Hồi nhỏ, tôi được dạy rất kỹ rằng “con không được xin ai, thấy người ta ăn thì phải đi chỗ khác”, “người ta cho cũng không lấy, phải hỏi ba mẹ..”…
Khỏi phải bàn rằng một đứa trẻ làm được những điều này thì sẽ được mọi người khen rằng nó ngoan, biết vâng lời và …lịch sự. Tôi là một đứa trẻ như vậy từ khi còn rất nhỏ.
Và tôi nhớ như in, một lần nọ ba tôi chỡ tôi đi tới nhà một ông bạn, ba tôi thì…nhậu với ổng, còn tôi thì được bỏ cho đi chơi với thằng con của ông kia. Nhìn cái bàn để đồ ăn với cái bụng đói chưa ăn chiều là cũng đủ thèm rồi, nhưng tôi KHÔNG ĐỰƠC XIN nên cứ len lén nhìn người ta ăn. Ba tôi vì cả nể ông “thầy dạy sửa máy” nên phải ngồi nhậu, wên mất thằng con đói. Ngừoi nhà thấy tôi chẳng ăn gì, liền gọi vào cho cái này cái kia, nhưng có biết đâu là tôi KHÔNG ĐỰOC NHẬN CÁI GÌ, nên họ không hiểu tại sao thằng nhóc kia cái gì cũng không lấy, chắc nó no rồi. Đó là một kỹ niệm buồn, và cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ mình đói thèm cái món ốc luộc ấy như thế nào !
Một lần khác, ông Nội dẫn tôi sang nhà ông Cố ăn giỗ. Mà tôi lại được lập trình là “chỉ có ba mẹ cho lấy mới lấy, chỉ có cha mẹ cho ăn mới ăn…”. Ông Nội dĩ nhiên là không thể lúc nào cũng trông chừng tôi, nên bỏ cho tôi đi chơi một mình.
Đám giỗ thì có nhiều món ăn, hồi đó tôi bị đói dài hạn, nên nghe mùi heo quay mà đành bứoc quay đi, lựom lá cây làm…đồ ăn (tôi nhớ đó là mùa hè, vì có hoa phượng rụng). Tôi đã từ chối rất nhiều lời mời vào ăn, rất nhiều món ăn.
Tới khi ông tôi thấy tôi đứng một mình, ông lấy cho 1 khúc sừon, và tôi ăn ngon như chưa từng được ăn !
Chuyện thứ ba, lúc đó tôi cũng chừng lớp 5, rằm tháng Bảy, mẹ tôi muốn thử xem tôi có sợ Ma hay không, liền…thách tôi băng qua gò mả, lên chùa xin chè ăn. Tưởng tượng cảnh chùa nhiều chè chuối chè đậu, nhiều trái cây,..là tôi không sợ mấy cái mả nữa, ban đêm không đèn đuốc đi bộ lên chùa, những mong được ăn ké đồ cúng. Nhưng than ôi, tôi không phải như những đứa trẻ khác nhào vào giành giật, hay với tay “chôm” đĩa trái cây trên bàn thờ. Tôi chỉ nghe lời mẹ, đến chùa, chờ người ta KÊU VÀO ĂN (y chang …vong đói), mà vong đói còn được vào ăn, còn tôi thì chả ai ngó ngàng. Đó là nỗi đau đầu đời của tôi khi biết Phật pháp ! Tại sao người ta mang đủ thứ món ngon, đặt dưới chân 1 cái tượng, để rồi bị lấy xuống giành giật. Còn một thằng bé hiền lành đứng ngoài nhìn thì không ai mời vào cho ăn dù 1 trái chuối ? Hay là người ta muốn nó phải nhào vào giành giật cắn xé để có cái ăn ? Đó là bài học Phật pháp đầu đời của tôi.
Lớn lên, có tiền chứ tôi cũng thừong xuyên rơi vào cảnh đói, đói đúng nghĩa với cái bao tử kêu sèo sèo, người cách xa vài thứoc còn nghe. Và đói hơn nữa khi phải ăn những món mà cơ thể không thể hấp thụ, ăn mà biết hoặc là ói ra, hoặc là bị tiêu chảy. Tôi vốn có cái nghiệp không thể tiêu hóa đạm động vật. Ăn nhiều chỉ thêm khổ.
Với ai đó, đói là một chữ “cảm động”. Với tôi, đó là những kinh nghiệm, cảm giác thực tế tận đáy lòng và sâu trong tiềm thức. Vì biết ĐÓI là thế nào, nên tôi muốn cho mọi người đừng ai phải đói nữa.
Phật pháp dạy rằng có loài Ngạ Quỷ hay các vong đói, vì đói mà tức giận sanh ra phá phách và giận dữ.
