Phòng tránh chấn thương

Thật ra đề tài này không có gì mới, các môn thể thao điều có một mục riêng về an toàn tập luyện và thi đấu, chúng ta hoàn toàn có thể “mượn tạm” của môn Cầu Lông hoặc Tennis nếu chưa có một phần chuyên cho bóng bàn. Nếu tập luyện theo lớp và có hlv chuyên nghiệp giãng dạy thì luôn có ít nhất là 15p khởi động và cùng thời gian đó các động tác thư giãn sau buổi tập. Nếu là buổi thi đấu thì thời gian khởi động sẽ nhiều và chi tiết hơn nữa, các động tác đều được lập trình sẵn theo bài bản, ai theo con đường chuyên nghiệp làm vdv bóng bàn đều bị bắt buộc phải theo. Em viết cái chủ đề này để dành cho dân phong trào rặt “vinamilk trăm-phần-trăm”, tức là cầm được vợt và bóng liền nhào vào bàn đánh ngay. Các bác thỉnh thoảng đấu giải phong trào muốn “sung sức cho tới phút chót – Rhino” thì cũng nên xem qua cho biết. Chủ đề này em chẳng nói gì tới chuyện bóng bàn cả, chỉ xem nó như một môn thể thao chung chung.
Về mảng thi đấu bóng bàn, em cũng có tham gia các lớp “năng khiếu hè” rồi các nhóm tập trung “năng khiếu tỉnh”, nên cũng có biết khi vào lớp thì phải khởi động ra sao. Nhưng chẳng ai dạy em nhận thức về chấn thương và chữa trị ra sao cả – hoặc là lúc đó em còn quá bé để được dạy. Cũng may là em học Teawondo thi đấu song song với bóng bàn, thời lượng tập 1 tuần 3 buổi 3 tiếng, tổng cộng là 9 tiếng mỗi tuần, cộng với các khoản thi đấu nên em được dạy rất kỹ để nhận thức rõ tầm quan trọng của thể chất và các nguy cơ chấn thương – vốn cực kỳ cao trong thi đấu và tập luyện võ. Rồi thì ra làm hlv bóng bàn, cũng được học và thi các kiến thức này, ra đứng lớp bên Úc thì chuyện an toàn được đặt lên hàng đầu. Cứ mở các trang web về coaching lên là thấy đặc các vấn đề liên quan tới chấn thương tập luyện và an toàn thi đấu. Em cũng có chứng chỉ First Aid trong thể thao, và có cả một mớ tài liệu lẫn DVDs về tập luyện thể chất nhiều tới phát ngán không dám động tới – em dở nhất khoản tập thể lực. Nói sơ qua vậy chỉ để giới thiệu, chứ em không có ý viết ra thời lượng và bài tập khởi động 30p của võ hay 15+15phút của bóng bàn. Em cũng không phải là chuyên gia trong môn này, cũng không có bằng cấp gì, chỉ là kiến thức lượm lặt và kinh nghiệm. Em chỉ nêu ra các phiền phức thường gặp, các nguyên nhân gây ra và cách phòng tránh hay chữa trị tại chỗ.
Các phiền toái thường gặp khi chơi thể thao nói chung và bóng bàn nói riêng có rất nhiều, bao gồm từ nhẹ tới nặng như sau:

 

