Đầu tiên là phải hạn chế đến mức tối đa các thực phẩm trực tiếp (hay có nguồn gốc) từ thịt sữa trứng CÔNG NGHIỆP. Xin nhấn mạnh chữ công nghiệp vì có nhiều bạn phàn nàn rằng nếu không ăn thịt sữa trứng thì người nông dân làm sao tiêu thụ sản phẩm của họ? Tuy nhiên nếu nhà nông xài hóa chất tăng trưởng, thuốc kích thích và thức ăn công nghiệp (GMO và hormone) thì cũng tẩy chay luôn! Đừng đau lòng khi thấy thịt lợn bị mất giá, đó là hậu quả của một kiểu làm ăn không vững bền, bắt nguồn sâu xa từ định hướng kinh tế, xu hướng của bọn khuyến nông và nhận thức của người dân.
Hãy thay đổi để rồi đời phải thay đổi theo bạn!
Thế còn lượng tồn dư Testosterone và Estrogen trong cơ thể thì làm sao? Hoặc là chúng ta không thể thoát ra khỏi cái lưới nhền nhện của bọn ác ôn ăn thịt, thì giải quyết ra sao? Xin giới thiệu với các bạn 3 loại dược thảo tự nhiên có thể quét sạch các cặn bã T thừa trong máu (vấn đề về Estrogen sẽ được viết trong bài sau).
1. Cam thảo. Rễ cây CT được chiết xuất ra làm thành kẹo bán rất nhiều ở XH Phương Tây. Bọn trẻ em Úc được khuyến khích ăn Licorice cho sức khỏe tốt, nhưng đằng sau đó là một lý do khác mà nhiều người không biết. Trong cam thảo có chứa glycyrrhizic acid tạo ra mùi đặc trưng. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một liều rất nhỏ glycyrrhizic acid cũng đủ ngăn chặn sự sản xuất T ở chuột thông qua việc ức chế enzyme 17β-HSD. Một nghiên cứu khác trên con người cũng cho kết quả tương tự: chỉ cần ăn 7gr một ngày (tương đương 0,5 grams chất glycyrrhizic acid) liên tục trong 4 ngày, nồng độ T rớt xuống từ 740 ng/dL còn 484 ng/dL. Các bạn có thể đọc bài viết (tiếng Anh) ở đây. Tuy chưa có kết luận chính xác rằng CT có thể quét bớt nồng độ T trong máu ở bé trai, và làm chậm tiến trình dậy thì sớm do thức ăn công nghiệp. Nhưng ta có thể thấy tác dụng trước mắt của CT là giúp giảm bớt T tức thời. CT ở VN rất dễ kiếm, không phải dạng làm sẵn như kẹo, chúng ta có thể mua tươi mang về tự nấu nước cho trẻ trai uống giải khát với liều lượng vừa phải, có theo dõi. Ở một mặt khác, CT rất có hại cho đàn ông vì nó làm giảm T. Nếu lạm dụng quá thì trẻ có thể bị nữ tánh hóa, biểu hiện là nhút nhát, thụ động và lười biếng.
2. Trà xanh. Nếu bạn biết tại sao trà được ưa chuộng trong thiền môn, bạn sẽ hiểu tác dụng và nguyên nhân của nó. Trà làm “nguội” đi sự nóng nảy, làm giảm ham muốn tình dục, làm đầu óc trống rỗng. Trà xanh là thức uống chống oxy hóa, làm trẻ đẹp và chống ung thư. Vậy trà thực sự đã tác động vào cái gì trong cơ thể? Căn cứ theo bài viết này, trà xanh có tác dụng làm giảm hormone nam đáng kể. Trên các thử nghiệm ở chuột đực, được chích một lượng catechin chiết xuất từ trà. Sau 8 ngày tinh hoàn chuột teo nhỏ lại 10-20% và nồng độ T giảm mất 70%! Một thử nghiệm khác ở Ấn Độ, chia ra 4 nhóm chuột, cho ăn tương đương 1 lượng catechin chiết xuất từ 5-20 tách nước trà. Sau 26 ngày, nhóm chuột uống 5 tách trà giảm mất 25% T, trong khi nhóm uống 20 tách trà giảm mất 78%. Còn rất nhiều nghiên cứu khác trên động vật, người ta kết luận nguyên nhân là do catechin và tannin làm ức chế 5-a reductase enzyme, dẫn tới giãm DHT. Vẫn chưa có một nghiên cứu nghiêm túc trên người để chỉ rõ ra Trà Xanh có thể làm giảm T và dẫn tới làm chậm tiến trình dậy thì ở bé trai. Tuy nhiên có một sự thật là Trà Xanh chứa rất nhiều Flouride, một chất (đang được tranh cãi là độc hay tốt) làm giảm Testosteron và hormone ở thùy tuyến Yên và tuyến Tùng. Flouride được cho là nguyên nhân gây vôi hóa tuyến Tùng. Vì thế, việc sử dụng trà xanh cho trẻ em cũng cần phải cân nhắc, nó làm giảm đáng kể nồng độ T cho nên làm bớt sự nóng tính hung hăng, nhưng bản thân nó cũng làm giảm hoạt động của 2 tuyến nội tiết tố quan trọng nhất trong cơ thể. Nếu muốn tận dụng Flouride cho rang thì chỉ nên ngậm trà đậm đặc rồi nhả ra. Trà Olong và trà TQ chứa rất nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất tăng trưởng lá, nên cẩn thận trước khi dùng. Trà xanh VN nên xài trà búp, vì ít thuốc trừ sâu hơn.
