Ngồi thiền ít đau chân

Chẳng biết đây là lần thứ mấy KN phải trả lời câu hỏi này: làm sao để ngồi thiền ko đau chân? Thiết nghĩ đây cũng là đề tài chính đáng có rất nhiều người quan tâm, nên KN viết ra đây để sau này có cái mà tham chiếu.

Thiền Định có tổng cộng 5 chướng ngại, Thân là chướng ngại đầu tiên. Đau chân là 1 trong các chướng ngại của thân khi ngồi thiền.

Câu hỏi trên có nhiều phần, trước tiên KN giải quyết chuyện “làm sao để ngồi kiết già được gọn, vững và thoải mái?”. Vì có nhiều người mới biết ngồi thiền đã bẻ chân kiết già, sau 30p ngồi hành xác thì họ biến đi mãi mãi chẳng bao giờ động tới chuyện ngồi thiền nữa! Làm gì cũng phải cho bền vững, ngồi thiền định là việc làm tối hậu, cần càng phải chuẩn bị kỹ và thực hành một cách bền vững từng bước.

Ngồi có nhiều tư thế: bán kiết già, kiết già (tư thế hoa sen) hoặc quỳ gối, quỳ gối trên ghế,..chủ yếu làm sao cho đừng bị nghiêng đổ hoặc rung lắc. Tuy nhiên, ai cũng phải thừa nhận rằng tư thế hoa sen là vững chắc nhất vì nó khóa không cho bung chân ngã ra ngoài. Vì thế mà những ai tập tọa thiền lâu năm đều chọn tư thế này, và những người mới tập nhưng ham hố cũng khoái bắt chước theo. Bắt chước cái đúng thì cũng tốt đó, nhưng quan trọng hơn là bạn phải hiểu lý do họ ngồi kiết già. Bạn chưa đủ lý do thì đừng nên làm theo.

 =========

Nhưng lỡ quý thầy bắt ngồi kiết già thì sao? Xin thưa, chả có ai BẮT BUỘC ai cả, các thầy chỉ nói “nên cố gắng tập tư thế kiết già..” còn bạn thấy ai cũng ngồi kiết già nên sinh ra tự ái, quyết làm bằng được!

Thế rồi chỉ sau 5-10p, bạn bị thêm rất nhiều chướng ngại khác, toàn phát sinh từ chuyện đau chân:

– Vẹo lưng, vì uốn éo cho đỡ đau. Chẳng thà ngồi ghế mà lưng thẳng, tốt hơn kiết già mà lưng cong bạn ạ.

– Gồng nén, ban đầu chỉ có hông, sau đó tới cắn răng mà gồng! Ngồi thiền là thư giãn thân tâm, gồng một cơ bắp cũng là sai mất rồi, kiết già làm chi nữa?

– Nhút nhít, cử động,..phát sinh từ chuyện tê đau chân. Ngồi như vậy thì còn dụng công gì nữa, chỉ cốt giữ cái thể diện kiết già cho bằng anh bằng chị mà thôi!

Các bạn mà bị như thế thì KN khuyên là đừng ngồi kiết già làm gì, đơn giản là bạn chưa có lý do chính đáng để mà ngồi như thế.

========

Đây là cách mà KN thường hướng dẫn tư thế những ai mới tập ngồi thiền cho tới bắt được chân kiết già.

-Ngồi trên mặt phẳng, trãi cho cái mềm mõng, chỉ ngồi cho thẳng lưng và ót giữ đầu không ngả nghiêng. Hai chân xếp lại nhưng không có bắt lên nhau. Tập như thế trong 5p đã bắt đầu tê chân, tới 10p thì nghỉ.

Rồi tăng dần thời gian, nếu dc tới 20p mà chưa tê chân và ko bị lắc, ko bị ngiêng lưng, cúi đầu,…thì bắt đầu áp dụng bước sau.

