú Bh Tàu rồi, cứ mạnh dạn đi kiếm rơ thìa vuông mà thử, sẽ hiểu tại sao: Bh của thìa vuông luôn bị xoáy nên bóng luôn vồng lên cao. Gặp rơ dứt điểm thì luôn bị đánh trước bằng những cú xoáy rồi theo đó là cú Fh như búa Thiên Lôi, thế thì treo vợt về hưu là phải rồi. Thời thế đã buộc vợt thìa tròn phải hộc máu kêu trời như Chu Du trong Tam Quốc “trời đã sinh vợt thìa sao còn đẻ thêm chi cái mút Tàu và dòng họ Ten…”
-
Áp dụng ở VN ?
Rõ ràng thực tế đã chứng minh rơ thìa vuông đã biến mất trên võ đài Thế Giới trong những năm gần đây, lý do cũng đã được tìm ra. Nhưng còn ở Vn thì sao, chúng ta có nên phát triển rơ này trong nước, khi những “kẻ thù truyền kiếp” chưa xâm lăng bờ cõi, hay ít ra cũng chưa có ai quá mạnh đủ để khai thác điểm yếu của rơ này. Nếu rơ cốt cứng mút nãy vẫn còn chiếm ưu thế thì rơ thìa vuông cũng vẫn còn áp dụng được. Về cơ bản thì rơ thìa vuông vẫn uy lực hơn rơ vợt ngang hai mút, nếu tận dụng ưu thế tốc độ. So với thìa tròn thì bước chuyển từ cốt cứng sang vợt thìa rất gần, vì nguyên lý phát lực tạo xoáy là như nhau. Về mảng phong trào mà nói thì vợt thìa dễ đánh hơn, khó chịu hơn mà cũng hiệu quả hơn là cầm vợt ngang cùng một loại vợt mút. Em chỉ phân tích ưu khuyết, còn áp dụng hay không là tùy các bác.
II. Thìa tròn kiểu Tàu
Em gọi luôn kiểu thìa này thuộc về Tàu, vì đa số cao thủ xài kiểu này xuất phát từ Tàu, nổi tiếng nhất phải kể bác Liu Goliang (Lưu Quốc Lượng) hiện đang là đại tổng quản đám CNT. Nếu cây vợt thìa vuông đại diện cho bản tánh võ sỹ đạo của dân Nhật cứng cõi vuông vức, lấy sức thắng người; thì cây vợt thìa Tàu cũng đại diện cho bản sắc Tung Quở: mềm dẽo lắc léo, lấy trí địch nhơn. Thìa vuông từ thế kỷ trước đến nay vẫn thế, chỉ có một rơ chính, trong khi thìa tròn TQ đã qua mấy thế hệ phát triển, cải tiến và vượt xa hơn kiểu xưa. Thìa tròn TQ phát triển đột phá từ rơ đánh một mặt nay đã đánh được hai bên, từ rơ cũ xài vợt cứng 7 lớp nay đã có kiểu đánh vợt mềm năm lớp với sự thành công rực rỡ của lứa Ma Lin và Wang Hao. Từ rơ đánh gai công nay đã phát triển qua thế mạnh mút bám cứng hoặc chuyển qua gai thủ,…nói chung vợt thìa TQ đa dạng còn hơn là vợt ngang, chỉ vì lợi thế cách cầm thìa.
Nhưng nếu chỉ nói cách cầm thìa thì khó giải thích tại sao rơ này luôn vượt dẫn trước loại vợt thìa vuông, như bác Kim thành tựu chả mấy sáng chói nếu so với bác Liu, còn đám Mã-Wang thì ăn đứt Ryu về mọi mặt. Có gì khác nhau giữa hai loại đầu tròn và vuông? Vâng, có một “cái gì đó” mà các bác cứ theo dõi có thể sẽ tìm ra, còn cá nhân em thì suy nghĩ: nếu chọn đánh thìa thì em sẽ chơi thìa tròn, dù ngày xưa em tập thìa vuông.
-
Ưu điểm
Thứ nhất là tính đại chúng của vợt thìa tròn ăn đứt thìa vuông. Chỉ cần lấy vợt ngang cầm theo kiểu thìa là có ngay thìa tròn, trong khi thìa vuông phải xài vợt đặc chế. Các bác có thể chỉ ra cái cán vợt thìa thực sự nó ngắn hơn vợt ngang mà chỗ má vợt nơi ngón tay bấu vào phải bị cắt khuyết khá nhiều để cầm cho tiện lợi, nhưng đều có thể dùng cây vợt ngang mà cưa cán hoặc cắt gỗ (dù là sau này khi sản xuất, các hãng vợt có làm thêm loại cán CP cho một số loại vợt hiện đại). Giá thành vợt thìa tròn tương đương vợt ngang, trong khi thìa vuông khá mắc vì cấu tạo phức tạp hơn, lại buộc phải làm dầy. Điều làm thìa vuông bị phân biệt đối xử là khi dán mút vào rồi thì chỉ có họ nhà chúng nó đổi với nhau, trong khi mút dán cho thìa Tàu vẫn cùng hình dạng với các loại vợt ngang, có thể trao đổi qua lại. Do tính đại trà, dân TQ chơi kiểu thìa khá nhiều, so với rơ chơi thìa vuông ở các nước Hàn Nhật, nên tỉ lệ tài năng được phát hiện cho vào tuyển cũng cao hơn.
Thìa tròn có thể là bất cứ cốt vợt ngang nào, nên chúng rất đa dạng trong phối hợp cốt mút, không phải chỉ là cốt dầy cứng đi chung mút mềm nãy như loại thìa vuông. Học đòi cốt cứng mút mềm thì lúc đầu Tàu cũng có, nhưng tránh phải xài hàng Nhật mắc tiền nên chúng nghĩ ngay tới gai công, cũng tốc độ và uy lực chẳng kém gì. Thìa tròn lại có thể đổi tư thế đầu vợt để đổi xoáy khi tấn công bằng gai, vừa có thể phản xoáy vừa cho bóng nãy thấp hơn thìa vuông rất nhiều, nhất là không quá yếu Bh trước những cú giật Bh dứt điểm của Châu Âu (vì chúng trả bóng bằng gai công bắn thẳng chuội tuốt xuống chứ không có hơi nãy lên như rơ thìa vuông mút tension). Dầu có thành tích chói sáng của bác Liu nhưng khi vừa đổi bóng lớn thì bọn Tàu cũng cải tiến ngay cây vợt thìa, áp dụng rơ vợt mềm kết hợp mút cứng của 729, G999 hoặc sau này là DHS. Nghiên cứu vợt của Mã-Wang-Xu ta thấy toàn dùng chung lõi Ayous kết hợp lớp đệm sprouce rất dai, bác Mã chơi lớp ngoài là Walnut, chú Wang chơi Koto còn chú Xu cũng lòng vòng họ nhà Rosewood hay Ebenholz. Với cải tiến này thì vợt thìa TQ đã hoàn toàn khác xa thìa Nhật, vì đi theo cấu trúc vợt offensive classic của Châu Âu. Với cấu trúc cực kỳ lợi thế về tạo xoáy này, cộng với mút Tàu cứng bám nữa thì rơ thìa Tàu hoàn toàn thích nghi với loại bóng lớn, khi mà vợt thìa vuông phải chới với thoái trào.