1. Trặc (hay trật) chỗ khớp nối: gân, khớp,…từ nhẹ chỉ thấy khó chịu một chút, tới thấy khó cử động, và mức độ nặng là đau đến nổi ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật và khả năng thi đấu. Rất thường gặp trong giới phong trào, thường thì cổ tay, cùi chỏ và vai; đầu gối và mắt cá cũng thường thấy ở các bác di chuyển sai. Nguyên nhân gần dễ thấy hiểu nhất là do thiếu khởi động, các khớp chưa hoạt động đều hòa, chưa có đủ chất nhờn bôi trơn mà lại hoạt động cường độ cao nên dẫn tới biểu hiện ban đầu là đau nhẹ hoặc khớp và gân không trả về đúng vị trí (trật). Nếu lặp lại nhiều lần sẽ thành chấn thương nặng. Một số vdv nghiệp dư khi đánh dùng lực cục bộ mạnh quá – do sai động tác – dù có khởi động kỹ nhưng đánh lâu cũng sẽ đau phần khớp vùng ấy. Vd gập cẳng tay quá nhiều sẽ dẫn tới đau khớp chỏ, hoặc lực bóng truyền vào nhiều cũng sinh ra triệu chứng “tennis elbow”, rất là khó chịu – có khi phải nghỉ tập cả tháng. Có bác dùng lực vai nhiều quá nên đau khớp vai, lâu dần tét cả dây chằng thành ra nội thương. Nguyên nhân sâu xa là do hệ khớp và gân chưa được bôi trơn đúng mức, nếu là con nít thì dù ít khởi động cũng chẳng sao, vì nó đã tốt sẵn, còn người càng già dù khởi động nhiều vẫn thấy đau. Nói trắng ra là thiếu “dầu nhờn” bôi trơn; khởi động là để cho các sụn tiết ra chất nhờn, nhưng nếu đang thiếu thốn thì lấy đâu ra mà tiết, cho nên lâu dần sụn bị tổn thương rồi động tới các dây thần kinh sinh ra đau nóng. Cái này bên Tây Y nó giải quyết theo cách “đụng đâu chữa đó”: thiếu sụn thì…uống sụn (cá mập) bổ sung vào, thiếu dầu thì…có dầu cá chơi vào một ngày cả chục viên. Ban đầu thì thấy có cải thiện, nhưng lâu dần thì phần sụn bị mòn sẽ bị lệch lạc, sinh ra các mấu xơ cứng (gout) phải mổ để lấy ra, chưa kể phần mòn ấy nó hại thận lọc hết năng suất, lâu dần thành yếu thận. Có bác tìm cách xoa diệu cơn đau bằng Paracetamol, kết quả thì trái thận lãnh đủ (hại tuyến thượng thận). Đông Y tiếp cận vấn đề ở xa hơn, đầu tiên hắn chộp ngay cái nguyên nhân nằm ở hai quả thận: đó là hai cái máy bơm các dịch nhờn, khi thận mạnh lên thì tự nhiên các khớp cũng phơi phới ra. Nói thế thôi chứ các bác nào táy máy mua rựu Bổ Thận về uống vài hôm còn sinh ra đủ thứ tật bệnh khác, tàn phế võ công luôn. Chơi bóng chỉ mới trặc cổ tay, cổ chân; mua mấy món bổ thận Hỏa về uống thì vài hôm sau thấy tan nát luôn cái cùi chỏ và đầu gối, vì….hít đất hơi bị nhiều. Nói theo Đông Y – không sợ mích lòng nhau – bác nào sinh hoạt cái khoản chăn chiếu nhiều thì sẽ rất dễ bị trặc (khô) khớp khi chơi thể thao, vì chất nhờn đã bị xài hơi bị nhiều để bôi trơn cái pít-tông của các bác. Bởi vậy người ta nói “trẻ chơi cho lắm, già ngồi xe lăn” là vậy. Khi bàn tới Đông Y, tốt nhất là đi gặp chuyên gia: Bs hay Ds Đông Y. Nếu tự mò lấy thì nên tìm những thứ có mác “Bổ thận – sinh tân dịch” chứ đừng có rớ vào “Bổ thận – tráng dương” mà thân tàn ma dại. Bác nào kẹt quá thì xuống Lái Thiêu – Bình Dương, tới phòng mạch Đông Y của hội người Tiều Châu tìm Ba của em để được bắt mạch hốt thuốc – sẵn tiện quảng cáo luôn.
Đó là phòng lửa, còn chữa lửa thì cũng có chút vấn đề kinh nghiệm cá nhân. Các nhà thuốc Tây có bán DeepHeat và cái chai IceSpray, đó là hai thứ cấp cứu cho chứng này. Bác nào chuộng tinh thần dân tộc thì đến các võ đường dân tộc mua các loại rựu “trật đả”, xoa bóp khớp và cơ rất công hiệu. Các tiệm bán đồ thể thao cũng có loại dầu nóng (chủ yếu là Salicylate rất nóng, ngâm vài ba loại thuốc linh tinh màu mè trong đó), cái này còn nóng hơn deep-heat nữa, chỉ giúp cảm giác nhưng thực sự khi bị trặc gân dạng đau nóng thì dùng nước đá đắp lên là nhanh nhất (hoặc là xịt hơi lạnh). Trong một clb chỉ cần một bác có đủ đồ chơi là xài quanh năm cho mọi người, không nhất thiết ai cũng sắm. Quan trọng là nên khởi động cho kỹ, lỡ bị nên nghĩ ít nhất là 15p, chữa trị hết rồi hẳn vào đánh tiếp để tránh di chứng có hại về sau. Nếu là trật khớp thì đừng có gắng kéo nắn gì cả, hại nhất là trặc khớp tay mà các bác dùng động tác quăng tay ra để mong nó hồi lại đúng khớp – nó sẽ đau thêm. Thả lỏng và cử động thật chậm (kiểu thái cực quyền) sẽ dễ đưa các khớp về vị trí cũ hơn.

