I. Tổng quát
1.Tạo cảm hứng tối đa
Một người thầy bóng bàn giỏi không phải là người có thể truyền đạt được hết những gì ông ta có, mà là người có thể khơi dậy niềm đam mê trong đứa học trò. Nếu chỉ là “dội nước” thì cũng xem chừng là “nước đổ đầu vịt” vì những đứa nhỏ chỉ học vì ép buộc – từ cha mẹ hoặc từ chính ông thầy đó. Nhiều bậc phụ huynh tìm tới những cao thủ đã thành đạt để mong con họ cũng được như thế, nhưng đó không phải là ước muốn của đứa bé. Kết quả là người thầy vấp phải một trở ngại rất lớn, phần đông bỏ cuộc vì các lý do rất chủ quan “không có năng khiếu”, “không có đam mê” hoặc “làm biếng tập quá, không tự học”,…Có nhiều đứa tập rất ngoan vì bản chất của chúng tốt, nghe lời thầy và cha mẹ, cố gắng không làm ai buồn lòng – nhưng vẫn không xuất phát từ trái tim. Sau một thời gian thấy kết quả không khả quan, cha mẹ sẽ lái chúng sang một hướng khác, thế thì uổng công dạy mà cũng tốn thời gian vô ích quá. Có những đứa bị buộc tới các lớp học bóng bàn chỉ vì sợ chúng béo phì hoặc rãnh rỗi quá sinh ra nông nổi, có người gởi con tới lớp học như là nơi giữ trẻ sau vài giờ rước về. Dân da trắng cho con chơi bóng bàn vì hết lựa chọn: môn thể thao này an toàn nhất, không phải giăng nắng dầm mưa ngoài trời hay bị gãy tay chân. Dân da vàng cho con học bóng bàn vì thể lực kém, chọn như một thứ thể dục vận động, cho con làm bác sỹ vẫn là mục tiêu lớn nhất của họ. Đứng điều hành một lớp bóng bàn như thế là một bài toán cực kỳ khó, để dạy 2-3 giờ “thành công” thì chả có gì đáng nói, cái cần bàn tới là lương tâm của người thầy – dạy như thế thì ra cái gì.
Muốn biết ông thầy đó dạy dỗ con mình ra sao, chỉ cần xem nó có tự động móc “bài tập về nhà” ra làm hay không. Muốn biết con mình học bóng bàn tiến bộ không, chỉ cần để ý xem một ngày nó nhắc tới bóng bàn mấy lần. Có đứa sẽ tự động lấy vợt ra tâng bóng hoặc tự tập động tác mỗi khi rãnh, có đứa sẽ suy nghĩ về bóng bàn nhiều đến nổi thỉnh thoảng đem ra nói với người khác. Có đứa sẽ tự động tìm tới các video clip thi đấu mà xem nhiều lần, có đứa tới trong mơ vẫn còn thấy chơi bóng,…Nhưng cũng có đứa học 1 tuần một lần mà chỉ nhắc tới đúng 1 lần – khi nó xách cây vợt đi học, ngoài ra quên béng. Năn nỉ hay quở phạt cũng không phải là cách, vinh nhục của thắng bại cũng không ăn thua gì, cái điều làm một người tự động nhớ và tập luyện thường xuyên, chỉ có thể là sự đam mê. Người thầy truyền dạy được niềm đam mê cho học trò thì mới là giỏi. Làm sao mà đứa nhỏ sẽ thúc giục cha mẹ cho tới chơi bóng bàn, chứ không như ngày xưa bị ép (hay năn nỉ) đi học – là thành công.
Cảm hứng sẽ nuôi dưỡng và thúc đẩy đam mê, nếu truyền dạy được cái cảm hứng cho học trò thì mới gọi là dạy. Nhưng nếu ngay cả ông thầy cũng không có cảm hứng hay đam mê thì làm sao truyền dạy đây? Đứa nhỏ sẽ nhìn vào sự nhiệt tình của người thầy mà bị ảnh hưởng, cái gì vui vẻ sẽ qua mau nhưng cái “lữa đam mê” từ người hlv sẽ lan qua học trò rất nhanh. Một người chỉ đi dạy lấy giờ thì chắc là sẽ thấy thời gian trôi qua rất lâu. Học trò học mà không ham thích thì cũng thấy 1h trôi qua như vô tận – còn nếu thích thú sẽ thấy 3h trôi qua cái vèo. Phương pháp sư phạm của Phương Tây không chú trọng vào lượng kiến thức truyền tải, mà là làm sao cho khả năng hấp thụ lớn nhất. Nếu khả năng nhận bị thấp xuống, người ta sẽ giãm tải và tìm cách “mở những cánh cửa khác” thay vì làm cho nó kẹt xe như mấy con đường phố ở SG.Cảm hứng sẽ làm tăng khả năng tiếp thu, cái bọn học trò còn nhớ sau khi bước ra khỏi phòng tập là cảm giác vui thích, nhưng cái mà ông thầy muốn chúng giữ lại đã ăn sâu vào máu thịt từ khi nào rồi. Khác với cách dạy xưa: học trò bị buộc phải “thuộc lòng” những thứ nhàm chán như là tra tấn vậy – tại sao ta không làm cho nó hứng thú hơn, bọn chúng khỏi phải học thuộc lòng? Đành rằng mỗi người sẽ có cách tiếp thu khác nhau, có đứa học nhanh hơn nếu có hình vẽ hoặc những thứ liên quan tới cái nhìn, có đứa cảm thấy nhào vào đánh thì mau tiến bộ hơn, có đứa thông minh thích nghe giải thích kỹ lưỡng mới bắt tay vào,…nhưng khi ham thích thì chúng sẽ tự động nhớ hết. Chính vì sự tiếp thu khác nhau ấy, nên nếu chỉ áp dụng một cách dạy sẽ rất lãng phí tài năng. Có đứa thích học bóng bàn như là một môn logic vậy, chúng chơi bóng cứ như là triết gia, nhưng cũng chính nhờ thế chúng tìm được sự đam mê, hơn là bị bắt tập như cái máy không có những lời giải thích thỏa đáng.
Có cái trò chơi gì khiến con nít và người già cũng có thể ghiền như ma túy nhỉ? Xin trả lời là chơi …điện tử, hay chơi Game (offline hay online). Cách đây 3 năm em có nghe một đứa học trò nói rằng có game Wii bóng bàn, và nó thích hơn là chơi thực tế, thế là em cũng tìm hiểu xem tại sao. Tới nhà mấy đứa em mượn chơi thử thì mới…lụm được bí kíp: tại sao mình không biến việc tập bóng bàn thành một trò chơi game “thực tế” và hứng thú hơn chơi trên máy nhỉ? Cái làm bọn nhỏ thích là sự tiện lợi và dễ chơi, chỉ cần cầm những cái joystick có kết nối wi-less với máy, cũng mô phỏng động tác đánh bóng nhưng rất là buồn cười, thế mà bọn chúng thích. Các bác đào tạo vdv “nghiêm túc” sẽ bật cười với suy nghĩ này, bởi vì Ta và Tàu có cái khác với Tây: “tập cho ra tập, chơi cho ra chơi, không lẫn lộn”, làm sao có thể đào tạo cao thủ bóng bàn với cái tư duy chơi game điện tử chứ? Cái em nhắm tới không phải là những kỹ thuật sát thủ nhằm tranh phần thắng, mà là em dạy tụi nhỏ CHƠI và YÊU THÍCH bóng bàn. Chiến thắng tuy quan trọng nhưng chỉ là cái ngọn, nếu nền móng không vững thì ý chí không có, chỉ có thể thắng vài trận lẻ tẻ thì nói làm gì. Nếu có niềm đam mê ham thích, thì sẽ có quyết tâm đến cùng – hãy nhìn những con nghiện thức trắng đêm cày level, và nên biết rằng cũng có những đứa bỏ thời gian rãnh ra tự tập giao bóng hoặc đánh với máy, đó cũng là một dạng cày game thôi. Những đứa có cái ngọn kỹ thuật và thành tích sớm, chúng có thể trụ vững được bao lâu? – còn những đứa được bồi dưỡng từ gốc rễ sẽ tự tin vươn cao hơn nhiều lần, vì ý chí quyết tâm cao độ.
Chơi “điện tử” có cái gì khiến người ta ham mê dữ vậy? Ai có chơi thì biết thôi, cá nhân em từng ghiền những bộ Final Fantasy nên hiểu rõ lắm – nghe nói game online còn ác liệt hơn. Chỉ là nhập vai làm một nhân vật ảo (có thể lựa chọn kiểu hình loại nhân vật) và càng “cày” thì càng có nhiều điểm kinh nghiệm (exp), tới một mức độ nào đó thì lên cấp (lv). Mỗi cấp mới thì có thêm các điểm sức mạnh, ma thuật, sức chịu đựng,…và nếu hoàn thành một cảnh sẽ qua cảnh khác hấp dẫn mới mẻ hơn. Nói chung là cũng oánh nhau và ai chiến thắng thì cảm thấy thỏa mãn lắm, dù chỉ là thắng ảo. Cái làm say mê “con nghiện” không hoàn toàn là sự chiến thắng, mà có thể chỉ là những vũ khí hiếm, tuyệt chiêu lạ hoặc các chuỗi đòn đánh phối hợp đẹp. Diệt trùm cuối thì coi như phá đảo hết game, nhưng nếu chơi online thì không kết thúc dễ dàng như vậy, vì các trận chiến liên miên cho tới khi không còn ai chơi nữa. Bóng bàn có rất nhiều điểm tương đồng với game online, tập luyện giống như là cày lên cấp, đánh giải kiếm tiền sắm vũ khí mới, học bí kíp cho ra tuyệt chiêu mới có độ sát thủ cao hơn,…rồi hợp nhau dẫn quân đi công thành cũng giống như đi công Lôi Đài hay các giải phong trào vậy.Cái khéo léo của một hlv là làm sao để mà học trò chịu khó tự luyện, tự săn lùng các bí kíp, cũng giống như con nghiện thức khuya vậy. Đánh bóng bàn mà ngày này qua ngày khác chỉ đánh có một cú – đánh hoài vẫn sai, cứ bị sửa hoài – thì sẽ chẳng còn ai theo học.
a. Exp+, level-up, upgrade vũ khí,..
Chơi game thích nhất là lúc level-up, tập bóng bàn cũng vậy. Hlv phải đặt ra những cái mốc để học viên có thể được lv+, nhờ vậy chúng mới chịu cày để tăng điểm kinh nghiệm, trong giai đoạn đầu chỉ là độ đều và khả năng kiểm soát bóng. Đứa nào cũng thích được lên cấp để được biết thêm cái mới, nên hlv phải vạch ra trước cho chúng một đoạn đường đủ xa trước mắt. Vd em nhận học trò mới, bảo rằng phải tưng bóng trên vợt được 5 cái không hư thì em mới cho cầm bóng đánh vào tường, đánh trúng tường mới cho đánh lên bàn,…Em quy định muốn được học qua kỹ thuật mới thì phải đậu kỳ thi vượt cấp: dùng kỹ thuật đang học, trong 3 trái bóng phải đánh được 1 lần 20 chạm đúng yêu cầu. Chúng có thể đòi thi 1 buổi 2 lần thôi, nếu rớt thì cho về luyện lại, thế là chúng nhanh chóng tìm người đở bóng cho chúng tập, để được học kỹ thuật cao hơn (để mà ganh tị nhau). Em chia một kỹ thuật căn bản ra thành 10 cấp khác nhau rõ ràng, bọn chúng tha hồ mà khoe nhau vị trí đã đạt được. Em cũng chia trình độ bóng bàn ra 5 cấp lớn, từ mới học cho tới cao thủ, mỗi cấp được những điều kiện ưu đãi khác nhau. Có quy định rõ ràng đạt được đủ những yêu cầu nào thì mới được cho vào cấp ấy. Mỗi khi lên cấp chúng sẽ được “xét lại” vũ khí, rơ đánh và chiến thuật, chúng được học thêm các tuyệt chiêu mới và được quyền lựa chọn hướng đi trong cấp ấy. Chỉ có chuyện nâng cấp vũ khí thôi cũng đủ để bọn trẻ ham lên cấp rồi, nhờ vậy mà không cần bắt chúng cũng tự rèn luyện ở nhà hoặc đi học thêm nơi khác. Vì được đấu nhau theo định kỳ hàng tháng nên đứa nào cũng cố gắng giành lợi thế hơn, từ vũ khí cho tới các chiêu mới hoặc các phối hợp chiến thuật phức tạp. Vì bóng bàn quá đa dạng, cấp thấp dễ luyện mà cấp cao khó qua, nên các buổi tập luyện trở nên cực kỳ hứng thú, tuy khổ luyện nhưng mà luôn có cái mục đích phía trước, cả gần lẫn xa.
b. Làm cho mới lạ – qua cảnh
Mỗi khi lên một cấp lớn thì hlv sẽ thay đổi rất nhiều thứ, ngay cả cách dạy và đối thủ tập luyện, thế mới gọi là lên cấp – chứ lên cấp rồi mà vẫn nhàm chán như trước thì có mấy ai chịu cố gắng? Dĩ nhiên là độ khó và các đòi hỏi sẽ nâng lên vượt bậc, tạo ngay những khó khăn đáng kể có thể gây ngộp cho đứa nào mới vừa “ngoi đầu lên”. Tuy nhiên theo ghi nhận của em thì cái khó đó trở thành điều tự hào: cấp cao hơn mà! Các khó khăn này có giao ước trước hẳn hòi, với lý do chính đáng “giờ you giỏi rồi, you phải tập như vầy như vầy, chứ không còn như trước đây…”. Tuy đòi hỏi có quá đáng nhưng em thấy bọn chúng vui vẻ chấp nhận. Vd như em sẽ không bao giờ phạt cấp 1-2 nhưng nếu tới cấp 3 đi thi đấu được mà đánh hỏng bóng ngon em sẽ bắt ra hít đất 1-5 cái. Cấp 1-2-3 tập bóng cam nhưng cấp 4-5 tập bóng trắng 1-3 sao, có thể dành bàn tốt hoặc sân rộng cho cấp cao. Cấp 4-5 có thể được mời xuống chịu bóng cho cấp 2-3, cuối buổi tập thì cấp 4-5 phải thi đấu và tập bài thư giãn, trong khi cấp dưới chỉ đơn giãn là ra về. Cấp 2 chỉ được đánh đều và đập bóng nhưng tới cấp 3 sẽ được hướng dẫn đánh xoáy cơ bản, cấp 4 được chỉ các loại xoáy phức tạp,…cứ thế bọn nhóc tập bóng bàn chỉ biết ngước lên nhìn mà cố gắng.