Tôi không thể bày ra mâm cúng thí thực, vì quá xa lạ với mọi người. Tôi cầm chén cơm mà luôn nghĩ rằng xung quanh mình có rất nhiều cảm giác thèm thuồng, mà không được đến ăn, như thằng tôi ngày bé. Tôi không có gì nhiều, có chén cơm là tôi nguyện phần linh của thức ăn biến ra nhiều vô số, để cho những “ai” thèm xin cứ tự nhiên lấy, không cần phải XIN và cũng không có ai CHO mới được ăn. Tôi chỉ xin nhận phần xác, để nuôi thân.
Thế mà tôi vẫn chưa thoát khỏi cái nghiệp XIN – CHO
Ba tôi luôn sợ tôi phải đi XIN nên lúc nào cũng làm gưong, và dạy rằng “con đừng bao giờ cầu xin ai…”. Và ba tôi làm rất tốt điều đó !
Ba muốn cho tôi đi du học bằng số tiền dành dụm. Và lần làm hồ sơ ấy bị trượt, bởi vì người ta cần tài khoản bảo lãnh chứ không phải cần show tiền ra. Các cô đều nói “sẳng sàng giúp” nhưng ba tôi nói “để tôi tự làm”. Và thế là cái nghiệp ĐÓI của tôi cứ tiếp diễn…Chỉ cần ba tôi mở lời nhờ (hay xin) các cô giúp, là tôi không phải sống quá chật vật như vầy.
Bài học Phật pháp đầu đời của tôi là “nếu con không xin, không ai cho con cả !”. Tôi đã thi rớt bài học đầu tiên ấy, ra về với cái bụng trống trơn.
Lớn lên, tôi được dạy rằng “nhân quả công bằng, nếu mình làm tốt thì tự nhiên Thánh Thần phải phù hộ mình, không cần phải xin xỏ lạy lục…”. Điều này nghe rất đúng, vì lời Phật dạy làm điều phải, mà ta làm theo như vậy thì dĩ nhiên phải có kết quả tốt, còn không làm mà xin thì làm sao có ? Người ta vào chùa, việc đầu tiên làm là đốt cây nhang, khấn và lạy. Còn tôi vào chùa để tìm sách, để tìm chân lý. Mà than ôi, chân lý đâu dễ ai cho không ! Nhiều lần đến các chùa, vì nghe rằng đến chùa mới cầu được đạo. Nhưng rồi nhiều lần đến để về tay không, không một lời chào, không một lời mời, không một lời dạy dỗ,…Tôi quên rằng mình chưa thi xong bài thi đầu tiên “PHẢI GÕ THÌ CỬA MỚI MỞ!”.
Bài CHO thì tôi đã thuộc khi còn bé “khi con có gì ăn, ai xin thì phải cho, vậy mới là thảo ăn…” và tôi cho, tới bây giờ chắc cũng không còn cái gì…
Nhưng bài XIN thì xem ra tôi vẫn còn phải học nữa học mãi.
Môn Nhân Điện dạy tôi biết XIN như thế nào. Làm bất cứ điều gì cũng phải xin Tổ cho phép thì mới làm. Vì những việc mình làm thừong là quá sức một người thừong.
XIN để không bao giờ chấp công, bởi vì ai đó làm chứ không phải mình làm. XIN xong, làm xong, hồi hứong hết công cho Tổ, cho mọi người, mình chẳng giữ lại gì. Không giữ lại gì, thế mà vẫn là XIN.
Ai cũng biết Bố Thí là hạnh của Bồ Tát, ít ai biết rằng XIN cũng là hạnh Bồ Tát.
Bởi vì có ngừoi XIN mới có ngừoi CHO, đó là tạo điều kiện để người ta làm cái hạnh bố thí. Giúp người ta làm hạnh Bồ Tát, còn mình tu hạnh…ăn mày. Bởi vậy, ra đừong gặp người xin tiền chớ có khinh thừong !
Thời Đức Phật, các tỳ kheo chả phải đi XIN ăn mỗi ngày đó sao. XIN thức ăn mà CHO lại công đức cho người cúng dừơng.
Tôi nhớ chuyện ngài Ca Chiên Diên xin bà lão nghèo bố thí cho cái bát (tài sản duy nhất của bà ta) để XIN nhận lấy cái nghèo của bà lão về mình. Một khi người nào còn có cái để CHO, người ấy là người GIÀU.
Nhiều người đóng vai người ngu, để XIN đựoc dạy dỗ. Làm một người lắng nghe , để người ta được đóng vai ngừoi giúp đỡ mình, để người ta được tăng trửong lòng nghĩa hiệp.
Vì thừong người nào DẠY người khác, CHO người khác, thì họ cũng THƯƠNG người đó đồng thời, dù là lúc đầu họ không thưong trứoc, DẠY, CHO, GIÚP xong rồi tự nhiên cũng THƯƠNG ngừoi thọ ơn mình luôn !
Nữa cuộc đời, tôi đã làm tốt chuyện CHO, bây giờ tôi sẽ học cái hạnh XIN…
May 16, 2010 at 2:53am