Thằng tôi vào tiệm giày thể thao, lựa cho mình một đôi giày tốt vì đôi chân cũng già nua rồi, còn đâu cái thời đi chân trần chạy nhãy trên sân xi-măng. Giày đủ loại, đôi tốt cũng khoảng hơn 200AUD.
Nhìn ưng ý, thằng tui làm động tác cuối cùng là tìm cái nhãn để xem phải là made in China ko. Thì ra là made in Vietnam, loại này nhiều người từng mang, nói rằng rất bền và tốt.
Thoáng tự hào rằng made in VN vậy mà tốt hơn made in China.
Gọi về hỏi bạn ở VN xem có loại này trên thị trường không, thì mới hay là không tìm thấy. Toàn là thứ hàng nhái, hoặc made-in-China
Làm từ VN đấy nhưng không được bán trong nước VN. Người trong nước muốn mua loại này phải mua từ nước ngoài gởi về! Với giá hơn 2 tháng lương của người công nhân may giày!
Nghĩa là chúng tôi chỉ có thể làm ra sản phẩm chứ không có tư cách xài chúng, hoặc là giá trị đôi giày này vượt xa đôi chân hôi bùn của dân tôi?
Nhớ đâu chừng hơn 10 năm trước, một chủ xưỡng may người Hàn Quốc đã lấy giày đánh lên đầu những nữ công nhân may VN, ngay trên đất VN. Rồi thì việc đó cũng chìm xuồng, chẳng ai bảo vệ những cô gái ấy, họ bị nghỉ việc và thằng chủ thì vẫn cứ nhơn nhơn ra.
Hồi ấy tôi cũng thề với lòng là sẽ nện lại cả dân tộc Hàn Cuốc đó bằng gót giày, vì lẽ họ đâu phải đánh lên đầu một người, họ đánh lên tổ tiên ông bà chúng tôi.
Họ đánh những cô gái yếu ớt chỉ biết khóc mà không ai bảo vệ, ôi dân tộc tôi cũng nín lặng mà chịu nhục.
Chịu riết rồi cũng thấy đó chẳng còn là nhục nữa, người ta còn trách những cô gái kia là đồ ngu, dám chống lại kẻ có tiền có quyền.
Cũng may là ở VN tôi chẳng có cơ hội thực hiện lời thề này. Qua tới xứ Úc, thằng nào cũng như nhau, tôi học chung với nhiều đứa bạn Hàn. Chúng cũng tốt và siêng năng, tuy nhiên thứ hạng trong lớp thì chẳng thể nào bằng dân Việt.
Mọi đối đãi đều công bằng, nhưng trong tôi vẫn mang mặc cảm xuất xứ ở nơi cái nghèo cái khó làm con người ta chẳng còn thấy nhục nhã.
Làm gì với đám bạn Hàn? Đánh chúng lại bằng giày?
Chỉ có cách là học giỏi hơn chúng, giúp chúng làm bài, hướng dẫn hy sinh tạo điều kiện cho chúng đủ mọi thứ. Kéo chúng lên cao hơn để chúng thấy rõ cái tầm của một đứa mà dân tộc nó đang phải quỳ gối làm công, phải chịu đánh bằng giày trong câm lặng.
Đứng trong tiệm bán giày, niềm tự hào tắt đi rất nhanh, còn nỗi đau buồn nhục nhã cứ tăng dần.
Tôi có tiền mua giày made-in-VN, mà tôi sẽ chẳng bỏ ra ngần ấy để mua giày TQ đâu. Tôi biết, nếu giày này tiêu thụ được thì người dân nước tôi có việc làm.
Mừng lắm chứ, nghe báo đài rằng một năm có bao nhiêu tỉ thứ xuất khẩu ra nước ngoài.
Nhưng bao nhiêu xu, bao nhiêu phần triệu trong số tiền tôi trả, sẽ trở lại với người công nhân?
06-03-14