Trước hết, xin khẳng định quan điểm cá nhân là thằng tôi cực lực phản đối Game online. Lý do? Đây nhé:
+Bạn sẽ được gì sau khi trở thành “cao thủ” game online? Thiên hạ đệ nhất võ lâm (truyền kỳ) hay anh hùng cứu thế giới? Kết quả là khi nhìn lại mình, bạn vẫn là một thằng “trên răng dưới….dép”, vừa phải trả tiền mạng, vừa phải trả tiền account cho bọn bán game.
+Tác hại thì có nhiều vô số: nào là mắt lên độ, lưng còng, ốm o,…cho tới nhiễm những tánh xấu trong Game, tưởng mình là một tay đại hở háng đầu đội quần chân đạp c…, rồi hành động không giống ai cả. Chưa kể đến chuyện thiếu tiền chơi thì tập dần thói ăn cắp, “chà đồ nhôm”, cho tới vắt kiệt những đồng tiền cực khổ của cha mẹ một cách vô lương tâm. Tôi đã từng chứng kiến tận mắt (chứ không chỉ đọc báo) một bà mẹ khóc lóc van xin con ơi về đi, về mà lo học, cha mẹ chỉ sống vì con,..(vì dạo ấy tôi không có internet, phải ra quán ngồi search web với cái đám nhok ấy). Nhưng than ôi, về làm sao được trong khi Game nó được lập trình bởi những cái đầu siêu hạng, và được quảng cáo tiếp thị bởi những tay cao thủ vỏ chai thứ thiệt, thì làm gì có cửa cho một đứa con nít dứt ra khỏi cái mê hồn trận ấy chứ?
Cha mẹ nào cũng thấy tác hại, báo chí cũng la oi oái nhưng “nhà nước ta” vẫn cứ ủng hộ đấy, vì lợi nhuận khủng quá mà.
Nhưng Giàng ơi nào có thấu, dù có cả núi vàng đi nữa thì bạn có thể đổi lấy tương lai của con bạn hay không? Những ai đã là cha mẹ, hãy thẳng thắn trả lời tôi câu này: tôi cần trả bao nhiêu tiền để anh (chị) sẳng sàng bán mất cái tương lai của con anh (chị)? Thế mà có bao nhiêu đứa trẻ đã (sẽ) mất đi tương lai, chỉ vì cái lợi nhuận bán game ấy?
Không tin ư, đọc này:
+Đứa bé cần thời gian để học (chương trình giáo khoa hàng khủng, hơn bất kỳ quốc gia tiên tiến nào) thì nó luôn nghĩ và dành thời gian chơi game, kết quả là nó làm sao để đậu? Copy hay rớt. Copy rồi cũng có đậu nổi không?
Thế không thể đỗ đạt cao thì nó sẽ làm gì? lao động tay chân, và thế là nghèo vẫn hoàn nghèo. Cả một kỳ vọng của cha mẹ, vốn đã lận đận lắm và đặt hết tương lai của bản thân lên thằng con, đi tan vào…ảo ảnh!
+Nó học cái thói xấu ăn cắp và gian lận (để có tiền nướng vào game) rồi thì ra đời nó cũng thành những tay lừa lọc, thế rồi có thể ngóc đầu lên nổi không? Kỹ thuật của game có giúp nó trở thành một thương gia giỏi???
Thế mà, game online có cái rất hay đấy nhé!
Xã hội nào mà game càng phát triển mạnh (như VN và TQ) thì XH đó rất là ổn định, không hề có bạo động, không hề có đảo chánh, không hề có “chính chị gia”. Bởi vì giới trẻ đã mất đi tuổi trẻ, mất đi nhiệt huyết, để rồi đến khi đối mặt với cái thực tế trần trụi là anh phải làm để mà sống, để mà nuôi vợ con, thì nó giang lưng ra làm trâu ngựa cho người khác cỡi, ngõ hầu có chút bạc lẽ, sức đâu mà lo tới chuyện viễn vông. Cả một giới trẻ mà dắm mình vào ảo tưởng như thế thì quốc gia thái bình thịnh trị, vua quan cứ lo hưởng lạc, không sợ dân…phàn nàn.
Đó là chuyện Game online, cứ tưởng chỉ có con nít là ham chơi, vậy mà còn có 1 loại game khác, mà ông bà lão cũng chơi…khí thế luôn. Xã hội ta nhà nhà chơi game, người người chơi game!
Game gì thế?
Trước khi nói về loại game cực hot này, tôi xin điểm lại một vài lý do khiến người ta thích chơi game (thằng tôi cũng là 1 game thủ một thời, nên rành sáu câu vọng cổ cái vụ này)
-
Level là điều kích thích người ta cặm cụi “cày” game, để là “lên cấp”. Muốn lên cấp thì phải có điểm exp cộng với vài yêu cầu linh tinh khác, mà muốn có exp chỉ có rất ít cách và cách nào cũng…tốn thời gian (trong game online bạn không thể hack level như là chơi playstation). Nhưng mỗi khi lên được 1 cấp thì rất là “sướng” nhé! Khoe đầu làng cuối xóm luôn!