c. Vừa học vừa chơi – thời gian qua mau
Chơi ở đây không phải là đùa giỡn hay vui vẻ kiểu “có trò để chơi”, phần lớn các hlv đều biết bày trò để tránh nhàm chán. Nhưng nếu không theo trò chơi, chỉ suông tập luyện thôi thì cũng có cái để mà ham. Màu sắc có thể đổi nếu ta đổi kính, từ nhàm chán sẽ thành hứng thú, nếu hlv biết khéo léo. Vd em cho một đứa đánh với máy, mục đích chỉ là đánh vào bàn, nhưng em để trên bàn một cái rổ và bảo nó cố đánh vào cho nhiều nhất trong một lượt mấy trăm trái của robot. Sau đó em đổi vị trí của cái rổ từ gần lưới sang sát cạnh bàn, vừa tập cho nó biết cách nhắm điểm rơi, vừa làm nó có “không khí thi đấu với chính mình”. Những đứa đánh giỏi hơn thì em sẽ để chai nước hay cọc gôn cho chúng đánh vào, nếu luyện đánh mạnh thì em để lon không nước để chúng đánh cho ngã xuống,…Nếu tập giao bóng thì em sẽ cho bọn chúng đánh cờ carô, bằng cách vẽ một bàn carô trên bàn, cho hai thằng cùng thi với nhau, chúng sẽ cố gắng mà giao bóng cho chính xác để thắng bàn cờ.
d. Có không khí thi đua cạnh tranh – có nước mắt thì mới động tới trái tim
Nghĩa là có thi đấu sát phạt nhau sau một thời gian cố định và có kẻ thắng người thua, có cay cú và cũng có lắm nước mắt. Niềm vui chiến thắng sẽ qua đi rất mau nhưng nước mắt thì sẽ lâu khô hơn, những đứa thua sẽ ôm hận mà rèn luyện để giành lại. Giải thưởng chỉ đơn giãn là một trái bóng có ghi kỹ niệm ngày tháng thi đấu, hoặc một lon nước ngọt, nhưng sự tranh giành nhau rất là đáng kể. Có thi đấu mới thấy hiệu quả của tập luyện, tác dụng của các “chiêu mới” hoặc sự tính toán chiến thuật. Cũng vì thắng thua mà sinh ra khá nhiều chuyện tốt lẫn xấu, nhưng thi đấu trước ở nhà để quen dần và để hiểu tập luyện để làm gì. Vì muốn thắng nên có chuyên cần rèn luyện mà cũng có mánh khóe, cái hay là hlv biết cách dạy các mánh ấy như thế nào để hợp lệ vừa khôn khéo chứ không trở thành gian manh. Theo cái nhìn của em, kẻ nào đã đổ nước mắt vì một cái gì sẽ không bao giờ quên được nó dễ dàng đâu.
e. Kích thích sự tò mò tìm hiểu – nuôi dưỡng trí tuệ
Bằng cách đưa ra những thứ lạ mắt sẽ kích thích được sự tò mò hứng thú. Có đứa thấy em giao bóng qua lưới nãy giật về bèn suy nghĩ nếu chúng làm được như thế thì sẽ dễ dàng chiến thắng – thế là chúng rèn luyện và biết cách tạo xoáy chìm rồi xoay dần qua xoáy ngang. Có đứa thấy tại sao chúng đánh bóng đi thẳng còn người khác đánh đi cong mà vẫn mạnh, rồi lại thấy cú đánh xoáy lạn ngang thích quá. Thế là em bảo bọn chúng tìm hiểu xem có bao nhiêu kiểu xoáy và đường bóng sẽ ntn, cho thời hạn 1 tuần để trả lời. Có đứa đưa ra clip giao bóng, thế là em bảo nó sưu tầm xem có bao nhiêu kiểu giao bóng khác nhau, và bao nhiêu khả năng giao bóng khác nữa,…Sau cái hứng thú tò mò sẽ được dẫn dắt khéo léo tới sự tìm tòi nghiên cứu và suy luận, một hlv giỏi không phải là người nói hết từ đầu tới chót. Cái gì mình nói ra chúng chỉ thấm được rất ít, cái chúng tự tìm nó mới thấm từ trong ra ngoài.
f. Mục tiêu
Nếu nói tập bóng bàn để vô địch quốc gia thì chúng sẽ sớm nãn chí, nhưng nếu đưa ra cho chúng những đích đến gần sát bên thì chúng sẽ rướn hết mình. Vd đánh thắng anh hoặc cha mẹ, đánh thắng một ai đó làm cột mốc khẳng định bản thân. Em thường dẫn bọn học trò đánh những giải nhỏ, trước đó 1 tháng đã bắt chúng chuẩn bị tập luyện cứ như là cái gì to tát ghê lắm. Dù thắng hay thua thì chúng cũng đã có 1 tháng hứng thú tập luyện – cái khéo của hlv là đừng bao giờ để học trò thua trắng, phải tìm cách vớt vát cho đứa tệ nhất một cái gì đó an ủi, kẻo chúng nãn. Sau một thời gian chỉ chúng nhắm mục tiêu, hlv sẽ hỏi chúng mơ ước tới cái đích nào. Theo quy tắc bắn cung thì phải nhắm cao hơn mục tiêu thì mới trúng, nghĩa là phải đặt ước mơ lên cao hơn một chút mới có thể tới đích. Muốn làm vdv cấp thành phố thì hãy cố gắng phấn đấu cho danh hiệu quốc gia đi, tự nhiên sẽ đạt giải cấp thành phố lúc nào không hay. Hlv có thể hướng dẫn đệ tử cách đặt ra mục tiêu và vạch kế hoạch từng bước để thực hiện nó, tổng quát và chi tiết, đó là một “kỹ năng mềm” rất có ích trong cuộc sống. Đích đến xa nhất và trùm cuối nằm ở những giải cấp TG hay Olympic, hlv phải luôn nhắc nhở bọn trẻ củng cố niềm tin vào ước mơ của chính mình.
g. Cheat codes – hack game
Dân chơi game “nghiêm túc” rất ghét nghe nói tới mấy từ này, tuy nhiên đó không phải là sai trái hoàn toàn. Thỉnh thoảng hlv cũng nên “chỉ vài chiêu” để một đứa đứng gần hạng chót có thể thắng đứa đứng nhất lớp – điều này dễ ợt vì thầy bao giờ cũng nhìn ra điểm yếu của trò, cứ dạy đứa yếu khoét vào, như một cách để đứa mạnh tập ứng phó. Cách ăn gian này cũng có hai tác dụng rất tích cực: khiến những đứa chơi dở có niềm tin vào chiến thắng nếu chúng biết cách ứng dụng chiến thuật tốt, mặt khác giúp cho đứa giỏi không ỷ lại mà phải luôn cẩn thận tự tìm các điểm yếu để khắc phục. Để nhấn mạnh sự quan trọng của khởi động làm nóng, trong các buổi thi đấu đứa nào tới đúng giờ sẽ được em “gạo bài” kỹ càng, đứa tới trễ sẽ chỉ chuẩn bị vào đấu bằng cách tự tập qua loa. Thường thì kết quả sẽ ủng hộ những đứa được làm nóng sẳng sàng. Dần dần tập bọn trẻ được cái khôn biết đi hỏi chiến thuật, biết chuẩn bị và tính toán trước khi vào đấu.
h. Các bí mật trong game
Các game hay đều có giấu những bí mật gọi là “Easter Egg”, chỉ dành cho những game thủ chịu để ý mới tìm ra được. Hlv cũng nên chỉ ra các điểm bí mật sau khi học trò qua một cảnh, giải thích các câu hỏi “vì lý do nào mà” để cho đứa ấy chú ý hơn khi lên cấp mới. Sau khi chúng thắng hay thua một trận cũng nên gọi lại phân tích trận ấy có chổ hay dở nào. Nếu đánh thành công một kỹ thuật khó thì cũng nên cho chúng biết nguyên nhân do đâu, nếu hlv phân tích đúng thì sẽ có nhiều bất ngờ hơn xãy ra sau này. Đứa nào có ý tìm hiểu chúng sẽ tìm ra rất nhiều điều hay mà hlv không cần phải dạy, đó là cách đào tạo ra những vdv “trí tuệ” thay vì những cái máy đánh bóng bàn.
2. Tạo phong cách riêng, tìm ra sự khác biệt
Mỗi người một vẻ khác nhau, ngay cả trong CNT cũng có khác biệt rất lớn, dù chơi một kiểu mút H3 nhưng chúng phối hợp khác rất nhiều. Đó là do sự đa dạng trong huấn luyện và định hướng ở giai đoạn phôi thai hình thành một phong cách chơi. Chẳng có gì nhàm chán bằng thầy trò giống nhau như đúc cả một lò, điều đáng nói không phải vì cái hay duy nhất, mà là không có và không biết gì khác để mà dạy. Trong một lớp mà người hlv trưởng quá dở sẽ dẫn tới sự đơn điệu, vì hai lý do chính: đầu tiên là thiếu kiến thức lẫn can đảm để tìm tòi thay đổi, cái lý do đau lòng hơn là cái sĩ diện của người nắm quyền không chấp nhận người khác tạo ra điều mới mẻ. Cái nguyên lý chung là nếu ai đó biết quá ít họ sẽ luôn tin chắc mình đúng, chỉ có người hiểu biết nhiều mới có hoài nghi và tìm tới điều đúng hơn. Nhìn một lớp học có nhiều đứa chơi rơ khác nhau mà đều mạnh như nhau thì có thể khen ông thầy dạy giỏi, có tầm nhìn rộng.
a. Tìm chọn thần tượng
Nếu không có thần tượng thì hiển nhiên học trò sẽ bắt chước ông thầy, hoặc nếu chọn nằm trong “hệ cũ” thì cũng sẽ tiện thể tôn vinh luôn ông hlv theo rơ đó. Điều đáng nói là nếu chọn thần tượng “ngoài luồng” thì sao? Dân Vn chơi bóng bàn chọn cao thủ nào trên TG làm thần tượng, mà chọn để làm gì khi không thể bắt chước được chút nào hết? Có gì sai không nếu theo đường chuyên nghiệp mà chọn Joo Sae Huyk hay Liu Goliang làm gương mẫu rồi bắt chước theo, tại sao cứ phải bắt con nít chọn “cây nhà lá vườn” chứ? Câu trả lời đơn giãn là chưa có hlv nào đủ tầm để mà dạy ra rơ khác.
Một HLV công tâm sẽ để học trò tự tìm hiểu và tôn trọng thần tượng của nó, sẽ không có gì sai nếu ông thầy không đánh được như thần tượng, nhưng ông ta có phương pháp để dạy ra đệ tử chơi được gần tương tự như thế. Điều cần nhận ra là hlv nên chủ về phương pháp sư phạm chứ không cần thiết phải có đủ các kỹ thuật trên đời. Có thể hlv đó không biết cắt xa bàn như họ Joo nhưng vẫn đủ khả năng dạy học trò đánh được như thế, đó là hlv giỏi. Có gì hứng thú bằng việc bắt chước theo thần tượng mình ưa thích, nếu là những điều hay lẽ phải. Ép khuôn một tài năng là giết chết tài năng đó, bắt học trò đánh giống y như mình là một kiểu tự cao tự đại ngầm “chỉ có ta là giỏi và đúng nhất trên đời”. Khi ta tôn trọng lựa chọn của học trò thì nó cũng sẽ tự chứng minh bản thân bằng cách ngày đêm luyện tập cho giống như thế. Vd như em rất ghét rơ đánh vợt carbon nhưng nếu đệ tử em thích cách đánh tốc độ bạo lực của Schlager thì em vẫn có thể dạy ra được, mà có khi làm tốt hơn nữa. Bởi vì thế hệ sau phải luôn thừa kế và giỏi hơn người đi trước, chọn thần tượng rồi thì cái đích đến là…đạp đổ luôn tượng thần và leo lên đứng trên ấy. Chính Schalger đã viết sách rằng anh ta cũng đấu tranh rất dữ dội với hlv để giữ được cái rơ đánh hoàn toàn khác với truyền thống Châu Âu – anh chọn rơ Châu Á rồi kết hợp ra một phong cách mới vượt xa kiểu cũ. Nếu không đạp đổ thần tượng thì chỉ mãi mãi là cái bóng nhỏ nhoi, rồi những thế hệ sau càng dở hơn nữa, đó là cái vấn nạn của bóng bàn VN hiện nay.
