Ông giáo

Chuyện xãy ra ở một nước nhỏ giống VN, cũng bị thực dân và cũng có những người yêu nước phảng kháng.
Có một ông giáo nhỏ, nhờ có kiến thức và ngoại ngữ nên được ông Toàn Quyền tin dùng. Chức phận ông giáo ngày càng to và nhiệm vụ cũng ngày càng lớn. Ông cũng làm chủ một kênh thông tin, viết sách báo, diễn thuyết và có rất rất nhiều fan hâm mộ. Phía Yêu Nước xem ông như kẻ thù vì những lời kêu gọi mang tính giảng hòa, có lợi cho phe Thực dân. Khi phong trào nổi dậy mạnh mẽ thì ông Giáo kêu gọi mọi người nên lo học hành, đừng biểu tình để mất chỗ đứng, đừng có bỏ thành vào rừng. Ông còn kêu gọi trí thức quay lại phục vụ đất nước, đừng đổ máu và mất chất xám vô ích.
Học trò của ông Giáo ấy cũng nhiều lắm, có người rất giỏi và lắm kẻ không ra gì, chỉ núp cái bóng mà hưởng lợi. Với chức phận của ông Giáo, nhiều người nghĩ rằng ông phải giàu lắm, nhưng ông vẫn luôn than thở thiếu tiền. Ông cũng ngầm giúp đỡ nhiều học sinh sang các Đế Quốc du học. Nhờ sự tin cậy của Toàn Quyền nên ông làm nhiều việc rất thuận lợi: xây trường lớp, chiêu sinh, tổ chức du học, in sách báo xóa mù chữ,..
Thế rồi điều gì cũng đến: phe yêu nước thắng lợi. Ngày Độc Lập thì người ta tìm thấy ông treo cổ trong căn gác tồi tàn với những vật dụng cũ rích, chẳng còn lại mấy xu. Có người bảo rằng ông bị buộc treo cổ cho tới chết. Ngày độc lập cũng là ngày giỗ ông Giáo.
Vài năm sau, những học trò của ông bắt đầu tổ chức giỗ ông sau buổi sáng ăn mừng Độc Lập là buổi chiều họ ngồi lại, ôn những kỹ niệm về ông Giáo. Ngày càng đông người tới dự, những người đi du học, giờ đã về giữ những chức vụ quan trọng trong đất nước. Khi nhìn nhau họ đều ngạc nhiên “Ủa! các anh chị cũng là học trò ông ấy à?”
Và họ đều phát hiện ra là, ông Giáo đã dành tất cả tiền bạc và những gì ông được chính quyền thực dân cho ông, để mang hết cho những đứa học trò. Ông giáo đã vay mượn cho tới đồng xu cuối cùng và chịu nhiều nguy hiểm để đầu tư cho thế hệ mai sau.
Tất cả đều nhớ câu nói của ông Giáo, khi ông ôm chặt từ biệt những cô cậu học trò nơi bến cảng:
-“Dù cho phe nào thắng, đất nước này cũng tan nát, và cần lắm những nhân tài như các con để xây dựng lại nó.”

1 bình luận về “Ông giáo

Viết một bình luận