Mùa thu thì lá rụng, lá rụng có gì sai đâu mà phải quét đi?
Chỉ có nhận thức của con người là không đúng: cho đó là rác, phải dọn đi. Xã hội này rác rưỡi quá nhiều, ở Vn thì rác bay đầy đường nên ai cũng quen với rác. Ở nơi “tiên tiến” thì rác phải bị giấu biến đi khỏi tầm mắt của mọi người. Anh cứ tiêu xài đi, đừng lo nghĩ gì khác. Rác nó ở đâu đấy chứ không hiện ra trước mắt anh.
Là một người “dọn rác”, tôi thấy rõ một ngày người ta thải ra bao nhiêu là rác. Ăn 1 cái bánh nhỏ thôi cũng xả ra 1 gói rác, chưa kể cái bao nylon để xách nó từ shop về nhà. Mỗi hoạt động của con người đều có rác. Mỗi 1 tuần, 1 người đổ ra gần 1m3 rác đủ loại. Đó là những thứ thấy được, còn cả gấp mấy trăm lần “tảng băng chìm” chả ai thấy. Thế mà nó được che đậy bằng 1 hệ thống xã hội “kích cầu”, mọi người lo ăn xài và cố gắng xóa đi cái suy nghĩ về rác.
Ấy vậy mà vài cái lá rụng, người ta vội phải quét đi. Lá bản chất của nó không phải là rác. Chỉ vài ngày sau nó đã thành đất, quay lại nuôi sống tự nhiên.
Con người vốn sợ lá rụng, và sợ rác nữa. Trong tâm sâu kín, họ sợ họ trở thành rác một ngày nào đó. Umh thì người già, tàn tật người ăn bám chính là rác đó, và XH sẽ đem họ vô những chốn rất đẹp, nhưng thực chất chỉ là 1 cái thùng rác thôi.
Người già họ sợ nhìn lá rụng lắm. Lá rụng là sự chết. Con người thì chả ai muốn chết cả, ngay cả nghĩ về cái chết cũng đáng sợ rồi. Thế nên họ an ủi nhau về 1 cõi nào đó sau khi chết. Và như thế, họ coi cái chết chỉ là 1 sự chuyển tiếp: họ vẫn sẽ sống tiếp ở một nơi khác nữa!
Lá rụng thật nhẹ nhàng, tuần sau là cái lạnh về, tuần này lá thi nhau bỏ cành. Một chu trình luân hồi mới cứ luân phiên, lá thành đất nuôi lại cây. Con người ta cũng tin luân hồi, nhưng họ tin vào 1 cái luân hồi thật ích kỷ: họ không muốn mất cái “hồn”, họ muốn đứa bé sinh ra là sự tiếp nối của 1 cái chết nào đó. Chứ không cho rằng đứa bé ấy là sự luân hồi của muôn vạn vật trong vũ trụ trong dòng chãy của sự sống, cũng như cái mầm lá sinh ra từ đất, không có “hồn” của ai hết.
Một trong các nét đẹp của lá rụng là người quét lá. Người tu thiền họ cho rằng công phu quét lá giống như công phu kiểm soát tâm: từng cái lá bay như từng vọng tưởng xuất hiện, họ phải dọn dẹp sao cho trống trãi. Người luôn dọn dẹp cái “sân tâm” ấy được xem là 1 hành giả chánh niệm.
Gió thổi thì lá rụng, đó là điều tự nhiên mà. Muốn lá không rụng thì kêu gió ngừng đi! Lá đã rụng rồi thì chỉ có quét đi thôi.
Có 1 người đi đường, đứng lại bảo tôi rằng: “mày làm chuyện vô ích quá, cứ đốn hết cây thì khỏi phải quét lá…”, ngẫm lại thì đó là…Bồ Tát nói chứ chả chơi.
Đã có cây, có gió thì phải có lá rụng. Sân đầy lá vàng rụng cũng đẹp lắm mà, tại sao phải ghét bỏ nó?
Ô kìa, gió lại nổi lên, ngoài sân lại đầy lá nữa rồi, bọn giun dế chắc sẽ ca hát suốt đêm!
April 21, 2012 at 10:39pm
Đã có cây, có gió thì phải có lá rụng. Sân đầy lá vàng rụng cũng đẹp lắm mà, tại sao phải ghét bỏ nó?
Tôi nhớ thơ Lưu Trong Lư:
“Con Nai vàng Ngơ ngac
Đạp trên lá vàng tươi”
Lá vàng tươi rung, đẹp lắm, đẹp trong mùa đẹp trời nhất, tâm hồn thư thái trong nắng cuối thu…người quét lá hôm nay để ngày mai có không gian đẹp để lá vàng tươi có chỗ rụng…tạo nên nét đẹp.