Giai đoạn chọn thần tượng là quan trọng và bắt buộc, sau khi đã qua cấp “mới biết bóng bàn”. Càng sớm thì càng dễ tập và đở mất thời gian, nếu chọn rơ cắt như Joo mà để xong “căn bản” thì đã quá muộn rồi. Vũ khí phải chọn trước tiên, căn cứ theo ước muốn của học trò (nhưng cũng mang tính allround), nếu rơ đặc biệt thì vũ khí cũng phải đặc biệt, tập luyện cũng sẽ theo một trình tự bài bản khác. Nhiều hlv tự cho rằng “căn bản” bao gồm những kỹ thuật này nọ, nhưng không có kỹ thuật nọ kia. Những ông hlv đó đã mặc nhiên xem kỹ thuật của họ là căn bản, chứ cái “căn bản” đó không phải là cái chung cho mọi rơ khác nhau. Từ đó sinh ra chuyện hlv dù tư tưởng có thoáng cũng bắt học trò tập xong “căn bản” rồi mới lựa rơ. Tập xong giai đoạn đó rồi thì cũng chẳng còn rơ nào để mà lựa chọn nữa, cứ từ đó mà “nâng cao” lên theo cái rơ của ông thầy – coi như trò đã vào tròng hết cựa quậy. Điều đó lý giải tại sao ở VN nếu đi lên từ “năng khiếu” thì chỉ biết chơi có 1 rơ, đó là ôm bàn tấn công, với cốt carbon cứng dầy, mút mềm nãy. Những rơ khác (gai công Bh, cắt xa bàn, mút Tàu,…) tuy cũng có nhưng đều xuất phát từ các lò “không chính quy”.
b. Tạo một nét riêng
Đây là điều mà bất cứ “người trẻ tuổi” nào cũng thích. Ai cũng từng có một thời trẻ tuổi, coi trời bằng vung, đầu đội trời chân đạp…đất (nghĩa là không có dép). Tuổi trẻ thích tự chứng minh bản thân, bắt chước hay thần tượng chỉ là cái bảng chỉ đường, những người có cá tính thường không muốn mình trở thành cái bóng của ai cả. Đây là điều mà một hlv phải luôn hiểu khi dạy những học trò giỏi có tài năng. Nếu chỉ là những đứa bình thường hạng trung thì chúng sẽ rất ngoan ngoãn, dạy sao làm thế, yếu như trúc mây thì uốn nắn thế nào cũng được, còn khỏe như tre mỡ thì phải để chúng vươn lên tìm ánh sáng theo cách tự nhiên. Theo cảm nhận chung, bên Ta rất ghét những đứa cá tính ngang bướng, nhưng bên Tây thì rất chú ý đến những đứa như thế. Hlv Tây họ sẽ tạo điều kiện và giúp những đứa ấy tự chứng minh, thách thức chúng tối đa nhưng lại ngầm hỗ trợ. Những tài năng bóng bàn như Waldner, M.Maze, Schlager, Timo Boll,…đều từng là những đứa trẻ cứng đầu khó dạy nhất, nếu bị gò ép như bên Ta thì đã trở thành một cái khuôn mẫu nào đó rất tầm thường. Em đã chứng kiến nhiều đứa học bóng bàn như tra tấn, vì bị gò ép quá đáng, với cái lý do rất thường nghe “để chúng giỏi hơn”. Quan niệm của Tây cho rằng “hoặc là để chúng thành một thứ chẳng ra gì – sẽ tự động bị loại thãi – hoặc là để chúng trở thành thiên tài”. Quan niệm của hlv Tây rất thoáng “tôi là hlv của anh nhưng tôi chẳng là ai cả – chỉ là người đưa đò – chính anh mới là người làm nên những vinh quang, nên anh có quyền lựa chọn”. Cho phép bọn trẻ tạo ra một cái gì đó rất mới, rất riêng, đó làm niềm hứng thú to lớn khi chúng tập bóng bàn. Hlv chỉ là cái nền đất, còn học trò sẽ vươn cao lên cao vút. Chứ hlv không phải là cái nhà kiếng chôn nhốt những cây rau cải non yếu trong ấy.
Điều thường gặp nhất là bọn trẻ khá tham lamkhi chọn thần tượng. Chúng muốn vừa giống Waldner vừa giống Liu Goliang, hoặc vừa đánh Fh được như Ma Long vừa có Bh như Zhang. Nếu ta bảo với chúng rằng điều ấy là “không thể được” thì sẽ như gáo nước lạnh dội vào. Bọn chúng sẽ đặt vấn đề “là thực sự không được hay hlv không thể dạy được?”. Với một hlv giỏi thì đây là cơ hội tốt nhất để tìm cho học trò những bản sắc riêng. Hãy nhìn Fang Zhen Dong, sư phụ hắn dám tuyên bố với TG rằng đây là tay vợt có tất cả các ưu điểm của lứa CNT trước đây. Tuy là cũng xài lại chiêu cũ, nhưng phối hợp khác nhau cũng tạo ra một cái hoàn toàn mới. Ly rựu Cocktail cũng từ mấy chục loại rựu căn bản nhưng mỗi nơi đều có bản sắc riêng với công thức khác nhau. Bắt chước nhưng có thêm vào một chút gì đó riêng thì vẫn được gọi là bản sắc, chính bọn CNT của Tàu đã xài lại tất cả kỹ thuật của TG đó sao, nhưng họ đã nâng cao chúng lên một tầm mức hoàn toàn khác, trở thành “Chinese style”. Cứ cho phép copy, cái khéo của hlv là làm cho đệ tử thấy rằng tuy copy nhưng đó lại là của mình, bởi vì có những nét riêng. Hlv sẽ lựa chọn và giúp cho học trò loại bỏ những chỗ còn thiếu sót của cái cũ, tự luyện để khắc phục và mài dũa nó trở nên hiệu quả hơn.
c. Không có gì là sai
Đã là thầy của người ta thì luôn luôn đúng, cho nên phán học trò sai chổ này chổ kia là chuyện bình thường. Chuyện cũng không có gì to lớn nếu như có ý tốt sửa sai chỉnh lại thành đúng, giúp cho học trò trở nên hoàn chỉnh. Chỉ có khi trở nên thái quá thì sẽ gây ra nhiều tai hại, cái nạn lớn nhất của bóng bàn VN cũng từ đó mà ra. Con đường đúng – đối với các hlv ấy – quá nhỏ hẹp, như cây cầu khỉ miền Tây, chỉ cần chệch ra một chút là sai rồi. Tập bóng bàn gần 2-3 năm tập căn bản chỉ cốt để mỗi ngày vào sửa sai mà thôi, cuối cùng là chỉ có vài động tác đúng, mà đúng với cái gì theo chuẩn nào thì các hlv ấy không giải thích nổi (chẳng lẽ nói giống thầy mới là đúng). Học bóng bàn như thế quả là phí phạm thời gian, bóp chết cảm hứng và đam mê của học trò, nhưng lại đào tạo ra những lối chơi quá nghèo nàn đơn điệu. Vào thi đấu nếu lỡ “không như ý” là cúm tay toàn tập, con đường đúng đã bị chặn mà chẳng còn đường nào khác để vòng qua trở ngại. Thế là chúng lại trở về, nghe “sư phụ” la mắng rồi được nắn dạy một đường vòng nhỏ hẹp khác. Cứ như thế thì đánh hoài vẫn cứ thua mãi, cho tới khi nào bỏ cuộc thì sẽ nhận toàn bộ lỗi “thằng đó không có năng khiếu, đánh thiếu tập trung,…” hoặc “dạy hoài mà vẫn không tiến bộ”. Em gặp rất nhiều đứa nhỏ như thế, chỉ biết đau lòng thôi chứ chẳng lẽ đi chê thầy của nó chẳng có chút phương pháp sư phạm nào. Điều này có thể chấp nhận được nếu ông hlv ấy cực giỏi, từng vô địch TG và là kiểu mẫu cho bóng bàn một thời, thì ông ta có quyền đào tạo học trò “đúng giống mình”. Nếu đi theo con đường sai, vào lối cụt mà dẫn cả đám nhỏ vào, bước sai một chút thì la mắng, thì rõ là tội nghiệp lắm.
Được học bóng bàn từ một hlv giỏi rất hứng thú và nhẹ nhàng, không bao giờ quá sai lầm nhưng cuối cùng lại đi vào những lối rất đúng đắn, đó là cái hay trong phương pháp giãng dạy – để trâu tự đi đúng luống cày mà không cần roi vọt. Cái lời khen “đúng rồi” hay “giỏi quá” của những ông hlv ấy hoàn toàn không sáo rỗng, cũng không hẳn là khích lệ động viên, bọn học trò tự biết rằng đó là lời thật lòng. Nhờ các phương pháp dạy kỹ thuật “có bài bản” (sẽ viết ở phần II) mà một động tác kỹ thuật dù khó đến mấy vẫn có thể từng bước tập luyện, đi từ cái đúng này đến cái đúng khác, kết thúc ở một động tác đúng thỏa mãn đủ các yêu cầu – cái “đúng” ở đây có căn cứ hẳn hòi và rất khách quan. Con đường tập luyện rộng thênh thang đầy hoa cỏ đẹp, học trò muốn rẽ lối nào cũng được, đã có bản đồ và la bàn thì không sợ sai lối. Đi tới cái đúng bằng con đường đạp lên những cái sai, học cái sai trước rồi chỉnh dần thành đúng. Bọn trẻ tập theo lối này khi ra thi đấu sẽ rất linh hoạt, nếu lỡ bí lối chúng sẽ tự biết lùi lại và đi đường vòng. Đánh mạnh không được thì đánh nhẹ, đánh cầu vồng hoặc đơn giãn là đổi góc hoặc đở qua cho an toàn. Động tác không “chuẩn” cũng chẳng sao, miễn đạt các yêu cầu, thắng trận trước đã rồi về luyện thêm sau. Dạy theo lối này thì một hlv có thể đào tạo ra nhiều học trò đánh rất khác nhau mà đều có hướng đi rộng mở, có tiềm năng vượt bỏ xa ông thầy. Hlv không bao giờ tự nhận đúng, chỉ có các yêu cầu (chính xác, mạnh, an toàn, xoáy, khó,…) mới là thước đo độ đúng đắn, cái “đúng” bây giờ đã là một khoảng khá rộng, nếu có lỡ thiếu một vài tính chất thì vẫn còn đúng. Học như thế thì sẽ rất hiệu quả, đở tốn biết bao công sức (đở phải la khan tiếng) mà học trò lại hứng thú chịu luyện tập – có thể nói là điều mơ ước của các học trò.
Đứa học trò sẽ tự đánh giá giữa hai hlv: một người lúc nào cũng bảo mình sai, ngày này qua ngày nọ. Còn người kia thì chỉ rõ cho mình còn có chỗ đúng nên giữ, chổ sai chỉ là nhỏ xíu có thể sửa được. Theo lẽ thường mà nói thì học trò sẽ thích ông thầy bảo mình không có sai, hơn là bên cứ một mực khẳng định. Cá nhân em cũng gặp một đứa chơi Bh kiểu hiện đại (đánh hết cánh tay thay vì cổ và cẳng tay, vì lỡ thích các cao thủ rơ Bh), cứ bị sửa động tác hoài tới chán bỏ học (sửa thành kiểu Bh đánh thẳng). Em hỏi nó “tại sao lại phải đổi sửa động tác? Có gì sai, ai bảo sai? You cứ giữ nó đi, nhưng nên cẩn thận vài chỗ…”. Tội nghiệp thằng bé mừng rơn, khi đánh được ngon lành nó bỏ thầy cũ sang học những ông coach Tây vì ông ta thích cú Bh của nó.Nếu thực sự muốn thay đổi cái sai của học trò thì chỉ nên đưa ra các yêu cầu (chính xác hơn, bóng thấp hơn, xoáy hơn,..) rồi chỉ nó cách để đạt được – tự nó sẽ nhận ra cái sai và sửa chữa theo hướng dẫn một cách tự nguyện có hứng thú.Cách nói lý lẽ biện chứng sẽ giúp những đứa học trò thông minh nhận ra được chân lý, hơn là cứ khẳng định chúng đã sai lầm. Kiểu như “U đánh vậy không sai, nhưng sẽ không chính xác và uy lực như cách này…” quyết định sửa bỏ là ở đứa nhỏ ấy “trước đây tui cũng đúng, nhưng giờ…đúng hơn”. Sự khác nhau là rất lớn, giữa một bên cứ lúng túng đánh thế nào cũng sai rồi bị chỉnh hoài – còn bên kia là luôn hứng thú tập luyện vì sẽ ngày càng đúng hơn.Cách dạy mở sẽ cho khả năng phát triển rất xa vượt qua cái đúng còn có cái đúng hơn, đánh giỏi rồi còn có thể giỏi hơn rất nhiều – dần dần vượt xa hlv rồi bứt phá lên những tầm cao mới. Còn cách dạy kiểu đóng chết chỉ rèn luyện học trò tới một đỉnh điểm “đánh đúng”, lọt ra khỏi là sai, mà không có cách nào vượt xa hơn – như là đã “đụng trần” vậy.