-Vắt chân phải lên đùi chân trái, kiểm tra cái eo của người ngồi, khi nào thấy lưng cong và eo vẹo ra sau tức là hắn bắt đầu tê mõi rồi. Khi nào thấy tê thì cố chịu thêm 5p mới xã.

Đừng dại dột tháo chân ra ngay khi tê nhức! Nó sẽ làm bạn càng tê hơn! Cứ ứng dụng đúng từng bước xả thiền (nếu ai từng đi ngồi thiền có thầy hướng dẫn sẽ biết bài này) cho hết 3p rồi mới kéo chân ra, lúc này bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi thấy ngồi bán già dc 30p mới tê chân, thì áp dụng tư thế kiết già.

-Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn phải làm 1 bài khởi động các khớp và dây chằng khớp, gọi là “làm nóng” các khớp chân. Khi các dây chằng được kéo dãn ra từ trước, các khớp đã đủ chất bôi trơn,..thì bạn bắt chân kiết già mới sát và đúng tư thế, nhìn đẹp. Chân ốm là 1 lợi thế, dẽo dai càng có lợi. Nhưng chân to và thịt như KN cũng chẳng sao, tập dần sẽ quen. Ban đầu thiền 15p, tháo chân ra đổi thành bán già 15p sau.

Rồi cố chịu 30p mới đổi. Cứ tập chịu quá sức của mình 5-10p, khả năng của cơ thể sẽ tăng dần. Đó là cách chúng ta “dạy bảo” cơ thể của mình.

=============

Dưới đây là kinh nghiệm của KN khi ngồi thiền cùng đại chúng:

-Đừng dùng mặt trên của tọa cụ khi ngồi, lật mặt trái ngồi dễ chịu hơn.

-Mang theo 1 cái khăn nhõ, xếp lại và kê dưới đầu gối chân phải, nó ko giúp giảm tê nhưng cơn đau sẽ tới chậm hơn. KN sẽ đề cập tới ĐAU trong ngồi thiền kỹ hơn ở một bài khác.

-Đừng ngồi ở góc quá khuất, các giám thiền rất khó tới sửa sai cho bạn.

-Vận động nhiều giữa mỗi lần ngồi thiền là điều rất cần thiết, nó giúp bạn ko bị đau tê khi ngồi, dù là hơn 45p. Vì vậy, ai đi dự khóa thiền mà kiêm làm công quả thì rất tốt cho cả 2.

-Đau tê quá thì cứ đổi chân hoặc bung chân ra, nhưng đừng làm phiền những ng xung quanh. Các thầy cô cũng rất thông cảm, chả ai phiền trách gì đâu. Đau tê chân ko có gì sai, cắn răng gồng nén mới sai.

-Khi nghe chuông xả thiền thì đừng có vội bung chân ra ngay, dù là đang đau nhức. Tối kỵ ngồi thiền ở nhà mà có chuyện đột xuất phải đứng dậy.

Nếu ngồi thiền mở mắt, nhìn xuống gan bàn chân sẽ thấy chuyển màu từ trắng, hồng, đỏ, tím, đen. Đừng quá hoảng sợ! Chưa có ai vì ngồi thiền kiết già mà hư đôi chân, trừ khi ngồi sai cách.

Cũng không nên theo các thầy bên TQ, ngồi thiền có bồ đoàn kê mông. Ngồi như thế cho đẹp, cho êm, chứ chẳng có lợi ích cho tâm linh chút nào.

Ngồi thiền tê và đau chân là chuyện bình thường, nên chấp nhận nó như là một thực tế trong bao nhiêu điều trên đời này.

24-11-3013

 

 ==============

Tranh thủ quảng cáo tí, ai có nhu cầu thì ủng hộ nhá.