 

2. Cứng (co rút) cơ: chuột rút, vọp bẻ,… từ mức độ nhẹ thấy cứng đau rồi nhả ra, cho tới mức nặng đang đấu phải té ra sàn nằm lăn lộn. Cái khoản này dân phong trào thỉnh thoảng cũng gặp, khi các bác máu ăn thua quá rồi gồng người lên đánh. Hoặc có bác thể chất hư nhược, cũng thường bị dù chẳng hoạt động bao nhiêu. Dân chuyên nghiệp bị khá nhiều, bọn Bs thể thao đã có đủ các món để tránh và trị, từ nước đá, chai xịt lạnh cho tới nước uống thể thao,…(luật bóng bàn không tính vộp bẻ là chất thương nên không thể xin thời gian nghỉ hồi sức). Nguyên nhân nằm ở cái cơ và hệ tiếp tế nhiên liệu cho nó. Nếu các bác chịu khó tìm hiểu về cơ thể học sẽ thấy một sợi cơ nhỏ cũng là một bó đan bện như dây thừng các tế bào sợi dài và gân máu, nguyên tắc hoạt động rất đơn giãn – và là chỗ căn bản khiến động vật khác với cây cỏ – chỉ là sự co lại của các tế bào khi có tín hiệu kích thích. Nó co và dãn theo tín hiệu truyền từ não bằng tín hiệu điện hóa, nhưng khi hoạt động co dãn liên tục thì các chất điện phân tự do (các ion Ma+, Na+, Ka+,..) trong dịch tế bào mất dần cho đến khi đạt đến giới hạn không truyền được tín hiệu co vào giãn ra trong cục bộ các bó cơ (hoặc một phần giãn một phần co không đều nhau). Sinh ra hiện tượng co rút mà không dãn ra được (rất đau). Hiện tượng này rất thường gặp ở các bác có chế độ ăn uống thiếu chất khoáng (chủ yếu có nhiều trong rau củ quả), uống nước quá ít hoặc kiêng cử muối (do huyết áp cao hoặc ăn “thực dưỡng” theo Oshawa). Đổ mồ hôi cũng mất rất nhiều muối và khoáng, cho nên ngày nóng thường dễ bị lả và vọp bẻ hơn mùa lạnh. Hồi đó em được đàn anh truyền cho kinh nghiệm là thi đấu nên uống trước một viên multivitamin sủi bọt để tránh bị chuột rút – nhưng uống nhiều quá dễ bị sạn thận. Cách thường thấy là ăn nhiều chuối và uống nước dừa (nước khoáng đóng chai chẳng có gì là khoáng chất cả đâu nhé!). Bác nào thường đổ mồ hôi mặn thì nên có chai chanh muối tự pha mang theo, khi thấy hơi lả thì uống vào. Các loại nước ngọt và nước tăng lực làm tăng nguy cơ chuột rút – vừa làm giảm khát (đánh lừa cơ thể) vừa có chất chua, thực ra là cơ thể cần chất khoáng nhưng trong nước ngọt không có. Dân thể thao chuyên nghiệp còn xài các loại Sâm hoặc Maca của Peru để tăng khả năng hoạt động của cơ bắp, chống triệu chứng mệt mỏi. Trong khẩu phần ăn, nếu bác nào có kiến thức thực dưỡng nên bổ sung các nhóm có độ Kềm cao – chẳng những tăng sức bền mà còn làm chậm tiến trình lão hóa.
Nếu đã lỡ bị một lần thì sẽ bị tiếp lần nữa – nếu không có giải pháp chữa trị – thì nên nghỉ đánh chứ đừng cố gắng. Trường hợp đau quá nên nhờ người nào có kinh nghiệm bẻ các khớp để cho cơ dãn ra, chịu đau 1 cái rồi hết, còn không sẽ bị cảm giác vặn nhồi cơ đau rất lâu. Em thường thấy dân bóng bàn bị cơ bắp chuối và bắp đùi, trường hợp này hlv chữa bằng cách bắt chúng nằm xuống sàn, hlv sẽ dỡ chân chúng lên rồi đẩy thốc bàn chân lên cho cơ chuối dãn ra. Nếu là đùi sau thì hlv sẽ đẩy bẻ nguyên cái chân ép lên bụng, nếu là đùi trước thì hlv bẻ cong khớp gối để làm dãn cơ. Có một vấn đề mà theo kinh nghiệm bên võ em thấy đúng mà các hlv bóng bàn bên Úc tranh cãi: đó là nên khởi động dãn cơ (stretching) kỹ lưỡng trước khi thi đấu để động tác được thoãi mái mà cũng tránh được vọp bẻ. (Tập võ mà không làm dãn cơ, dãn các khớp bằng động tác xoạc chân thì đừng mong mà đá cao nhé, tập bóng bàn mà các dây chằng và cơ bắp chưa dãn ra thì động tác sẽ bị khựng, đánh không như ý). Nhưng các coach Úc thì bảo stretching chỉ dành cho sau khi thi đấu, lúc làm nguội – quan điểm trái nhau. Nếu đã bị rồi thìnghỉ mệt, uống nước có muối hoặc một viên sủi rồi chờ 15p cho thấm hãy chiến tiếp. Bóng bàn phong trào thường lấy cớ vọp bẻ để câu giờ, cái này có ghi rõ trong luật ITTF là không hợp lệ, các trọng tài và khán giả cần tẩy chay trò ăn gian này.