3. Khen thưởng và khích động
a. Khen thưởng
Phải luôn có khen thưởng dù là dạy con nít hay người lớn, khác nhau ở các thể hiện mà thôi, ai cũng thích khen thưởng hết. Khi khen thưởng phải quan tâm đến giá trị vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất không phải là tiền bạc gì đâu, chỉ là giá trị sữ dụng của món quà. Vd thưởng một miếng mút hoặc đơn giãn chỉ là một hộp bóng nhỏ, cũng là phần thưởng có giá trị lớn – về mặt thời gian sử dụng. Các hlv thường không giàu có gì, mua cho học trò chai nước khoáng hay lon nước ngọt làm quà khích lệ thì không có gì quá tốn kém – so với cái tác dụng đạt được. Những giải thưởng nho nhỏ như “người đánh đều nhất”, “gò bóng chì nhất”, “giao bóng khéo nhất”,…cho tới phần thưởng cho các giải đấu định kỳ hàng tháng, kể cả các giải “phong cách” đều phải chuẩn bị tươm tất. Nếu không thể có giá trị sử dụng thì cũng nên có giá trị lưu niệm tinh thần. Muốn có khen thưởng thì phải có thi đua, mà cái gì có tranh giành thì sẽ có cố gắng, bứt phá và vượt qua chính mình. Nếu chỉ có thầy với trò thì ít ra cũng có thể đánh độ lon nước, thầy chấp điểm sao cho vừa hơn tầm của trò một chút để mà còn có thể cố gắng. Hoặc đơn giãn hơn là đưa ra cái mức thưởng, vd đánh đều quá 100 điểm, đánh hơn 150 điểm trong 1 phút, giao bóng trúng đích,…Kẻ được thưởng cũng vui mà những đứa chưa được cũng sẽ cố gắng giành cho được cái phần “vinh dự” ấy. Lon nước sẽ ngọt hơn nếu là phần chiến thắng được, ai đánh độ nhiều cũng hiểu điều ấy mà.
b. Khích tướng
Đây là phương pháp khá nguy hiểm, ngược lại với khen thưởng là…chê. Người hlv phải biết chê sao cho khéo, vừa đủ làm học trò cảm thấy “nhột” chứ đừng gây “đau đớn” – khều nhẹ nhẹ vào lòng tự ái sĩ diện của chúng. Vd như có hai đứa đánh khác nhau, hlv giỏi sẽ không bao giờ để một đứa thắng hoài, cứ tìm cách làm cho kết quả luôn khác nhau thì hai đứa mới tiến bộ được. Đứa giỏi hơn mà thua sẽ rất tức tối, lúc đó là thời cơ để hlv tới nói cho nó nghe rằng ra đánh trận đều ấy xãy ra thường xuyên lắm, cái cần thiết là làm sao để đứa thấp hơn chắc chắn thua mình. Lần khác sẽ để cho đứa yếu thua xa, rồi “khều” nó rằng sao hôm trước thắng ngon thế mà nay thua rồi, ku cậu sẽ phải nhớ lại rồi về tự luyện. Như đã viết ở trên, để cho có nước mắt thua cuộc thì chúng sẽ nhớ mãi, phần thưởng sẽ sớm nằm trong xó, còn nước mắt sẽ đọng lại trong tim. Dạy trò không cần roi vọt, chính những vấp ngã nho nhỏ ấy còn đau đớn hơn nhiều lần, khơi lại nỗi đau cũng là cách khác mạo hiểm – nếu như sai lầm vẫn tái diễn. Vd có thằng hay chủ quan, không khởi động tốt đã thua đổ nước mắt rồi, lần này thấy hắn chủ quan tiếp thì ta chỉ cần nhắc khéo chúng lần thua trước – cái mặt nó lúc đó khó coi lắm nhưng nó biết thân mà lo làm nóng kỹ càng. Khích một đứa yếu hơn sẽ làm nó tăng thêm quyết tâm tập luyện, cái hay là tìm cho được những đối tượng vừa nhỉnh hơn nó một tí để ku cậu không quá nãn.
4. Sự quan tâm
Hlv là cách để gọi bàng quan, tức chỉ là một người huấn luyện trong thể thao. Dân Á Đông gọi người dạy mình là Thầy hay Sư Phụ, tức là đã nhận mối quan hệ chặt chẽ hơn. Nếu là một người đi huấn luyện thôi thì chỉ cần làm tròn bổn phận chuyên môn, nhưng nếu đã là sư phụ rồi thì trách nhiệm muôn phần nặng hơn (vừa làm thầy mà vừa làm cha). Để tránh mối quan hệ phức tạp kiểu xưa ấy, hlv ngày nay chỉ dừng lại trong phạm vi “vừa là thầy vừa là bạn”. Là bạn thì phải quan tâm nhau, không chỉ trong rèn luyện mà còn ở nhiều mặt trong cuộc sống. Với tầm nhìn cao của “thầy” sẽ thấy bao quát, nhưng với cái cảm hiểu như một người bạn thì sẽ tiếp cận gần gũi hơn. Sự quan tâm luôn đi kèm với cảm thông, nếu giữa hlv và vdv có các mối quan hệ tốt như thế thì chuyện tập luyện sẽ trở thành nhẹ nhàng hơn, những áp lực sẽ giãm xuống rất nhiều. Những hlv nữ thường giỏi về khoản này – thành sư mẫu – nên tập với cô giáo thường là dễ chịu hơn với thầy.
a. Trong tập luyện
Đâu có gì khó nếu hlv chịu hỏi han quan tâm như “tập có mệt không”, “uống tí nước, nghỉ chút cho khỏe đi”, hoặc “hôm trước thấy em tập bị trở ngại quá, hôm nay thầy đổi lại một tí…”. Hlv nào chịu hỏi ý kiến “em thấy thế nào?”, “em có thích tập thế nọ không?” thì sẽ được sự đồng tình của học trò ngay từ đầu, dù có tập nặng chúng cũng không có ca cẩm (chính chúng chọn mà). Tập luyện thường là rất mệt mỏi, có chút quan tâm của thầy là nguồn động viên lớn lao. Đâu có mất nhiều tiền nếu thầy biết lo lắng nước uống hay chút đồ ngọt với khăn lau khi thấy trò quá lả, tập luyện mất mồ hôi thì rất cần bù muối và đường, buổi tập nặng sẽ qua đi rất mau nếu có các buổi giải lao nạp lại năng lượng. Kiểu như “ráng tập tốt đi, lát nữa thầy khao nước mía…” sẽ làm phấn chấn lớp học hẳn lên – không có gì không trả lại, thầy khao trò càng nhiều thì trò càng kiếm nhiều huy chương về. Khi thi đấu, nếu được thầy ngồi sau chỉ dẫn thì chúng sẽ an tâm hơn rất nhiều – hơn là bỏ ra ngoài hút thuốc rồi hỏi phớt lờ “thắng hong?”. Tiếng vỗ tay động viên hay reo hò của thầy khi đánh thắng sẽ làm tan đi mệt mỏi, sự chia sẻ động viên khi thua sẽ làm tiêu đi ấm ức. Chút nhiệt tình ấy sẽ làm ấm lòng trò, và cầm chắc rằng chúng sẽ không phụ lòng đâu. Truyền thống “quân-sư-phụ” của Phương Đông sẽ không chấp nhận hình ảnh người thầy quỳ xuống cột dây giày cho đứa nhỏ, nhưng với Phương Tây lại là bình thường, thể hiện sự quan tâm đúng mức – bọn trẻ Tây thường không có kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Bọn Tây đi nhà thờ nhiều cũng biết rằng Chúa Jesus từng rửa chân cho các môn đệ rồi dặn “Ta rửa chân cho các ngươi, sau này các ngươi phải đi rửa chân cho thiên hạ”. Nếu muốn đào tạo ra được những cao thủ có thể trở thành hlv tương lai thì có quỳ xuống cũng đáng, ta quỳ trước đứa nhỏ hay là với thần tượng bóng bàn tương lai cũng không có gì khác nhau.
b. Chuyện ngoài bàn bóng
Đâu phải chỉ có trò là nhớ tặng quà “ngày nhà giáo”, thầy mà không nhớ nổi sinh nhật của trò thì quả thật chẳng đáng mặt “sư phụ”. Quan tâm ngoài lề một chút chẳng có gì sai – nếu không phải thầy nam trò nữ – mà còn làm trò thấy được sự quan trọng trong mắt người thầy. Trò biết thầy có nhớ mình thì tới lượt mình cũng phải nhớ mà tập luyện không xao lãng. Tập bóng bàn phải biết tự thay mút khi đã chai, nhưng nếu hlv tìm hiểu được hoàn cảnh kinh tế của đứa đó thì có thể chủ động xin những đứa giàu giữ lại mút tặng đứa ít tiền. Hình ảnh thầy tự lột mút trên vợt mình rồi dán cho trò – khi ra thi đấu lở làm rách mút – sẽ đọng lại trong tim chúng nhiều hơn là được cha mẹ mua sắm cho cả một bộ vũ khí mới. Em từng dạy một cặp vdv trẻ, cứ giữ mãi cây vợt cũ mút chai, hỏi ra thì không phải vì chúng thiếu tiền, mà là đó là cây vợt kỹ niệm chúng được một hlv người Nhật tặng cho (đã về nước). Để nâng cấp vũ khí cho chúng, em phải gởi mail xin phép ông thầy trước của nó một cách đàng hoàng lịch sự – dù vợt đã cũ lắm rồi không còn chơi được nữa – mà nếu em tự ý làm thì tay ấy cũng chẳng ý kiến gì. Em tôn trọng cái tình cảm mà hai đứa đó đã gìn giữ, vừa để bảo vệ “cái tự trọng của người Việt” trước cái nhìn và suy nghĩ của những người nước khác. Đó là thái độ tôn trọng người khác, mình kính trọng người thầy cũ thì vị trí của mình trong mắt chúng mới vững chắc. Em không nhận được email phản hồi, nên em bảo bọn chúng cứ giữ nguyên đừng lột mút ra, cất làm kỹ niệm, em đưa cây khác cho tập. Chỉ buồn một nổi là vợt mút của đệ tử em bị người ta lột trắng trợn trước mặt không một câu hỏi ý kiến, buồn cho cái tánh người Việt mình. Làm hlv bóng bàn tiền không bao nhiêu, nhưng em thường tự làm vợt tặng những đứa mới tập chơi, với câu nói “cho mượn, cứ giữ nhưng đừng bán hay làm mất, không chơi nữa thì trả lại”. Nếu không trả về có nghĩa là bọn chúng vẫn còn yêu mến bóng bàn, dù đã nghĩ học. Một cây vợt chẳng đáng mấy tô phở, nhưng khiến một đứa có cảm tình với bóng bàn suốt đời, nếu chúng nghỉ ngang thì đời con chúng có thể sẽ được đầu tư hơn – như một duyên nợ còn chưa thanh toán.
c. Thời gian dành cho từng người
Nếu dạy một lớp đông học trò thì điều cần làm nhất là phải quan tâm cho đều, nhất là những đứa nhút nhát – là những đứa thiếu tình bạn nhất. Trong giáo dục và huấn luyện người ta thống kê rằng chính những đứa có chút khuyết điểm tâm lý ấy lại có nhiều tiềm năng trở thành thiên tài nhất. Bệnh tự kỷ từ bé thường là triệu chứng của một bộ óc thiên tài, càng ngày khoa tâm lý hay cận tâm lý càng cứu thoát được rất nhiều tài năng – thoát khỏi điều trị thuốc men, đồng nghĩa với xóa sổ tài năng. Trong thể thao có lắm trường hợp cao thủ xuất thân từ các yếm thế tâm lý, khiến chúng chỉ có 1 lối thoát, đó là tìm mọi cách để chiến thắng. Ở các nước Á Đông, nhút nhát được xem là tánh bình thường, và cũng chịu thua thiệt rất lớn. Nếu dành thời gian cho mỗi đứa bằng nhau thì cũng không phải là công bằng nhất. Nước bằng mặt nhưng không bằng đáy, đứa yếu kém hơn phải được quan tâm nhiều hơn.Điều tối kỵ trong huấn luyện là các quan tâm “đặc biệt”, nhất là quan tâm khác giới. Cho nên một lớp dạy nên có hai người, nếu có đủ nam nữ thì phải có thầy và cô. Nếu có quan tâm đặc biệt – khi thấy biểu hiện có thể đầu tư trở thành cao thủ – thì nên bắt riêng ra khỏi lớp, kèm riêng ở nơi khác.
5. Xây dựng mối quan hệ, tạo hình ảnh bản thân
a. Không chỉ là một hlv
Cũng như sự quan tâm, một hlv không chỉ là một người dạy chuyên môn, nếu thế thì dễ/dở quá. Các mối quan hệ nên có là: với phụ huynh (cần biết nhà, số dt liên hệ,…), với học trò nên giữ các số dt di động, email cá nhân. Là một người bạn thì nên trao đổi tài liệu nghiên cứu, không phải một chiều như từ thầy rót xuống trò, nếu học trò có cái hay thì cũng nên mượn xem – đó là tôn trọng sự nghiên cứu của đệ tử, nó sẽ tự tìm thêm nhiều cái khác có lợi cho cả thầy lẫn trò. Nếu xem trò như những đứa em (đệ) thì phải biết nhường nhịn, dù sao cũng là “của mình” nên có gì tốt thì nhường chúng trước – có mút tài trợ tốt thì nhường chúng, đánh tan nát mới lấy về để làm vợt đở bóng. Khi nhìn thấy hlv xài lại đồ chúng bỏ đi, biết chúng được ưu tiên, thì tình cảm kính trọng sẽ tăng lên. Nếu xem trò như con (tử) thì phải truyền dạy hết không giấu diếm, dạy hết rồi phải để chúng đi học ở nơi khác giỏi hơn. Học trò sẽ kính thầy biết khiêm nhường, truyền dạy hết bí kíp, chứ không nên dạy “nhín nhín” để giữ chúng mãi. Đạo đức một người thầy không cho phép chuyện dìm hàng học trò để mãi là thầy, khi biết ra chúng sẽ hận vì mất thời gian và tiền bạc, chứ không còn chút gì nhớ nhung nữa. Dù là thầy dạy cấp tiểu học, nếu là thầy tốt thì vẫn mãi còn là thầy, dù học trò nay đã là giáo sư tiến sỹ.
b. Tạo gương mẫu
Không nên kết nối với trò qua các mạng xã hội như facebook. Nếu muốn thì nên tự tạo riêng một cái facebook hoàn toàn “trong sạch” khi kết nối với đám đệ tử. Còn gì tệ hơn là học trò vào face của sư phụ lục lọi ra được mấy tấm hình hồi nhỏ tắm mưa mà sp vô tình bị đám bạn tag vào – hoặc các tai nạn tương tự. Nên tạo “khoảng cách” để có sự kính trọng, đừng vì quá thân mật mà để trò leo lên đầu, sau này dạy bảo chúng sẽ khó nghe lắm. Nếu mà có các tật xấu như hút thuốc hay nhậu nhẹt thì đừng làm trước mặt học trò, thầy sau thì trò vậy – phụ huynh sẽ không tin tưởng mà giao con cháu cho dạy đâu. Nếu là thầy trò dạng một kèm một thì càng phải cẩn thận, vì ngoài bóng bàn ra đứa nhỏ sẽ hấp thụ rất nhiều thứ từ người thầy, trước mắt là nhân cách đạo đức, sau đó là thói quen và ngôn ngữ. Tuy là dạy bóng bàn, nhưng nếu người thầy đó có ý tốt thì sẽ nhân đó mà dạy luôn cho đệ tử nhiều đức tánh khác, không chỉ là các tinh thần thượng võ trong thể thao, mà có khi là những xử thế làm người nữa.