Cửa hàng Trà và Gốm Sứ Vương Minh

CHUYÊN: CUNG CẤP SỈ VÀ LẺ TRÀ THÁI NGUYÊN VÀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG

  • ĐC: 188 Huỳnh Văn Đảnh, P.3, Tp. Tân An, Long An.
    Sdt: 0981858505, 01689020045
  • Email: trasuvuongminh@gmail.com

24 bình luận về “Ngồi thiền ít đau chân

  1. Cho e hỏi là , e ngồi kết già song bàn , chân phải bắt qua chân trái trước rồi chân trái mới gác lên chân phải , như vậy có đúng ko , còn làm ngược lại thì e làm ko được , do e bị đụng xxe hồi nhỏ và có tật ở chân trái , thanks nhìu

  2. “Nhưng chân to và thịt như KN cũng chẳng sao, tập dần sẽ quen. Ban đầu thiền 15p, tháo chân ra đổi thành bán già 15p sau.Rồi cố chịu 30p mới đổi” Chân em cũng to thịt, Thầy nói ban đầu 15p là ngồi kiết già, sau đó đôi thành bán già 15p, rồi cố chiu 15p là ngồi bán già tiếp hả thầy ??? lưng em cũng hơi còng, nên cảm thấy khó bắt đầu quá, ^^, mong thầy chỉ thêm, cám ơn thầy

    • Chào bạn, mình cũng là cư sỹ như bạn nên tránh gọi thầy gì nhé! Ngồi bán già hay kiết già ko quan trọng, làm sao cho lưng thẳng và tư thế vững chắc là được. Có thể nhập Thiền và Định thì mới nên bàn tới Kiết hay Bán già. Còn bài viết của mình chỉ dành cho những ai thích bắt chân kiết già kiểu “ta đây biết thiền lâu roài”. Chịu hành xác một chút thì cái xác cũng quen thôi.

  3. “Nhưng chân to và thịt như KN cũng chẳng sao, tập dần sẽ quen. Ban đầu thiền 15p, tháo chân ra đổi thành bán già 15p sau.Rồi cố chịu 30p mới đổi” Chân em cũng to thịt, Thầy nói ban đầu 15p là ngồi kiết già, sau đó đôi thành bán già 15p, rồi cố chiu 15p là ngồi bán già tiếp hả thầy ??? lưng em cũng hơi còng, nên cảm thấy khó bắt đầu quá, ^^, mong thầy chỉ thêm, cám ơn thầy

  4. Mình mới tập thiền dưỡng sinh được hơn 2 tuần nhưng có hiện tượng xoay tròn cổ và xoay tròn người (gáy bên phải của mình đang bị đau mấy tháng). Sau 45 phút-70 phút thì tự động dừng lại và ngả người nằm ra sau thư giãn.Hiện tượng này có phải do cơ thể tự điều chỉnh? có nên cưỡng lại để ngồi thẳng và yên?

  5. Xin chào KN. Xin cho hỏi sao em ngồi thiền khoảng chừng 10 phúc thì có hiện tượng sau lưng có một hơi nóng giống như có lò sưởi hực hơi nóng vào. Như vậy nghĩa là sao? Xin cảm ơn trước

    • Theo mình đoán thì có lẽ bạn rất chú trọng tư thế ngồi nên thường để ý chỉnh tư thế sống lưng. Mỗi lần bạn thay đổi tư thế thì ở vùng lưng sinh ra cảm giác, nó bị lưu lại khá lâu khi bạn ngồi thiền, cảm giác ấy có thể thu hút sự chú ý của tâm. Mình cũng thử ngồi thiền và để ý sau lưng thì lúc sau là có hơi rất nóng từ trong phần thịt của lưng tỏa ra cảm nhận rất rõ. Theo Dịch Lý thì phần lưng và chân mà nóng thì tốt vì như vậy sẽ khiến khí huyết vận hành.