-
Đồ chơi, hầu như game nào cũng dựa trên nguyên lý “bảo bối” và những “rare items” để những con nghiện cố mà lấy được. dĩ nhiên ai mà “cóa” vài món là oách lắm. Dù rằng “lấy” và “sở hữu” ảo trong game chứ ở ngoài chả có cái cóc khô gì.
-
Khi chơi thì luôn luôn nhập vai thành nhân vật trong game, là anh hùng vũ trụ là tiên là vua,..hoàn toàn khác với cái thực tại. Vì thế chơi rất “sướng” cái chỗ là luôn được sống trong một không-thời-gian nào khác, mà trong ấy, gam thủ là một nhân vật hoàn toàn ngon lành, có đầy đủ bảo bối và quyền lực cộng với thanh danh.
Đánh vào cái điểm mấu chốt đó, hàng loạt “game” hoàn toàn thực trong cuộc sống này, luôn được mọi tầng lớp đón nhận.
Thứ nhất là mấy cái game hiền hiền như…karaoke, bật máy lên hết ga thía là anh chị nhà ta tưởng là ca sỹ nào ấy, tha hồ mà gào rống, dĩ nhiên là có tiếng vỗ tay và điểm cho ai…hét lớn nhất.
Thấy mấy đứa bé chơi trò giả bộ bán quán, đánh giặc hay….trò vợ chồng, thật ra phết, vì ai bảo đó là giả với cái trí tưởng tượng của trẻ thơ. Nào là anh hùng với súng nước nhé, nào là công chúa với lá…môn (may mà không phải lá me)
Những tưởng chỉ là trò trẻ con.
Thía mà có thằng bạn đứng đắng ra vẻ người lớn ghê lắm, hôm nọ nó khoe nó ngồi thiền chăm lắm, ngày nào cũng 2-3 thời và kết quả là nó “chứng” được đủ thứ, thầy khen quá chừng,…
té ra nó cũng chơi game à?
Ơ, thế thì những người ngày nào cũng chăm chỉ tụng niệm, tụng chú đếm chuỗi, …cho tới chăm ngồi thiền, thì cũng chỉ để thỏa mãn 3 cái “sướng” cơ bản của game chứ sao.
Level: Những ai mà tin rằng hễ có công “mài sắt” thì có ngày cong lưng…, cứ tụng cứ niệm cho đủ số để được lên cấp, thiền cho nhiều để mau tiến bộ,…thì họ cũng như đang “cày” game thôi. Dĩ nhiên mỗi khi ai đó khen một câu “dạo này tu tiến ghia, khác thí rõ..” thì y như là khoái ngất tận mây xanh. Có người “cày ngày không đủ tranh thủ cày đêm”, nói chung là công phu ghê-sừ-ghứm lắm, cuối cùng thì cũng là mong sao cho sớm lên cấp thui. Mà pháp môn nào cũng có “cấp” cả, khó đạt 1 cấp thì người ta tìm cách chia nhỏ nó ra cho dễ…lên. Vd Tịnh Độ có 3 cấp, rùi mỗi cấp lại chia ra 3 cái nữa. Thiền cũng có 4 thánh, 4 thiền, 9 định, roài còn “cận định”, “chánh niệm” để mà vớt vát, kẻo không lên cấp tụi nó…bỏ tu cả thì sao!
Đồ chơi: ây da, cái này mà kể ra thì không biết cơ man nào là món. Mỗi kỉu tu một cách, người tu khí công thì có khí cụ có bảo bối, người tu thiền thì thấy tiên thấy Phật, người tu niệm thì thấy Phật xuống hứa.., Ai tu cũng có chút gì là thành tựu hết, ai cũng cố…giấu một cách hé hé, để rồi khi có dịp thì khoe thấy phát ham luôn! Có thì có đó mà “móc ra” thì không được!
Nhập vai, cái này thì ít thấy bên vài pháp tu nhưng lại đầy ra ở vài môn khác (game nhập vai cũng ít người chơi mà). vd ở môn Nhân điện, đầy ra những người tự xưng thần xưng thánh, xưng luôn cả…Thượng Đế (mà không thủ sẳn cái lổ).
Bên khí công cũng đầy ra, rồi tâm linh đồng bóng,..Bên Phật giáo Đại Thừa còn có hạnh Bồ Tát, ai cũng ham làm mà cứ e ấp lèm duyên “em chả, em chả”.
Thế game này có hại hay có lợi??? Để tránh bị “ngủ mã phanh thây”, iem xin dành câu trả lời cho các đại cao thủ game!!!
Hỏi vài vị thầy thì nghe giãng là “tại vì ai cũng tham, nên hướng cái tham của họ vô điều tu tập..”
Thế có cái game nào càng chơi càng hết tham không nhỉ???
Câu trả lời là …đừng chơi nữa, mà hãy xem lại cái thực tại. Trốn đời vào game, nhưng rồi bạn vẫn phải sống thật đấy thôi. Bạn có thể đạt level …Phật, nhưng nếu không có gì ăn thì bạn vẫn bị vợ con nó chưỡi rũa như giặc!
June 29, 2011 at 10:52pm