Một lợi điểm của thìa tròn TQ so với thìa vuông Nhật là cú Bh, cú này chỉ chính thức xuất hiện cách nay hơn 10 năm, từ khi Wang Hao chính thức trình làng (trước đó họ Liu cũng xài nhưng bị cảnh cáo thẻ vàng vì chơi….thiếu nghiêm túc). Nghĩ cũng đúng, chơi vợt Châu Âu mà không đánh Bh thì phí quá, thế là từ chú Mã dè đặt lâu lâu mới làm một phát thì chú Wang xài như vũ khí chính, đánh flick trả cú giao bóng và đôi công cứ như Tây! Đây là một đặc điểm mà chỉ có rơ thìa Tàu mỏng đánh mút Tàu làm được, còn rơ thìa Nhật thì có ứng dụng cũng chẳng ích lợi gì. Thứ nhất, vì vợt mỏng nên thìa Tàu buộc phải dán mút bên Bh làm đối trọng, để vợt có trọng lượng mới giật mút Tàu hiệu quả. Dán mà không đánh thì phí, hơn nữa vì vợt mỏng đi chung mút bám chậm nên cú chặn bóng Bh kiểu xưa rất yếu, buộc phải di chuyển ôm Bh đánh Fh luôn hoặc xoắn đẩy xé góc như Ma Lin. Nhưng nếu có cú chưởng lại như vợt thìa vuông thì quá đã, thế là chú Mã chơi ngay miếng Bryce vào, thỉnh thoảng đổi mặt bắn lại, chết khá nhiều chim sẽ. Hay cái chỗ là có thể biến hóa giữa hai rơ khác nhau trên cùng một góc Bh, lại có cú giật Fh chết người nữa, nên chú Mã cũng lên đỉnh một thời gian lâu. Chú Wang nhìn mặt ngây thơ không ma giáo như lão Ma Đầu kia, nên không thèm chơi mút Tàu bên càng trái nữa, xoay hết mặt kia đánh rơ Châu Âu luôn. Thế là từ đây vợt thìa TQ có càng trái mạnh và xoáy khủng: xoáy nhờ mặt Sriver mà mạnh nhờ lót Bryce, lại do cách cầm thìa nên xoáy ngang cực quái dị nữa. Trùm Châu Âu như chú Boll hay chú Săm-soi-lốp mà gặp chú Wang là đi nhanh như điện, vì hễ ép Bh thì sẽ đụng cú bắn giật xoáy đủ kiểu, mà chỉ cần hãm lực lại là đối đầu với Bh thì ăn ngay cú Fh uy lực của mút Tàu kết hợp vợt thìa.
Sự xuất hiện của Xu Xin khẳng định tính đa dạng của vợt thìa Tàu, khi chú này lấy vợt thìa chơi rơ đánh xa bàn kiểu Châu Âu chứ không ôm bàn như truyền thống Á Châu. Chú Xu chơi tay trái lại khoái bắn Bh xé góc hơn là ôm bàn flick như chú Wang, chú này nhờ sinh sau đẻ muộn nên biết xài T64 lại có một chút gì đó của cú Bh Tàu nên cũng là một cái đinh trên sàn đấu quốc tế, dám “khiêu vũ giữa bầy sói” CNT trong nước. Trong đội CNT nữ cũng có một em (Zhou Xintong) xài vợt thìa mỏng đánh hai gai đang lên, làm đối trọng với rơ ôm bàn đều, thống trị từ thời Zhang Yining. Rơ thìa tròn vẫn thấy bên phía nữ của Hàn và Nhật, đa số là đánh gai công, cũng còn một số lợi thế nhất định vì trong đám nữ ít ai có những cú giật uy lực để xoáy vào điểm yếu Bh của vợt thìa.
Một lợi thế đặc biệt của vợt thìa tròn là kết hợp với mút Tàu, nhờ chúc đầu vợt xuống nên cú giật với mút xếp gai dọc trở nên uy lực và xoáy hơn một cấp. Cú Fh của thìa Tàu vừa có tính đột biến khó đoán điểm rơi như họ nhà cầm thìa, lại có độ xoáy khủng của mút Tàu nữa nên trở nên lợi hại hơn xưa rất nhiều. Hơn nữa, vợt thìa Tàu còn sử dụng cốt rất đàn hồi với cấu trúc lõi ayous kết hợp lớp đệm sprouce cực già, lớp ngoài cùng được xử lý đặc biệt với nhiều lớp seal-coat nhằm tăng độ cứng và nãy. Nghĩa là cái cốt thìa tuy mỏng và dai nhưng cũng rất nặng và uy lực, tạo cho cú đánh cực kỳ “có trọng lượng”. Mặt khác, cấu trúc này rất có lợi về lực khi lùi xa bàn, nên dầu có bị đẩy vào thế đối giật xa bàn thì các chú thìa Tàu vẫn trội hơn rơ vợt ngang Tàu. Hồi đó em cứ nghĩ mãi, tại sao thìa Tàu không chơi loại cốt 7 lớp như vợt ngang cho nó…bạo lực? Thực ra đánh cốt 7 lớp với mút Tàu lại mất sức nhiều hơn, bóng lại đi thiếu tính biến dị uyển chuyển như cốt dai 5 lớp. Vì có xoáy khủng nên chúng chả ngại gì tính chất cầu vồng cao của loại phối hợp này, ngược lại chúng lợi dụng kiểu trợ lực của cốt để đánh ngắn tay, vừa mạnh vừa qua lưới an toàn. Khi thuận tiện thì chúng phang hết tay bóng qua lưới cao nhưng cúp xuống ngay, chả sợ bóng nãy cao như rơ vợt mỏng dán mút bọt khí Châu Âu. Cú Fh của vợt thìa TQ cho tới nay vẫn trụ vững, dù xài loại vợt mút lạc hậu ngần mấy chục năm. Lợi thế này khiến rơ thìa Tàu đối giật Fh mạnh vô địch, khiến Wang Liqin phải xài cốt giãm xóc TBS và H2, từ khi nguyên đám thế hệ sau học đòi chơi Vis và ZLC thì vợt thìa mới hết chiếm thế độc tôn trong đối giật.
Nhờ mút Tàu và có được hai mặt nên cú giao bóng của thìa Tàu cũng biến hóa hơn thìa vuông, độ xoáy khó đoán hơn rất nhiều, dù đã cấm che chọi nhưng lúc chạm bóng nhanh quá chả đọc được xoáy gì và bao nhiêu – nhất là những kiểu phối hợp giao tung bóng cao kết hợp tung bóng rất thấp. Nếu có điều kiện em sẽ viết về các cú giao bóng, trong đó em ngưỡng mộ nhất là vợt thìa Tàu: nhiều bác Tàu cầm thìa với Tenergy, trình èo uột mà giao bóng thôi cũng khiến mình phát hoảng rồi. Nhưng nếu chỉ nói cú giao bóng khó là chưa hết một phần trăm vấn đề, cú giao bóng này khó hơn nữa vì nó quá khôn ngoan đầy chiến thuật, có khi cực kỳ đơn giãn nhưng lại hiệu quả. Các kiểu giao bóng của Tàu đã tính hết các cửa đở lại, nên cho dù ta có trả giao bóng thành công bao nhiêu cũng ngay cú Fh dứt điểm chờ sẵn – mà cú Fh này khoái nhất là đánh bóng ngắn lưng lửng trong bàn. Thời chú Mã Lâm hoàng hành chưa có trò ép trái đối giật như bây giờ, thỉnh thoảng chú Wang Liqin có bắn trái đường thẳng cạnh mới làm chú Lâm ngỡ ngàng đứng ngó, chứ chú Hao chơi kiểu flick moi xoáy Bh lên chả ăn nhằm gì.
Nhìn chung thì thìa tròn TQ có nhiều ưu điểm hơn thìa vuông Nhật, hơn cả vợt ngang. Thìa Tàu kiểu mới thích nghi hoàn toàn với bóng lớn nhờ có mút Tàu và phát triển được cú Bh lật mặt vợt với nhiều kỹ thuật của vợt ngang. Nhờ có mút tension nên thìa Tàu vẫn có tốc độ trong thời kỳ “quá độ” giữa speed glue và booster. Nhờ hai mặt và mút Tàu nên luật cấm che tay cũng chả ăn nhằm gì các bác thìa Tàu. Nhờ các ưu điểm trên nên thìa Tàu vẫn tồn tại đến ngày nay, sau bao lần ITTF đổi luật, khi mà thìa vuông đã bị đánh knock-out ngay từ vòng gởi xe. Nhưng khi làn sóng Tenergy ồ ạt với đám trẻ trâu có cú Bh súng máy thì rơ thìa tròn này mới bắt đầu lộ ra những yếu điểm, kéo theo một loạt quân xanh tấn lên CNT chả còn ai chơi thìa nữa. Vợt thìa tròn là “linh hồn” của Tàu nên dầu có bị xếp sau, họ nhà Khổng-Lượng vẫn tìm cách cải tiến tiếp, để nó không bị xếp…xó. Chúng ta sẽ chờ xem bọn Tàu sẽ còn giở trò gì ra, nhưng trong thời kỳ này thì em thấy rất rõ là rơ thìa đang bị ăn hiếp đến tội nghiệp, nhất là xem Ma Lin đánh gần đây hoặc Wang Hao đánh với đám trẻ trâu thế hệ Fang Zhen Dong.