3. Các loại rau thơm, húng, kinh giới,…có tinh dầu bạc hà. Có một loại rau mint rất dầy, thơm, thường dùng xào thịt bò hoặc nấu canh. Tôi có lần phải ăn hết 1 tô rau vì tiếc, kết quả là 3 ngày sau vẫn cảm giác bần thần không muốn làm gì cả. Sau này mới hiểu rõ tác dụng của nó với hệ nội tiết tố. Thí nghiệm trên chuột chia làm 4 nhóm, cho uống trà ướp tinh dầu bạc hà hoặc kinh giới tương đương liều lượng 5-10grs lá đối với người. Chỉ cần 1 liều tương đương 5grs ở người thôi, đã làm giảm một nửa nồng độ T trong máu chuột. Còn nhiều thí nghiệm trên chuột nữa, cũng chứng minh spearmint và peppermint gây giảm nồng độ T. Ở đây chúng ta cũng thấy là không có thí nghiệm trên đàn ông hay bé trai. Tuy vậy, đã có những thử nghiệm khác về tác dụng của các loại rau mùi bạc hà lên phụ nữ nhiều T (có long mặt). Nghiên cứu này cho thấy với 1 lượng 2 ly trà mùi bạc hà mỗi ngày (nghĩa là trà + mùi bạc hà) trong 5 ngày lien tục, mức hormone T không giảm mấy nhưng bio-available free-testosterone (tạm dịch là hormone tự do dạng sinh học) giảm mất 30%. Một nghiên cứu khác cũng xác minh điều ấy. Rau thơm không chỉ là…rau rác, chúng là thuốc Nam cả. Những loại rau này bọn trẻ ít khi ăn vì cha mẹ cũng không biết tầm quan trọng (hoặc tác hại) của chúng. Nếu xem chúng là thuốc thì phải sử dụng theo mức độ cầm chừng có theo dõi, không thể ăn vô tội vạ. Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng xài lâu dài cũng gây thay đổi nồng độ T đáng kể.
Như tôi đã viết một note về “sự dậy thì sớm ở bé trai” được khá nhiều share và like, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng đấy chỉ là 1 bài viết nhảm vì thiếu tham chiếu. Ở bài này tôi viết theo nghiên cứu khoa học, mong rằng mọi người có cái nhìn và quyết định cẩn thận về các loại thảo dược. Trên tổng hợp từ các nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể tự thử nghiệm trên…bản thân, sau đó áp dụng cho con trai. Phải nhấn mạnh rằng, thuốc chỉ chữa bệnh, không nên sử dụng khi khỏe mạnh vì sẽ gây ra phản ứng ngược chiều. Chỉ có bé trai, đang dư Testosterone mới nên xài các loại dược thảo này, nếu là đàn ông thì 3 loại trên nằm trong list bị cấm sữ dụng vì sẽ làm nữ hóa. Cho dù đã tìm ra các chất đào thải T thừa, cũng chưa có nghiên cứu nào trên trẻ trai về chứng dậy thì sớm, áp dụng các phương pháp ăn uống này! Cũng không có một khuyến khích nào về liều lượng và phương pháp mà cũng chưa có ai khẳng định rằng giảm T rồi chúng sẽ dậy thì bình thường. Chúng ta chỉ là những người đi trong đêm tối, thấy ánh đèn le lói thì hướng về đó mà đi thôi. Trong quá trình tự làm chuột bạch, mong mọi người chia xẻ kết quả với nhau, để rút ra kinh nghiệm tối ưu nhất.
Tham chiếu:
Akdogan M, Ozguner M, Kocak A, Oncu M, Cicek E. 2004, ‘Effects of peppermint teas on plasma testosterone, follicle-stimulating hormone, and luteinizing hormone levels and testicular tissue in rats’, Urology, 64(2):394–8. [PubMed]
Akdoğan M, Tamer M, Cüre E, Cüre M, Köroğlu B, Delibaş N. Effect of spearmint (Mentha spicata Labiatae) teas on androgen levels in women with hirsutism. Phytotherapy research : PTR. 2007;21(5):444–7. [PubMed]
Anon, ‘Spearmint herbal tea has significant anti‐androgen effects in polycystic ovarian syndrome. a randomized controlled trial’, Online Library. [Source]
Armanini D, Bonanni G, Palermo M. 1999, ‘Reduction of serum testosterone in men by licorice’, The New England journal of medicine, 341(15):1158. [PubMed]
Chandra, A K Choudhury, S R Neela De, Sarkar M 2011, ‘Effect of green tea (Camellia sinensis L.) extract on morphological and functional changes in adult male gonads of albino rats’, Indian Journal of Experimental Biology, vol. 49, September 2011, pp. 689-697.
Kumar V, Kural M, Pereira B, Roy P. 2008, ‘Spearmint induced hypothalamic oxidative stress and testicular anti-androgenicity in male rats – altered levels of gene expression, enzymes and hormones’, Food and chemical toxicology : an international journal published for the British Industrial Biological Research Association, 46(12):3563–70. [PubMed]
Nozhat F, Alaee S, Behzadi K, Azadi C. 2014, ‘Evaluation of possible toxic effects of spearmint (Mentha spicata) on the reproductive system, fertility and number of offspring in adult male rats’, Avicenna Journal of Phytomedicine, 4(6):420–429. [PMC]
Sakamoto K, Wakabayashi K. 1998, ‘Inhibitory effect of glycyrrhetinic acid on testosterone production in rat gonads’, Endocrinologia japonica, 35(2):333–42. [Pub]