  6. Xin chào KN, chào mọi người.
    Tôi năm nay 30 tuổi. Mới bắt đầu tập thiền được gần 1 tuần.
    Có hai câu hỏi xin được trả lời.
    1. Tôi cũng đã ngồi kiết già, nhưng khi ngồi khoảng 35-40′ chân đau quá, làm cho không thể tập chung vào hơi thở được. đọc một số trang họ nói cố gắng ngồi khoảng 1h-1h30′ sẽ vượt qua cảm giác đau lúc đó sẽ dễ Định hơn có phải không?
    2. Khi tôi tập trung hơi thở nơi chóp mũi nhưng cảm giác thấy giữa hai chân mày rất nặng, nó lấn áp luôn cảm giác tập trung nơi chóp mũi. Vậy tôi có thể chuyển sang tập trung nơi giữa chân mày được không ?
    Xin cám ơn.

    • Chào bạn.
      Mới tập ngồi 1 tuần thì đâu cần thiết phải kiết già 30-45p. Bạn cứ ngồi sao cho thoải mái rồi dần dần tập bán già, sau đó thấy ổn mới chuyển sang kiết già.
      Tập trung ở đâu ko quan trọng, miễn là đừng để suy nghĩ lung tung. Theo ý kiến cá nhân thì bạn tập trung ở trước trán sẽ dễ bị ảo giác, ảo cảnh và chóng mặt nhức đầu. Nên tập trung ở toàn thân thì tốt hơn.

    • Theo mình được học thì khi ngồi thiền bạn nên để cái biết nhiều ở bụng dưới và chân, đừng để ở trên trán, đầu, mi tâm, ngực…vì lâu ngày khí bốc lên dễ bị nóng nảy, có khi điên thì cực kì không tốt ạ.

  7. Chào bác: Bác cho em hỏi kinh nghiệm ngồi thiền với ạ. Em ngồi thiền chỉ ngồi xếp bằng thôi với đủ các bước thì chỉ được 30 phút là tê chân rồi, cố thêm một lúc rồi phải chuyển và việc tập trung tư tưởng khó lắm, luôn có những suy nghĩ cứ đến…Có cách gì giúp tập trung hơn được không Bác mách em với. Khi ngồi thiền em không cảm thấy hiện tượng gì như một số người chia sẻ…nhưng thấy mình thanh thản, khi thiền mồ hôi ra nhiều, mùa hè có khi ướt cả áo, đôi khi thấy gan bàn chân, gan bàn tay nóng ran…đó là hiện tượng gì có cần điều chỉnh gì không mong Bác chỉ giúp em với. Em thiền đều hàng ngày và mong được học thêm các lớp của các thầy nhưng vùng em ( tỉnh Hà Nam ) ít có dịp gặp các thầy quá. Mong nhận được ý kiến tư vấn của các Bác, em xin cảm ơn. Hoàng Sơn ( Email: hoangson.ttr@gmail.com )

  8. adidaphat.xin gui loi chuc suc khoe den voi voi moi nguoi.Tam Minh xin hoi ve mot so hien tuong gap phai trong qua trinh thien tap vi ban than TM tu hoc va tap thien theo huong dan cua HT:Thich tri Sieu va HT:Thich thanh Tu tren sach internet.Doc tham khao duoc 01nam va chinh thuc thuc tap 06thang la den nay(19/11/2016).hien tuong cu the latrong tuan le gan day:khi vao toa thien sau khi thuc hien cac buoc dieu than ban gia va dieu tuc khoang01gio dong ho thi cam tho ve than thay te te va đau dau tang len dau nhuc tot do vi tri tu ban chan vong qua sau lung.sau do TM quan sat theo gioi con dau thi no khong giam TM bo lo chuyen theo gioi hoi tho thi co mot hien tuong la xay ra ma 06 thang nay thuc tap khong gap:trong dau no rong rang va bat sang giong nhu dang bi cup dien roi co dien lai dot ngot rat lac long muon khoi nghi quan chieu 01de tai nao do cung khong khoi len duoc.Xin chan thanh cac thay cac ban thien sinh kinh nghiem huong dan giai thich giup.do la chieu huong xau hoac tot de TM hieu duoc yen tam tinh tan tiep tuc tu ban than tu hoc thien .Xin chan thanh cam on mong cho hoi am cua cac ban.