6. Nhấn mạnh tầm quan trọng của từng người
Điều mà mọi người ai cũng muốn được nhắc tới đó là sự quan trọng khi họ có mặt, tuy nhiên hlv không phải là đi năn nỉ chúng tới học. Ở các vị thầy nổi tiếng thì học trò cầu cạnh, cha mẹ chầu chực mới kiếm được giờ chen cho con vào học, nhưng cũng không vì vậy mà xem rẻ rúng tụi học trò. Sự có mặt luôn quan trọng, hôm nào vắng thì – nếu là một hlv tốt – phải liên hệ thăm hỏi sớm xem đã xãy ra chuyện gì (phụ huynh cũng vì vậy mà an tâm hơn). Dù là đứa dở nhất cũng có giá trị trong lớp, hlv không nên bỏ sót làm chúng tự ti. Những đứa yếu cần phải đi học nhiều hơn, vì thế cần làm chúng thấy quan trọng hơn. Vd cần chúng thị phạm một kỹ thuật đơn giãn nào đấy hoặc chỉ đơn giãn là điều khiển buổi tập khởi động hay thư giãn làm nguội. Thầy giỏi thì trong lớp sẽ không có học trò dở – vì ai cũng có cái giỏi riêng.
a. Sự quan trọng trong tập luyện
Tập luyện thường phải có nhóm có cặp, nên làm cho học trò hiểu rằng nếu chúng vắng mặt thì bạn chúng sẽ tập với ai? Hơn nữa, nếu tập trung dạy được một lớp bóng bàn đa dạng có nhiều rơ đánh khác nhau thì mỗi người ấy sẽ trở thành quan trọng đặc biệt. Chỉ cần hoán đổi cặp lần lượt suốt buổi tập thì những đứa “khác biệt” ấy sẽ trở thành điểm chú ý. Vd rơ tấn công tập với rơ thủ, bên công sẽ đánh ra bóng nhanh khó để bên thủ tập đở, ngược lại bên thủ cũng tạo bóng khó để bên công đánh cho quen tay. Mỗi người sẽ có một vị trí riêng, nếu có nhiều người giống nhau thì hlv sẽ chia nhiệm vụ riêng cho giữ, đảm bảo rằng mỗi đứa phải thấy cả lớp cần mình như thế nào. Khi đã nhận rõ tầm quan trọng, chúng sẽ khó lòng mà phụ bỏ các bạn, phải siêng tập luyện vì tập thể – đây là cách mà cả tập thể cùng kéo nhau vươn lên, hay hơn là tự tập hoặc học riêng với thầy.
b. Trong thi đấu
Dù là giỏi hay dở, nếu thi đấu chung một màu áo cũng sẽ có sự quan trọng và cần được hlv quan tâm. Là tay dỡ nhất trong đội có khi cũng “thí” được một lượt nếu may mắn đụng nhằm chủ lực bên kia – đồng nghĩa với bạn mình sẽ đấu với người yếu hơn. Chưa kể các “quân cờ chiến thuật” được đưa ra đánh nhằm mục đích phá sức hay loạn tay đối phương, tuy thua nhưng thắng. Nếu chỉ là hạng tầm thường thì việc kiếm một hai séc cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng, cái cần thiết là hlv phải “nói lên” cái điều ấy, khiến một đấu thủ thành chốt thí mà vẫn hạnh phúc. Chưa kể chuyện lo hậu cần hay cổ động, lương thảo và khăn nước, nếu có phân công rõ ràng trước thì không ai cảm thấy bị bỏ rơi vô dụng. Tướng giỏi thì khi ra trận phải dùng cho được hết binh lực, không sót một tốt nhỏ. Có hlv giỏi điều khiển thì sẽ có khí thế hừng hực, toàn đội hợp nhất đồng lòng thì có yếu cũng thành mạnh.
c. Tình đồng đội
Đây là đối đãi giữa đám đệ tử với nhau, nhưng phải luôn như có sư phụ trong ấy. Cả một lớp có chung cái gì, chung ban huấn luyện, chung màu cờ sắc áo. Hlv phải luôn nhắc nhở và vun bồi cái tình nghĩa bạn bè đồng đội ấy, giữa các học trò xa lạ có ông thầy làm trung gian kết nối. Dân Ta có thói quen nhút nhát, bọn trẻ khó làm quen nhau nếu không có tác nhân kết hợp. Nếu hlv giỏi quản lý thì sẽ có nhiều dịp làm tăng tinh thần đoàn kết của lớp, có thể là chia nhóm tập luyện, tạo nên tình đồng đội ngắn ngủi liên kết với nhau bởi quyền lợi phần thưởng và “hình phạt” dành cho kẻ thua. Sau đó dạy cho chúng điều ấy quan trọng và có giá trị như thế nào trong thi đấu. Ông hlv là chất keo kết dính chúng lại với nhau, trò càng giỏi thì càng ghen tị, càng đấu đá, trình độ của hlv phải đủ cao để kéo chúng lại thành đội. Chỉ cần nhìn vào một đội hình đi thi đấu có bài bản, có kỹ luật tốt, đoàn kết và biết chăm sóc cho nhau, có tinh thần đồng đội cao,…là có thể đoán biết được trình độ quản lý của ông hlv như thế nào.
7. Phát triển bền vững
Có một câu nói thế này “mọi thứ trên đời đều sợ thời gian, nhưng thời gian thì sợ kim tự tháp”, ý nói cái thứ bền vững nhất trên đời là kim tự tháp. Tinh thể của vật chất cứng nhất – kim cương – cũng có hình khối tam giác đều. Trong tự nhiên, cái gì có phần rễ to hơn phần ngọn, phần nền móng lớn hơn phần thấy được,…thì phát triển dài lâu mà ít bị gãy đổ. Cây trồng lâu mới lớn thì gỗ chắc tốt, người được đào tạo đầy đủ các kỹ năng “phần chìm” thì sẽ phát triển vượt bậc, không là tài năng thì cũng có chổ đứng vững chắc trong nghành ấy. Đào tạo một vdv bóng bàn cũng phải xác định đâu là gốc, đâu là ngọn, cái gì cần phải bồi dưỡng tốt, cái gì cần phải chú ý hết sức. Em đã từng chứng kiến quá nhiều đứa trẻ tốn kém tiền bạc và thời gian học bóng bàn, rồi bỗng nhiên vì lý do nào đó bỏ ngang, phí đi bao nhiêu là công sức. Mà cũng không trách bọn chúng được, lý do đưa ra khó mà bác bỏ, chỉ tiếc là lúc còn măng non chúng đã được đào tạo vội vàng để hái sớm, nên có cố gắng nữa cũng chỉ là ép uổng thôi. Nhiều đứa giỏi lên rất nhanh, rồi như “đụng trần” không xoay xở được gì nữa dù đã cố gắng hết sức – không thể bỏ mấy cái “thành tựu” ấy, mà giữ lại thì cũng chẳng thắng nổi ai – sự chán nãn sinh ra là điều tất nhiên. Bóng bàn VN cũng đang nằm trong cái sai lầm ấy, đào tạo có thể nói là nhanh, nhưng khi lên tới đỉnh rồi thì không còn hướng đi tiếp nữa, chỉ quanh quẩn bó buộc khó mà bứt phá lên tiếp. Thường thì cái gì nhanh sẽ không vững bền, chậm mà sai lối cũng không dẫn đi tới đâu, phát triển vững bền thực ra rất là khó.
Nếu chỉ xây nhà gạch cấp 4 thì tội gì phải làm cái móng to, có 2 lỗi thường thấy ở các hlv bóng bàn. Đầu tiên phải kể tới những hlv chuyên đào tạo dạng mì ăn liền: dạy đánh đều rồi chuyển qua tấn công, dạy giao bóng khó rồi tập tấn công theo một rơ đơn giãn, thế là có một chú “năng khiếu” ra lò – với quan niệm rằng chú này đã “vững căn bản” rồi, giờ chỉ cần thu thập kinh nghiệm là thành cao thủ. Điều đáng sợ là, tuy chẳng có nhiều nền tảng căn bản gì nhưng vì thành tích nên cứ rướn tới, ép uổng các kỹ thuật và vũ khí khủng, để rồi tới khi đổ vỡ sẽ sinh ra chán nãn toàn tập – đánh thế nào cũng không tiến hơn được. Chơi bóng bàn theo kiểu ấy chỉ giống như một con gà đá cựa sắt, tròng 2 con dao vào rồi phang nhau hên xui, những đứa theo học sẽ chẳng thấy gì là hứng thú hay nghệ thuật gì cả. Chỉ có thắng và thua, khi hết thắng nổi rồi thì chỉ còn lại thua, không còn hướng nào để đi tiếp. Khi thành tích cao rồi thì khó mà tập lại căn bản nữa, đồng nghĩa với việc chúng ta có một kim tự tháp…dựng ngược. Lổi thứ 2 là dạy quá nhàm chán, đứa nhỏ chỉ muốn học bóng bàn chơi cho biết để đánh vui thôi, nhưng hlv lại dạy quá chuyên sâu vào căn bản, dẫn tới các bài tập trở nên dài thượt và chán ngấy: tối ngày vào tập chỉ có đánh đều, rồi cứ bị sửa lỗi hoài mà chẳng cho học qua chiêu mới. Bọn trẻ sẽ chán nản rất nhanh, không thấy được phía trước đi về đâu nên chúng bỏ cuộc, học thưa dần rồi trốn luôn. Những đứa bám trụ lại sẽ không đủ chiêu để chiến đấu, ra trận thường là thua nên sẽ ngầm trách thầy dạy dở, có cơ hội là chúng bỏ qua chổ khác hoặc nghỉ ngang vì mất ý chí. Lổi này giống như xây kim tự tháp đế quá lớn mà không liệu trước có kiếm được bao nhiêu cục gạch – nên xây chưa xong cái móng là hết vốn rồi. Hai lổi trên thường ít được hlv nhận thức ra, họ hoặc là dựa vào thành tích đạt được, hoặc là vin vào cái lý là cần căn bản vững vàng. Dù họ tự tin là đúng thế nào đi nữa thì kết quả đã tạo ra quá sai lầm, đi vào ngõ cụt, giết chết các mầm non bóng bàn.
a. Xác định mục tiêu và ước mơ
Hlv và người chỉ dẫn đường, muốn dẫn cho đúng thì phải hỏi rõ học trò muốn đi tới đâu, hỏi kỹ cha mẹ chúng muốn đầu tư bao lâu và thành ra cái gì. Nếu đã xác nhận chúng chơi bóng chỉ là thể thao rèn luyện sức khỏe, học hành ra bác sỹ mới quan trọng, thì tội gì phải bắt chúng đào nền móng cho sâu. Còn nếu cha mẹ và đứa nhỏ đã xác định quyết tâm thành cao thủ, có hạng trong nước hoặc thi đấu cấp thế giới, thì hlv cũng phải thảo luận rõ ràng trước với nhau rằng “vì đường xa nên bước ngắn” để tránh sự chán nãn bỏ ngang. Dù là dạy bên nào thì hlv cũng phải cân phân cho đúng mực: nếu chơi cho vui thì cũng phải dò xét độ ham thích để biết chúng có muốn đi xa thêm nữa không, sau đó phải vừa dạy song song căn bản vừa ra chiêu thức ứng dụng. Nếu dạy đứa có đích đến quá xa thì cũng nên chia nhỏ ra thành từng quãng ngắn để chúng thấy được những thành tựu của tập luyện. Cách phát triển bền vững nhất là cách mọc của một cái cây trong tự nhiên: cây cao bao nhiêu thì rễ cắm sâu bấy nhiêu, cành vươn ngang thì rễ cũng bò ngang theo đó. Không có cây nào có cành lá xum xuê mà bộ rễ bé xíu (gió nhẹ cũng ngã đổ), cũng không có cây nào có bộ rễ khủng nuôi cái chồi non tí teo (lỡ xui bị đạp dẹp lép thì uổng công cho bộ rễ).