-
Khuyết điểm
Thành thật mà nói, em xem rơ thìa kiểu chú Wang Hao chả thấy yếu điểm gì hết, đây là phiên bản nâng cấp của Ma Lin nên đã được “vá” hết các lỗi. Nhưng bọn Tàu hay ở chỗ chúng phải loại thải lẫn nhau để tiến hóa, các HLV buộc phải suy nghĩ tìm cách khoét khoan cho ra điểm yếu, để đàn đệ tử con cháu mới tấn lên được. Như rơ của Ma Lin né trái giật phải thì bọn trẻ đã khoét sâu hai cánh cho chú này chạy xăn mỡ luôn. Còn như chú Hao vẫn đứng chì ôm càng Bh cứng cựa, thì đục khoét thế nào được? Đua trái thì chú Hao quá ổn, còn lật cánh Fh thì dạo ấy chỉ có Wang tiên sinh mới may ra dám chơi trò đấu súng với chú Hao. Nếu không có chú Zhang và cái đầu trọc lóc của ông HLV mới nghĩ ra trò xài cây Vis để hãm lực và xài T64 để đua đều Bh, thì chú Hao tới giờ vẫn làm trùm.
Áp dụng cây Vis đánh mút Tàu và Tenergy vào Bh là một bước vọt lớn của bóng bàn TQ, kết quả là họ có thêm một Grand Slam và vô số cao thủ mới mười mấy tuổi đầu đã làm điêu đứng Thế giới. Mà cái bước “chân phải” này đã buộc “chân trái” đành chịu đứng lại phía sau, điểm yếu của rơ thìa hai càng đã bị Zhang Zike bóc lộ ra khá rõ: càng Bh của thìa Tàu không đủ mạnh và đều bằng Bh rơ Tenergy, còn Fh thì không thắng nổi độ đều của cây vợt giãm xóc Viscaria. Trong khi các tay vợt Tàu đều ngại cú Fh quá xoáy của vợt thìa, thì Zhang phang trả lại những quả lưng lửng thiếu lực, bóng lại rất sát lưới và nãy thấp chứ không bị ăn xoáy dư lực vồng cao lên. Khi ai cũng ngán cú Bh xoáy ngang hoặc bắn nhanh của Wang Hao thì Zhang Zike chơi trò đối giật Bh ngắn tay lên xoáy khủng, vừa trả lại xoáy ngang vừa rất an toàn. Mất thế Bh thì buộc chú Hao phải quay về rơ một càng dựa vào cú Fh né trái đánh phải, nhưng vẫn chịu không nổi trò giật Bh ngắn tay xốc ngắn thẳng về Fh; đằng cánh nào thì chú Hao cũng kém cạnh, nên đành ngồi lại cái nghế số 2-3.
Một mình chú Zhang xì-ke đã làm mệt mõi rơ thìa Tàu lắm rồi, giờ lại xuất hiện thêm chú Fang Zhen Dong và hàng lố những thằng trẻ trâu bắt chước cái kiểu phối hợp Bh và Vis ấy, sắp tới có lẽ cái ghế trong CNT của chú Hao cũng bị lấy mất luôn (nếu không vì chú này quá kinh nghiệm chiến trường Quốc Tế, thì chắc out lâu rồi). Trong khi chú Hao bị đám ruồi trâu hành hạ, thì chú Xu Xin có vẻ như vẫn ung dung tự tại với cái vị trí số 4-5: đánh không lại 3 chú cớm bự nhưng vẫn đè bẹp cái thằng mũi trâu mới lên, nhờ vào tay trái. Các bác cứ bảo em đùa: tay trái thì ăn vạ gì vào chuyện vợt thìa? Xu Xin chẳng những tay trái mà còn lợi dụng cốt dai chơi trò giật bóng xa bàn cầu vồng cao nếu vào thế đối giật, thỉnh thoảng vẫn nhập kê vào bàn bắn Bh và giật dứt điểm. Tay trái có hai lợi điểm: cú Bh Tàu tuy làm mưa gió nếu đánh BH-BH, còn nếu phải phản công lại cú Fh thì nó vẫn còn điểm yếu (chỗ này Ma Long khai thác để thắng Zhang Zike trong những điểm quan trọng). Nhưng với Xu thì cú Fh tay trái có thể phang thẳng vào Bh của Fang và Zhang với lợi thế thìa Tàu vẫn hơn Bh Tàu. Còn Xu chơi rơ đối giật xa bàn lại chẳng ngại gì họ nhà Arylate-carbon vốn nổi tiếng yếu khi lùi lại, Xu đâu phải như Wang Hao phải giật Fh trâu bò hòng thắng điểm, Xu cứ nhàn nhã lên xoáy cao nhòng, cầm chắc bọn Ma Long, Fang, Zhang chẳng làm gì được ngoài đánh đối giật Fh lại một cú không mấy khó, bóng tuy rớt thấp nhưng thiếu xoáy so với cú Fh Wang Hao. Chú nào chơi khó ép Bh của Xu thì coi chừng bị bắn Bh chéo góc chạy xịt khói. Nhờ đứng kèo dưới lại lấy mạnh đánh yếu nên rơ của chú Xu Xin vẫn còn trụ vững, cho tới khi có một chú tay trái mạnh tương đương Fang Zhen Dong xuất hiện.
III. Hướng đi nào cho bóng bàn VN?
Cái vợt thìa Tàu thì dễ kiếm, nhưng tìm đâu ra miếng mút Tàu tốt để đánh, khi mà bọn Tàu cứ gạ gẫm mấy “nhà phân phối” dân ta lấy mút lỡm về bán kiếm lời? Chơi vợt thìa khó vì không thầy đã đành, bị phân biệt là tà đạo cũng ráng chịu, nhưng không có mút thì lấy gì đánh. Có ba hướng giải quyết để có thể áp dụng lối cầm thìa vào phong trào bóng bàn VN: đó là đánh mút bọt khí cứng, đánh mút Tàu hạng hai và đánh gai (công hoặc thủ). Đó là những cách mà các bác Tàu sống xa Hoa Lục đang áp dụng.
Chơi thìa Tàu với mút bọt khí cứng như T05 thì tuy dỡ hơn mút Tàu nhưng vẫn uy lực hơn rơ cầm vợt ngang Châu Âu. Nếu bác nào thích thì em nghĩ nên xài cốt 5 lớp như YEO (nặng tầm trên 85gr) rồi cứ phết thêm vài lớp sơn móng tay sao cho nó lên tới 90gr là vừa. Không nhất thiết phải là Tenergy, các bác cứ lấy mấy loại bọt khí cứng mà rẽ là ngon. Bên Bh nên chơi loại mút low-throw như Bryce, Boost hoặc Calibra. Tập đánh Bh luôn chứ đừng nên chỉ đẩy trái một mặt, nếu bắt chước cú đánh Bh của Wang Hao luôn thì càng tốt. Lợi dụng cốt 5 lớp, các bác có thể áp dụng kỵ thuật “giật bóng hiện đại” mà cách cầm thìa là thế mạnh về phát lực: cứ phang vào bóng rồi nhấc tay lên thôi. Với một ít kỹ thuật di chuyển ngắn ôm bàn (tại chỗ, nửa bước, đổi bộ,..) là có thể để lại tên tuổi trên giang hồ rồi. Bác nào khoái rơ thìa vuông vẫn có thể đánh thìa tròn, kiếm cây dầy 7 lớp dán mút tension mềm vào đánh, đừng kết hợp chung với loại mút bọt khí mới rất kém hiệu quả.