    • Sau cái “cụp” đó thì tạm thời cũng đỡ đau nhức hơn. Giống như bạn vừa đồng thời thoát ra được sự gồng nén nơi não (do đau đớn khó chịu, rất động tâm khó chú ý vào đề mục) và sự đau nhức của thân thể. Nó giống như sợi dây căng quá thì nó bị tuột 1 đầu, lúc nó vừa bung ra bạn có 1 thoáng kinh nghiệm trạng thái “không còn áp lực”. Nói tốt hay xấu, đúng hai sai ở đây là quá sớm, và nói đấy là trạng thái gì cũng là sai. Cá nhân mình chỉ đánh giá rằng bạn có tinh tấn thực hành và có những kinh nghiệm tốt. Tuy nhiên bạn chỉ mới đi được 1/2 bước trên một con đường còn rất dài. Lời khuyên của mình là “cứ bước tới, bước tới, bước vào cái đấy, xem nó là gì, bước qua đằng sau cái ấy, xem phía sau là gì”. Chúc bạn có thêm những kinh nghiệm mới.

  9. A di dà phật.Xin cám ỏn về câu trả lời của trang karmalaw va gửi lời chúc sức khỏe dến mọi người.Hôm nay mình có 1 câu hỏi,mong dược các bạn thiền sinh có kinh nghiệm giúp dở giải thích hướng dẫn cho mình:Cac buổi tọa thiền sau này ,khi dã diều thân và diêu hơi thở khoảng 01 giờ ,vọng tưởng cũng thưa và không còn TM tận dụng lúc thời diểm dó dể khởi nghỉ quán chiếu 01 dề tài chánh pháp nào dó nhưng không dược .Cái tâm của TM nó chỉ hướng về hơi thở hoặc thân chứ không chiệu khởi dề tài mà TM tác ý.luôn mong chờ chia sẻ và hướng dẫn của các bạn.Xin cám ơn.
    m

    • Xin lỗi bạn, mình có tí thắc mắc, bạn thiền thì theo môn phái hướng dẫn, chưa có gì sai, thì ko cần phải nhảy bước.
      Nhưng có 1 thắc mắc: Tại sao bạn phải gõ chữ A di đà phật mỗi khi comment vào đây vậy? 4 chữ ấy có liên quan gì không, bỏ được không?

  10. Chào admin, cho mình hỏi mình ngồi thiền kiết già hơn 1 năm nay rồi, có thể ngồi hơn 1 tiếng mà chẳng đau đớn gì. Nhưng có vấn đề là mình cố gắng giữ cho lưng luôn thẳng ko được. Ban đầu ngồi thì thẳng, nhưng ngồi được một lúc là lưng còng xuống ngay, lúc đó phải ngưng thiền để bẻ lưng lên lại. ko hiểu sao kiết già lại ko thể khóa chặt cái lưng cho thẳng cứng nhỉ. Ko biết nguyên nhân tại sao, Admin giúp mình với. Cảm ơn nhiều ạ.

    • Bạn ngồi kiết già trên đệm hay trên bồ đoàn (có kê mông lên). Nếu ngồi bồ đoàn thì ban đầu rất dễ thẳng lưng, tư thế đẹp và ko đau chân, nhưng về sau khi ngồi lâu sẽ mất tư thế thẳng, vì sau 30p nếu có chút lắng tâm thì thân cũng sẽ bị quên kiểm soát cùng lúc đó. Nếu ban đầu tập ngồi hơi khó tí, luôn theo dõi thân, biết thân và điều chỉnh trong 30p đầu, dần dần thì không cần chỉnh thân ở 30p sau nữa.

Viết một bình luận