Rất thường thấy sự mâu thuẫn sau: đứa nhỏ đam mê bóng bàn mà cha mẹ ép học văn hóa, hoặc cha mẹ muốn con thành cao thủ chuyên nghiệp mà đứa nhỏ lại chưa hiểu gì. Cả hai đều là những bài toán đau đầu cho hlv, khó mà vẹn toàn đôi đường. Còn gì đau lòng hơn khi thấy có những đứa ham học, siêng năng tập luyện lại có tài năng, có thể đào tạo thành một cao thủ cực giỏi – nhưng cha mẹ lại có một ước mơ khá tầm thường là cho nó học ra làm bác sỹ, vì kiếm được nhiều tiền lắm. Đau hơn nữa là khi đứa học trò tìm tới năn nỉ hlv dạy với ước mơ trở thành vdv bóng bàn chuyên nghiệp – kiểu như có người yêu mình tha thiết mà cha mẹ lại hứa gã cho một thằng cờ-hó nào đó. Muốn lắm nhưng khó mà chiều lòng nó được, đành phải đứng giữa mà mềm dẽo đối đầu với cả hai bên. Dĩ nhiên, hlv nào mà không muốn có trò giỏi và sự hỗ trợ của phụ huynh, nếu chỉ có 1 thôi thì phần còn lại là thử thách tài năng của hlv ấy. Trường hợp trên rất thường gặp ở các nước phát triển ít chuộng bóng bàn, hoặc ở VN: theo nghề bóng bàn đồng nghĩa với nghèo đói. Ở những nơi bóng bàn được sự ưa chuộng và nhận thức tốt thì sẽ gặp trường hợp sau: cha mẹ muốn con thành cao thủ mà đứa nhỏ lại chẳng hứng thú gì, hoặc xui hơn là nó đã có “người trong mộng” nào khác rồi (thường là chơi game). Thế thì quả là khó cho hlv, vừa dạy vừa phải gieo sự ham thích và các ước muốn vào lòng đứa nhỏ – thật là khó khi lôi chúng ra khỏi cơn lốc ghiền chơi game. Tài năng của một hlv được xác nhận khi đứa trẻ có thể bỏ cái máy chơi game tự nguyện đi tập bóng bàn, cơn ghiền đã chuyển hướng về phía tốt đẹp hơn. Nếu có hlv nào tuyên bố có thể dùng bóng bàn cai nghiện được đại dịch game online hiện nay ở VN thì người ấy chẳng những thành tỉ phú, mà còn là cứu tinh của cả một thế hệ trẻ em ở VN – mong lắm thay.
Trong trường hợp bình thường, nếu đứa nhỏ chưa xác định mục đích mà gia đình cũng chưa xác quyết, thì đây là lúc hlv can thiệp vào hiệu quả nhất. Ai cũng có những ước mơ, những hlv là những người đã từng có nhiều ước mơ, nhưng có người đã không đi xa nên đành dừng lại ở vị trí giãng dạy. Chính hlv là người thích hợp nhất để dạy học trò xác định mục tiêu và vun đắp các ước mơ. Chọn đích ngắm gần thì dễ bắn trúng, ban đầu hlv sẽ đặt ra chỉ tiêu. Vd đánh đều được 50 cái không rớt, sau đó nâng lên 70. Đạt được xong rồi có thể hỏi trò muốn vươn tới cái gì nữa, chúng sẽ theo đà đó mà chọn 100. Đánh thắng được giải cấp clb thì hlv sẽ thách trò thắng được cao thủ của clb khác, thắng được rồi thì theo cái đà ấy mà mơ tiếp sẽ hạ cấp Quận rồi cấp TP. Hlv khéo dẫn sẽ làm trò luôn trong tư thế cắm đầu rượt đuổi, vượt qua đích lúc nào cũng không hay. Từ thắng lợi của trò, hlv sẽ tìm cách thảo luận với phụ huynh có nên đầu tư để nó vươn xa hơn. Cha mẹ cũng có lúc háo thắng, thấy có cơ hội trước mắt thì chẳng ai lại từ bỏ, nên cũng sẽ chạy đua với con. Mục tiêu và ước mơ lúc này sẽ không còn xa vời nữa.
b. Lập kế hoạch
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được, là kỹ năng “mềm” mà cha mẹ nào cũng muốn con cái có được. Khi có mục tiêu thì sẽ có khoản thời gian để chuẩn bị, kỹ năng quản lý thời gian cũng rất có giá trị. Một năm có bao nhiêu giải đấu lớn nhỏ đều đã theo mùa vụ mà được lên lịch hết, từ giải đấu Premiership cho tới các giải lớn, giải quốc gia và phong trào,…chỉ cần khoanh tròn các giải sẽ nhắm tới là ta có được khoảng thời gian đến lúc ấy. Hlv sẽ làm mẫu trong trường hợp này, sẽ lập các chương trình tập luyện chia theo thời điểm, sao cho thích hợp và hiệu quả nhất. Vd nếu còn 1 tháng nữa thì sẽ có 4 tuần, có 12 buổi tập (nếu 1 tuần tập 3 buổi), hlv sẽ xác định chung cho mỗi tuần, chia nhỏ ra từng buổi sẽ phải làm gì, gần đến ngày đấu sẽ chuẩn bị ra sao,…Đó là những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn nên sẽ có các bảng kế hoạch vội vã chắp vá. Trên một diện rộng hơn, hlv sẽ vẽ ra kế hoạch thi đấu và tập luyện cho từng năm, từng quý. Nếu học trò xác định mục tiêu là sẽ đánh giải VĐQG thì sẽ có những kế hoạch lâu hơn, kéo dài đến 2-3 năm sau đó, bao gồm những chặng đường và chướng ngại phải vượt qua. Nếu muốn vươn ra tầm thế giới thì phải vẽ ra kế hoạch từng năm. Hẳn là các bậc phụ huynh sẽ rất hài lòng khi thấy con mình biết lên kế hoạch cho từng ngày trong suốt tuần, biết lấy lịch viết lên chương trình làm việc cho nhiều tháng tiếp theo đó. Một khi kế hoạch đã lên và thống nhất rồi thì đường xa sẽ trở thành các bước ngắn, cứ thẳng tiến không còn lo sợ gì nữa. Dựa vào từng bước mà có khi phải hiệu chỉnh lại kế hoạch tổng thể, nếu hoàn thành vượt chỉ tiêu hoặc trễ tiến độ. Có kế hoạch như có bản đồ vậy, nó cho ta biết vị trí hiện tại và còn bao xa mới tới đích đến. Dần dần khi vdv giỏi hơn, hlv sẽ để hắn tự lập ra chương trình tập luyện, chỉ can thiệp vào khi có lỗisai nghiêm trọng thôi.
c. Ý chí phấn đấu vươn tới
Con người thành công hơn nhau ở cái ý chí, đây cũng là một đức tính có thể rèn luyện qua thể thao. Hlv giỏi sẽ biết phương pháp rèn luyện ý chí thông qua những điều bình thường trong tập luyện. Người ta nói “có chí thì nên”, nên…làm cái gì không biết, nhưng làm sao để có chí thì…phải có ai đó lây, chứ chí không tự sinh. Ông thầy phải là người biết rèn luyện ý chí bản thân trước, nhìn cái chí hướng của thầy thì trò cũng bị nhiễm phần nào. Thông qua việc lựa chọn thần tượng, học từ các thần tượng cũng là cách rèn luyện ý chí rồi. Tập cho học trò có những ước mơ cao xa cùng với những ước mơ trước mắt, rồi biến ước mơ ấy thành các mục tiêu thiết thực. Có mục tiêu trước mắt rồi thì lập ra kế hoạch và thời gian, để hoàn thành chỉ tiêu trong hay trước thời hạn thì cần phải có sự cố gắng. Có biết bao nhiêu khó khăn trở ngại trên con đường tới đích, mỗi chướng ngại ấy sẽ làm mạnh thêm cái ý chí của học trò, người thầy phải luôn theo sát và cổ động. Cái ý chí không phải tự nhiên có, cũng không phải rèn luyện vài ngày là được, đôi khi cần phải có thất bại – người thầy khéo léo sẽ để cho trò vấp ngã rất nhiều lần, có như vậy nó mới khỏe mạnh vững vàng. Mỗi lần thua là cơ hội để thầy trò ngồi lại với nhau, truyền dạy những thứ mà bình thường khó nói. Để thấy mục tiêu không quá xa, hlv sẽ chia nhỏ nó ra từng nấc, vững bậc này rồi hãy bước lên bậc tiếp, nếu làm một lần được hai ba bậc thì tốt, bằng không thì cũng có thể “lùi một bước tiến ba bước”. Khi học trò đã có ý chí tự thân vươn lên rồi thì dù có bỏ thầy mà tự học (hoặc qua thầy khác), thì hắn cũng sẽ khó lòng dứt ngang với bóng bàn. Đó là cách đào tạo vững bền, không chỉ cho ra lò những đấu sỹ, mà còn cho ra một tay võ sỹ đạo mang đậm bản chất và tinh thần thượng võ.
8. Dạy ngoài chuyên môn
Một hlv giỏi không hẳn là chỉ giỏi chuyên môn, phải xem cái “nền tảng” của ông ta như thế nào nữa. Có thiếu gì tay cao thủ bóng bàn nhưng ra làm hlv thì không ai thèm học, chỉ vì ông ta ngoài bb ra rất hời hợt, quá “cạn” chẳng có gì hứng thú cả. Đó là chưa kể những vdv khá xấu tính, thiếu rất nhiều kỹ năng sống, chỉ thành đạt một thời trong bóng bàn rồi nhờ cái danh đó ra làm hlv – những người này chỉ nên làm kỹ thuật viên chuyên môn chứ không nên làm hlv hay thầy. Quay lại chuyện đào tạo ra vdv, chúng ta (VN sau 75) đã có những lứa vdv giỏi, nhưng chưa hướng tới chuyện dạy ra vdv chơi “đẹp” để trở thành thần tượng của khán giả – trong nhiều lãnh vực thể thao(nhất là bóng đá) – nếu có thì chỉ là tự phát. Cái gì là đạo đức thì luôn là phần chìm, là cái gốc, là nền móng, nếu ta đã bỏ qua nó thì chắc chắn một điều rằng sẽ không bao giờ vươn lên cao lớn được. Về phần này chúng ta phải học hỏi Nhật và Hàn Quốc, họ đã chú tâm đào tạo rất tốt phần chìm này, vdv của họ có thể không giỏi nhất nhì TG nhưng luôn được lòng khán giả và người hâm mộ.
a. Đức tính trong thể thao
Fair-Play luôn được đề cao trong thể thao như là một đức tính chủ đạo, vào thi đấu nếu có những điểm nghi vấn mà ta thấy rõ là của đối phương thì nên chủ động nhường trước – điều đó không những lấy lòng khán giả, trọng tài, mà còn tác động lên tâm lý của đối phương. Biết bao vấn đề mà một vdv phải luôn được dạy, làm một vdv chuyên nghiệp không phải chỉ có những kỹ thuật hay lối chơi “pờ-rồ” mà còn thể hiện qua rất nhiều chi tiết nhỏ. Từ cách chào khán giả, bắt tay đối thủ và trọng tài, ứng xử khi thắng hay thua,…đều thể hiện cái “đẳng cấp” của người đó. Nếu chơi “phong trào” mà vẫn tự động ứng xử như là chuyên nghiệp thì đây là dấu hiệu cho thấy người này còn có thể tiến xa hơn nữa, nhất là trong các trận đấu không có trọng tài (không xài luật của ITTF). Nhìn cách vdv đánh ta có thể đoán ngay tầm của ông hlv. Đừng bảo rằng chơi đẳng cấp cao không xài mánh lới tiểu xão, nhưng “có gian thì phải có ngoan” thì mới đủ. Là đấu thủ thì phải làm mọi cách để thắng, đánh mà khờ quá thì tay hlv đúng là chẳng hiểu gì về thi đấu hết, còn điếm quá thì người đầu tiên bị chưỡi cũng là hlv. Có rất nhiều kiểu fair-play, phải dạy rõ học trò chơi sao cho đẹp nhưng đừng để bị gạt hay bị thua mà còn bị “khen đẹp” (đồng nghĩa với bị chưỡi là chơi ngu). Ở các sàn đấu TG phát triển như Châu Âu hay Nhật Hàn, các kiểu tiểu xão hay chơi “không đẹp” rất bị lên án và tẩy chay. Nếu đào tạo ra những vdv cấp ngoài nước thì phải dạy fair-play ngay từ những ngày bắt đầu học thi đấu, song song với chiến thuật và tâm lý.
Thắng bại là chuyện bình thường trên sàn đấu, cũng như trong đời người – làm sao cho “thắng không kêu, bại không nãn” mới xứng tầm cao thủ. Thi đấu dầu trình hơn rõ xa cũng phải tôn trọng đối thủ, đừng lấy cái kết quả mà hạ nhục đối phương – tôn trọng đối thủ là tôn trọng khán giả đội bạn. Bệnh “ngôi sao” cũng rất thường gặp trong giới cao thủ (hoặc chưa có cao mấy), nhất là những vdv sợ “hư tay” nên chẳng bao giờ chịu mất thời gian giao lưu với trình thấp hơn – đó là một tánh xấu, làm mất lòng rất nhiều người. Ra thi đấu mà áo quần tóc tay làm ra vẻ nổi trội quá, dáng vẻ trịch thượng hách dịch quá cũng làm khán giả không ưa, vạ lây cho ông thầy. Hlv giỏi phải dạy đệ tử học khắp nơi, ngay cả người yếu hơn cũng có cái hay để mà lấy làm của mình. Người ta bảo nhìn trò đoán thầy quả không có oan uổng tí nào, trò kém đức thì thầy kém tài (hoặc ngược lại, thầy kém đức thì trò cũng kém tài), rõ ràng là vậy.
b. Kỷ luật
Một lớp học có kỹ luật tốt là do cái uy của người thầy, nói bọn trò chịu nghe lời – vì tôn trọng. Để được cái vị trí đó thì hlv phải có những thứ đặc biệt: tài năng và đức độ. Không phải chỉ tài giỏi trong chuyên môn, để có tiếng nói trong một đám toàn cao thủ, thì không hẳn phải là giỏi hơn bọn chúng (nếu là dạy tuyển QG thì làm sao đánh thắng lại) mà phải có một cái gì đó làm chúng phải thần phục. Dân ta cứ đem chuyện “đuổi học” ra mà làm Ông Kẹ để nhát con nít – đó là cách dở nhất. Vdv cứ phải nghe lời ban huấn luyện vì sợ bị loại khỏi tuyển – không cần lý do chính đáng, vì họ nắm quyền sinh sát mà – nhưng chẳng ai thèm tôn trọng hay kính trọng gì BHL cả, đó là triệu chứng “thối gốc” của bóng bàn VN. Hãy nhìn CNT, bọn vdv nghe lời hlv răm rắp, chẳng phải vì mấy lão ấy có quyền, mà vì mấy lão ấy quyết định thắng bại của chúng trong thi đấu. Bây giờ quăng Liu Goliang hay Kong Linhui vào đánh chắc gì lại đám CNT nhóm B, nhưng bọn nhất nhì như Ma Long hay Zhang Zike vẫn riu ríu nghe lão ấy la hét – chỉ vì lão ấy mà ngồi ghế coach là bọn chúng an tâm chiến thắng cả TG còn lại. Cái đức của hlv ở đây là cảm tình học trò dành cho, cũng như con cái trong nhà vâng lời cha mẹ không phải vì đòn roi, mà vì chúng cảm nhận được tình thương – vì sợ mất nên không dám trái lời. Kỹ luật trong tập luyện và thi đấu giống như sợi dây mềm buộc chặt, tuy là rất thoáng nhưng lại hiệu quả, đơn giãn nhưng chấp hành nghiêm túc. Còn nếu đặt ra nhiều quy định kiểu gò bó không lý do, chỉ để thỏa mãn cái quyền huynh thế phụ thì nó chỉ là cái vỏ, sớm muộn gì cũng đổ vỡ.