Vì cơn sốt mút H3 nên có quá nhiều hàng giả, nhưng các loại 729 hay G999 thì chưa ai thèm làm giả, vì…có ai thèm chơi đâu. Với những loại mút không sợ giả thì các bác nên lựa độ cứng bằng cách cân so sánh trong những miếng cùng hiệu, miếng nào nặng nhất thì cứng nhất. Một miếng mút tốt có thể chơi cả năm, rất kinh tế so với rơ xài mút bọt khí hoặc mút mềm. Em từng thấy có thằng du học sinh Tàu, chơi thìa dán miếng H3 tuyển tỉnh cũ xì nát bấy (nát đúng nghĩa là mất mấy mảng topsheet lòi sponge lên) mà cứ lấy vô địch đơn trong Super League hoài. Bác nào tìm được mút tốt thì cứ xài tới nát bấy cũng được hơn một hai năm, mút cứng đánh rất bền. Mấy loại 729 gai ngang lót cam đậm đánh thìa cũng rất ngon, ngày xưa em từng xài với cây thìa mỏng vuông. Đừng ham chi mấy thứ lót xanh hay “prov” chỉ vỗ béo mấy thằng Tàu điếm thúi. Hàng Palio, 729, Yinhe,..thỉnh thoảng vẫn có những miếng mút cực ngon, là phần thưởng cho các bác nào chịu săn và biết lựa.
Thìa đầu tròn mà đánh gai công là cực đã, dù hiện nay vẫn còn chơi bóng lớn mềm nên gai công bị thất thế, biết đâu khi ITTF đổi sang bóng Poly trơn và nhỏ hơn một chút thì gai lại lên hương thì sao – người thành công là người biết đón đầu chứ không phải đi theo đuôi. Tìm mút Tàu ngon không có chứ gai công tốt có rất nhiều, lại rẽ nữa, bác nào hứng thú có thể tìm hiểu thêm về gai trong topic “đánh gai căn bản” của em. Đào tạo được vợt thìa chơi gai công có Bh loại khủng, là ước mơ của em. Bác nào đi trước thì cứ làm thử, sẽ thấy rất hiệu quả: thìa mà đi chung với gai công thì khối đứa kỵ, có Bh đổi để bắn hoặc giật xoáy ngang trong khi Fh cứ chờ đập thì không rơ Xã Điệu nào chịu nổi đâu. Thìa gai công đã khó chịu, thìa chơi gai dài còn ác hơn, nếu có Bh gai công và kỹ thuật xoay vợt. Em nói chắc các bác không hình dung nổi đâu, cứ tìm mấy video “pimples legendary” trên Youtube sẽ thấy mấy ông già Tàu chơi rơ này cực kỳ hiệu quả, hoặc search mấy clip của em Zhou Xintong sẽ thấy đám nữ Tàu bị khó khăn ra sao.
Điều kỳ diệu sẽ xãy ra nếu chúng ta chịu thay đổi, áp dụng những rơ này cho ngay chính những em có năng khiếu mới tiếp cận bóng bàn. Biết đâu sau này chúng ta tìm được nguồn tài trợ từ một hãng mút Tàu nào đó, hoặc có khả năng với tới những miếng DHS thực thụ, thì bóng bàn VN sẽ không phải chỉ chịu sĩ nhục trong cái ao làng ĐNA như hiện giờ. Việc áp dụng và phát triển những rơ “cũ người mới ta” sẽ còn rất gian nan và phải chịu cái quy luật Bậc Thang, nghĩa là thế hệ này sẽ làm bàn đạp cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên cái gì lạ nó cũng hay, có danh tiếng trên giang hồ, ví dụ đánh vợt ngang trình B nhiều như lúa, vậy mà Tuấn Thìa và Trường Mập ai cũng biết tiếng. Thế hệ đầu tiên sẽ gây bất ngờ vì chưa ai biết rơ nhau, sẽ đi khá sâu vào giới chuyên nghiệp cho tới khi gặp đúng chướng ngại tới hạn sẽ dừng lại, chờ thế hệ sau công phá tiếp. Bóng bàn TQ có ngày hôm nay là do sự đóng góp của biết bao thế hệ vdv và hlv, mới hình thành nên lối chơi ngày nay. Còn chúng ta chả cần đổ mồ hôi xương máu như thế, Tàu nó chôm của Tây thì Ta cứ chôm thẳng từ Tàu, đó cũng là quy luật thôi. Em chỉ viết đại khái, nếu ai nghiêm túc muốn đột phá thì chúng ta cùng ngồi lại mổ xẻ, phân tích và học hỏi từng chút kỹ chiến thuật của Tàu mà Việt hóa nó cho đội năng khiếu thế hệ mới, ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay.
IV. Một hướng mới cho vợt thìa đánh gai khi bước vào thời kỳ bóng poly
-
Gai công bên FH, mút láng bên Bh, có khả năng xoay vợt đổi mặt đánh được cả 2 bên.
Rơ này thì các bác đã được thưởng lãm vào dịp HN Open năm ngoái, với nữ cao thủ Mỹ gốc Tàu (tên gì em quên mất). Em này chỉ mới luyện được mới có 50 thành công lực mà đã làm trùm đám nữ bên Mỹ, đội bom cánh đực rựa A2 của ta thua xiểng liểng. Em cũng từng đụng với một cô nương như vậy đến từ xứ Anh Đào, nàng chơi Spectol 21 dán thìa vuông nhưng dám đập cả cú loop-kill của em, tuy trận đấu quá nhanh nhưng em cũng gần 5 lần chưng hửng vì không thể tưởng nổi vì các kỹ thuật và bộ chân ấy chỉ có ở vdv chuyên nghiệp. Theo sự tính toán của em thì rơ thìa gai này sẽ lên hương khi bóng poly được áp dụng, với các lý do như sau:
-Bóng này sụp xuống rất nhanh, cho nên rơ không xoáy ôm bàn đánh sớm sẽ chiếm lợi thế: đánh thì dễ (vì bóng tới ít xoáy, có sụp xuống nhanh cũng không sao vì đánh sớm) nhưng trả bóng lại rất khó nếu khéo léo đổi điểm rơi.
-Dễ tấn công vì bóng nặng hơn lại không còn dị nữa, đòn dựa vào tốc độ có lợi thế hơn dựa vào xoáy. Ngược lại đối thủ phải mất nhiều nổ lực khi đối đầu với bóng ít xoáy, rơ giật ma sát sẽ càng kỵ hơn. Cú bạt sớm sẽ lên ngôi vì khó có thể bị phản công lại.
-Nếu luyện được kiểu móc xoáy Bh trên bàn như Wang Hao rồi chờ bạt góc thì lợi hại vô cùng. Khi móc xoáy thì bóng sẽ cắm nhanh xuống, buộc đối phương vào thế đánh trễ khó dứt điểm, chỉ có thể đánh xoáy (mà xoáy không phải là lợi thế khi xài bóng poly). Còn bên thìa lại thích quả moi ấy. Có thể xắn sâu bằng mặt gai về 2 góc bàn rồi chờ đập cũng khá hay, nếu đối phương có chiêu Bh kiểu hiện đại (ngắn trên bàn) thì ta dùng mặt gai công để trị, phá được cái thế “xoáy leo thang” của đối phương.
a. Phối hợp vũ khí
Thường thì vợt thìa đánh gai ngày xưa thông dụng loại 7 lớp đều nhau, có cái hay là bóng vọt ra rất nhanh và dị khó đoán, bù lại thì Bh rất yếu chỉ gắn mút gai thủ hoặc mút láng mềm low-throw. Cá nhân em thấy cốt 5 lớp dễ đánh và làm được nhiều trò “thời trang” hơn, chỉ xài cốt 7 lớp khi nào thành thạo và cần tốc độ cao. Xài cốt Tamca-5000 như cô nàng bên Mỹ ấy thì tự gây khó cho bản thân thôi. Vợt thìa chơi gai được cái hay là không kén loại mắc tiền, mấy thứ vợt cùi bắp lại càng hợp, những cây Song Ngư hay Song Hỹ rẽ tiền lại đánh thấy ngon hơn loại hi-tech nhiều. Mấy cây vợt basswood xưa ấy cho lực rất là thực, cảm giác rất tốt, rất thích hợp cho rơ đánh ôm bàn. Nếu đã chơi mặt gai công thì nên lựa vợt có mặt ngoài là Ayous, lớp đệm càng mềm càng tốt, xài loại đệm sprouce rất dở vì cho cảm giác quá nhún.