 

3. Chấn thương bên ngoài: dập ngón tay vào cạnh bàn, đứt tay do va vào góc bàn (rất bén, đứt sâu đấy nhé), té ngã,..Theo luật bóng bàn là hễ chảy máu thì phải ngừng đánh ngay, cầm máu băng bó kỹ, lau khô máu trên sàn (hoặc bàn) rồi mới được đấu tiếp (để ngừa các bệnh truyền nhiễm qua máu – rất đáng ngại). Trong phần này nguyên nhân gây chấn thương là từ các dụng cụ và trang thiết bị. Góc bàn rất bén nhọn, cạ vào là đứt sâu lắm đó, mút vợt mà còn tét thì nói chi da người. Không có cách phòng tránh, khi em tập cho bọn trẻ thì em dùng băng keo bịt các góc bàn lại, thế mà vẫn có đứa dập tay vào cạnh. Băng keo y tế lúc nào cũng phải có sẵn trong ba-lô của hlv, cần là móc ra xài ngay – thế nhưng cái vụ dập đứt đó không đáng ngại bằng té đập đầu gối hay phồng chân. Ở nước ngoài các sàn đấu thể thao trong nhà được quy định làm bằng chất liệu mềm như ván hay vinyl, không được xài sân xi-măng. Ở VN thì sàn xi măng rất phổ biến, và chuyện đi chân không hay mang dép thi đấu vẫn thấy nhan nhãn – nên chuyện sứt da chân, phồng chân hay tróc da đầu gối vẫn thấy xãy ra hoài. Không có cách nào phòng tránh ngoài ý thức tự giác của nỗi người. Chuyện mang dép, đi chân không hoặc mặc quần dài đánh bóng bàn em đều có trãi qua, ngay cả chuyện mang giày sai, giầy không vớ,…áo sơ mi đánh bóng. Do xứ mình còn nghèo quá, bóng bàn là thể thao quần chúng, xoắn tay áo cởi giày ra là nhào vào đánh được rồi, ít ai nhớ chuyện an toàn. Giày dỏm cũng gây chấn thương, phồng gót, dộp ngón chân,..cho tới gây té hoặc vẹo mắt cá. Quần áo cũng có thể gây chấn thương: áo chật quá đánh sẽ bị phồng da vai hoặc hâm nách, quần đùi (loại không phải cho thể thao) sẽ gây chấn thương phần da đùi, vì nếu đứng bộ thấp nó sẽ siết phần ấy. Mặc quần lót không đúng chuẩn cũng gây hại cho bộ lòng…thòng, khi di chuyển nhún nhiều quá hoặc là khi chạy tréo chân rất nguy hiểm. Cầm vợt trơn quá cũng nguy hiểm cho đối phương và khán giả. Bóng bạt mà để trúng người thì cũng nổi sưng lên một cục, em từng bị vỡ mắt kính vì bóng bạt trúng rơi xuống sàn.
Ngoài chuyện gây nguy hiểm, ít ai biết rằng các phụ kiện như áo quần giày dép vớ hay các băng tay băng tóc cũng ảnh hưởng rất lớn tới thi đấu hoặc tập luyện – đây là kinh nghiệm của em. Đừng tiếc tiền mua giày vớ tốt, một bộ áo quần đúng size (kể cả nội y) và hợp chất liệu (theo mùa). Tất cả mấy món đó nếu đầu tư thì chỉ 1 năm một lần thôi, so với tiền mút và vợt không thấm vào đâu, nhưng có bác (kể cả em hồi xưa) chi tiền lệch lạc: vũ khí xịn quá mà mấy thứ phụ tùng không ra gì. Ai chơi game online đều hiểu rằng các phụ tùng đều có ích lợi rất lớn (tăng luck, speed, magic,..). Một đôi giày tốt sẽ giúp di chuyển gọn và nhanh hơn, nó sẽ giúp tăng tốc độ và thực tế ảnh hưởng tới