Khi dẫn quân đi đánh giải, các đội khác đông và giỏi hơn đám lính của em, nhưng chúng tự biết lo và không có hlv đi theo. Mạnh đứa nào làm chuyện nấy, không có đội hình, không có kỷ luật – muốn làm gì thì làm. Em dẫn chừng 10 đứa đi đánh, tự động đánh xong là quay về ngồi chung nhóm với nhau, cổ động cho đồng đội. Em phân công từng đứa làm những gì khi chưa tới lượt: đứa nào lo khởi động tập bài tủ, đứa thì lo ăn uống lấy sức, đứa thì nghe phân tích điểm mạnh yếu của đối phương,…khi phát hiện bọn chúng quậy phá là em liền nhắc dẹp ngay. Tất cả “quyền lực” có được là nhờ vào kinh nghiệm thi đấu và khả năng chỉ đạo trận đấu – đứa nào cũng muốn thắng nên rất nghe lời. Tuy không cần la hét hay hình phạt nhưng bọn nhóc sẽ luôn ngoan để được chỉ đạo tốt nhất. Hơn nữa, các phụ huynh cũng thường tới xem con thi đấu, nhờ mối quan hệ tin tưởng nên lời hlv nói ra cũng có giá trị như của cha mẹ. Những hlv già lâu năm trong giãng dạy sẽ nhìn vào mức độ chấp hành kỷ luật của vdv mà đoán trước khả năng tiến xa của chúng.
c. Ứng dụng ra ngoài đời
Ngày xưa, cha mẹ gởi con tới thầy đồ hay thầy võ là muốn nhờ thầy dạy con họ nên người, chứ không hẳn chỉ là văn hay võ suông. Ngày nay, trong trường học đã có các môn đạo đức dạy xử thế làm người, chẳng lẽ trong thể thao lại không dạy được điều ấy? Rất nhiều em vì theo nghiệp thể thao đã bỏ học văn hóa, đó là lựa chọn cá nhân mang tính hy sinh vì lợi ích của quốc gia, vì tấm huy chương và lòng tự hào của cả dân tộc – rất đáng trân trọng. Theo học thể thao chuyên nghiệp ở VN là xem như mất hẳn con đường tiến tới đại học – đã gọi là “chuyên nghiệp” rồi thì đây đã là một “nghề” như trăm nghề nghiệp kháctrong XH. Cá nhân em đã từng đứng trước lựa chọn ấy và đã bỏ cuộc vì không có gì bạc bẽo bằng cái nghề đi làm gà chọi cho cái tay “ông bầu” béo núc, còn tương lai của mình thì tăm tối mờ mịt. Đó là chưa kể chuyện theo bóng bàn thì phải bỏ học đi “tập kết” tận ngoài Bắc – quá bất công cho dân trong Nam. Bỏ thầy cô và cha mẹ, bỏ sư phụ để được hưởng cái sự dạy dỗ mà ai cũng thấy ở những lứa đi trước: tài đức đều không có, vậy thì đáng để đi hay không? Chắc chắn những bậc phụ huynh có hiểu biết sẽ không để những đứa trẻ có tương lai học vấn đi theo con đường thể thao như thế, bóng bàn VN lúc ấy chỉ còn có con em những gia đình có truyền thống lâu đời chơi bóng bàn (ai?), hoặc là dân không còn lựa chọn nào khác (nói trắng ra là học dở quá, không có cửa đậu ĐH).
Dạy bóng bàn một thời gian em mới để ý thấy nhiều người gởi con đi học (ở những coach giỏi khác) đều không hẳn là muốn con họ thành cao thủ gì. Cũng tương tự như gởi đi học võ, phụ huynh đâu chỉ muốn con họ giỏi đánh đấm, cái họ muốn là con cái họ trưởng thành và vững vàng hơn qua chuyện luyện tập thể thao – dưới sự dạy dỗ của hlv có kinh nghiệm sống. Trừ cha mẹ biết chơi bóng bàn, đa số còn lại sẽ chẳng thể hiểu con cái họ tiến bộ thế nào trong kỹ thuật đánh – còn thành tích thì quá sớm để đánh giá – cái họ thấy trước mắt là tánh nết và những biểu hiện của đứa con sau một thời gian tham gia. Nếu là gia đình có nề nếp, phụ huynh sẽ nhìn vào đám bạn mà đánh giá mỗi khi đưa đón con mình tới lớp, nếu thấy cả đám đều ngoan và có kỷ luật tốt thì họ mới yên tâm – đồng nghĩa với nền bóng bàn giữ lại được một mầm non có giá trị. Còn nếu thấy hlv có tác phong kém, hút thuốc và say xỉn lẫn có nhiều tiếng đồn xấu về hạnh kiểm, thì dù có giỏi mấy cũng làm người ta ái ngại.
9. Liên hệ với phụ huynh
Phụ huynh là người nuôi dưỡng phong trào bóng bàn, cầm chắc hlv nào cũng hiểu rằng tiền dạy và quyết định cho con theo học là ở cha mẹ (trừ hlv tuyển, ăn lương nhà nước). Nếu để họ ngắt ngang thì phong trào bóng bàn thiệt thòi rất lớn (mất trò giỏi, làm thầy chết đói), nên chuyện liên hệ với phụ huynh là vô cùng cần thiết. Hlv nào làm tốt phần này là đã nắm phân nửa phần thắng: có sự an tâm ủy thách từ cha mẹ và sự tôn trọng của đứa nhỏ. Trò nào mà chẳng ngại thầy “nói chuyện” với cha mẹ chứ – để cho thầy nói tốt, khen mình với cha mẹ thì dĩ nhiên trò phải biết nghe lời mà tập luyện cho tốt. Nắm được cha mẹ là thầy đã “nắm cán” được trò, thế nhưng có lắm chuyện phức tạp trong mối quan hệ “sui gia” này.
a. Thăm hỏi và thăm dò
Có gì tức bằng chuyện thầy trò cùng luyện tập cho giải lớn, thì đùng một phát cha mẹ tuyên bố tháng đó gần thi phải lo ôn bài không được bỏ mấy buổi thi đấu. Hoặc đang dự tính năm sau đệ tử có thể “lên kinh dự thi” thì lại nghe thông báo rằng nó đã tới lớp 11 nên phải bỏ bóng bàn, ôn luyện trước bộ đề thi ĐH. Những chuyện chết đứng ấy chỉ có thể xãy ra nếu như không có mối liên hệ tốt với người nhà của trò, hoặc không thăm dò trước ý định của người ta mà đã vội lên kế hoạch. Dành 10% thời gian dạy để “học” từ phụ huynh là điều nên làm. Đầu tiên là thăm hỏi, sau đó mới dò xét xem ý định của họ thế nào. Ngay từ lúc cái ý niệm còn mơ hồ, hlv vẫn còn kịp để tác động xoay chuyển lại – để khi đã thành quyết định rồi mới đến năn nỉ thì quá muộn. Sách có câu “tiên hạ thủ vi cường”, ra tay càng sớm thì càng nắm lợi thế, để đứa nhỏ thành hình một vdv có tương lai trước khi cha mẹ định hướng cho chúng thành kỹ sư bác sỹ.
b. Ai mới là người có quyền nhất, sư hay phụ
Đây là câu hỏi muôn đời, cũng như sự đối đầu của mẹ chồng và nàng dâu vậy. Cũng từ cái nơi phát sinh mâu thuẫn này, sách đã có dạy “nhường một bước, trời đất rộng thênh thang”. Hlv giỏi không cần cái quyền mà vẫn quyết định được đúng cái mình muốn. Truyền thống Á Đông đặt thầy cao hơn cha, nhưng rồi thì đứa nhỏ vẫn là con của người ta sau khi phủi áo với ông thầy. Ở cái nơi mà muốn với tới thành công phải bước qua của ải của thầy, thì nhìn oai lắm, giống như mấy bác “ban huấn luyện” của tỉnh thành hay quốc gia: có quyền “cho phép” hay “đuổi” các tài năng mà thực ra là sở hữu chung của cả quốc gia. Nếu đã xài tới quyền, thì đã tự tuyên bố với mọi người cái dở ẹc bất tài của họ rồi. Người “có tiền” là người không lệ thuộc vào tiền, người có thực quyền sẽ không cần sử dụng tới quyền mà vẫn có uy lực. Quay lại chuyện cấp thấp, trong mối quan hệ tay ba thầy-trò-cha mẹ thì người thầy khôn ngoan sẽ nhường quyền lại cho phụ huynh, tới lượt họ sẽ đùn đẩy qua đứa con. Nếu đứa học trò đã dược thầy “thuần phục” rồi thì rõ là thầy đã “muốn gì được nấy”.
c. Cho thấy rõ lợi ích của việc học bóng bàn
Đưa con gởi thầy, vừa tốn tiền vừa mất thời gian, vừa sợ rủi ro con mình tiêm nhiễm những thói xấu từ bạn bè. Vậy các bậc cha mẹ thực sự mong muốn những gì khi họ ký gởi con cho các hlv? Muốn giữ học trò ở lại lâu – với mình và với bóng bàn – thì các hlv phải luôn cho các bậc phụ huynh thấy rõ lợi ích của việc tập luyện. Đầu tiên là sự an toàn, so với bóng đá hay các môn thể thao đại chúng khác thì bóng bàn thuộc loại an toàn nhất: không phải giăng nắng dầm mưa, ít va chạm chấn thương mà cũng chưa bao giờ thấy có gây gỗ tới đánh lộn trong bóng bàn. Ngoài thể lực – như những môn khác – bóng bàn cũng luyện được sự dẽo dai và nhanh nhẹn khéo léo. Chẳng những vậy, đầu óc phán đoán và trí tuệ cũng nâng cao. Qua thi đấu, con cái họ được rèn luyện tâm lý và các đức tính đối diện với chuyện thắng thua. Điều quan trọng nhất là bóng bàn có thể hổ trợ học vấn qua rèn luyện ý chí và kế hoạch thực hiện. Bóng bàn cũng cung cấp các kỹ năng sống quý báu mà chỉ có những người vấp ngã thua cuộc nhiều mới có. Mọi thất bại trong cuộc đời đều có đánh đổi tổn thất ít nhiều mới được bài học – trong bóng bàn chuyện được mất chẳng mấy quan trọng, cái chính là những gì đứa trẻ đã học được qua chuyện thắng thua.
d. Con cái luôn là thiên tài của cha mẹ
“Con cái luôn là thiên tài đối với cha mẹ”, ai có con rồi mới hiểu câu nói này. Hlv và người ngoài có thể chỉ nhìn thấy một đứa “có năng khiếu” nhưng cha mẹ chúng sẽ thấy đó là tài năng số một. Điều ấy chẳng có gì lạ, con cái là kỳ vọng và là một phần của cha mẹ sống lại – nên những gì họ ao ước (mà chưa làm được) đều trao gởi lại cho đời con. Khách quan mà nói, chúng ta có thể nhìn nhận đây là một đứa quá lười biếng và khó dạy, nhưng cha mẹ chúng vẫn luôn luôn còn hy vọng – vào phép mầu hay sự giỏi giang đột xuất của người thầy. Nắm rõ được điều này rồi thì mọi khó khăn của hlv sẽ luôn được phụ huynh cảm thông. Cha mẹ nào mà không thích được nghe thầy khen con mình có năng khiếu, có khả năng thành đạt cao. Từ những điều hiển nhiên ấy, hlv mới triển khai ra một loạt thế mạnh và điểm yếu bên cạnh với tỉ lệ 2 giỏi 1 dở – cuối cùng chỉ nhằm vào những việc lẻ tẻ: “xong mấy cái lặt vặt này thì tài năng mới không bị cản trở”.Đào tạo được trò giỏi thì đừng dại dột gì mà giành hết công trạng, với các cha mẹ thì họ luôn cho rằng đó là phần lớn nhờ vào năng khiếu “trời sanh” từ đứa nhỏ. Cứ cho phụ huynh tự hào vềcon cái thiên tài, hlv chỉ cần có được vdv giỏi.
e. Nhờ vả
Những hlv giỏi sẽ luôn “tranh thủ” sự giúp đỡ của gia đình học trò (dù có khi không phải là cần thiết) chứ không cố gắng làm hết mọi chuyện. Nhờ phụ huynh nhúng tay vào là một nghệ thuật trong huấn luyện, vừa giữ được mối quan hệ tốt với gia đình học trò, vừa nêu bật vai trò quan trọng của phụ huynh trong sự thành công của con cái họ. Trong mọi khía cạnh của huấn luyện, từ tập luyện cho tới thi đấu, có phụ huynh tham gia vào thì mọi việc trở nên nhẹ đi nhiều lắm – nếu khéo tổ chức. Để lôi kéo được cha mẹ của trò bỏ thời gian vào bóng bàn không phải là chuyện đơn giãn, nhưng nếu làm cho họ thấy rằng đây là thời gian họ bỏ ra cho con em mình (chứ không phải lãng phí) thì mới có sự tự nguyện cao. Nhờ vả luôn đi đôi với đền đáp, đôi khi trong cái nhờ đã có cái lợi cho người đi giúp rồi. Nếu phụ huynh là những người biết chơi bóng bàn, thì họ cũng muốn học thêm chút ít hoặc va chạm cọ xát với những rơ “có bài bản trường lớp”. Hlv cũng nên dành chút thời gian, khéo léo mà tiện thể dạy luôn cho phụ huynh của trò – bằng cách nhờ họ vào đứng giữ một vị trí nào đó trong tập luyện. Nhờ vả được tí chuyện bé, khi cần mới có thể hỏi tới chuyện lớn hơn.