Gai công dán mặt Fh, theo gợi ý của em loại Spectol 21 là dễ chơi nhất, sau đó là Spectol lót thường, các loại gai dọc lót mềm đánh rất dễ nếu thiên về tốc độ và điểm rơi. Sau khi đã thành thạo có thể thử loại lót ngang chân chóp cụt lót mềm, loại này rất dễ biến hóa xoáy và cũng là thứ gai mà dân sành chơi gai công ưa chuộng. Em dùng loại xếp ngang nhưng có tune lên cho nó nở gai ra, đánh dễ hơn là để gai quá khít, tùy các bác hiệu chỉnh sao cho vừa chiến thuật và sở thích. Độ dầy của lót khoảng 1.9mm là đẹp, vừa dễ điều khiển nhưng vẫn uy lực, mỏng quá cũng khó đánh lắm – độ dầy thích hợp nhất cho từng người khác nhau, cho nên khó có tiêu chuẩn chung.
Mút cho Bh cũng tùy vào rơ đánh từng người, nếu đánh Bh chủ yếu bằng mặt láng với đầy đủ kỹ thuật xoáy thì nên đầu tư mút tốt. Nếu chiến thuật là moi xoáy cao lên (hi-throw) để tương phản với mặt gai đi thẳng thấp, thì nên xài dòng bọt khí có lớp topsheet bám bóng (Hexer, 5Q, R7,…). Nếu chiến thuật là bắn Bh tốc độ đôi khi có đối giật thì nên đầu tư luôn 1 em T64, dầu gì nó cũng khá lâu hư (vì ít chạm tới) và không yêu cầu bề mặt phải quá tốt (không dùng để đánh Bh dứt điểm). Các dòng có topsheet ít xoáy như Bryce hay nhóm có bề mặt lì như Stiga Calibra khó áp dụng cho cú moi xoáy trên bàn, không nên xài.
b. Ưu khuyết điểm và các chiến thuật chủ đạo
+Ưu điểm: cú bạt như búa Thiên Lôi của gai công vợt thìa khỏi cần phải quảng cáo, nếu tập đánh cho chính xác và có thể tùy nghi nặng nhẹ hoặc biến hóa xoáy nữa thì chắc chắn sẽ có danh tiếng trên giang hồ, nếu đẩy hoặc bạt được bằng gai bên Bh thì càng lợi hại – cái này gọi là “dùng lực đè bẹp”. Trò thứ 2 là “dùng gậy ông đập lưng ông” bằng cách trả xoáy, hoặc trả lực nếu bị tấn công, gai mà đấm lại cú giật thì ác phải biết. Trường hợp đối thủ giở bài “không lực Hoa Kỳ” thì ta sẽ dùng mặt láng bên Bh để đánh hoặc xắn dài bằng gai sâu về 2 góc sẽ phá được thế không xoáy không lực, sau đó chỉ chờ bạt. Khi bóng poly được áp dụng rộng rãi thì chẳng ảnh hưởng gì tới gai cả, mà trái lại càng lợi thế hơn.
+Khuyết điểm: cũng như gai công nói chung, rất ngại quả giật xoáy khủng bóng vọt tới, lại cầm thìa nên cũng ngại quả này đánh vào Bh. Sợ quả loop-drive của mút Tàu quá mạnh khó kiểm soát bóng trả lại. Sợ cú bạt thẳng vào gai khi đứng ôm bàn. Nhờ bóng mới nên khó làm được cú giật chuội tới, trong nước khó tìm được ai có cú loop-drive mút Tàu nên không phải lo, chỉ cần dùng chiến thuật sao cho đừng phải đối phó với quả bạt. Nếu xài gai lót mềm thì không ngại bóng “buồn ngủ”, chỉ cần vào bóng sớm là được. Ai cũng bảo đánh gai thì kỵ bóng bạt, không xoáy hoặc quá xoáy, bóng không lực, tuy nhiên một cao thủ đánh gai thì lại không bao giờ pải đối phó với những quả này, vì họ đã tính trước hết. Đánh với những tay vợt thìa gai công, chính Schlager còn thua nhanh 0-4 vì chẳng làm gì được, dù tay này nổi tiếng những quả ôm bàn đánh ít xoáy tốc độ cao, giao bóng cũng lắm ma giáo. Chính em cầm gai cũng không ai đánh vào thế “không lực” được, vì em luôn tạo xoáy trước và đẩy dài về góc, lại luôn canh me những quả tréo cẳng ngỗng vào cạnh bàn cho nên làm gì có chuyện đối phương nhanh đủ để bạt em trước. Cái khuyết điểm thì phối hợp và rơ nào cũng có, hay dở là ở chỗ mình vá nó thế nào.
+Chiến thuật chủ đạo:
-Giao bóng tung cao kết hợp giao bóng tung thấp, đổi mặt khi giao bóng hoặc lợi dụng 2 mặt để tạo những quả giao bóng khó nhưng hợp lệ. Đánh như thế thì đôi lúc không cần giao khó cũng trở thành rất khó, mặt gai giao bóng tung cao và chạm nhanh rất khó đoán xoáy và điểm rơi. Giao bóng xong ôm bàn công liền dù là không đánh chết được ngay thì cũng đánh nhẹ, khi đã vào thế công trước thì sẽ luôn chiếm thế thượng phong.
-Khi đở giao bóng thì nên dùng mặt Bh để flick trước, nếu ngắn bên Fh thì cắt dài về 2 góc bằng mặt gai. Nếu bị đánh trước thì nên dùng mặt gai để chặn hoặc đấm lại, khi đối thủ lúng túng là lúc ta phản công. Gai công khá yếu khi gò ngắn sát lưới, dù nó vẫn tạo được xoáy nhưng hay nhất vẫn là đẩy dài, tận dụng ưu thế tốc độ khi cắt gò và độ khó đoán xoáy làm đối phương chậm nhịp khi tấn công, khi đó ta mới phản công được. Không nên đánh quả cắt nhỏng lên khựng lại vì đối phương có thời gian đánh cú loop-drive. Nếu không bạt được cú giật moi rất xoáy thì ta có thể dùng gai xoa nhẹ quả bóng trả lại đổi góc, với những quả trả này rơ giật moi xoáy cũng không ưa gì.
-Nên tập cách xoay vợt thìa: lơi ngón cái ra, dùng ngón trỏ xoay vợt về phía ngón trỏ (có thể dùng lực cổ tay lắc về phía ngón út một cái), khi cạnh vợt vừa qua khỏi ngón cái là khép lại ngay, sao cho chỉ trong 1 động tác là hoán đổi được. Tập trong lúc đánh đều, sao cho đánh 1 trái 1 mặt khác nhau, trong tíc tắc đổi mặt liền. Khi đổi mặt thuần thục thì nên tập thêm một rơ thìa tròn đánh mút láng để phụ trợ. Đổi mặt khi giao bóng cũng rất hay, nếu thấy đối thủ rất vụng về khi đỡ giao xoáy.
c. Các bài tập căn bản
-Bộ chân của rơ này là ngang nhau, không lùi chân thuận về sau, phải luyện kiểu di chuyển “nửa bước” và “bước chéo” cho thuần thục. Vì không cần quan tâm tới kỹ thuật giật xoáy cho nên thời gian được rút gọn rất nhiều, ta dùng khoản đó đầu tư vào bộ chân và các xoay hông. Vợt thìa cầm gai công đánh rất ngắn, chỉ cần xoay hông là đã đủ lực cho một đòn đánh rồi. Hông là gốc của lực chứ không phải cổ tay, nếu tập chơi ngay từ đầu thì tuyệt đối tránh dùng lực cổ tay.