điểm số trận đấu rất nhiều. Đi chân không hoặc mang giày sai quy cách sẽ không bao giờ hiểu kỹ thuật bộ chân, vì cơ bản là không thể nhịp nhanh được. Quần áo nhẹ và gọn vừa size sẽ không cản trở kỹ thuật, nếu tóc dài thì mua băng tóc, tay ra mồ hôi thì có loại băng tay, đầu gối bị lỏng bánh chè thì có cục bó gối (cùi chỏ cũng có loại bó chuyên dụng) – nên xài nếu không muốn bị đau khi đánh nhiều. Những thứ em kể ra chẳng có gì là “chuyên nghiệp mới xài” cả. Vợt các bác sắm toàn là hàng khủng, chuyên nghiệp còn chưa dám rớ tới, vậy mà mấy thứ linh tinh không đáng để đầu tư cho an toàn sao.

 

4. Chấn thương bên trong: bong gân, dãn dây chằng, tét cơ, tét dây chằng,…(bên ngoài thấy máu me vậy chứ mà không đáng sợ bằng nội thương). Phần này thuộc về bác sỹ chuyên khoa thể thao rồi, đã khám rõ ràng là nội thương như “tét”, “rách”, “bong”,…thì đã là rất nặng rồi. Nghỉ dưỡng vài tháng cho cơ thể tự hồi phục là điều trước mắt cần làm. Đông Y cho rằng Gân thuộc tạng Can, mà các chất dịch thuộc về Thận, cho nên nếu muốn khỏi nhanh cần phải bồi bổ hai hệ Can-Thận cho tốt. Em từng bị chấn thương mắt cá, trẹo chân bong gân khi nhãy từ thùng xe xuống, sau đó phải thi đấu bóng bàn cả mùa nên chấn thương kéo dài cả 2 năm, phải theo một chế độ thuốc và vật lý trị liệu cả năm mới thuyên giảm. Mỗi lần thi đấu phải khởi động phần chấn thương rất kỹ vì sợ tái phát (khởi động cho cái khớp và gân dẽo ra trước khi vào trận). Nếu đã bị rồi thì nên gặp bác sỹ chuyên khoa, em chỉ có cách phòng ngừa.
Theo Teakwondo thì vấn đề khởi động “kéo dãn” hay “xuống dẽo xoạc chân” là bắt buộc trong mỗi buổi tập, bởi vì nó tránh cho vdv nguy cơ bị dãn dây chằng (nó dãn cmnr còn đâu nữa!). Đánh bóng bàn theo phong cách Á Châu đứng chân rất rộng và tấn rất thấp, khá hại cho dây chằng háng và đầu gối, cho nên bác nào khoái tấn bộ như Wang Liqin thì nên mỗi ngày phải tập xuống dẽo cho đau hết mấy cọng gân, càng dẽo thì càng dai, không lo bị…đứt! Cá nhân em ủng hộ chuyện tập kéo dãn và dẽo khớp trước khi thi đấu, còn sau trận đấu chỉ cần ngồi thả lỏng chứ không cần xuống dẽo nữa. Có sự khác nhau giữa “dynamic stretching” và “relaxing stretching”, cái đầu nên làm trước thi đấu vì nó vừa làm dãn vừa hoạt động. Triệu chứng phát hiện bị chấn thương là…đau, dễ cảm nhận nhất. Đây là cái đau âm ỉ chứ không phải là do mõi mệt, khi vào bộ mà bị đau ngay, tức là chấn thương rồi. Thường thì nó có các mức độ báo động, mới đau chưa phải là chấn thương, nhưng có hlv vẫn bảo “phải tập cho vượt qua” thì nó sẽ dẫn tới các nguy hiểm khác. Cách hay nhất khi bị đau là chuyển qua bài tập khác ít vận động hơn, nhưng thiên về các kỹ năng chiến thuật (như giao bóng, gò đẩy) hoặc đơn giãn là tập meditation hay visulization.

