Hồi bé, cứ hè về là mê phim Tây Du Ký trên TV, phiên bàn đầu tiên 1986 cũng là phiên bản hay nhất, các phiên bản sau này rất lố bịch mà rời xa khỏi cái tính chất cốt lõi trong TDK. Nhạc trong film phiên bản đầu tiên cũng hay nhất mà diễn viên hóa trang cũng đẹp nhất nữa. Điều đáng nói nhất là các khúc “quan trọng” đã được tổng đạo diễn giữ lại rất đúng tinh thần của nguyên tác. Xem lại bộ phim TDK này, mình mới biết là đạo diễn họ cũng rất am hiểu rất nhiều về nội dung TDK.
Lúc còn bé tí mới biết đọc là mình đã ngốn 10 tập của bộ sách TDK, bản dịch 1982. Hùi đó chỉ đọc phần ý, ghét nhất là cái khoản thơ, đọc thì đọc mà chả hỉu gì hết, mà thơ gì mà nhiều quá chừng!
TDK có nhiều bản dịch khác, nhưng đa số là cắt hết phần thơ hoặc giản lược bớt các chi tiết tưởng-như-thừa, để thành 1 cuốn sách gọi là “truyện TDK”. Thường thì con người ta chỉ quan tâm cái phần đại khái, cho nên họ thích cái cuốn sách mỏng hơn là cả bộ 10 cuốn chất cao ngất. Thế rồi họ tin vào phim TDK là có thật, truyện TDK là viết về những thứ có thật. Có ông Ngọc Hoàng và đủ thứ binh tướng cùng Thần Tiên trên trời, có đủ thứ Phật và Bồ Tát, ông thì mập ốm thế này thế kia bà thì đẹp lắm áo trắng áo xanh sống ở chỗ thế nào….
Và thế là đám ma cũng có người đóng 4 thầy trò múa vèo vèo dẫn lối, trong chùa cũng thờ Tề Thiên, Tam Tạng,..
Thế hóa ra cũng có nhiều kiểu đọc và xem TDK, cũng có lắm kiểu hiểu (ngộ) khác nhau.
Các nhà chính trị xã hội học thì cho rằng TDK là quá trình đấu tranh giải phóng giai cấp trong xã hội thối nát phong kiến hay độc quyền.
Các Lão gia thì cho rằng trong TDK có ẩn giấu một bí kíp luyện nội đan, và họ cũng giải mã ra nhiều chỗ khá thuyết phục. Hùi đó mình đọc khá nhiều, giờ chỉ còn tìm ra cái này:
http://duongsinh.net/kcds/b/hoidapkhicong/archive/2008/11/30/id_3a00_-5543.aspx#.UtaFurSTY4h
Bên Phật gia thì cũng hiểu TDK theo “cái nhìn Phật giáo”, và từ đó có thể kết nối hay phăng ra các bài giảng dài lê thê trích dẫn tích này truyện nọ:
http://tvsungphuc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=234&Itemid=53&limit=1&limitstart=1
Bên Tam Giáo Đồng Nguyên (Cao Đài) thì lý giải trên bình diện trung dung hơn, và cũng thuyết phục hơn: http://giaimatruyentaydu.blogspot.com.au/
Cá nhân KN đọc thấy rằng, hình như số đọc giả quan tâm vđ này còn quá ít nên các tác giả kia cũng chẳng mổ xẻ nhiều, hoặc là tốn giấy mực hoặc là họ chưa tìm ra.
Cứ mỗi lần Tam Tạng gặp nạn là y như trong TDK có viết tới nguyên nhân và cách hóa giải, chỉ có điều chúng được cách điệu hóa và ẩn giấu khá kỹ. Vd ngoài các chướng ngại lớn như Tham Sân Si hay Dâm Dục thì các lỗi chướng ngại nhỏ như thích trồng ngắm hoa, thích uống trà, làm thơ ca hát, trẻ con, họ hàng, láng giềng, nuôi thú cưng,..cũng là một nạn lớn trong TDK mà TT phải kinh qua.
Nhưng có lẽ chỉ những ai có kinh nghiệm mới nhận thấy nó được tác giả sắp xếp rất khéo léo theo đúng trật tự, cái nạn nào trước là phải có trước, nạn nào có sau là đúng có sau, không thể sai.
Trong TDK có rất nhiều chìa khóa nhưng có lẽ chẳng ai cần nó, vì thực sự là họ còn khá xa cánh cửa.
Hoặc là người ta quan niệm rằng “cứ để bí mật nằm đó cho tới khi có người thực sự cần”. Mà đúng vậy, có rất nhiều người tu tập tâm linh vậy mà họ chẳng thấy có gì tương đồng với các “nạn” mà thầy trò Đường Tăng gặp phải, cho dù họ “cũng giống như là” đang tinh tấn đi thỉnh kinh.
Mà nếu không gặp cùng các nạn đó, tức là họ không đi chung trên con đường mà thầy trò Tam Tạng đã từng đi.
Thế thì họ tới đâu chứ ko phải tới Tây Thiên.
15-01-14