-Đánh thẳng vào bóng (dầy, không cần ma sát) ở mọi góc độ của đường bóng. Một số gai đánh cú bạt rất dễ (Spectol 21) nên tập gai này lúc mới học, sau khi rành phần bạt có thể chuyển qua loại gai khít hơn hoặc gai ngang chân lớn để đánh có thêm xoáy (có thể tùy nghi phát xoáy tới hoặc không xoáy). Tập dần với bóng lưng lửng cũng bạt, xoáy chìm cũng bạt dứt điểm được, sau đó tập bạt với bóng xoáy tới (hơi khó hơn). Có thể tập thêm cú giật moi của gai công để đối phó với những quả cắt chém chuội quá nặng, lưu ý chỉ cần moi qua lưới và thấp, chứ không cần ma sát tạo xoáy (nghĩa là mặt vợt mở ra rất lớn, chủ yếu là “bê-bợ” quả bóng trả sang, rồi chờ đập ngay quả sau.
-Tập Bh song song hai mặt sao cho thành thục mặt gai thì cũng vừa xong mặt láng, đây là chỗ tập lâu hơn vợt ngang vì có tới 2 mặt bên Bh nên số kỹ thuật sẽ tăng gấp đôi – cố gắng tập sao cho có thể liên hoàn đánh gai hay mút tùy ý bên Bh mà không bị loạn tay. Cho tới khi chặn gai được cú giật xung và moi xoáy được cú giao ngắn (đánh đẩy góc cú giao dài) thì xem như xong phần căn bản. Về mặt xoáy thì nên xài gai để trả, nên gò dài hơn là bắt ngắn, nên tập giao dài hoặc hơi nhú ra bàn chứ không lợi thế khi giao ngắn.
Gai sợ cú giao nhanh xốc không xoáy, theo lẽ thường sẽ cố gắng đở lại an toàn, sẽ bị đối thủ đánh loop-kill trước, như thế sẽ rất bị động. Không riêng gì cầm gai, dù là mút láng đánh ôm bàn cũng sợ quả giao này. Có 2 cách trả: dùng mút láng thóp bụng giật lên ngắn tay, vào thế xoáy tới thì đối thủ phải là trình rất cao mới đánh chết ta ở cú sau. Nếu đối thủ chỉ giật xoáy cao thì ta đã thắng. Cách 2 là dùng mặt gai xắn xuống (kỹ thuật chop-block) dài về 2 góc, quả này khá chuội và nhanh, xem như “gậy ông đập lưng ông”, lưu ý là phải đánh dài ra cuối bàn, đở trong bàn khựng lại là nát xác.
Sợ rơ lob bóng cao (rơ này ít có ở VN nên không phải lo). Cầm gai vợt thìa khó đập quả cao, kỹ thuật khó hơn là cầm mút láng vợt ngang nhiều, mà bắt ngắn lại cũng kém so với mút láng. Em xem He Zhi Wen đánh với rơ lốp cao thường là dùng chiến thuật chặn sớm đổi cánh ra hai biên, chỉ đập những quả nào đối thủ đở trễ. Vợt thìa gai công có lợi thế hơn vợt ngang ở cú chặn sớm đổi biên, có thể xoay mút đập bóng xoáy ngang rồi ép góc tiếp.
d. Dành cho tay trái
Tay trái có lợi thế nhiều hơn khi đánh rơ này, nên chọn ngay vợt 7 lớp ( lựa thứ chậm mỏng chừng 6mm) từ đầu. Search internet tìm các clip của lão He Zhi Wen ở Spain mà tập theo (hình như lão này còn có các clip tập luyện nữa). Vì đánh tay trái nên nếu đối phương tấn công chéo góc sẽ vào cú Bh bắn gai, mà vợt thìa ôm bàn đánh cú này ác lắm (tay trái thì lúc nào Bh cũng ôm góc này) xé ra 2 biên thì khó lòng mà tấn công bạo lực liên tục. Còn nếu giật thẳng về Fh của tay trái thì khó dứt điểm vì khó hơn là giật xéo, nếu hãm lực (vì sợ ra ngoài) thì bên gai sẽ rất dễ dùng Fh bạt lại. Càng kỵ hơn nếu như rơ tay phải yếu Bh, hoặc đánh 1 càng chỉ dùng BH để bắn tỉa, lúc đó phía gai chỉ cần tấn công Fh xéo vào Bh là cầm chắc chiếm thượng phong. Nếu rơ tay phải chỉ biết giao bóng kiểu “múc cháo lòng” đường chéo thì vào ngay Fh của gai công (không sợ xoáy) nếu sơ hở hơi cao là phải trả giá ngay.
Tay trái cầm thìa có gai thì nhất về khoản giao bóng rồi, nên tập kiểu tung cao và kiểu tung ngắn giao đổi mặt (xem các kiểu giao của Xu Xin hoặc Wang Hao). Nếu thích về khoản tạo xoáy thì nên xài gai ngang như Super SpinPips hoặc 802-40. Lưu ý bộ chân đứng ngang và đừng đánh dài tay, luyện “cầm nã thủ” cho rơ thìa gai này, không nên luyện “Giáng Long Thập Bát Chưởng” vì không hợp.
e. Dành cho rơ nữ
Lợi thế của nữ là không gặp phải những quả bạt hoặc giật bạo lực (dù là đánh với nam thì cũng chẳng có ai xấu mặt đi làm trò đó), cho nên cầm gai sẽ ít bị bất lợi. Hơn nữa, rơ nữ ngày nay chủ trương đánh dài hơi (Nữ nhi tình trường, anh hùng khí đoản) và lên xoáy an toàn, dù ra nước ngoài cũng không quá bất lợi vì gai khoái nhất là rơ này. Trong nước thì các em gái yếu sức phải mượn lực từ cốt cứng và mút nãy, sẽ rất kỵ các quả sụp không xoáy của gai công. Khi bóng mới được áp dụng thì càng có lợi vì rơ moi xoáy sẽ phải rất cực khổ với bóng poly ít xoáy. Vì nữ thường lùn và ngắn tay, nên rơ vợt ngang đánh không mạnh bằng vợt thìa đánh nhào người tới.
Lưu ý, sẽ gặp trường hợp nữ ít lực nên sẽ dùng chiến thuật không xoáy trả bóng, lúc này ta nên xài tới mặt láng bằng cách xoay vợt. Hoặc thấy đối thủ nhát không dám công trước mà chỉ chờ ta đánh hư, lúc này ta nên tạo xoáy bằng gai, nếu đối thủ vẫn không công thì ta đập sớm (vì bóng đã có xoáy).
-
Vợt thìa đánh gai dài bên Fh, gai cụt bên Bh.
Đây là rơ thường thấy ở TQ trước đây, khi bóng mới áp dụng thì rơ này cũng lên ngôi, CNT biết trước nên đã huấn luyện em Zhou XinTong chơi trò này. Tuy vẫn còn bóng cũ nhưng xem video chúng ta cũng thấy cao thủ CNT nữ gặp khó khăn với em này ra sao. Điều đáng nói là lợi thế của vợt thìa trong rơ này: Bh có 2 mặt hoán đổi cho nhau rất hoàn hảo, Fh cũng có thể dùng mặt sau để bạt hoặc xoay vợt. Một lợi thế khác nữa là do đầu vợt chúc xuống nên đánh trong bàn rất lắc léo, có thể lợi dụng chiều của gai để biến hóa xoáy cho cú đánh thêm phần khó đoán. Theo nhận xét của em thì rơ này thích hợp với các ông lão tướng, dân phong trào và nữ chuyên nghiệp. Trong đám đó không ai có cú giật dứt điểm bạo lực nên rơ hai gai làm ăn vẫn ổn định. Rơ này không thấy trong nam giới bên TQ vì kỵ cú giật loop-drive và cú bạt thẳng của mút Tàu, nếu có đở vào thì cũng không gây khó dễ nên sẽ rất thất thế. Theo tình hình chung của bb VN hiện nay thì nam vẫn chơi rơ này được thoải mái, cú giật Fh của Sadius chỉ có nhanh và thấp chứ không hề khó đở.