 

5. Các biểu hiện nguy hiểm khác: hạ đường huyết (cái này em bị thường xuyên nên hiểu rõ nó nguy hiểm ra sao), cao huyết áp (có bác ở VN đã chết khi đang chơi bóng bàn, nguy hiểm chết người đấy), khó thở (cái này ít thấy ở VN nhưng bên nước ngoài là sau 4p không thấy đở phải gọi xe cấp cứu liền), choáng – chóng mặt – xỉu,…Mấy bệnh này nằm ở tiền án mỗi người, ai có bệnh tự biết mà lo cái mạng. Triệu chứng của hạ đường huyết là tự nhiên thấy lạnh, đổ mồ hôi lạnh, tim đập mạnh và chóng mặt,..nếu vẫn cố sức tập sẽ gây xỉu (vì hết đường trong máu). Cách giải quyết cấp thời là…tìm nước đường mà uống, cho vào từng chút chứ quất vào một lon coca thì dễ gây phản ứng ngược lâu ngày trở thành tiểu đường. Lúc cơ thể thiếu đường thì insulin sẽ ngừng tiết, tụy sẽ tiết loại nội tiết tố dẫn đường trong tế bào ngược trở ra. Bấy giờ mà uống nhiều đường vào thì trong tức thời lúc đó cơ thể sẽ giống như người bị tiểu đường: lượng đường trong máu quá cao mà insulin chưa có, tác hại thì…vô cùng đáng sợ! Phòng tránh tốt nhất là nên ăn các món nhiều chất xơ, các món ăn chậm đường (nếp, gạo, chuối,..) tránh các món thịt cá (không đủ đường nhưng tạo cảm giác no). Nên pha sẵn các loại nước có đường nhẹ, thỉnh thoảng nhớ uống từng chút, nước dừa là số một, sau đó là nước mía. Các cụ cao huyết áp hay bị bệnh tim nên đánh bóng bàn vừa sức, thư giãn nhiều hơn là cố gắng, có thắng cũng không nên vui quá mức. Các cụ hay uống bia rồi vào đấu tiếp cũng gặp nguy hiểm khá cao, vì lượng máu lúc ấy lưu thông quá nhanh, gan không lọc kịp nên não sẽ bị độc – mau xỉn hơn và sẽ bị nhức đầu rất khó chịu.

 