10. Kết nối với những hlv khác
Hlv đều là đồng nghiệp, chỉ trừ khi cầm đội ra đấu thì mới phải canh ke với nhau. Em thấy bên Úc, khi đám nhỏ đấu nhau chí chóe thì đám hlv ngồi uống café chém gió với nhau thân mật – chuyện thắng thua với họ không thành vấn đề. Với cái nhìn của em thì cách đó cũng không hay, vì hlv phải luôn sát cánh với học trò, lấy chuyện thắng thua của trò lấy làm quan trọng thì trò mới cảm thấy được ấm lòng – nhưng ra khỏi nhà thi đấu thì cái chuyện được mất bỏ lại hết, mang về nhà những thứ quý báu hơn. Tất cả hlv đều có chung một chí hướng: đào tạo ra các tài năng cho nền bóng bàn cả nước, hơn thua nhau là ở những đứa học trò – dẹp chúng qua một bên thì các hlv vẫn không có gì mâu thuẫn nhau cả. Nếu ai giỏi hơn thì sẽ thành công hơn, rồi cùng kéo mọi người bám theo. Chỉ sợ là như cái thùng đựng cua, không con nào có thể bò lên, vì luôn bị những con kia kéo xuống. Nếu muốn bóng bàn VN phát triển, thì thay vì kéo nhau xuống, chúng ta phải kề vai cõng nhau lên, người lên rồi sẽ kéo những ai phía dưới, cứ thế mà leo lên cao mãi.
a. Trao đổi và chia xẻ
Ở nước ta, chuyện dạy bóng bàn mang tính tự phát, mỗi người đều dạy theo cách của mình, theo những cú “gia truyền” chứ không có mang một hệ thống chuẩn mực nào cả. Ở nước ngoài, họ có những diễn đàn riêng chỉ dành cho coach, có đúng số đăng ký thì mới được cấp tài khoản, trong đó các tài liệu được chia xẻ miễn phí (hoặc mua với giá được hỗ trợ) với rất nhiều kinh nghiệm trao đổi rất nghiêm túc. Theo ITTF có tới 3 cấp coach chính và 1 cấp dự bị, họ theo một tầng bậc rất có hệ thống, ai làm chuyện gì đều được phân công rõ ràng theo trách nhiệm và quyền hạn. Nhờ tính tầng bậc nên các “lính mới” luôn muốn được lên lon, nên mới bỏ thời gian đi làm trợ thủ cho các coach lớn hơn, để vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm và thành tích. Một lớp dạy thường có một coach chính và nhiều coach trợ lý, người chính thường chỉ đi qua lại và điều khiển chứ không nhào vào chỉnh sửa – muốn thay đổi cái gì thì luôn phải rất cẩn thận. Nếu phát hiện một kỹ thuật sai thì các “tay mơ” sẽ nhào vào xyz ngay, nhưng càng có kinh nghiệm các coach già sẽ càng phải cẩn thận và cân phân. Ta sẽ thấy họ giải quyết rất nhẹ nhàng mà hiệu quả cực cao, chẳng những hết sai mà còn chuyển qua một cái khác mới và hay hơn nhiều lần. Đó là cái mà những tay non như em phải đi học mới biết được, là hlv với nhau chẳng ai giấu nghề, những ông coach già khụ đi không nổi thấy coach trẻ tới học thì mừng lắm, có gì cũng trao hết.
Bọn Tây có nhiều tánh hay, tuy là con người thì ai cũng tự cho mình đúng, cũng bảo thủ và cố chấp, nhưng tranh luận đúng sai rõ ràng. Đừng nói bọn Tây dễ tánh, chúng cũng tự cho mình là nhất, có xem dân da vàng ra cái gì đâu. Nếu Tàu không làm trùm bóng bàn và đánh cho bọn da trắng tan nát thì bọn Tây cũng còn lâu mới chịu mở mang cái đầu óc cố cựu. Trong tranh luận với những tay cấp lv2-3, mọi chuyện đều phải có căn cứ và lý luận vững chắc, nếu thắng được thì bọn chúng sẽ chấp nhận hoặc ghi nhận – nhưng vẫn còn chờ kết quả. Trong thời gian chờ đợi thì chúng hỗ trợ hết mình, để xem “mày có thể làm được gì nếu như có đầy đủ mọi thứ”, nếu làm được giỏi thì có lợi cho đôi bên – trong cái thắng lợi của ta có phần góp công của chúng. Khác hẳn với dân Ta, thua kém về tài năng thì sinh ra đố kỵ và dìm hàng nhau, kết quả là nền bóng bàn ngày càng đi xuống. Thằng nắm quyền không chịu nhận sai, bịt mắt bịt tai cứ cho mình là đúng, khỏi cần chia xẻ hay trao đổi gì hết. Thằng nào đúng và giỏi thì sẽ bị cả đám tẩy chay, kiểu như “xem mày có thể làm được gì, giỏi hả, ngon hả, thì thử đi, bọn tao…éo giúp xem mày là cái thá gì…”, hóa ra dân da trắng xem VN ta là An-nam-mít hoặc Indochina cũng đáng (cách gọi như thế là để chỉ giống dân mọi rợ thiếu văn minh). Những gì em viết tiếp theo đây có lẽ chỉ có ở những đất nước phát triển.
Trao đổi chia xẻ không hẳn chỉ là quyển sách hay vài đường link, hlv có thể ngồi lại với nhau “chém gió” về những chuyện vĩ mô hơn – nhưng góp nhặt được những thứ rất là vi mô. Vd hlv ngồi tán dóc về kỹ thuật của đám CNT mới, có video clips thi đấu và thông tin về vũ khí hoặc kỹ thuật của bọn chúng. Vài hlv trong đám đó sẽ tự ngộ ra vài điều hay, thế là họ đem về nhà nghiên cứu thêm rồi dạy cho đám nhỏ. Nếu thân mật hơn thì có thể xen vào chuyện huấn luyện của nhau, “góp ý” một chút về đánh nhỏ – nếu như các hlv có thể cởi mở các khó khăn ra để mà cùng giải quyết. Vd ông A có đứa X đánh Bh khá giỏi nhưng lại thiếu Fh, ông B có trò Y đánh Fh ngon lành thì có thể “lên lớp” với ông A vài kinh nghiệm dạy đánh Fh cho trò chậm hiểu. Ông C có thể khiếu nại với ông D rằng trò của lão B đánh xấu và ham ăn thua quá, làm trò của ông C bị áp lực, vậy thì phải làm sao. Có một công thức rất đúng là Tài Năng bằng 1/Tự Ái, nghĩa là chúng tỉ lệ nghịch với nhau. Cha để lại cho con cái Phước thì trò cũng nhờ Đức của thầy, đức độ tu dưỡng bằng cách nhún nhường chịu học hỏi.
b. Thi đấu giao lưu
Nếu có nhiều lớp học khác nhau trong cùng một phạm vi tỉnh thành, hay quận huyện, thì không cần đợi tới giải mới có thêm kinh nghiệm chiến trận. Đã là hlv với nhau thì việc hẹn nhau giao lưu định kỳ hàng tháng là rất nên làm, vì có lợi ích cho đôi bên. Hồi em còn chơi bb ở clb Lái Thiêu, một năm có nhiều lần họ kéo quân đi giao lưu với các clb Hóc Môn, Gò Vấp, Đồng Nai,…clb khác tới Lái Thiêu giao lưu được tiếp đãi rất tốt, cho nên học trò từ cái lò này đi tới đâu cũng được tiếp đón như là người nhà. Trong phạm vi của một quận hay tỉnh thành, càng cọ xát giao lưu nhiều thì càng nâng trình độ chung lên cao hơn. Vd hlv lò gai cũng muốn cho trò đi chiến với rơ tấn công bạo lực, và ngược lại thì các hlv khác cũng muốn trò mình có kinh nghiệm với đám gai độc phản xoáy. Trong một clb không bao giờ có đủ rơ đánh để mà giao lưu học kinh nghiệm, nếu đánh thường thì đã biết nhau cả rồi không có gì hứng thú hết. Chuyện đánh giao lưu cũng làm đám học trò hăng say tập luyện có mục đích hơn, ít ra thì trước đó một tuần và sau đó ít ngày chúng được sống trong không khí hứng khởi. Chuyện tổ chức quá đơn giãn, chẳng cần phải thành một giải gì to lớn, chỉ là hơn nội bộ thi đấu nhau một cấp. Tuy chỉ hơn một chút, nhưng đối thủ mới lạ sẽ cho cảm giác đấu giải, từ đó mà có thể tập luyện chiến thuật và tâm lý cùng nhau. Chuyện tốt đẹp này có được là nhờ quan hệ tốt đẹp giữa các hlv với nhau.
c. Thỉnh giãng và học hỏi
Chuyện thỉnh giãng rất thường thấy trong phương pháp sư phạm mở, tức là nhờ một ai đó đã thành công trong lĩnh vực chuyên môn đến nói chuyện hoặc giãng dạy trong một thời gian ngắn. Những vdv đã từng đạt danh hiệu QG, đã từng đi du đấu nước ngoài,…đều có thể trở thành nhân vật chính trong một buổi tập. Có 3 lợi ích chính của việc thỉnh giãng: học trò có thêm kinh nghiệm thực tế để chắp cánh ước mơ của chúng, các vdv có thành tích được vinh danh và tôn trọng một cách xứng đáng nên bọn trẻ sẽ vững tin tập luyện, những vdv lớn cũng phải rèn luyện bản thân để làm gương mẫu cho đàn em. Cũng có thể mời một hlv khác đến để giãng dạy một buổi, nhất là các hlv có thành tích giãng dạy ra cao thủ. Khi đó ông thầy phải hạ mình xuống tôn người khác cao hơn để cho học trò được lợi ích – chúng sẽ thấy thời gian ngắn ngủi và mấy lời dạy này là vô cùng quý giá. Trong một lớp sẽ có nhiều rơ khác nhau, một thầy khó lòng chuyên giỏi hết tất cả, nên khi đó những đứa ấy sẽ có cơ hội đưa ra các thắc mắc chuyên sâu hơn. Trong lớp có gai có thìa, khi thầy chơi gai đến thì đám chơi gai sẽ mừng, có thầy thìa tới thì đám thìa sẽ vui. Khi ta thỉnh giãng hlv khác, thì họ cũng sẽ làm trở lại, lúc đó ta lại là người tới lớp khác mà làm nhân vật chính, mối quan hệ sẽ được khắng khít hơn. Đức tính cần thiết để có môi trường sư phạm này là các hlv phải kính trọng lẫn nhau, kính cả những vdv có thành tích – chứ không phải cứ nói “thằng đó là tui dạy ra, từ khi nó chưa biết cầm vợt” thì làm sao mà thỉnh nó về giãng được. Một vdv sau khi đi một vòng qua nhiều thầy thì cầm chắc là giỏi hơn cả hlv đầu tiên nhiều lắm – kính nhi viễn chi, chã lẽ làm thầy không có đạo lý này sao.
d. Hoán đổi đệ tử
Một thầy giỏi sẽ không ngại để đệ tử đi tìm hiểu bên ngoài, vì càng học nhiều nó sẽ càng hiểu thầy nó giỏi thế nào. Càng có nhiều so sánh thì cái thực đúng càng sáng chói, vàng thật không sợ lữa còn kim cương càng mài càng sáng. Chuyện hoán đổi đệ tử nếu các hlv thiếu tự tin sẽ không bao giờ dám làm, vì cho nó đi lỡ nó…đi luôn thì sao? Đệ tử có thể được “cho đi tu học thêm” khi đã hoàn thành phần căn bản, đã có những phần gần bằng thầy rồi, nhưng trên nhiều phương diện vẫn còn khá khiếm khuyết. Bằng cách gởi đến những thầy chuyên dạy mỗi phần ấy, trò sẽ học nhanh hơn là cứ luẩn quẩn ở nhà. Vd trò yếu Bh, nhưng thầy cũng không giỏi lắm, nên thầy bèn gởi trò sang thầy khác để học mổi cái Bh thôi. Hoặc trò thích đánh mút Tàu, mà thầy không chuyên lắm nhưng vẫn có thể kèm cặp nó trong tập luyện chiến thuật chung, thế là thầy bèn gởi trò sang một nơi có thể dạy đánh cú Fh đúng cách. Thông thường, một hlv “tầm thường” sẽ giữ trò lại mà cố dạy, còn hlv có tầm nhìn rộng hơn sẽ thấy đó chỉ là chuyện nhỏ xíu. Cái tầm của các hlv giỏi không nằm ở vài chổ chuyên sâu, họ cầm chắc các thế mạnh của bản thân nên tự tin cho trò đi học thêm, học hết rồi thì trò vẫn sẽ quay về thôi. Nếu có các hlv giỏi ngang tầm với nhau, thì sẽ thường hoán đổi trò để đôi bên cùng có lợi. Vdv nào học bb ở những thầy này sẽ giỏi đồng đều, nếu không đạt đỉnh vinh quang thì cũng có thể ra làm hlv giỏi.