a. Phối hợp cốt mút
Không nên chơi cốt nhanh trong trường hợp này. Zhou chơi cốt P-500 nhưng em thấy cốt này vẫn chưa phải tối ưu vì có lớp sprouce quá dai tuy cho cảm giác rất bén nhưng nếu là rơ nam đánh sẽ không đở được vào bàn. Theo em thì cốt Korbel Speed của BTY tốt hơn vì cũng cùng cấu trúc nhưng lớp đệm là limba, thích hợp cho người mới tập chơi gai dài bên Fh. Hoặc các loại cốt thìa rẽ tiền nhiều lớp mà chậm của Song Ngư cũng ngon. Nếu không có lớp koto thì nên seal thêm vài lớp cho cứng hơn. Không cần cốt gỗ già trong trường hợp này, nhưng nên làm cho nó nặng bằng các thủ thuật như tẩm dầu lanh, seal mặt ngoài, dán thêm rìa. Độ nặng của cốt sẽ giúp ổn định khi đở những quả tấn công bạo lực của đối thủ, nhất là khi quả bóng trở nên nặng hơn.
Gai dài bên Fh nên lựa loại chậm và có lót nhưng mỏng nhất (0.5mm), gai yếu (đầu láng thân bám) sẽ tốt hơn loại gai cứng đầu nhám. Cầm gai ngang bên Fh với vợt thìa tốt hơn gai dọc vì phát huy được lợi thế các cú đánh kỹ thuật như xoa, vẩy, trượt, đấm,..không cần tính năng phản xoáy cao lắm, cần nhất là gai phải thưa và có thân bám bóng thì mới linh hoạt trong kỹ thuật Fh. Gai không lót (OX) tuy phản xoáy mạnh nhưng rất dễ gãy chân nếu nhập kê hai đòn bạo lực, hơn nữa nó cũng không ổn định và khó tạo xoáy, lót mỏng mà mềm là tối ưu.
Gắn Bh loại gai ngắn nào dễ đánh nhất, Spectol 21 là lựa chọn số 1, Zhou cũng xài miếng này. Tuy không có gì độc đáo nhưng miếng Spectol 21 làm được hầu như mọi chuyện, nó có thể tạo xoáy như mút láng nhưng có tốc độ cao và đi chuội lơi (low-throw). Khi giao bóng thì xài miếng này rồi xoay lại gai dài bên Fh, khi đập dứt điểm thì cũng xoay miếng này ra Fh mà đánh. Điều đáng nói là nó có thể dùng để flick trong bàn như T64 nhưng thiếu xoáy mà thôi. Vì cả hai miếng gai này rất nhẹ cho nên cần tìm cách làm nặng đầu vợt hơn, sao cho khi đánh mạnh lực đội ra không làm lắc vợt.
b. Ưu khuyết điểm và chiến thuật chủ đạo
Trong trường hợp không phải đối diện với những cú giật gần bàn như búa tạ của mút Tàu thì phối hợp này khá hoàn hảo. Vợt thìa đánh gai ngắn hay dài đều có lợi thế, nếu xoay vợt nhanh và làm chủ được điểm rơi và xoáy thì xem như đã xây dựng được rất nhiều tường thành vững chắc. Đánh với rơ này thực sự khó thắng nếu cứ bị dẫn theo trận của họ.
+Ưu điểm: ôm bàn lùa góc, đánh biến hóa xoáy khiến đối phương bị mất cảm giác bóng lộ ra sơ hở rồi cứ khoét sâu vào, có thể tấn công bằng cả gai ngắn và dài. Cầm thìa nên không sợ bóng không lực sụp nhanh xuống (vì ở cái thế mủi vợt lúc nào cũng hứng dưới bóng). Nếu đối thủ ôm bàn đánh mạnh thì ta không nên lấy gai dài ra đở sẽ rất không ổn định, cứ lật Bh ra gai ngắn hoặc cần Fh không cần xoay vợt nhưng có thể lật mặt sau bất ngờ đánh lại (kỹ thuật này khá là phủi nhưng rất hiệu quả). Rơ này như con lươn con chạch, khó lòng chặn đầu đập chết bằng một phát, vì ở thế yếu (vợt yếu, mút yếu) nên nó không bao giờ trực diện phản công mà cứ né lùa bắt đối thủ phải luôn trong thế di chuyển và nhìn bóng (nếu là cao thủ không kỵ gai cũng rất khó lòng liên tục tấn công 3 phát liền). Gặp đối thủ kỵ gai hoặc kỵ rơ không lực thì xem như cầm chắc thắng lợi.
+Khuyết điểm: nằm bên cánh Fh, nếu bị giật xung thẳng vào Fh thì bên gai dài chỉ có 2 cách: chop-block đổi cánh để đối thủ khó lòng đánh tiếp quả nửa (nếu xắn lại mà bóng không lòi ra bàn thì tốt, bằng không thì nên đổi góc), hoặc xoa xéo vào bóng để trượt xéo lại ra cánh, chỉ có gai dài mới làm được kỹ thuật này. Nếu xoay vợt kịp để vào thế gai công đập lại thì không còn vấn đề nữa. Dù là gai cụt cũng ngại quả loop-drive của mút Tàu, gặp phải rơ này thì tốt nhất là buộc đối thủ di chuyển để phải đánh trễ rồi bạt xoa bóng tấn công trước chứ không để đối thủ hồi bộ đánh cú thuận tay. Nếu lỡ đối thủ đánh được thì phải lùi lại nửa bước mới chop-block được, dùng gai công cũng phải lùi lại đánh cho an toàn chứ khó lòng mà phản công trực diện. Đã là đánh rơ phản xoáy không lực thì phải tập luyện sao cho thế trận không lực ít xoáy là của mình, chứ không để ta lại kỵ bóng của chính mình. Rơ hai gai khó phát huy thế mạnh nếu đối thủ cố gắng đánh bóng dài về cuối bàn, lúc này buộc gai phải có một chút kỹ thuật nâng cao: tấn công điểm rơi chính xác. Đối thủ sẽ tận dụng điểm yếu này mà lùa dài rồi đánh trước, rơ gai phải có những cú đột biến để phá thế yếu này.
+Chiến thuật chính: Cứ nhìn nàng Zhou và lão đầu trọc “pimples legend” đánh thì các bác sẽ hiểu rằng rơ này mới thật sự là tà đạo, là “phủi một cách chính quy”. Các bác Hàn Lâm Viện bóng bàn nước ta mà nhìn mấy tay này đánh sẽ chê trề dài cả môi, nhưng cho vào đánh thì chết ngay không kịp ngáp. Cá nhân em cực kỳ ghét mấy chữ “chính quy”, “căn bản”, “động tác chuẩn”,…chỉ được cái sáo rỗng và ngụy biện. Đem mấy thứ đó ra đánh với một rơ “quái chiêu có bài bản” mà thua xiểng liểng thì nên vứt hết vào sọt rác đi. Khi một tay đánh xấu hoắc mà thành danh thì tự nhiên động tác của hắn lại trở thành chuẩn mực. Hãy nghe thiên hạ bàn về cách Zhang đánh Fh khi hắn chưa là gì cả, về bộ chân của hắn và cả cú giao bóng nữa. Tới khi hắn thắng liên tục thì người ta lại dạy nhau mà học theo, khác hắn một chút lại thành ra…sai chuẩn!