6. Một vài bất tiện khác: khó ngủ sau khi đánh bóng, quá mỏi mệt (đau nhức các cơ bắp),…vài ngày sau chưa hết cảm giác mệt, có ra chơi cũng thấy khả năng mất đi thấy rõ. Những bác bị trường hợp này sẽ phát hiện rằng nếu nghỉ một thời gian chừng hơn một tuần sẽ thấy đánh “sung” hơn thấy rõ, di chuyển nhanh và ra đòn mạnh mẽ, so với lúc “ngày nào cũng chiến”. Điều này cũng bình thường thôi, còn trẻ vẫn bị. Đó là lý do trước khi thi đấu giải lớn phải nghỉ tập nặng ít nhất là 3 ngày tới 1 tuần, ai ham tập luyện quá sẽ đánh giải dưới sức bình thường. Cảm giác mỏi mệt, nhức cơ đau khớp là do acid uric và các độc tố quá nhiều trong máu, thông thường càng lớn tuổi cơ thể càng chậm bài tiết các chất này. Vitamin C và nước là hai thứ cần thiết sau khi thi đấu, ăn chuối (hoặc những trái cây giàu Vitamin C) và uống dư nước là công thức tránh mệt mỏi hiệu quả nhất. Nước giúp cơ thể được tẩy sạch nhanh hơn. Bác nào khó ngủ vì mệt, nên tắm nước nóng để máu huyết lưu thông tốt hơn – đánh mệt mà tắm nước lạnh dễ đứt mạch máu não lắm, nên cẩn thận. Bác nào khó ngủ vì vẫn còn cảm giác sung trận – hoặc vì đánh thua – thì nên uống một ly nước nóng để toát mồ hôi ra thêm lần nữa. Khó ngủ do còn “cảm giác thi đấu” rất thường gặp, chính em cũng bị, vì đánh xong trận cũng gần 11-12g khuya rồi, lúc đó mà về ngủ ngay thì rất khó. Đó là do hệ nội tiết tố của mỗi người quá mạnh, nhưng “bộ thắng” hơi yếu nên nó không kịp tiết ra các hóa chất làm xoa dịu – cách để kiểm tra là đếm nhịp tim, nếu còn nhanh quá thì rất khó nghỉ ngơi. Nghe nhạc thư giãn, thiền yoga hay uống một ly sữa nóng,..tắm nóng, ngâm chân nóng, tự xoa bóp cho nóng,..đều là những cách để kích thích hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh lên. Một vài bác thích uống nước tăng lực như Bò Húc hay Sting, có rất nhiều cafein. Trước khi đấu 30p uống thì còn tạm được, đằng này thắng độ xong ra rồi mới uống thì…uổng quá, lại còn hại cho giấc ngủ. Nếu đánh giải liên tục hai ba ngày thì giấc ngủ là cực kỳ quan trọng, hlv quản đội luôn phải giữ đúng thời khóa biểu và sức khỏe của dám vdv. Bác Lê Văn Inh có chỉ một cách: sau khi đã chuẩn bị giường chiếu sẳng sàng thì lấy một lon bia lạnh, thả vào đó một cái lòng đỏ trứng gà, quậy lên và uống ngay, sau đó phải lên giường ngủ khi cơn buồn ngủ đầu tiên kéo tới. Vì lý do gì đó mà để vuột mất cơn này thì cầm chắc là thức tới sáng mai.
Một điều rất nhỏ thiết nghĩ cũng nên nhắc tới, đó là bác nào tham gia giải phong trào thì trước đó một hai ngày đừng có ham “chiến” với bà xã. Bọn trẻ trâu không nói làm gì, chứ ngoài 30 thì nên biết tự lượng sức. Cái đó mất sức thì ít nhưng lượng nội tiết tố tự do trong máu sẽ gây ra cảm giác “dãn gân” suốt một thời gian sau đó – ngắn dài tùy người tùy sức. Trong lúc bị cảm giác ấy thì đánh bóng bàn rất khó, cứ bị lừ đừ thiếu tốc độ và “sung”. Bất cứ môn thể thao thi đấu nào, hlv cũng quản lý chặt chẽ điều này, các bác chơi phong trào cứ “thử” rồi kết luận xem có đúng vậy không. Điều này cũng đúng với các chị em, chứ không riêng gì nam giới. Nói tóm lại là để cho thi đấu có chất lượng thì các vdv phải biết lượng sức và tiết chế, để cho lúc vào thi đấu phong độ đạt được tới đỉnh. Kỹ thuật để cho các trận đấu quan trọng rớt vào đỉnh phong độ thì mỗi hlv đều có cách riêng, bọn Tây còn có cả một đánh chuyên gia nghiên cứu vấn đề này, viết ra cả đống tài liệu – dài lòng thòng em ngán chả dám nhìn tới. Chơi vui vẻ đừng bị chấn thương, đừng ảnh hưởng tới đời sống làm việc là tốt rồi. Chứ chơi kiểu gì mà bà xã đi kiện thì không ai dám xúi!
 

Viết một bình luận