Quay lại chiến thuật chính của rơ hai gai vợt thìa, nó cũng thật là bá đạo: cú chop-block (xắn xuống ngắn) trở thành chủ đạo khi đánh đôi công. Lợi dụng tỉ lệ nghịch xoáy/lực mà cú này rất khó chịu: chỉ cần hãm lực lại thì sẽ tăng xoáy lên và bóng khựng lại trong bàn luôn. Với sự khác nhau này thì đối phương rất khó đoán xoáy trả lại, phải luôn nhìn bóng để phán đoán xoáy. Cộng với cú xoa trượt ngang mà vợt thìa làm rất dễ, giống như bóng trúng cạnh hay trúng tay, đi lạn rất khó nhìn xoáy. Nhờ tính chất mềm của lót gai dài, độ thưa và bám bóng khi tiếp xúc mạnh, gai dài này có thể tấn công đổi xoáy lại như mút thường chứ không đở phản xoáy nữa, rất khó đoán biết được khi nào là phản xoáy, khi nào bên gai tạo xoáy. Rất lợi thế khi đánh lên lưới (phải đánh sớm khi bóng đang nãy lên hoặc cao nhất), động tác nhanh gọn và lắc léo đầy xảo thuật, có thể nói rơ này là trùm thế trận bóng ngắn gần lưới. Để có những bóng này thì phải gài từ quả chop-block sao cho bóng không thể tấn công được nữa phải trả lại, lúc đó gai sẽ ra tay tấn công ngay. Miếng gai công bên Bh là vũ khí bất ngờ khi đối thủ mãi mê tấn công thì nó sẽ phát huy tác dụng đổi lật ngược thế trận. Khi đối thủ cắt lại thì cứ chop-block sẽ biến hóa (giữ y nguyên động tác nhưng lực chưởng tới mạnh hơn) thành cú đẩy góc khá lợi hại khó đoán. Sau đó sẽ tiếp theo là cú bạt hay xoa bằng gai dài, hoặc bạt chết bóng bằng gai cụt.
Có thể xoay miếng gai công ra Fh đánh rơ vợt thìa gai công có Bh phản xoáy, đây cũng là một biến hóa phụ trợ cho kiểu cầm vợt này. Nếu phải lùi ra xa bàn thì dùng miếng gai dài cắt bóng, chờ đối phương sơ hở sẽ đổi mặt gai công bạt lại ngay. Miếng gai công đem đánh rơ cắt xa bàn cũng rất khó chịu, nó còn dùng để đở bóng xa bàn hoặc lốp bóng bổng.
c. Các bài tập nền tảng cho lối chơi hai gai vợt thìa
Đánh gai dài bên Fh ở Vn rất khó, không có thầy biết dạy, không có giáo trình mà cũng không có bạn tập. Khi xã hội còn đầy định kiến về “tà phái” thì gai dài khó lòng được nghiên cứu một cách chính quy có hệ thống. Khó nhất là không tìm ra ai để tập luyện chung, nhiều người dám vỗ ngực tuyên bố “không kỵ gai” hoặc “sát gai” nhưng khi tập luyện thì không thể trả bóng cho gai đánh. Hóa ra họ thắng gai nhờ vào những cú bạo lực hoặc chiến thuật gì đó chứ không phải nhờ đều bóng hơn, đánh với gai không quá 3 cú, hoặc là họ thắng hoặc là thua chứ không thể kềm được lâu hơn. Theo ý kiến cá nhân em thì nếu đã quyết tâm theo con đường ít ai đi này thì cũng nên đầu tư một chút: nếu không có máy bắn bóng thì cũng nên tập với một người biết cách feed bóng tạo xoáy (cầm bóng trong tay rồi đánh ra chứ không phải kiểu tưng xuống bàn rồi đánh tới), cần đánh nhiều bóng kiểu “đơn phương” như thế cho thuần thục với các đường bóng (bài tập sẽ rất nhiều, quan trọng là người feed bóng có đủ kỹ năng để mô phỏng những trường hợp như thật, em thấy nhiều người feed bóng rất dỡ và không thực tế – những đường bóng đó hoàn toàn không có trong thi đấu).
Khi thuần thục thì cần người đối luyện, nên tìm những ông già chơi vợt chậm, có khả năng “kềm chế” dẻo dai, có nhiều kinh nghiệm với gai. Những lão “tiền bối” này có thể thọ hơn 10 đường bóng, còn những ông thầy cao cấp tới A1 chưa chắc có thể kềm bóng cho rơ này tập. Ban đầu tập đánh đều ngữa vợt, sau đó tập tới kỹ thuật chop-block rồi đối kháng với các rơ tấn công, khi đủ trình độ đở bóng có thể ra tập với các trai tráng trình A (đừng tập với trình gà hơn vì sẽ phải lượm bóng hoài – chữ “gà” ở đây có ý nghĩa là…nhanh như gà trống, một phát là out). Để luyện được quả bạt trượt bóng xéo hoặc quả xoa thì nên tập với máy hoặc người thảy bóng, ra đối luyện cần phải có người chuyên phòng thủ mới có thể trả lại những quả này. Có thể bắt chước các cú đánh của em Zhou hoặc lão đầu trọc, khi đã tập một cách nghiêm túc thì nên lấy căn bản ở độ đều chứ không nên lấy các cú ác khó làm chủ đạo – dù rơ này đánh cú nào cũng khó hết. Khi thi đấu thì nên tâm niệm là thắng người bằng sự dài hơi chứ không phải bằng bạo lực. Rơ này mang Âm tính rất cao, nên phù hợp với nữ nhi (phái Nga Mi tàn độc) hơn là cho Nam giới. Chính vì khó tìm được người giỏi để tập nên rơ này khó tiến bộ lắm, toàn là thắng quá dễ nhờ sự kỵ rơ nên khó lòng mà phát triển trong cái phong trào bb ở VN.
Bên Bh nên tập cùng lúc 2 kiểu đánh, khi đã thuần thục thì tập thêm lối chơi phụ: gai công Fh gai thủ Bh. Giai đoạn này rơ gai thường thua vì đối thủ sẽ tìm cách đánh bạo lực “cho gãy gai luôn”, khi có thể xoay vợt đối kháng với cú này thì cũng nên tập cách đở giao bóng dài xốc và những cú trong bàn không lực (xỉa thẳng về góc là hay nhất – IMO). Cú giao bóng bằng gai dài cũng là một nghệ thuật, lắm kẻ thua vì các kiểu giao của gai hơn là giao bằng mút láng. Tập thêm các kiểu tung cao chạm bóng ngắn mà nhanh biến hóa góc, các cú flick Bh bằng gai Spectol 21 và đôi công bằng gai ngắn dài thì rơ này có thể ngang nhiên ra đấu giải lớn rồi.
d. Dành cho tay trái
Tay trái luôn có lợi thế hơn, nhưng phải biết rõ là mạnh hơn mặt nào, vì gai này đã khó rồi nhưng nếu khó hơn nữa thì thành ra lại dỡ. Nếu tay trái ôm góc Bh đánh thì sẽ hở góc xa bên Fh, một số vdv tay phải thường né Bh đánh Fh vào góc ngày rất mạnh. Vì thề rơ tay trái nên ôm vào giữa bàn một chút, tận dụng một thực tế là rất ít có vdv VN nào mạnh Bh để có cú dứt điểm bên càng này. Cứ ép Bh khi nào đối thủ né đánh Fh thì sẽ dùng gai công đấm về phía xa Fh. Hoặc có thể dùng kiểu chop-block lùa bóng xoáy tới về phía cạnh Fh (thường thì rơ 1 càng sẽ ôm Bh, muốn tới Fh cần 1 bước nên sẽ chậm, bóng xoáy tới đã sụp rất nhanh xuống) rồi chờ đối thủ moi lên sẽ đập trước. Cẩn thận cú giao bóng, vì nếu họ cứ ép dài về góc Fh của bên tay trái (cầm gai dài) rồi đánh trước (vì gai dài khó biến hóa xoáy). Trường hợp này có thể lùi ra một chút rồi cắt lại, sao cho ghì bóng sát lưới đi sạt ra cuối bàn nãy thấp, buộc đối thủ phải moi xoáy lên (đồng nghĩa với bóng chậm lại) thì thế trận sẽ cân bằng hơn. Nếu tay trái dùng gai thủ mà bạt không lực về góc Bh của tay phải thì rất lợi thế (vì tay phải đang chờ đấm Bh chứ không có cú lùi ra giật Bh hết tay). Cú bạt chết bóng bằng gai công chỉ nên đánh về Fh của tay phải (vì nếu đánh qua Bh sẽ dễ cho bên kia trả lại).